Tổng quan Đái tháo đường
lượt xem 3
download
Đái tháo đường là tên chung của một nhóm bệnh có biểu hiện là cơ thể không thể điều hòa được lượng đường (đặc biệt là glucose) có trong máu. Glucose trong máu cung cấp năng lượng cho các hoạt động hằng ngày chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, tập thể thao, và làm việc nhà.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tổng quan Đái tháo đường
- Đái tháo đường Đái tháo đường là tên chung của một nhóm bệnh có biểu hiện là cơ thể không thể điều hòa được lượng đường (đặc biệt là glucose) có trong máu. Glucose trong máu cung cấp năng lượng cho các hoạt động hằng ngày chẳng hạn như đi bộ, đạp xe, tập thể thao, và làm việc nhà. Glucose được gan sản xuất từ thức ăn hằng ngày (gan là cơ quan nằm bên trái bụng, gần dạ dày). Ở người khỏe mạnh, nồng độ glucose trong máu được điều hòa bởi một số loại hormon, trong đó có insulin. Insulin đư ợc sản xuất từ tụy, một cơ quan nhỏ nằm giữa dạ dày và gan. Tụy tiết ra những enzyme quan trọng giúp tiêu hóa thức ăn. Insulin giúp glucose đi từ gan vào máu, cơ và những tế bào mỡ, những nơi cần nó để làm nhiên liệu. Những người bị đái tháo đường là do cơ thể không sản xuất đủ insulin (đái tháo đường type I) hoặc không sử dụng được insulin một cách hiệu quả (đái tháo đường type II), hoặc có thể gặp cả hai trường hợp nêu trên. Ở bệnh đái tháo đường, glucose trong máu không di chuyển vào trong tế bào được nên nó vẫn nằm lại ở đó. Điều này không chỉ gây hủy hoại các tế bào vốn cần glucose để làm nhiên liệu hoạt động mà còn gây hủy hoại một số cơ quan hoặc mô của cơ thể do bị tiếp xúc với glucose nồng độ cao. Đái tháo đường type 1. Cơ thể ngừng sản xuất insuline hoặc lượng insulin được sản xuất quá ít không đủ để điều hòa lượng glucose có trong máu.
- Đái tháo đường type 1 chiếm khoảng 10% các trường hợp bị đái tháo đường ở Mỹ. Đái tháo đường type 1 thường gặp ở trẻ em hoặc thiếu niên. Còn được biết đến với cái tên "Đái tháo đường tuổi vị thành niên" hoặc "Đái tháo đường phụ thuộc insulin" Đái tháo đường type 1 cũng có thể gặp ở những ng ười lớn tuổi hơn do tụy bị hủy hoại bởi rượu, bệnh tật hoặc bị phẫu thuật cắt bỏ. Nó cũng có thể là kết quả của bệnh suy tế bào beta tuyến tụy tiến triển, vốn là những tế bào sản xuất insulin. Những bệnh nhân bị đái tháo đường type 1 cần phải được điều trị bằng insulin mỗ i ngày để duy tr ì cuộc sống. Đái tháo đường type 2. Tụy có khả năng sản xuất insulin được nhưng cơ thể mất khả năng sử dụng được lượng insulin này (một phần hay hoàn toàn). Hiện tượng này đôi khi được gọi là đề kháng insulin. Cơ thể cố gắng chống lại sự đề kháng này bằng cách chế tiết insulin nhiều hơn. Những người bị đề kháng insulin sẽ phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 khi cơ thể của họ không thể tiếp tục chế tiết đủ insulin để đáp ứng với nhu cầu cao hơn. Có ít nhất 90% bệnh nhân đái tháo đường bị đái tháo đường type 2. Đái tháo đường type 2 thường gặp ở tuổi trưởng thành, thường là sau 45 tuổi. Nó cũng thường được gọi là "đái tháo đường tuổi trưởng thành" hoặc "đái tháo đường không phụ thuộc insulin". Những t ên gọi này đã không còn được dùng nữa vì đái tháo đường type 2 cũng có thể xảy ra ở người trẻ và một số bệnh nhân cũng cần phải sử dụng insulin để điều trị. Đái tháo đường type 2 thông thường có thể kiểm soát được bằng chế độ ăn, giảm cân, thể thao, và thuốc uống. Hơn 50% bệnh nhân đái tháo đường type 2 cần sử dụng insulin để kiểm soát đường huyết ở một số giai đoạn tiến triển của bệnh. Đái tháo đường thai kỳ là một thể đái tháo đường xảy ra trong nửa cuối thai kỳ Mặc dù đái tháo đường thai kỳ thường sẽ khỏi sau khi sinh tuy nhiên những phụ nữ bị bệnh này sẽ dễ bị đái tháo đường type 2 hơn những phụ nữ khác sau này. Những phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ dễ sinh con to. Hội chứng chuyển hóa (còn được gọi là hội chứng X) là một nhóm những biểu hiện bất thường trong đó đái tháo đường type 2 hầu như luôn hiện diện cùng với tăng huyết áp, mỡ máu cao (tăng lipid máu, nổi bật là tăng LDL, giảm HDL và tăng triglyceride), béo phì trung tâm, và bất thường đông máu và phản ứng viêm. Một tỷ lệ lớn bệnh tim mạch cũng có liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Tiền đái tháo đường là tình trạng đường huyết cao hơn mức bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là đái tháo đường. Tiền đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ bị đái tháo đường type 2 và bệnh tim mạch hay đột quỵ.
- Thông thường t iền đái tháo đường có thể khỏi mà không cần sử dụng insulin hoặc thuốc bằng cách giảm cân vừa phải và gia tăng các hoạt động thể lực. Cách giảm cân này có thể phòng ngừa, hay ít nhất là làm chậm lại, sự khởi phát của đái tháo đường type 2. Ủy ban quốc tế của hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ đã định nghĩa lại tiêu chuẩn chẩn đoán của tiền đái tháo đường, hạ thấp mức đường huyết giới hạn của t iền đái tháo đường, do đó có thêm khoảng 20% người trưởng thành được xem là bị t iền đái tháo đường và có thể phát triển thành đái tháo đường trong vòng 10 năm tới nếu không tập thể dục hoặc giảm cân thích hợp. T ỷ lệ người bị đái tháo đường gia tăng nhanh chóng do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là sự gia tăng tỷ lệ những người bị béo phì và thường xuyên ngồi một chỗ nhiều. Các biến chứng của đái tháo đường Những biến chứng chính của đái tháo đường Cả hai thể đái tháo đường đều dẫn đến sự gia tăng lượng đường trong máu. Nếu kéo dài, có thể sẽ gây tổn thương võng mạc, thận, thần kinh, và mạch máu.
- Tổn thương võng mạc có thể dẫn đến mù. Tổn thương thận có thể gây suy thận. Tổn thương thần kinh có thể gây ra những vết thương và loét ở bàn chân, thường phải cắt cụt bàn và cẳng chân. Tổn thương các dây thần kinh thuộc hệ thần kinh tự chủ có thể dẫn đến liệt dạ dày, tiêu chảy mạn, và không kiểm soát được tần số tim và huyết áp khi thay đổi tư thế. Đái tháo đường cũng thúc đẩy xơ vữa động mạch (hình thành những mảng chất béo bên trong động mạch) có thể dẫn đến hẹp hoặc tắc nghẽn. Những thay đổi này có thể dẫn đến cơn suy tim cấp, đột quỵ và giảm lưu lượng tuần hoàn đến tay và chân (bệnh lý mạch máu ngoại biên). Đái tháo đường có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng cholesterol, triglycerid. Những bệnh này tiến triển độc lập kết hợp với đái tháo đường để gia tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch, bệnh thận, và những biến chứng về mạch máu khác. Trong giai đoạn ngắn, đái tháo đường có thể gây ra những t ình trạng cấp tính sau: Nhiều bệnh nhiễm trùng có thể liên quan đến đái tháo đường, và ở những người bị đái tháo đường, nhiễm trùng trở nên nguy hiểm hơn vì khả năng chống đỡ của cơ thể đối với các tác nhân nhiễm trùng đã bị bệnh đái tháo đường làm cho suy yếu đi. Nhiễm trùng cũng có thể làm khả năng kiểm soát đường huyết của cơ thể trở nên tồi tệ hơn dẫn đến làm chậm trễ tiến trình phục hồi của cơ thể sau nhiễm trùng. Hạ đường huyết có thể xảy ra từ từ ở hầu hết bệnh nhân đái tháo đường do sử dụng quá nhiều thuốc đái tháo đường hoặc insulin (còn được gọi là phản ứng insulin), bỏ bữa ăn, tập thể dục nhiều quá mức bình thường, uống