Bài giảng Tổng quan bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường điện cơ dẫn truyền - Trần Thanh Tùng
lượt xem 1
download
Bài giảng Tổng quan bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường điện cơ dẫn truyền trình bày các nội dung chính sau: Giải phẫu dây thần kinh ngoại biên, yếu tố nguy cơ của bệnh thần kinh đái tháo đường, phân loại bệnh lý thần kinh đái tháo đường, tốc độ dẫn truyền thần kinh,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Tổng quan bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường điện cơ dẫn truyền - Trần Thanh Tùng
- TỔNG QUAN BỆNH LÝ THẦN KINH NGOẠI BIÊN DO ĐÁI THÁO ĐƯỜNG - ĐIỆN CƠ DẪN TRUYỀN HV thực hiện: TRẦN THANH TÙNG Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN ĐÌNH TOÀN 1 Huế, 01 - 2021
- Nội dung 1. Đặt vấn đề 2. Định nghĩa 3. Lâm sàng 4. Chẩn đoán 5. Tốc độ dẫn truyền thần kinh 6. Điều trị 2
- Theo tổ chức Y tế Thế giới: “Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết và các rối loạn chuyển hóa, điển hình là bệnh đái tháo đường”. Đái tháo đường đang có tốc độ gia tăng nhanh chóng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là căn bệnh được các chuyên gia coi là “ Đại dịch toàn cầu thế kỷ 21”. Bệnh đái tháo đường tuy không phải là bệnh lây nhiễm nhưng được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” và đang có xu hướng trở thành đại dịch thứ 4 của nhân loại, sau tim mạch, ung thư và AIDS[1]. 3 Tạ Văn Bình (2017), “Đái tháo đường – Đại dịch toàn cầu thế kỷ 21 và những con số báo động”, Tạp chí đái tháo đường số 3, tr1-2.
- Bệnh lý thần kinh: biến chứng mạch máu nhỏ Thường gặp: Viêm đa dây thần kinh cảm giác vận động đối xứng ở phần xa do ĐTĐ và bệnh lý TK tự động. 4 Kelsey J. W., A.Gordon Smith (2016), “Updates in diabetic peripheral neuropathy”, F1000Research 2016 version1, referees:3
- Dịch tễ học Pirart : 7,5% bệnh nhân đái tháo đường [26]. Palumbo và cộng sự: 4% bệnh nhân trong vòng 5 năm đầu sau chẩn đoán [26]. Theo Paz-Guevara và cộng sự: sau 45 năm tiến triển của bệnh ĐTĐ, tần suất ĐTĐ có biến chứng thần kinh là >47%, trong đó 10% có bệnh thần kinh ngoại biên, và tần suất được đánh giá từ 5-36% tùy tác giả [43]. Lehtinen J.M et al (1989), “Prevalence of neuropathy in newly diagnosed NIDDM and nondiabetic control subjects”, Diabetic, 38, pp.13.7-1313. 5 Vinik A.I, Holland M.T et al (1992), “Diabetic Neuropathies”, Diabetes Care, 15(12), pp.1926- 1975.
- • f 6 Prevalence of and Risk Factors for Diabetic Peripheral Neuropathy in Youth With Type 1 and Type 2 Diabetes: SEARCH for Diabetes in Youth Study Diabetes Care 2017 Sep; 40(9): 1226-1232
- Tại Việt Nam: Thang điểm Michigan hay test sàng lọc Anh quốc, NCS. Test sàng lọc Anh quốc: phương pháp đơn giản, thuận lợi gồm điểm triệu chứng cơ năng và điểm khám lâm sàng với cách khám và phương tiện có thể thực hiện ở bất kỳ trung 7 tâm y tế nào.
- 1988, San Antonio, ADA và Viện hàn lâm thần kinh học Hoa Kỳ (AAN) đã đưa ra định nghĩa “Bệnh thần kinh đái tháo đường là một thuật ngữ nhằm chỉ sự rối loạn chức năng thần kinh có thể chứng minh được qua bằng chứng lâm sàng hoặc cận lâm sàng xảy ra trên bệnh nhân đái tháo đường sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác”. 8
- Giải phẫu dây thần kinh ngoại biên Hoàng Khánh (2002), Giáo trình nội thần kinh cơ sở và bệnh lý, Bộ môn Nội, Trường Đại học Y 9 khoa Huế. Nguyễn Quang Quyền (1997), “Hệ thần kinh tự chủ”, Bài giảng Giải phẫu học, (2), NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr.352-359.
- Yếu tố nguy cơ của bệnh thần kinh ĐTĐ YTCN điều chỉnh được YTCN không điều chỉnh được Kiểm soát đường huyết kém Béo phì (HbA1C) Rượu Tuổi lớn Tăng huyết áp Giới nam Hút thuốc lá Chiều cao Tăng Triglycerides Tiền sử gia đình về bệnh thần kinh Thời gian măc ĐTĐ APOE genotype Tăng hoạt động gene aldose reductase ACE genotype Harati, Yadollah (2007). Diabetic Neuropathies: Unanswered Questions. , 25(1), 303–317. doi:10.1016/j.ncl.2007.01.002 10 Tesfaye, Solomon; (2005). Vascular Risk Factors and Diabetic Neuropathy. New England Journal of Medicine, 352(4), 341–350.
- Sinh lý bệnh Glucose máu tăng, thiếu insulin sẽ chuyển qua con đường đa đường (polyol) Tăng hoạt hóa men aldose reductase, kết quả gây ứ sorbitol và fructose, và mất cân bằng tỉ nicotinamide adenine dinucleotide phosphate (NADP) và nicotinamide adenine dinucleotide (NAD) Tăng stress oxyd hóa mạch máu với thành lập ROS (reactive oxygen species) Tạo ra sản phẩm glycoxygenation qua con đường hexosamine, glycation nội bào và protein ngoại bào, thành lập sản phẩm AGE (Advanced Glycation End) Hoạt hóa một phần protein kinase C, tăng phóng thích cytokine Thiếu yếu tố dinh dưỡng dây TK (do tổn thương các vi mạch 11 nuôi TK).
- Sinh lý bệnh a 12 Lehtinen J.M et al (1989), “Prevalence of neuropathy in newly diagnosed NIDDM and nondiabetic control subjects”, Diabetic, 38, pp.13.7-1313.
- Sinh lý bệnh a 13
- Phân loại bệnh lý TK đái tháo đường Bảng 1.1. Phân loại bệnh lý thần kinh đái tháo đường dựa vào lâm sàng theo Boulton và Wardy Bouiton và Malik [18]. Bệnh lý đa dây thần kinh Bệnh lý đơn dây thần kinh -Thần kinh cảm giác - Ngoại vi, đơn lẻ + Cảm giác, cấp tính - Viêm nhiều sợi thần kinh + Cảm giác vận động, mạn tính - Bệnh lý thân thần kinh Bệnh lý thần kinh tự chủ + Tim mạch + Tiêu hóa + Tiết niệu sinh dục + Loại khác Bệnh lý vận động đoạn gần (teo cơ) 14 + Bệnh lý thân thần kinh
- Phân loại bệnh lý TK đái tháo đường Bảng 1.2. Phân loại bệnh lý thần kinh đái tháo đường theo Said [18]. Bệnh lý đa dây thần Bệnh lý thần kinh cục Các bệnh lý TK không kinh tùy thuộc chiều dài bộ và nhiều ổ do ĐTĐ thường gặp trên bệnh nhân ĐTĐ Viêm đa dây thần kinh + Bệnh lý thần kinh sọ + Liệt do áp lực đè ép cảm giác đối xứng đoạn não + Bệnh lý đa thần kinh xa + Bệnh lý thần kinh tứ mất chất trắng do viêm Bệnh lý thần kinh sợi chi lớn + Bệnh lý thần kinh chi Viêm đa dây thần kinh dưới đoạn gần đối xứng, đau + Bệnh lý thân thần kinh 15 Bệnh lý thần kinh tự chủ
- Phân loại bệnh lý TK đái tháo đường Bảng 1.3. Phân loại bệnh lý thần kinh đái tháo đường theo Thomas [18], [42]. Hồi phục nhanh Bệnh lý đa dây thần kinh Bệnh lý thần kinh cục bộ đối xứng, lan tỏa và nhiều ổ +Bệnh lý thần kinh do tăng +Cảm giác, cấp tính +Thần kinh sọ não glucose máu +Cảm giác vận động, mạn +Bệnh lý rễ thần kinh tính ngực bụng +Tự chủ +Bệnh lý thần kinh cục bộ tại chi +Bệnh lý vận động đoạn gần (teo cơ) +Bệnh lý đa thần kinh mất chất 16trắng do viêm mạn tính đi kèm các bệnh trên
- Phân loại bệnh lý TK đái tháo đường Bảng 1.4. Phân độ bệnh lý thần kinh đái tháo đưòng theo Dyck [18], [39], [40]. Phân độ bệnh lý thần kinh đái tháo đường N0: bệnh nhân đái tháo đường không có triệu chứng của bệnh thần kinh do đái tháo đường N1: bệnh lý đa dây thần kinh không có triệu chứng cơ năng N1a: không có triệu chứng cơ năng nhưng có các test thần kinh bất thường Nlb: test thần kinh bất thường kèm theo có triệu chứng thực thể khi thăm khám N2: bệnh lý đa dây thần kinh có triệu chứng cơ năng N2a: có triệu chứng cơ năng kèm theo các test thần kinh bất 17 thường N2b: N2a kèm theo phản xạ chi dưới
- Lâm sàng Bệnh thần kinh ngoại biên (bệnh thần kinh xa gốc đối xứng) [6], [11], [34]: Biểu hiện đầu tiên là bệnh thần kinh cảm giác đối xứng (symmetrical sensory neuropathy), tổn thương đầu tiên ở đầu chi phần xa gốc, nên còn gọi là bệnh thần kinh xa gốc đối xứng. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là cảm giác và phản xạ. Sandbrink F., Hallet M. (2004), “Các bệnh thần kinh ngoại biên”, Thần kinh học lâm sàng, NXB Y học, Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 570-595. 18 Adam Czaplinski et al (2013), “Evaluation des polyneuropathies et options thé rapeutiques pour les forms fré quentes”, Forum Med Suise, 13(24), pp.476-482. Osvaldo J.M.N, Carnila C.B.P, Eduardo B.U.C (2016), “Diabetic neuropathy”, Neuropatia diabetic, 17(1), 46-51.
- Lâm sàng Rối loạn cảm giác: Biểu hiện: tê đầu chi, châm chích hoặc kiến bò, đau rõ kiểu co cứng khó chịu, co rút, hoặc nóng rát..., có thể có cơn kịch phát. Đặc hiệu nhất là ban đêm, xuất hiện khi nằm, và khiến bệnh nhân phải ngồi dậy, đi lại và tiếp xúc với lạnh. Vị trí: bàn chân và cẳng chân. Cường độ: thay đổi, đôi lúc ảnh hưởng không có triệu chứng, đôi lúc ảnh hưởng đến toàn trạng hoặc gây hội chứng trầm cảm nặng. Tuy nhiên, có thể không có triệu chứng, ở vài bệnh nhân đôi khi thấy ít than phiền, nhưng khám thực thể đã thấy mất cảm giác từ mức độ nhẹ, trung bình đến nặng. 19
- Lâm sàng Bệnh tiến triển dần, rối loạn và mất cảm giác đi lên, và khi tiến đến gần nửa bắp chân (theo dạng bốt), và ở cánh tay, cũng tiến dần mất cảm giác theo dạng găng. Triệu chứng và dấu chứng sớm nhất của bệnh thần kinh ĐTĐ có lẽ do mất dần toàn bộ cả hai loại sợi thần kinh có myelin (lớn và nhỏ) và sợi không có myelin [29], [34]. Giảm cảm giác sờ và nhiệt do mất các sợi nhỏ. Mất cảm giác rung và tổn thương mất phản xạ sợi lớn. Giảm hay mất phản xạ: tổn thương phản xạ gân gót thường gặp và có thể phối hợp với tổn thương nặng hơn là mất phản xạ gân gối; trong khi đó mất phản xạ lan truyền và yếu cơ xảy ra chậm hơn [26], [37]. Lehtinen J.M et al (1989), “Prevalence of neuropathy in newly diagnosed NIDDM and nondiabetic control 20 subjects”, Diabetic, 38, pp.13.7-1313. Magdalena Z., Ewelina R., Barbara P. et al (2013), “Mechanisms and pharmalogy of dibetic neuropathy- experimental and clinical studies:, Pharmacological Reports, 65, pp. 1601-1610.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Tổng quan về bệnh lý tĩnh mạch - TS.BS. Lê Nữ Hòa Hiệp
68 p | 171 | 34
-
Bài giảng Tổng quan nội nha - Nguyễn Quốc Toản
13 p | 145 | 15
-
Bài giảng Hôn mê - Lê Minh
19 p | 104 | 11
-
TỔNG QUAN BỆNH VIÊM TẮC ĐỘNG MẠCH
8 p | 103 | 9
-
Tổng quan Áp xe gan do amip
14 p | 90 | 9
-
TỔNG QUAN BỆNH NHƯỢC CƠ
18 p | 79 | 9
-
TỔNG QUAN SỎI THẬN - TIẾT NIỆU
13 p | 89 | 5
-
TỔNG QUAN VỀ CHỨNG TĂNG HOMOCYSTEINE TRONG MÁU VÀ ĐỘT QUỴ
17 p | 103 | 5
-
TỔNG QUAN BỆNH LÝ LỆ ĐẠO
17 p | 83 | 5
-
Tổng quan Hội chứng suy nhược mãn tính
15 p | 54 | 4
-
TỔNG QUAN VÀ TỔ CHỨC PHẪU THUẬT NỘI SOI KHỚP
15 p | 88 | 4
-
Tổng quan Bệnh cơ tim phì đại
9 p | 84 | 4
-
Bài giảng Liệu pháp điều trị bệnh động mạch chi dưới mạn tính tầng dưới gối - BS. Lê Tuấn Minh
56 p | 16 | 3
-
Bài giảng Thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch ở những vị trí bất thường - BS. Nguyễn Anh Quân
40 p | 20 | 3
-
Bài giảng Bệnh lý thần kinh tự động ở bệnh nhân đái tháo đường - BSNT Nguyễn Phúc Thành
38 p | 28 | 2
-
Bài giảng Áp lực đẩy: Khái niệm, sinh lý học, giá trị và giới hạn, điều chỉnh trong bệnh nhân ARDS
33 p | 16 | 2
-
Bài giảng Hỗ trợ quyết định lâm sàng: Lý thuyết và ứng dụng trong bệnh án điện tử
21 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn