Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
TỔNG HỢP LUẬT DẪN TỐI ƯU<br />
TÊN LỬA ĐẢM BẢO ĐỘ TRƯỢT NHỎ NHẤT TRÊN CƠ SỞ ỨNG<br />
DỤNG LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI VI PHÂN<br />
Phạm Trung Dũng1, Nguyễn Trọng Hà2*, Nguyễn Đức Thi3<br />
Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu tổng hợp luật dẫn tối ưu tên lửa<br />
trên cơ sở ứng dụng lý thuyết trò chơi vi phân. Luật dẫn tối ưu này đảm bảo độ<br />
trượt tại điểm gặp nhỏ. Các kết quả mô phỏng đã chứng tỏ những ưu điểm của luật<br />
dẫn được xây dựng trên cơ sở lý thuyết trò chơi vi phân.<br />
Tõ khãa: Tên lửa, Luật dẫn, Tối ưu, Trò chơi vi phân, Độ trượt.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Lý thuyết trò chơi vi phân xuất hiện vào những năm 60 của thế kỷ trước do nhu cầu<br />
nghiên cứu các đối tượng có điều khiển trong tình huống đối lập nhau mà chuyển động của<br />
chúng được mô ta qua hệ thống các phương trình vi phân. Trong lý thuyết trò chơi vi phân,<br />
những nghiên cứu về quá trình “đuổi bắt-lẩn trốn” của các đối tượng có điều khiển chiếm<br />
một vị trí quan trọng. Các nghiên cứu đã thu được những kết quả quan trọng trong việc xây<br />
dựng mô hình toán học của các phương pháp điều khiển trong trường hợp thiếu thông tin.<br />
Trò chơi vi phân, nói dúng hơn là trò chơi động lực học được mô tả bằng phương trình vi<br />
phân có thể xác định nếu nhận được kết quả tổng hợp các chiến lược cân bằng của các đối<br />
tượng tham gia. Nghĩa là sự phụ thuộc của các biến điều khiển vào tọa độ pha và thời gian.<br />
Khác với các luật dẫn tối ưu được tổng hợp trên giả thiết các mô hình mục tiêu (MT)<br />
biết trước như: MT không cơ động hoặc thông tin đầy đủ về sự cơ động trong tương lai<br />
của MT [12,13]. Luật dẫn trò chơi vi phân khi xây dựng không có giả định về chuyển động<br />
tương lai của MT mà thay vào đó là xem xét các khả năng cơ động của MT.<br />
Đối với một hệ thống dẫn tên lửa (TL) thì một trong những chỉ số quan trọng nhất là độ<br />
trượt ở giai đoạn dẫn cuối. Quá trình dẫn, TL tiếp cận MT đảm bảo độ trượt nhỏ nhất trong<br />
khi MT áp dụng các biện pháp cơ động lẩn tránh làm độ trượt tại điểm gặp lớn nhất. Như<br />
vậy nó phù hợp với lý thuyết trò chơi vi phân.<br />
Những năm gần đây, trên thế giới đã có những nghiên cứu tổng hợp luật dẫn TL trên cơ<br />
sở ứng dụng lý thuyết trò chơi vi phân [5,6,8,10,11]. Tuy nhiên, những luật dẫn được tổng<br />
hợp cũng như kết quả khảo sát được công bố hết sức sơ lược. Việc tổng hợp luật dẫn trò<br />
chơi vi phân cũng như các kết quả khảo sát, đánh giá hiệu quả luật dẫn TL mới này thì<br />
chưa có công bố công khai ở trong và ngoài nước.<br />
2. TỔNG HỢP LUẬT DẪN TRÒ CHƠI VI PHÂN<br />
Xét quan hệ động hình học TL-MT trong mặt phẳng đứng như trên hình 1 [3]:<br />
Các tham số trong hình 1 được định nghĩa như sau: θTL: Góc nghiêng quỹ đạo TL; θMT:<br />
<br />
Góc nghiêng quỹ đạo MT; V TL : Véc tơ vận tốc TL; V MT : Véc tơ vận tốc MT; V : Véc<br />
<br />
tơ vận tốc tương đối giữa TL và MT; V tc : Véc tơ tốc độ tiếp cận giữa TL và MT; W TL :<br />
<br />