quá nhiều rượu, hoặc uống thuốc để điều trị một bệnh khác. Việc nhận biết các dấu hiệu hạ đường huyết và chuẩn bị sẵn sàng điều trị nó là rất quan trọng. Những triệu chứng thường gặp là nhức đầu, hoa mắt, kém tập trung, run tay và vã mồ hôi. Bệnh nhân có thể sẽ bị ngất nếu như đường huyết xuống quá thấp. Nhiễm ceton acid do đái tháo đường: đây là một tình trạng nguy kịch được gây ra do đường huyết trong máu cao không được kiểm soát kéo dài (thường là do thiếu insulin hoàn toàn hoặc một phần) dẫn đến sự tích tụ những sản phẩm thừa có tính acid trong máu có tên là ceton. Nồng độ ceton cao trong máu rất nguy hiểm. T ình trạng này thường gặp ở những người bị đái tháo đường type 1 không kiểm soát tốt đường huyết. Nhiễm ceton acid có thể bị thúc đẩy bởi nhiễm trùng, stress, chấn thương, không sử dụng thuốc, hoặc những tình trạng cấp cứu như trụy tim mạch và đột quỵ. Hội chứng tăng áp lực thẩm thấu không do ceton: đây là một tình trạng nguy kịch gây ra do đường huyết trong máu rất cao. Cơ thể cố gắng chống cự lại bằng cách thải lượng đường dư ra ngoài nước tiểu. Điều này là gia tăng lượng nước tiểu đáng kể và thường dẫn đến thiếu nước nặng, có thể gây tai biến, hôn mê, và thậm chí là tử vong. Hội chứng này thường gặp ở những bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 không kiểm soát mức đường huyết, hoặc những người bị thiếu nước, bị stress, tổn thương, đột quỵ hoặc đang sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như steroid.
- NGUYÊN NHÂN Đái tháo đường type 1: đái tháo đường type 1 được cho là do bệnh tự miễn. Hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công những tế bào tuyến tụy sản xuất insulin. Có tính chất gia đình ở một số trường hợp, tuy nhiên nguyên nhân do di truyền thường gặp hơn ở đái tháo đường type 2. Yếu tố môi trường, bao gồm nhiễm siêu vi không tránh được, cũng có thể là một tác nhân đóng góp. Đái tháo đường type 1 thường gặp nhất ở những người không có nguồn gốc La tinh, Bắc Âu (đặc biệt là ở Phần Lan và Sardinia), sau đó là dân Mỹ gốc Phi, dân Mỹ có nguồn gốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. Ít gặp ở Châu Á. Đái tháo đường type 1 ở nam nhiều hơn một ít so với nữ. Đái tháo đường type 2: có tính di truyền mạnh, có nghĩa là đái tháo đường type 2 có khuynh hướng phát triển theo gia đình. Một số loại gen đã được xác định và một số khác đang trong giai đoạn nghiên cứu được nghi ngờ là nguyên nhân gây ra đái tháo đường type 2. Yếu tố nguy cơ của đái tháo đường type 2 bao gồm: Tăng huyết áp Tăng triglyceride (mỡ) máu. Đái tháo đường thai kỳ hoặc sinh con nặng hơn 4kg Chế độ ăn nhiều chất béo. Uống nhiều rượu Ngồi nhiều Béo phì hoặc thừa cân. Chủng tộc, đặc biệt khi có những người thân bị đái tháo đường type 2 hoặc bị đái tháo đường thai kỳ. Tuổi tác: sự gia tăng tuổi tác là yếu tố nguy cơ rõ rệt của đái tháo đường type 2. Nguy cơ bắt đầu tăng rõ rệt ở tuổi 45 và tăng đáng kể sau 65 tuổi. TRIỆU CHỨNG Triệu chứng của đái tháo đường type 1 thường xuất hiện đột ngột. Đái tháo đường type một thường gặp ở trẻ em hoặc giai đoạn sớm của tuổi trưởng thành, thường đi kèm với những bệnh khác như bị nhiễm virus hoặc nhiễm trùng đường niệu hoặc bị tổn thương. Gia tăng thêm stress có thể gây ra nhiễm ceton acid. Triệu chứng của nhiễm ceton acid bao gồm nôn và buồn nôn. Thiếu nước và thường gặp rối loạn nghiêm trọng nồng độ kali trong máu. Nếu không được điều trị, nhiễm ceton acid có thể dẫn đến hôn mê và tử vong. Triệu chứng của đái tháo đường type 2 thường khó phát hiện và có thể bị cho là nguyên nhân do tuổi già và béo phì gây nên.
- Bệnh nhân có thể đã bị đái tháo đường type 2 trong nhiều năm mà không phát hiện ra. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có thể tiến triển thành hội chứng tăng áp lực thẩm thấu không liên quan đến cetone. Diễn tiến của đái tháo đường type 2 có thể bị thúc đẩy nhanh hơn bởi thuốc có chứa steroid và stress. Nếu không được điều trị đúng cách, đái tháo đường type 2 có thể gây ra các biến chứng như mù, suy thận, bệnh tim mạch và tổn thương thần kinh. Những triệu chứng chung của cả 2 type đái tháo đường thường gặp: Mệt mỏi: khi bị đái tháo đường, cơ thể giảm hay đôi khi không còn khả năng sử dụng glucose để tạo năng lượng nữa. Do đó, cơ thể phải chuyển sang dùng mỡ, một phần hay hoàn toàn, để tạo ra năng lượng. Quá trình này đòi hỏi cơ thể phải sử dụng năng lượng nhiều hơn và kết quả cuối cùng là người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi thường xuyên. Giảm cân không rõ nguyên nhân: bệnh nhân bị đái tháo đường không thể xử lý được calori trong thức ăn dẫn đến giảm cân ngay cả khi ăn đủ hay thậm chí là ăn nhiều. Mất đường và nước qua nước tiểu cũng là một tác nhân góp phần vào triệu chứng giảm cân này. Khát nước nhiều: Bệnh nhân bị đái tháo đường có mức đường huyết cao làm lấn át khả năng giữ lại đường của thận khi lọc máu để tạo thành nước tiểu. Một lượng nước tiểu lớn được hình thành khi thận bị đầy tràn đường. Cơ thể cố gắng chống lại hiện tượng này bằng cách gửi một tín hiệu lên não để làm máu loãng ra bằng cách tạo cảm giác khát, đòi hỏi phải đưa vào cơ thể thêm nhiều nước để làm loãng nồng độ đường trong máu đang cao trở về mức bình thường và để bù vào lượng nước bị mất do tiểu nhiều. Tiểu nhiều: một cách khác giúp cơ thể thoát khỏi tình trạng dư thừa đường là thải đường ra ngoài qua nước tiểu. Hiện tượng này sẽ làm cơ thể bị thiếu nước do khi thải đường ra ngoài cơ thể sẽ mang theo một lượng lớn nước cũng đi ra theo chung với nó. Ăn nhiều: nếu cơ thể vẫn còn đủ khả năng, nó sẽ tiết ra nhiều insulin hơn để đối phó với t ình trạng nồng độ đường cao trong máu. Hơn nữa, cơ thể trở nên đề kháng với hoạt động của insulin trong đái tháo đường type 2. Một trong những chức năng của insulin là kích thích cảm giác đói. Do đó, nồng độ insulin cao trong cơ thể sẽ dẫn đến tăng cảm giác đói và muốn ăn. Bất chấp sự gia tăng lượng calori nhập vào cơ thể, người bệnh có thể chỉ tăng cân rất ít hay thậm chí là giảm cân. Chậm lành vết thương: nồng độ đường cao trong máu ngăn chặn bạch cầu hoạt động bình thường (bạch cầu là những tế bào đóng vai trò quan trọng trong chức năng tự bảo vệ của cơ thể chống lại vi trùng và nó cũng dọn dẹp những mô và tế bào chết). Khi bạch cầu hoạt động không bình thường, các vết thương trở nên lâu lành hơn và bị nhiễm trùng thường xuyên hơn. Ngoài ra, đái tháo đường kéo dài còn dễn đến dày thành của các mạch máu gây cản trở các tế bào máu có chứa oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các mô của cơ thể. Nhiễm trùng: một số hội chứng nhiễm trùng, như nhiễm nấm sinh dục, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường niệu do hệ thống miễn dịch đã bị ức chế bởi bệnh đái
