Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TỔNG HỢP LUẬT TỰ DẪN CHO THIẾT BỊ BAY<br />
CÓ VẬN TỐC THAY ĐỔI<br />
Trần Đức Thuận1, Phạm Quang Hiếu2*, Nguyễn Văn Lâm2, Nguyễn Thượng San1<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày phương pháp tổng hợp luật dẫn cho một lớp thiết bị<br />
bay có tốc độ thay đổi trong giai đoạn tự dẫn đến điểm gặp mục tiêu và thực hiện<br />
mô phỏng vòng điều khiển tự dẫn với tham số thiết bị bay giả định để minh chứng<br />
cho ưu điểm của luật dẫn đề xuất.<br />
Từ khóa: Tổng hợp hệ thống, Điều khiển thiết bị bay, Thiết bị bay.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bản chất của bài toán dẫn là dẫn thiết bị bay (TBB) đến vùng lân cận mục tiêu (MT).<br />
Tùy thuộc vào cách lựa chọn quy luật quay của đường ngắm TBB - MT trong hệ tọa độ<br />
chuẩn với trục chính (OXg) theo hướng bắn [4], có thể chia thành các phương pháp dẫn<br />
khác nhau như: dẫn đuổi, dẫn thẳng, dẫn tiếp cận song song, dẫn tiếp cận tỉ lệ (PN)... Phần<br />
lớn TBB tự dẫn đều sử dụng phương pháp dẫn PN [1]. Một số công trình nghiên cứu đã<br />
ứng dụng lý thuyết điều khiển tối ưu để xây dựng luật dẫn cho TBB và chứng minh<br />
phương pháp PN là một phương pháp tối ưu nhằm đảm bảo cực tiểu độ trượt tương ứng<br />
với sự vận động của mục tiêu, nhưng các nghiên cứu đều giả thiết tốc độ của TBB là<br />
không đổi [1, 2, 3]. Tuy nhiên, với lớp TBB có tốc độ bay thay đổi đáng kể trong giai đoạn<br />
tự dẫn (tên lửa 3M-54, S300...), nếu chỉ sử dụng phương pháp PN thì sẽ có độ trượt lớn.<br />
Mục đích của bài báo là tổng hợp luật dẫn cho một lớp TBB tự dẫn có tốc độ thay đổi<br />
khi tiến công mục tiêu trên biển. Trước tiên, bài báo trình bày bài toán dẫn và xây dựng<br />
mô hình không gian trạng thái mô tả động hình học tự dẫn của TBB có tốc độ thay đổi.<br />
Tiếp theo trình bày phương pháp tổng hợp luật tự dẫn tối ưu cho TBB. Cuối cùng là kết<br />
quả mô phỏng khảo sát luật tự tự dẫn đề xuất trong môi trường Matlab/Simulink với các<br />
tham số TBB giả định.<br />
2. MÔ HÌNH TỰ DẪN THIẾT BỊ BAY CÓ TỐC ĐỘ THAY ĐỔI<br />
2.1. Bài toán dẫn thiết bị bay đến điểm gặp<br />
Xét mô hình TBB trong giai đoạn tự dẫn thực hiện tiến công mục tiêu trên biển, giả sử<br />
TBB đã thực hiện quay về hướng tới điểm gặp và chuyển động của nó được hạn chế với<br />
độ lệch nhỏ theo hướng đó. Tương quan hình học giữa TBB và MT trên biển trong giai<br />
đoạn tự dẫn được trình bày trong hình 1.<br />
Trong đó:<br />
- M là vị trí TBB, K là vi trí MT, C là điểm gặp giữa TBB và MT;<br />
- O là hình chiếu điểm M trên mặt phẳng nằm ngang, OX theo hướng bắn, OY là trục<br />
thẳng đứng, OZ vuông góc với mặt phẳng OXY;<br />
- M , θ tương ứng là góc hướng và góc nghiêng quỹ đạo của TBB;<br />
- k , m là góc giữa véc tơ vận tốc của mục tiêu Vk và Vm so với hình chiếu của<br />
đường ngắm (OK) trên mặt phẳng nằm ngang;<br />
- D là cự ly từ TBB đến MT;<br />
- là góc hướng đường ngắm.<br />
Ứng dụng định lý sin cho tam giác đón OCK, ta có:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 11<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
OC CK OK<br />
(1)<br />
sin k sin M sin( k M )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Tương quan hình học giữa TBB và MT.<br />
Trường hợp tốc độ TBB và mục tiêu không đổi ta có:<br />
OC Vm1.ta<br />
CK Vk .ta (2)<br />
Trong đó, ta là thời gian chuyển động đến điểm C, Vm1 là hình chiếu của véc tơ Vm lên<br />
mặt phẳng ngang (OXZ).<br />
Thay biểu thức (2) vào biểu thức (1) ta có:<br />
Vk .sin k Vm1.sin m 0<br />
(3)<br />
Từ (3) ta có thành phần tốc độ tương đối (tốc độ tiếp cận) vuông góc với đường ngắm<br />
được biểu diễn qua biểu thức:<br />
d . Vk .sin k Vm1.sin m (4)<br />
Trong đó d = OK<br />
Như vậy, từ (3) và (4) nhận thấy khi tốc độ TBB và MT không đổi thì tốc độ đường<br />
ngắm bằng 0.<br />
Với phương pháp PN, tốc độ quay của TBB tỉ lệ với tốc độ thay đổi đường ngắm [1], [5]:<br />
WP Vm1.m N . (5)<br />
Trong đó WP là gia tốc pháp tuyến quỹ đạo động (gia tốc pháp tuyến yêu cầu của TBB);<br />
N là hệ số tỉ lệ; là tốc độ góc quay đường ngắm TBB - MT trong mặt phẳng nằm ngang.<br />
Trường hợp tốc độ TBB thay đổi, để đơn giản hóa giả thiết tốc độ MT không đổi, khi<br />
này thay (2) vào (1) và biến đổi ta có:<br />
d .sin m<br />
ta <br />
Vk .sin( k m ) (6)<br />
d .sin k S m (ta ).sin( k m ) 0 (7)<br />
Trong đó Sm(ta) là quãng đường mà TBB phải chuyển động trong khoảng thời gian ta,<br />
phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của TBB.<br />
<br />
<br />
<br />
12 T.Đ.Thuận, P.Q.Hiếu, N.V.Lâm, N.T.San, “Tổng hợp luật tự dẫn…vận tốc thay đổi.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Thành phần tốc độ tiếp cận theo phương đường ngắm và vuông góc với phương đường<br />
ngắm có dạng:<br />
d V .cos V .cos <br />
k k m1 m<br />
d Vk sin k Vm1 sin m (8)<br />
Thay biểu thức (8) vào (6) và (7) ta có hệ phương trình động hình học tự dẫn của TBB<br />
có tốc độ thay đổi:<br />
d sin m<br />
ta <br />
d cos m d sin m (9)<br />
S (t ) <br />
d Vm1 m a sin m 0<br />
ta <br />
(10)<br />
2.2. Mô hình tự dẫn thiết bị bay có tốc độ thay đổi<br />
Xét chuyển động của TBB và MT theo trục OZ của hệ tọa độ OXYZ ta có:<br />
z zk zm (11)<br />
Trong đó z là khoảng cách tiếp cận TBB - MT; zk , zm tương ứng là quãng đường<br />
chuyển động của MT và TBB theo hệ tọa độ OXYZ.<br />
Vi phân hai vế của (11) ta có:<br />
z zk zm Vk sin k Vm1 sin m<br />
(12)<br />
z Vk sin k Vk k cos k Vm1 sin m Vm1m cos m<br />
<br />
Với các mục tiêu trên biển thường chuyển động với tốc độ không đổi và không cơ<br />
động: Vk 0 và k 0 , khi này (12) trở thành:<br />
z Vk sin k Vm1 sin m<br />
(13)<br />
z V sin V cos <br />
m1 m m1 m m<br />
T T<br />
Đặt: x x1 x2 x3 z z sin m và u Vm1m cos m , khi này ta có mô<br />
hình không gian trang thái mô tả động hình học tự dẫn TBB có tốc độ thay đổi như sau:<br />
x Ax Bu (14)<br />
0 1 0 0 <br />
<br />
Trong đó: A 0 0 Vm1 ; B 1 ;<br />
<br />
0 0 0 V 1 <br />
m1 <br />
<br />
3. TỔNG HỢP LUẬT DẪN THIẾT BỊ BAY CÓ TỐC ĐỘ THAY ĐỔI<br />
Từ mô hình đề xuất (14), ứng dụng lý thuyết điều khiển tối ưu để tìm luật điều khiển<br />
sao cho cực tiểu hàm chỉ tiêu chất lượng J, với mong muốn cực tiểu biến điều khiển u và<br />
trạng thái cuối x (t f ) bằng 0 [7]:<br />
tf<br />
1 2 1 2<br />
J x (t f ) u ( t ) dt M in (15)<br />
2 Qf 2 t0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 13<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
2<br />
Trong đó: x(t f ) xT (t f ).Q f .x(t f ) ; Q f R33 là ma trận trọng số ( Q f 0 );<br />
Qf<br />
<br />
t f là thời gian cuối (khi TBB và MT gặp nhau).<br />
Theo [3] thông thường với lớp TBB đang xét thì Q f thỏa mãn:<br />
<br />
q 0 0<br />
Q f 0 0 0 , (16)<br />
0 0 0 <br />
Hệ số q tùy thuộc vào yêu cầu độ chính xác của điểm gặp (phụ thuộc vào đặc điểm đầu<br />
nổ), nếu q càng lớn thì độ chính xác điểm gặp càng tốt. Để giải bài toán tối ưu với mô hình<br />
(14) và hàm chỉ tiêu chất lượng (15) sử dụng nhân tử Lagrange (t ) và hàm Hamilton [7]:<br />
1 2 T<br />
H x(t f ) u 2 (t ) (t )[Ax (t ) Bu (t )] (17)<br />
2 Qf<br />
<br />
Biến điều khiển u được xác định theo biểu thức:<br />
u (t ) BT (t ) (18)<br />
Trong đó:<br />
(t ) P(t ) x(t ) (19)<br />
Với P(t) là nghiệm của phương trình vi phân Riccati:<br />
P (t ) P (t ) A AT P (t ) P (t ) BBT P (t ) (20)<br />
Từ (18) và (19) để tìm biến điều khiển u phải giải phương trình (20).<br />
Theo [6] nghiệm của phương trình (20) có dạng:<br />
P(ta ) [ 21 22 .Q f ][ 11 12 .Q f ]1 (21)<br />
Trong đó 11 , 12 , 21 , 22 là các phần tử của ma trận hàm mũ:<br />
<br />
12 <br />
exp(ta ) 11 (22)<br />
21 22 <br />
Với là ma trận Hamilton:<br />
A BBT <br />
(23)<br />
0 AT <br />
Triển khai biểu thức (22) dưới dạng chuỗi đến bậc 3 ta có:<br />
ta2 <br />
q qta Vm1q <br />
2<br />
3 t3 <br />
P(ta ) 4 <br />
qta qta2 Vm1q a (24)<br />
3 1 ta 2<br />
3 qta Vm1Vm1q<br />
4 ta2 ta3 t 4 <br />
ax q ax q Vm21q a <br />
2 2 4 <br />
<br />
<br />
<br />
14 T.Đ.Thuận, P.Q.Hiếu, N.V.Lâm, N.T.San, “Tổng hợp luật tự dẫn…vận tốc thay đổi.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Từ (16), (18), (19), (24) ta có luật dẫn cho TBB có tốc độ thay đổi:<br />
3(4 2Vm1Vm11ta ) ta2 <br />
u (t ) 2 x1 (t ) ( x2 (t )ta Vm1 x3 (t ) (25)<br />
ta (4 Vm1Vm11ta ) 2<br />
Từ (25) nếu giả thiết góc ngắm nhỏ, khi này cos 1 , m m ta có:<br />
V V <br />
u (t ) W p N (Vm , ta ) Vc m1 sin m m1 ta cos m (26)<br />
2 2 <br />
Trong đó: Vc Vk cos k 0 Vm1cos m 0 (27)<br />
<br />
(4 2Vm1Vm11ta )<br />
N (Vm , ta ) 3. (28)<br />
(4 Vm1Vm11ta )<br />
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Từ các kết quả phân tích trên và mô hình thiết bị bay giả định [4], xây dựng sơ đồ<br />
Simulink vòng điều khiển tự dẫn cho TBB như hình 2.<br />
<br />
TBB(0)<br />
TBB(0) TBB(0)<br />
X W_Py c W_Py c W_P<br />
X<br />
<br />
Zk<br />
LUAT DAN DONG HOC THIET BI BAY<br />
<br />
MT(0) MT(0) Xk-Zk<br />
Xm - Zm<br />
Wp<br />
<br />
<br />
THAM SO BAN DAU MO HINH MUC TIEU DONG HINH HOC TU DAN<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ Simulink vòng điều khiển tự dẫn.<br />
Kết quả mô phỏng khảo sát với luật dẫn (26) và luật dẫn PN minh họa trong các hình 3,<br />
4, và 5 được thực hiện trong cùng một điều kiện như bảng 1:<br />
Bảng 1. Tham số ban đầu của mục tiêu và thiết bị bay.<br />
Các tham số Giá trị<br />
Tốc độ mục tiêu [Hải lý/giờ] 24NM/h<br />
Góc hướng chuyển động của mục tiêu 1200<br />
Góc đường ngắm TBB - MT ban đầu 00<br />
Cự ly ban đầu đến mục tiêu 20Km<br />
Tốc độ ban đầu của TBB 280m/s<br />
Độ cao bay tại thời điểm bắt đầu giai đoạn tự dẫn 10m<br />
<br />
Từ kết quả mô phỏng nhận xét:<br />
Trong trường hợp tốc độ của TBB không đổi (hình 3), quỹ đạo chuyển động của TBB khi<br />
dẫn bằng luật dẫn PN và luật dẫn đề xuất (26) trùng nhau và trúng điểm gặp, điều này chứng<br />
tỏ luật dẫn đề xuất (26) cho kết quả dẫn tương ứng với luật dẫn theo phương pháp PN.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 15<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Tuy nhiên, trường hợp tốc độ của TBB thay đổi liên tục với gia tốc không đổi (hình 4,<br />
5), thì luật dẫn PN không dẫn TBB đến điểm gặp mục tiêu, độ trượt càng lớn khi sự thay<br />
đổi tốc độ của TBB càng lớn, điều này chứng tỏ luật dẫn PN không thể đáp ứng yêu cầu<br />
dẫn khi tốc độ bay thay đổi liên tục. Trong khi đó luật dẫn đề xuất (26) vẫn đảm bảo dẫn<br />
TBB đến điểm gặp mục tiêu.<br />
Quy dao TBB va MT trong mat phang ngang<br />
<br />
800<br />
Cu ly ngang - Z,(m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
QD TBB PN<br />
QD TBB New<br />
600<br />
QD muc tieu<br />
400<br />
<br />
200<br />
<br />
0<br />
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2<br />
cu ly doc - X,(m) 4<br />
x 10<br />
Quy dao TBB va MT trong khong gian<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
H,(m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
0<br />
0 800<br />
0.5 600<br />
1 400<br />
4 1.5 200<br />
x 10 2 0<br />
Z,(m)<br />
X,(m)<br />
Hình 3. Quỹ đạo TBB và mục tiêu khi tốc độ bay không đổi.<br />
<br />
Quy dao TBB va MT trong mat phang ngang<br />
<br />
800 QD TBB PN<br />
Cu ly ngang - Z,(m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
QD TBB New<br />
600<br />
QD muc tieu<br />
400<br />
<br />
200<br />
<br />
0<br />
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2<br />
cu ly doc - X,(m) 4<br />
x 10<br />
Quy dao TBB va MT trong khong gian<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
H,(m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
0<br />
0 800<br />
0.5 600<br />
1 400<br />
4 1.5 200<br />
x 10 2 0<br />
Z,(m)<br />
X,(m)<br />
<br />
Hình 4. Quỹ đạo TBB và mục tiêu khi tốc độ bay thay đổi với gia tốc 1m/s2.<br />
<br />
<br />
16 T.Đ.Thuận, P.Q.Hiếu, N.V.Lâm, N.T.San, “Tổng hợp luật tự dẫn…vận tốc thay đổi.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Quy dao TBB va MT trong mat phang ngang<br />
<br />
800 QD TBB PN<br />
Cu ly ngang - Z,(m)<br />
<br />
<br />
QD TBB New<br />
600<br />
QD muc tieu<br />
400<br />
<br />
200<br />
<br />
0<br />
0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2<br />
cu ly doc - X,(m) 4<br />
x 10<br />
Quy dao TBB va MT trong khong gian<br />
<br />
<br />
<br />
10<br />
H,(m)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5<br />
0<br />
0<br />
0.5 800<br />
1 600<br />
1.5 400<br />
4 200<br />
x 10 2 0<br />
Z,(m)<br />
X,(m)<br />
<br />
Hình 5. Quỹ đạo TBB và mục tiêu khi tốc độ bay thay đổi với gia tốc 6m/s2.<br />
<br />
5. KẾT LUẬN<br />
Bằng lý thuyết điều khiển tối ưu đã tổng hợp luật dẫn cho một lớp đối tượng bay có tốc<br />
độ thay đổi. Các kết quả khảo sát trong môi trường Matlab/simulink với luật dẫn đề xuất<br />
(26) cho thấy tính hợp lý của việc ứng dụng lý thuyết điều khiển tối ưu để tổng hợp vòng<br />
tự dẫn cho cho thiết bị bay có tốc độ thay đổi theo quy luật định trước. Kết quả này có thể<br />
mở rộng để tổng hợp luật điều khiển cho lớp thiết bị bay khi có nhiễu tác động.<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Bulent Ozkan, “Dynamic model, guidance and control of homming missiles”, Midle<br />
East Technical University, 2005.<br />
[2]. Lu-Ping Tsao, Ching-Showlin, “A New Optimal Guidance Law for Short-Range<br />
Homing Missiles”, Vol. 24, No. 6, (2000), pp. 422-426.<br />
[3]. Neil F. Palumbo, Ross A. Blauwkamp, Justin M. Lloyd, “Modern Homing Missile<br />
Guidance Theory and Techniques”, John Hopkins APL Technical Digest, Volume<br />
29, Number 10 (2010).<br />
[4] Nguyễn Đức Cương, “Mô hình hóa và mô phỏng chuyển động của các khí cụ bay tự<br />
động”, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, 2002.<br />
[5]. Nguyễn Thái Trung, “Cơ sở lý thuyết điều khiển tên lửa”, Học viên Hải quân, 2008.<br />
[6]. Nguyễn Thanh Vũ, “Phương trình vi phân”, NXB. ĐHQG Tp. HCM, 2001.<br />
[7]. Nguyễn Thị Phương Hà, “Lý thuyết điều khiển hiện đại”, Đại học Quốc gia Tp HCM, 2007.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 43, 06 - 2016 17<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SYNTHESIS A GUIDANCE LAW FOR VARIABLE SPEED<br />
FLIGHT VEHICLE<br />
<br />
<br />
In the paper the guidance law to the collision in phase of homing for variable<br />
speed flight vehicle is synthesized and the simulation results a homing control loop<br />
with parameters of assumed flight vehicle are presented to prove the advantages of<br />
used guidance law.<br />
<br />
Keywords: System synthesis, Flight vehicle control, Flight vehicle.<br />
<br />
Nhận bài ngày 24 tháng 3 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 24 tháng 5 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 09 tháng 6 năm 2016<br />
<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Viện Khoa học và Công nghệ quân sự;<br />
2<br />
Khoa Tên lửa - Pháo tàu, Học viện Hải quân,<br />
30 Trần Phú, Nha Trang, Khánh Hòa.<br />
*<br />
Email: hieu.phamquang@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
18 T.Đ.Thuận, P.Q.Hiếu, N.V.Lâm, N.T.San, “Tổng hợp luật tự dẫn…vận tốc thay đổi.”<br />