Véc tơ gia tốc TL; W MT : Véc tơ gia tốc MT; D: Cự ly nghiêng TL-MT; : Góc đường<br />
ngắm TL-MT so với mặt phẳng ngang; h: Độ trượt tức thời.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 19<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Quan hệ động hình học TL-MT trong mặt phẳng<br />
Hệ phương trình động hình học TL-MT:<br />
D V cos( ) V cos( )<br />
MT MT TL TL<br />
(1)<br />
D VMT sin(MT ) VTL sin(TL )<br />
<br />
Độ trượt tức thời được tính như sau [3,9,12]:<br />
D 2 D 2 D 2<br />
h (2)<br />
V Vtc D<br />
Kết hợp với phương trình thứ hai của hệ phương trình (1) ta có:<br />
D<br />
h VMT sin MT VTL sin TL (3)<br />
D <br />
V 0 . Khi đó tốc độ<br />
Giả thiết TL và MT chuyển động với vận tốc không đổi, D tc<br />
thay đổi độ trượt tức thời được tính như sau:<br />
D <br />
Vh h VMT sin MT VTL sin TL WMT WTL D (4)<br />
D<br />
Với: WTL VTL TL cos TL : Thành phần gia tốc TL vuông góc với đường ngắm;<br />
<br />
WMT VMT MT cos MT : Thành phần gia tốc MT vuông góc với đường ngắm.<br />
Gia tốc thay đổi độ trượt tức thời:<br />
D 2 DD <br />
W W D D W W D<br />
Wh Vh WMT<br />
<br />
WTL D D (5)<br />
<br />
D 2 MT TL D MT TL <br />
<br />
Trong thực tế việc xác định WTL và WMT<br />
<br />
là rất khó khăn, do vậy không mất tính tổng<br />
quát của bài toán tổng hợp luật dẫn, nhóm tác giả sử dụng giả thiết WTL 0 và WMT<br />
<br />
0.<br />
Kết hợp với phương trình thứ 2 của hệ (1) ta có thể viết lại công thức (5) như sau:<br />
W V W W <br />
h h MT TL (6)<br />
Yêu cầu đối với quỹ đạo bay của TL trong quá trình dẫn là độ trượt h tại điểm gặp nhỏ<br />
nhất, trong khi MT lại thực hiện các phương thức cơ động khác nhau nhằm tăng độ trượt<br />
đạt cực đại. Như vậy ta có thể lấy hàm chỉ tiêu chất lượng như sau:<br />
1<br />
h t g <br />
2<br />
J (7)<br />
2 <br />
Với tg là thời điểm TL gặp MT.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20 P.T. Dũng, N.T. Hà, N.Đ. Thi, “Tổng hợp luật dẫn tối ưu… lý thuyết trò chơi vi phân.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Để tổng hợp được luật dẫn trò chơi vi phân chúng ta phải tiến hành giải bài toán theo<br />
hai bước. Bước 1, điều kiện cần: Chúng ta đi tìm cặp chiến lược tối ưu của TL và MT<br />
(điểm yên ngựa). Bước 2, điều kiện đủ: Chứng minh điểm yên ngựa đó là ổn định.<br />
Điều kiện cần:<br />
Theo lý thuyết trò chơi vi phân (nguyên lý minimax Nash-Pontryagin), ta cần tìm các<br />
chiến lược điều khiển tối ưu TL WTL* và MT WMT<br />
*<br />
thỏa mãn bất đẳng thức kép sau [7,8]:<br />
J (WTL* ,WMT<br />
<br />
) J (WTL* ,WMT<br />
*<br />
) J (WTL ,WMT<br />
*<br />
) (8)<br />
Để giải bài toán tìm các chiến lược điều khiển tối ưu WTL* và WMT<br />
*<br />
ta xây dựng hàm<br />
Hamilton như sau [1,2]:<br />
<br />
D <br />
H v VMT sin MT VTL sin TL WMT<br />
D<br />
WTL D w WMT<br />
<br />
WTL (9)<br />
<br />
Trong đó: v , w là các thừa số Lagrange chưa xác định. Độ biến thiên của các thừa số<br />
v , w được tính theo hệ phương trình Hamilton [1,2,3], kết hợp với điều kiện đầu<br />
v (t g ) Dtd và w (t g ) 0 ta có:<br />
tg<br />
<br />
v D, w Ddt (10)<br />
0<br />
<br />
Thay v , w vào (9), ta viết lại hàm Hamilton như sau:<br />
W sin MT W sin TL <br />
H D MT TL <br />
MT cos MT TL cos TL <br />
<br />
DTL MT t g<br />
<br />
<br />
MT MT TL Ddt<br />
W <br />
W <br />
<br />
D W <br />
W <br />
(11)<br />
WTLMT WMT TL<br />
TL<br />
0<br />
<br />
<br />
Để xác định được các chiến lược điều khiển tối ưu WTL* , WMT<br />
*<br />
là các cực trị của hàm<br />
Hamilton (11) ta cần giải hệ phương trình:<br />
<br />
tg<br />
H D 2TL<br />
2 <br />
MT D 2TLMT D sin MT <br />
<br />
<br />
<br />
W<br />
MT W <br />
TL <br />
D <br />
<br />
TL MT cos MT <br />
<br />
Ddt 0<br />
WMT<br />
MT WMT<br />
2<br />
WTL<br />
<br />
W W 0<br />
<br />
<br />
TL MT MT TL<br />
(12)<br />
<br />
<br />
tg<br />
2 2<br />
2 <br />
sin <br />
<br />
<br />
H <br />
WMT <br />
WTL D <br />
D<br />
TL MT<br />
<br />
D TL MT<br />
W <br />
<br />
D<br />
<br />
TL<br />
<br />
Ddt 0<br />
TL <br />
<br />
WTL<br />
<br />
<br />
2<br />
W cos<br />
WTLMT WMT TL TL MT MT TL TL<br />
<br />
<br />
0<br />
<br />
<br />
Giải hệ phương trình (12) ta được:<br />
<br />
*<br />
y TL D x<br />
WTL (13)<br />
MT TL<br />
<br />
*<br />
y MT D x <br />
WMT (14)<br />
MT TL<br />
<br />
Trong đó:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 21<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
2<br />
b1 a1b2 a2b1 a1c2 a2 c1 c1 a1b2 a2b1 <br />
x 2<br />
2<br />
(15)<br />
a1 a1c2 a2 c1 a1 a1c2 a2 c1 <br />
a2b1 a1b2<br />
y (16)<br />
a1c2 a2 c1<br />
D sin MT <br />
tg<br />
<br />
a1 D 2 TL2 MT ; b1 D 2 TL MT ; c1 Ddt (17)<br />
MT cos MT 0<br />
D sin TL <br />
tg<br />
<br />
a2 D 2 TL MT<br />
2<br />
; b2 D 2 TL MT ; c2 Ddt (18)<br />
TL cos TL 0<br />
Như vậy các giá trị nghiệm tìm được theo (13) và (14) là các chiến lược tối ưu (điểm<br />
yên ngựa. Trong đó, phương trình (14) là phương trình luật dẫn trò chơi vi phân (DGL -<br />
Differential game guidance law) đảm bảo TL bám theo MT với độ trượt nhỏ nhất, phương<br />
trình (13) là chiến lược cơ động tối ưu của MT nhằm “lẩn trốn” sự “đuổi bắt” của TL làm<br />
độ trượt lớn nhất.<br />
Điều kiện đủ:<br />
Trong lý thuyết điều khiển tối ưu phân biệt rõ điểm yên ngựa lý thuyết trò chơi và điểm<br />
yên ngựa trong phép tính vi phân. Sự tồn tại các nghiệm theo (13) và (14) không có nghĩa<br />
là điểm yên ngựa sẽ tồn tại. Theo [4] điểm yên ngựa của lý thuyết trò chơi vi phân trùng<br />
với điểm yên ngựa của phép tính vi phân khi:<br />
2 H 2 H 2 H<br />
0 (19)<br />
WTL*2 WMT<br />
*2 *<br />
WMT WTL*<br />
2 H 2 H 2 H<br />
Tính các giá trị , và thay vào (19). Tiến hành một loạt các<br />
WTL*2 WMT*2 *<br />
WMT WTL*<br />
phép biến đổi tương đương, ta được:<br />
<br />
MT TL 0<br />
2<br />
(20)<br />
<br />
Bất phương trình (20) luôn đúng, điều này chứng tỏ điểm yên ngựa ổn định, hay (13)<br />
và (14) là các chiến lược tối ưu cần tìm.<br />
Để hiện thực được các thuật toán (13) và (14) cần phải xác định được các tham số sau:<br />
TL , TL , D, D , , , MT , MT , WMT<br />
<br />
. Những tham số TL , TL , , có thể đo được bằng<br />
cảm biến và thiết bị trên khoang hoặc đài điều khiển dưới mặt đất. Xác định các tham số<br />