- tháo đường và bởi sự hiện diện của glucose trong mô (giúp vi khuẩn phát triển tốt). Nó cũng là dấu hiệu chỉ điểm cho biết có sự kiểm soát đường huyết kém ở những bệnh nhân đái tháo đường. Thay đổi về trạng thái tâm thần: những biểu hiện như lo âu, cáu gắt vô cớ, mất tập trung, ngủ mê, hoặc lẫn lộn cũng đều có thể là dấu hiệu của tình trạng đường huyết rất cao, nhiễm ceton acid, hội chứng tăng áp lực thẩm thấu, hoặc hạ đường huyết. Do đó, khi thấy bất kỳ một biểu hiện nào kể trên ở những bệnh nhân đái tháo đường, cần phải gọi điện thoại cấp cứu để có được sự can thiệp của bác sĩ. Nhìn mờ: triệu chứng này không đặc hiệu cho đái tháo đường nhưng cũng thường hay xuất hiện khi mức đường huyết lên cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tổng quan về bệnh Đái tháo đường ( tiểu đường)
6 p | 394 | 60
-
Bài giảng Đái tháo đường - BS. Phạm Thu Hà
75 p | 202 | 53
-
Tổng Quan về Đái Tháo Đường Type 2 (Kỳ 1)
5 p | 183 | 20
-
ĐẶC ĐIỂM ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
33 p | 126 | 12
-
Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của người bệnh đái tháo đường typ 2 điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Đặng Thùy Trâm năm 2021-2022
5 p | 17 | 5
-
Tổng quan về biến chứng của bệnh đái tháo đường
3 p | 74 | 4
-
Tổng quan về các hợp chất ức chế enzyme α-glucosidase có nguồn gốc tự nhiên và vai trò của các chủng nấm Aspergillus ứng dụng trong thuốc điều trị bệnh đái tháo đường tuýp 2
15 p | 41 | 4
-
Nghiên cứu thực trạng tuân thủ điều trị và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Lê Văn Việt năm 2023
7 p | 5 | 3
-
Phân tích một loạt ca bệnh thai phụ có thai chết lưu liên quan tới đái tháo đường tại khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai
7 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu tình hình suy tim phân suất tống máu bảo tồn ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021-2022
7 p | 8 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm bệnh và mối liên quan với các yếu tố nguy cơ ở người đái tháo đường, suy giảm dung nạp glucose tại Hà Nội
6 p | 3 | 3
-
Bài giảng Hạ glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường, phòng ngừa và xử trí - TS.BS. Lê Văn Chi
55 p | 24 | 3
-
Phân tích chi phí hiệu quả của insulin degludec so với insulin glargine trong điều trị đái tháo đường: Nghiên cứu tổng quan hệ thống
11 p | 7 | 2
-
Bài giảng Đái tháo đường thai kỳ (GDM)
39 p | 74 | 2
-
Nghiên cứu việc tuân thủ dùng thuốc của người bệnh đái tháo đường típ 2 tại Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ
5 p | 8 | 2
-
Tổng quan hệ thống chi phí điều trị đái tháo đường tuýp 2 tại Việt Nam
8 p | 16 | 2
-
Các yếu tố liên quan đến kiểm soát glucose máu ở bệnh nhân đái tháo đường điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2017-2020
7 p | 8 | 2
-
Bài giảng Tổng quan bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường điện cơ dẫn truyền - Trần Thanh Tùng
58 p | 29 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn