Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TỔNG HỢP LUẬT DẪN TỐI ƯU CHO TÊN LỬA TỰ DẪN TRÊN CƠ SỞ<br />
THÔNG TIN VỀ TỐC ĐỘ VÀ SAI LỆCH GÓC CỦA ĐƯỜNG NGẮM<br />
PHƯƠNG HỮU LONG*, ĐOÀN THẾ TUẤN*, DOÃN QUANG TRUNG*,<br />
TRẦN ĐỨC THUẬN**, PHẠM VIỆT DŨNG***<br />
Tóm tắt: Trên cơ sở mối liên hệ động hình học giữa tên lửa -mục tiêu và<br />
phương pháp giải bài toán điều khiển tối ưu với chỉ tiêu tối ưu cục bộ dạng toàn<br />
phương theo tiếp cận Letov – Kalman, bài báo trình bày một phương pháp xây<br />
dựng luật dẫn cho tên lửa tự dẫn trên cơ sở nguồn thông tin về tốc độ góc và sai<br />
lệch góc của đường ngắm nhằm tăng hiệu quả dẫn. Các kết quả khảo sát cho thấy<br />
tính ưu việt của luật dẫn mới so với luật dẫn tiếp cận tỉ lệ truyền thống.<br />
Từ khóa: Điều khiển TBB, Dẫn tên lửa, Luật dẫn tối ưu.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Xét lớp các tên lửa tự dẫn loại không đối không, các tên lửa này luôn cần có khối<br />
lượng và kích thước nhỏ gọn và hiện đang sử dụng luật dẫn tiếp cận tỉ lệ truyền thống.<br />
Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, các mục tiêu hàng không ngày càng có<br />
tính cơ động rất cao. Do đó, yêu cầu nâng cao hiệu quả dẫn của tên lửa nói chung và lớp<br />
tên lửa tự dẫn không đối không nói riêng là luôn cần thiết. Vì vậy, bài báo đề xuất một<br />
phương án xây dựng luật dẫn tối ưu trên cơ sở lựa chọn chỉ tiêu tối ưu cục bộ dạng toàn<br />
phương theo tiếp cận Letov – Kalman [3]. Luật dẫn nhận được theo cách tiếp cận này là<br />
tối ưu theo độ trượt và năng lượng điều khiển. So với luật dẫn tiếp cận tỉ lệ truyền thống<br />
ngoài thông tin về tốc độ xoay đường ngắm luật dẫn mới chỉ sử dụng thêm thông tin về<br />
sai lệch góc của đường ngắm. Bài báo cũng chỉ ra những những khảo sát và phân tích<br />
cho thấy luật dẫn này có hiệu quả dẫn tốt hơn luật tiếp cận tỷ lệ truyền thống và có khả<br />
năng hiện thực hóa trong thực tế nên phù hợp với lớp các tên lửa tên lửa tự dẫn loại<br />
không đối không.<br />
<br />
2. NỘI DUNG<br />
2.1. Phương trình động hình học của đường ngắm<br />
Việc điều khiển tên lửa trong không gian có thể được thực hiện thông qua việc điều<br />
khiển tên lửa trong hai mặt phẳng vuông góc. Do đó, bài toán dẫn trong không gian ba<br />
chiều có thể qui về bài toán dẫn trong mặt phẳng. Xét bài toán dẫn trong một mặt phẳng<br />
OXY, khi đó tương quan hình học giữa tên lửa và mục tiêu được mô tả trên hình1.<br />
<br />
Y VM<br />
M<br />
<br />
VT<br />
<br />
R<br />
<br />
T<br />
O X<br />
Hình 1. Tương quan hình học giữa tên lửa và mục tiêu.<br />
Theo [2] phương trình động hình học của đường ngắm TM có dạng:<br />
<br />
R 2 R aT aM<br />
<br />
R R R R (1)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04- 2015 3<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
trong đó: R cự ly tương đối tên lửa - mục tiêu; là góc đường ngắm so với phương chuẩn<br />
OX; aT là gia tốc của của tên lửa; aM là gia tốc của của mục tiêu.<br />
Từ (1) có thể thấy rằng, theo cách xây dựng luật dẫn tỷ lệ truyền thống thì bài toán dẫn<br />
được quy về bài toán xác định gia tốc lệnh cho tên lửa sao cho tốc độ góc quay đường<br />
ngắm tiến tới không.<br />
Xét trường hợp mục tiêu không cơ động, tức là aM =0 (giả thiết này tương ứng với<br />
những mối liên hệ sử dụng trong luật dẫn tỷ lệ truyền thống [2]) thì (1) có dạng:<br />
<br />
R 2 R aT<br />
<br />
R R R (2)<br />
Ký hiệu 0 là góc đường ngắm ban đầu (hằng số).<br />
Đặt:<br />
<br />
R 2R 1<br />
x1 0 ; x2 ; F1 ; F2 ; bu ; u aT .<br />
R R R<br />
Khi đó (2) có thể được mô tả dưới dạng phương trình ma trận sau:<br />
X FX Bu (3)<br />
T 0 1 T<br />
trong đó: X x1 x2 ; F ; B 0 bu .<br />
F1 F2 <br />
2.2. Xây dựng luật dẫn tối ưu<br />
Lựa chọn tiªu chuÈn tối ưu côc bé dạng:<br />
t<br />
I X (t )QX (t ) u T (t ) Ku (t )dt<br />
T<br />
(4)<br />
0<br />
<br />
q11 q12 <br />
trong đó, Q ; K ku xác định dương.<br />
q21 q22 <br />
Theo [3], sử dụng thuËt to¸n ®iÒu khiÓn tèi u theo tiÕp cËn Letov-Kalman với mô hình<br />
(3), tiªu chuÈn côc bé (4) thì luật điều khiển u được xác định theo biểu thức:<br />
u K 1 BT QX (5)<br />
Thay K , B , X vào (5) thì luật điều khiển u được xác định bởi:<br />
u K1 0 K 2 (6)<br />
bu q21 1 q21<br />
trong đó: K1 0 (7)<br />
ku R ku<br />
bq 1 q22<br />
K 2 u 22 0 (8)<br />
ku R ku<br />
Như vậy, luật dẫn tối ưu (6) gồm hai thành phần, thành phần thứ nhất tỷ lệ với sai lệch<br />
góc của đường ngắm so với vị trí ban đầu theo hệ số tỷ lệ K1, thành phần thứ hai tỷ lệ với<br />
tốc độ góc quay của đường ngắm theo hệ số tỉ lệ K2.<br />
Các hệ số tỷ lệ K1, K2 được tìm thông qua các điều kiện biên gắn với từng loại tên lửa.<br />
Các điều kiện đó bao gồm:<br />
- Giá trị lớn nhất cho phép của tín hiệu điều khiển (gia tốc pháp tuyến): ucp ;<br />
- Động học đường ngắm được xét như động học của một khâu quán tính nên hằng số<br />
thời gian T của nó cần nhỏ hơn một giá trị giới hạn ( Tcp ): T Tcp ;<br />
<br />
<br />
<br />
4 P. H. Long, Đ. T. Tuấn, D. Q. Trung,…, “Tổng hợp luật dẫn… đường ngắm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
- Sai lệch góc đường ngắm và tốc độ góc quay đường ngắm lớn nhất: x10 , x20 .<br />
Từ (6) và (3) thực hiện các biến đổi ta có:<br />
x1 x2<br />
<br />
q21bu2 q22bu2 (9)<br />
x <br />
2 1 F x <br />
1 2 F x2<br />
k u k u <br />
Vi phân biểu thức thứ nhất của (9), kết hợp với biểu thức thứ 2 nhận được:<br />
q b2 q21bu2 <br />
<br />
x1 F2 22 u <br />
x <br />
1 1 F x1 0 (10)<br />
ku ku <br />
(10) là phương trình vi phân cấp 2 thuần nhất với biến x1 , xét nghiệm của (10) dạng:<br />
x1 C1 e1t C2 e 2t C1 e ( 1t ) C2 e ( 2 t ) (11)<br />
1t 2t ( 1t ) ( 2t )<br />
Khi đó: x2 1C1 e 2 C2 e 1C1e 2 C2 e (12)<br />
trong đó: giá trị 1 , 2 là nghiệm của phương trình đặc trưng sau:<br />
2 F2 K 2bu F1 K1bu 0 (13)<br />
2<br />
Với điều kiện: F2 K2 bu 4( F1 K1bu ) 0 (14)<br />
2<br />
F2 K 2bu F2 K 2bu 4( F1 K1bu )<br />
ta có: 1 (15)<br />
2<br />
2<br />
F2 K 2bu F2 K 2bu 4( F1 K1bu )<br />
2 (16)<br />
2<br />
Luật dẫn song song được coi là luật dẫn lý tưởng vì nó yêu cầu duy trì 0 (điều này<br />
không thể đảm bảo được trong thực tế). Luật dẫn tiếp cận tỷ lệ truyền thống (đã được<br />
chứng minh bằng lý thuyết và áp dụng rộng rãi trong thực tế) được coi là thể hiện của luật<br />
dẫn song song trong thực tế bởi nó luôn đảm bảo tốc độ góc quay đường ngắm có xu<br />
hướng tiến tới 0. Với suy luận tương tự như luật dẫn tỉ lệ truyền thống, việc chọn các hệ số<br />
K1, K2 trong luật dẫn (6) cũng phải đảm bảo tính ổn định tiệm cận của đường ngắm. Tức là<br />
cần lim x1 0 và lim x 2 0 (tức là: 0 và 0 ).<br />
Biểu thức (11), (12) chỉ ra rằng, để lim x1 0 và lim x 2 0 (tránh quá chỉnh trong quá<br />
trình xử lý sai số x1,x2) thì cần đảm bảo điều kiện 1 0 và 2 0 . Điều kiện này được<br />
đảm bảo khi (13) có hai nghiệm thực âm. Theo hệ thức Viet, để (13) có hai nghiệm thực<br />
âm thì (14) phải được thỏa mãn và đồng thời các hệ số của (13) thỏa mãn điều kiện sau:<br />
F2 K 2 bu 0<br />
(17)<br />
F1 K1bu 0<br />
Khi (14), (17) được đảm bảo thì từ (15), (16) ta có bất đẳng thức 0 1 2 luôn<br />
đúng. Do đó thời gian quá độ trong quá trình xử lý sai lệch (x1,x2 so với giá trị 0) sẽ đảm<br />
bảo đủ nhỏ khi ta chọn ( 1 ) bằng nghịch đảo hằng số thời gian giới hạn ( Tcp ) của khâu<br />
động học đường ngắm:<br />
1 1 Tcp (18)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04- 2015 5<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Cần lưu ý rằng, độ lớn của K1 , K 2 phải đảm bảo sao cho (6) thoả mãn điều kiện<br />
u ucp . Như vậy trong trường hợp sai lệch góc và tốc độ góc quay của đường ngắm có<br />
giá trị lớn nhất ( x1 x10 và x2 x20 ) thì K1 , K 2 phải thỏa mãn biểu thức:<br />
<br />
ucp K1 x10 K 2 x20 (19)<br />
Từ (15), (16), (18), (19), thực hiện các biến đổi với 4 ẩn K1, K2,α1, α2 ta nhận được:<br />
2VTC x20 ucp Tcp Tcp2VTC x20 Rx20 <br />
<br />
K1 (20)<br />
2 0<br />
0<br />
Tcp x2 x1 Tcp <br />
ucp Tcp2 2VTC Tcp Tcp2 VTC R x10<br />
K2 (21)<br />
<br />
Tcp2 x20 x10 Tcp <br />
trong đó: VTC R là tốc độ tiếp cận của tên lửa tới mục tiêu.<br />
Để có được bộ hệ số K1, K2 theo (20), (21) cần có điều kiện để thực hiện biến đổi và<br />
các điều kiện để (14) có hai nghiệm thực âm. Các điều kiện này tạo thành bộ 3 điều kiện<br />
như sau:<br />
K V<br />
1 TC<br />
<br />
R <br />
K2 2 VTC (22)<br />
Tcp <br />
<br />
K 2 2VTC 4 R K1 VTC <br />
2<br />
<br />
<br />
Khi hệ số K1, K2 theo (20), (21) không thỏa mãn điều kiện (22) thì luật dẫn (6) có thể<br />
được chuyển sang luật dẫn tỷ lệ truyền thống.<br />
Nếu giả thuyết vận tốc tiếp cận của tên lửa tới mục tiêu thay đổi không đáng kể<br />
<br />
( VTC 0 ) thì các hệ số K1, K2 được xác định theo công thức:<br />
<br />
<br />
2VTC x20 ucp Tcp Rx20 <br />
K1 (23)<br />
2 0<br />
0<br />
Tcp x2 x1 Tcp <br />
ucp Tcp2 2VTC Tcp R x10<br />
K2 (24)<br />
<br />
Tcp2 x20 x10Tcp <br />
2.3. Kết quả mô phỏng<br />
2.3.1 Trường hợp tên lửa bắn đuổi mục tiêu chuyển động thẳng đều<br />
Sử dụng mô hình động hình học tên lửa- mục tiêu như [1] với VM =900 m/s; VT (0) =<br />
1800 m/s; tọa độ ban đầu của tên lửa là (0,10)km; tọa độ ban đầu của mục tiêu là<br />
(10,10)km; sai lệch góc ban đầu của vận tốc tên lửa so với đường ngắm là E= - 5độ.<br />
Các kết quả mô phỏng cho trường hợp tên lửa bắn đuổi mục tiêu chuyển động thẳng đều<br />
(thời gian khảo sát là 10s) được thể hiện trên các hình 3,4,5.<br />
Nhận xét: Theo thứ tự, các kết quả khảo sát trên ba hình vẽ này cho thấy: độ cong quỹ<br />
đạo; gia tốc pháp tuyến và độ trượt ở giai đoạn cuối (gần điểm gặp) của tên lửa khi dẫn<br />
theo luật dẫn mới đều nhỏ hơn so với luật dẫn tỉ lệ truyền thống.<br />
<br />
<br />
<br />
6 P. H. Long, Đ. T. Tuấn, D. Q. Trung,…, “Tổng hợp luật dẫn… đường ngắm.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Quỹ đạo tên lửa khi bắn đuổi Hình 3. Quá tải tên lửa khi bắn đuổi<br />
mục tiêu chuyển động thẳng đều. mục tiêu chuyển động thẳng đều.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Độ trượt khi tên lửa bắn đuổi Hình 5. Quỹ đạo tên lửa khi bắn đuổi<br />
mục tiêu chuyển động thẳng đều. mục tiêu cơ động đột ngột.<br />
2.3.2 Trường hợp mục tiêu cơ động đột ngột<br />
Sử dụng mô hình động hình học tên lửa- mục tiêu như [2] với VT (0) = 1800 m/s còn<br />
mục tiêu chuyển động đều với VM =900 m/s trong 4s đầu rồi đột ngột cơ động với gia tốc<br />
20m/s2; tọa độ ban đầu của tên lửa và mục tiêu lần lượt là (0,10)km và (10,10)km; sai lệch<br />
góc ban đầu của hướng vận tốc tên lửa so với đường ngắm là E= - 5độ. Kết quả khảo sát<br />
(với thời gian dẫn10s) cho trường hợp này được thể hiện trên các hình 5,6,7.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Quá tải tên lửa khi bắn đuổi Hình 7. Độ trượt khi tên lửa bắn đuổi<br />
mục tiêu cơ động đột ngột. mục tiêu cơ động đột ngột.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 36, 04- 2015 7<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Nhận xét: Theo thứ tự, các kết quả khảo sát trên ba hình vẽ 5,6,8 cho thấy: độ cong<br />
quỹ đạo; gia tốc pháp tuyến và độ trượt ở giai đoạn cuối (gần điểm gặp) của tên lửa khi dẫn<br />
theo luật dẫn mới đều nhỏ hơn so với luật dẫn tỉ lệ truyền thống. Đặc biệt hình 6,7 cho<br />
phép ta so sánh đáp ứng của luật dẫn mới và luật dẫn tỷ lệ truyền thống dưới tác động của<br />
gia tốc mục tiêu 20m/s2 (mục tiêu cơ động đột ngột ở giây thứ 4). Độ quá chỉnh và thời<br />
gian quá độ của luật dẫn (6) nhỏ hơn so với luật dẫn tỷ lệ truyền thống.<br />
<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Các kết quả mô phỏng cho thấy, luật dẫn đã xây dựng có chất lượng dẫn tốt hơn so với<br />
luật dẫn tiếp cận tỉ lệ truyền thống. Các hệ số tỉ lệ K1, K2 trong luật dẫn (6) được cập nhật<br />
liên tục trong quá trình dẫn theo cự ly (R) và vận tốc tiếp cận tức thời (VTC). So với luật<br />
dẫn tỉ lệ truyền thống, để thực hiện dẫn theo luật (6) cần có thêm thông tin về cự ly tức<br />
thời (R) và sai lệch góc của đường ngắm tức thời so với vị trí ban đầu 0 . Với kỹ<br />
thuật và công nghệ hiện nay, việc xác định hai tham số trên là khả thi. Vì vậy luật dẫn đã<br />
xây dựng hoàn toàn phù hợp với lớp tên lửa tự dẫn hàng không loại không đối không.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. P.Zarchan, Tactical and strategic missile guidance, the American Institute of<br />
Aeronautics and Astronautics, Inc, Progress in Astronautics and Aeronautics,<br />
Vol.239, No.6 (2012), pp. 13-25.<br />
[2]. R .Yanushevsky, Modern missile guidance, Taylor & Francis Group, LLC, CRC<br />
Press (2008), pp. 1-19.<br />
[3]. Канащенкова. А.И и Меркулова. В.И, Авиационные системы радиоуправления,<br />
Радиотехника, Москва, (том 1), (2003), (том 1), стр. 65-103.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
SYNTHESIS OF OPTIMAL GUIDANCE LAW FOR HOMING MISSLE<br />
BASED ON INFORMATION ABOUT ANGLE RATE<br />
AND ANGLE DEVIATION OF LIGHT OF SIGHT<br />
<br />
Based on the kinematic engagement model, the fundamental equations that<br />
describe the engagement and the method of solving optimal control problem with local<br />
quadratic optimization cost under the approach Letov - Kalman, the paper presents a<br />
way of synthesis of optimal guidance law for homing missile. The information that<br />
used in the law is the angle rate and the angle deviation of line of sight. The test<br />
results show the new guidance which is better than the PN guidance law.<br />
<br />
Keywords: Flight vehicle control, Missile guidance, Optimal guidance law.<br />
<br />
Nhận bài ngày 22 tháng 01 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 10 tháng 4 năm 2015<br />
Chấp nhận đăng ngày 15 tháng 4 năm 2015<br />
<br />
Địa chỉ: * Học viện KTQS. Email: phuonglong8x@gmail.com<br />
** Viện KH- CNQS;<br />
*** Viện Kỹ thuật PK-KQ.<br />
<br />
<br />
<br />
8 P. H. Long, Đ. T. Tuấn, D. Q. Trung,…, “Tổng hợp luật dẫn… đường ngắm.”<br />