D, D bằng hệ đo-bám cự ly MT hệ đo-bám vận tốc hướng tâm. Tham số gia tốc của MT<br />
<br />
WMT về nguyên tắc là không đo được trực tiếp. Tuy nhiên, có thể ứng dụng lý thuyết lọc<br />
tối ưu Kalman ta có thể xây dựng các bộ lọc đánh giá trạng thái của MT. Như vậy, thông<br />
qua các giải pháp này có thể chứng minh được khả năng hiện thực hóa luật dẫn mới tổng<br />
hợp được.<br />
3. MÔ PHỎNG ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LUẬT DẪN TRÒ CHƠI VI PHÂN<br />
Để đánh giá hiệu quả luật dẫn tối ưu được xây dựng trên cơ sở lý thuyết trò chơi vi<br />
phân (DGL), ta chia vùng không gian xung quanh MT thành các góc phần tư thứ I, II, III,<br />
IV như hình 2.<br />
<br />
<br />
22 P.T. Dũng, N.T. Hà, N.Đ. Thi, “Tổng hợp luật dẫn tối ưu… lý thuyết trò chơi vi phân.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Phân vùng Hình 3. Quá tải tên lửa khi mục tiêu cơ<br />
<br />
không gian cơ động của MT. động với gia tốc WMT 9g .<br />
Khi MT bay vào (bắn đón) thì MT chỉ có thể cơ động tăng độ cao theo góc phần tư thứ<br />
II và cơ động bổ nhào ở góc phần tư thứ III với các gia tốc khác nhau.Tương tự, khi MT<br />
bay ra (bắn đuổi) thì MT chỉ có thể cơ động ở các góc phần tư thứ I và IV với các gia tốc<br />
khác nhau. Chúng tôi đánh giá hiệu quả của luật dẫn DGL thông qua các thông số như độ<br />
trượt tại điểm gặp, quá tải TL và thời điểm gặp.<br />
Chọn các thông số mô phỏng ban đầu như sau:<br />
VTL = 900m/s, RTLX = 0m; RTLY = 10000m; RMTY = 12000m.<br />
3.1. Khi mục tiêu bay vào<br />
Tham số MT: VMT = 450m/s; RMTX = 15000m.<br />
Trường hợp MT cơ động tăng độ cao<br />
*<br />
Giả thiết MT cơ động tăng độ cao với các gia tốc khác nhau: 1. WMT 30m / s 2 , 2.<br />
*<br />
WMT 60m / s 2 , 3. WMT<br />
*<br />
90m / s 2 . Kết quả mô phỏng thể hiện trên hình 3, 4 và bảng 1.<br />
Trường hợp MT cơ động bổ nhào<br />
*<br />
Giả thiết MT cơ động bổ nhào với các gia tốc khác nhau: 1. WMT 10m / s 2 , 2.<br />
*<br />
WMT 20m / s 2 , 3. WMT<br />
*<br />
30m / s 2 . Kết quả mô phỏng thể hiện trên hình 5 và bảng 2.<br />
<br />
1<br />
2<br />
3 3<br />
2<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 4. Quỹ đạo TL-MT khi MT bay vào, Hình 5. Quỹ đạo TL-MT khi MT bay vào,<br />
cơ động tăng độ cao. cơ động bổ nhào.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 23<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
Bảng 1. Kết quả mô phỏng khi MT bay vào, cơ động tăng độ cao.<br />
TT Tình huống mục tiêu D(tg) [m] tg [s]<br />
*<br />
1 WMT 30m / s 2 0,6561 11,2529<br />
* 2<br />
2 WMT 60m / s 1,5330 13,4290<br />
* 2<br />
3 WMT 90m / s 2,1334 18,2081<br />
Bảng 2. Kết quả mô phỏng khi MT bay vào, cơ động bổ nhào.<br />
TT Tình huống mục tiêu D(tg) [m] tg [s]<br />
* 2<br />
1 W MT 10 m / s 0,3279 11,0958<br />
* 2<br />
2 WMT 20m / s 0,5328 11,2122<br />
* 2<br />
3 WMT 30m / s 1,3334 18,2081<br />
Trường hợp MT cơ động phức tạp<br />
Kết quả mô phỏng quỹ đạo TL, MT được thể hiện trên hình 6, độ trượt và thời điểm<br />
gặp trên bảng 3.<br />
Bảng 3. Kết quả mô phỏng khi MT cơ động phức tạp.<br />
TT Tình huống mục tiêu D(tg) [m] tg [s]<br />
W * 20(m / s 2 ) khi RMTX 13000(m)<br />
MT<br />
1 WMT * 1,7809 11,1504<br />
50(m / s ) khi RMTX 13000(m)<br />
2<br />
<br />
<br />
W * 10(m / s 2 ) khi RMTX 13000(m)<br />
MT<br />
2 WMT<br />
* 1,6538 11,2004<br />
60(m / s 2 ) khi RMTX 13000(m)<br />
<br />
<br />
<br />
2 1 2<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Quỹ đạo TL-MT khi MT cơ động Hình 7. Quỹ đạo TL-MT khi MT cơ động<br />
vào phức tạp. ra phức tạp.<br />
Kết quả mô phỏng trong các trường hợp MT cơ động bay vào cho thấy, luật dẫn trò<br />
chơi vi phân có thể đưa TL đến gặp MT với độ trượt tại điểm gặp nhỏ. Luật dẫn mới này<br />
hoàn toàn có thể tiêu diệt được các MT cơ động lớn (9g) (độ trượt khoảng 2m) và các MT<br />
cơ động phức tạp.<br />
3.2. Khi mục tiêu bay ra<br />
Giả thiết: VMT 250 m/s.<br />
Giả sử MT cơ động phức tạp khi bay ra<br />
Trường hợp 1: RMTX = 5000m, trường hợp 2: RMTX = 6000m.<br />
<br />
<br />
<br />
24 P.T. Dũng, N.T. Hà, N.Đ. Thi, “Tổng hợp luật dẫn tối ưu… lý thuyết trò chơi vi phân.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Kết quả mô phỏng quỹ đạo TL, MT được thể hiện trên hình 7, độ trượt và thời điểm<br />
gặp trên bảng 4.<br />
Bảng 4. Kết quả mô phỏng khi MT cơ động ra phức tạp.<br />
TT Tình huống mục tiêu D(tg) [m] tg [s]<br />
WMT *<br />
60(m / s )<br />
2<br />
khi RMTX 6000(m)<br />
1 2,1809 7,7207<br />
WMT<br />
*<br />
20(m / s ) khi RMTX 6000(m)<br />
2<br />
<br />
<br />
WMT *<br />
10(m / s 2 ) khi RMTX 7000(m)<br />
2 1,6480 9,0789<br />
WMT 50(m / s ) khi RMTX 7000(m)<br />
* 2<br />
<br />
<br />
<br />
Từ các kết quả mô phỏng có thể rút ra nhận xét sau: Khi MT cơ động ra ở cự ly và vận tốc<br />
cho phép thì luật dẫn trò chơi vi phân vẫn có thể đưa TL đến gặp MT với độ trượt tại điểm gặp<br />
nhỏ (trong tình huống phức MT cơ động phức tạp là khoảng 2m). Quỹ đạo TL tương đối<br />
thẳng, đồng nghĩa với việc quá tải TL nhỏ sẽ làm giảm sai số động của hệ thống dẫn.<br />
4. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã tổng hợp được luật dẫn tối ưu TL trên cơ sở ứng dụng lý thuyết trò chơi vi<br />
phân đảm bảo độ trượt nhỏ nhất. Luật dẫn mới này hơn hẳn các luật dẫn tối ưu thông<br />
thường (trong tài liệu số [8] tác giả gọi luật dẫn trò chơi vi phân là luật dẫn thông minh,<br />
các luật dẫn tối ưu chỉ là trường hợp riêng của luật dẫn trò chơi vi phân), bởi vì các đối<br />
tượng tham gia vào mô hình động hình học sử dụng luật dẫn trò chơi vi phân sẽ có được<br />
chiến lược cơ động tối ưu của mình nhằm tối ưu hóa hàm chỉ tiêu chất được đã chọn. Kết<br />
quả khảo sát đã chứng tỏ được hiệu quả của luật dẫn mới, đặc biệt trong trường hợp MT<br />
cơ động mạnh và cơ động với gia tốc thay đổi. Trong các tình huống khác nhau, luật dẫn<br />
đều có thể đưa TL đến gặp MT với độ trượt nhỏ, đồng nghĩa với quá tải TL tại lân cận<br />
điểm gặp nhỏ. Quá tải TL trong trường hợp MT cơ động với gia tốc 9g thì quá tải đòi hỏi<br />
cực đại của luật dẫn cũng chỉ nhỏ hơn 13g (hình 3). Đối với các TL phòng không tự dẫn<br />
hiện đại như S300-PMU1, quá tải phát huy có thể đạt được 23g thì luật dẫn hoàn toàn có<br />
thể phù hợp với thực tế.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Nguyễn Doãn Phước. “Lý thuyết điều khiển nâng cao”. Nhà xuất bản Khoa học và<br />
Kỹ thuật, 2005.<br />
[2]. Phạm Trung Dũng, Vũ Xuân Đức. “Cơ sở điều khiển tối ưu trong các hệ thống kỹ<br />
thuật”. Nhà xuất bản quân đội nhân dân, 2012.<br />
[3]. А.И. Канащенкова, В.И. Меркулова. “Авиационные системы<br />
радиоуправления”. Мoсква, Том 1,2,3, 2003.<br />
[4]. Брейсон А., Хо Ю-Ши. “Прикладная теория оптимального управления”. М.:<br />
Мир. 1972.<br />
[5]. Battistini, S. Shima, T. “Differential games missile guidance with bearings-only<br />
measurements”. Aerospace and Electronic Systems, IEEE Transactions on, vol.50,<br />
pp.2906-2915, 2014.<br />
[6]. Battistini, S. Shima, T. “Differential games missile guidance with bearings-only<br />
measurements”. Decision and Control (CDC), IEEE 52nd Annual Conference on,<br />
pp.4218-4223, 2013.<br />
[7]. Cardaliaguet Pierre. “Introduction to differential games”. University of Brest, 1st<br />
version, 2010.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 41, 02 - 2016 25<br />
Tên lửa & Thiết bị bay<br />
<br />
[8]. Farhan A. Faruqi. “Differential Game Theory Application to Intelligent Missile<br />
Guidance”. © Commonwealth of Australia. 2013.<br />
[9]. George M.Siouris. “Missle guidance and control systems”. 2003.<br />
[10]. Naiming Qi, Yanfang Liu, Zhiwei Tang. “Bounded Differential Game Guidance Law<br />
for Interceptor with Second-Order Maneuvering Dynamics”. Instrumentation,<br />
Measurement, Computer, Communication and Control, First International Conference<br />
on, pp.925 – 928, 2011.<br />
[11]. Ming-Hsiung Hsueh, Chin-I Huang, Li-Chen Fu. “A Differential Game Based<br />
Guidance Law for the Interceptor Missiles”. Industrial Electronics Society, IECON,<br />
33rd Annual Conference of the IEEE, pp.665-670, 2007.<br />
[12]. Paul Zarchan. “Tactical and strategic missile guidance”. Sixth edition, 2012.<br />
[13]. S.Vathsal, A.K. Sarkar. “Current Trends in Tactical Missile Guidance”. Defence<br />
Science Journal, Vol.55, No.2, pp.265-280, 2005.<br />
<br />
<br />
ABSTRACT<br />
A DIFFERENTIAL GAME BASED GUIDANCE LAW FOR<br />
MINIMIZING MISS DISTANCE<br />
In this paper a missile guidance law is synthesized based on the differential<br />
game theory. The performance criterion is miss distance. The new missile guidance<br />
law has demonstrated the advantages in the aerial engagements.<br />
Keywords: Missile, Guidance law, Optimal, Different game theory, Miss distance.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 12 năm 2015<br />
Hoàn thiện ngày 22 tháng 02 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 22 tháng 02 năm 2016<br />
<br />
1<br />
Địa chỉ: Học viện Kỹ thuật quân sự ;<br />
2<br />
Học viện Phòng không-Không quân;<br />
3<br />
Tổng cục CNQP.<br />
*<br />
Email: nguyentrongha.tdh@gmail.com<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26 P.T. Dũng, N.T. Hà, N.Đ. Thi, “Tổng hợp luật dẫn tối ưu… lý thuyết trò chơi vi phân.”<br />