intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TỔNG QUAN HỆ HÔ HẤP

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

231
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tất cả các động vật bậc cao đều cần phải sử dụng oxy để duy trì sự chuyển hóa của chúng. Hệ hô hấp có chức năng cung cấp oxygen trong không khí hít vào và loại bỏ khí CO2 tạo ra do sự chuyển hóa của các tế bào trong cơ thể. Đường hô hấp trên và dưới - Khí CO2 do tế bào thải ra được đưa đến phổi và khí O2 được đưa từ phổi đến các mô nhờ vào hệ tuần hoàn. Vì vậy hệ hô hấp và hệ tuần hoàn có quan hệ rất chặt chẽ. -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TỔNG QUAN HỆ HÔ HẤP

  1. HỆ HÔ HẤP I. ĐẠI CƯƠNG: - Tất cả các động vật bậc cao đều cần phải sử dụng oxy để duy trì sự chuyển hóa của chúng. Hệ hô hấp có chức năng cung cấp oxygen trong không khí hít vào và loại bỏ khí CO2 tạo ra do sự chuyển hóa của các tế bào trong cơ thể. Đường hô hấp trên và dưới - Khí CO2 do tế bào thải ra được đưa đến phổi và khí O2 được đưa từ phổi đến các mô nhờ vào hệ tuần hoàn. Vì vậy hệ hô hấp và hệ tuần hoàn có quan hệ rất chặt chẽ. - Hệ hô hấp gồm có hai thành phần chính là phần dẫn khí và ph ần h ô h ấp. Phần dẫn khí là phần kết nối môi trường không khí bên ngoài với phần hô hấp là nơi xảy ra quá trình trao đổi khí giữa máu và không khí hít vào. Phần dẫn khí gồm có hốc mũi (1), hầu
  2. (2,3), thanh quản (4,5), khí quản (6) và hệ thống nhánh phế quản có đường kính giảm dần. Các nhánh nhỏ hơn của phế quản như tiểu phế quản, tiểu phế quản tận sẽ nối tiếp với phần hô hấp của phổi. Phần hô hấp bao gồm các tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang và các phế nang, đây là phần chủ yếu tạo cho phổi có thể tích rất lớn. II. PHẦN DẪN KHÍ: Đường dẫn khí gồm có đường dẫn khí ngoài phổi và đường dẫn khí trong phổi A. ĐƯỜNG DẪN KHÍ NGOÀI PHỔI: Gồm có hốc mũi, hầu, thanh quản, khí quản và phế quản gốc 1. Hốc mũi: gồm ba phần - Tiền đình mũi : được lợp bởi biểu mô lát tầng không sừng, có nhiều lông, nhiều tuyến bã và tuyến mồ hôi ở lớp đệm của niêm mạc. - Niêm mạc hô hấp : được lợp bởi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển nối tiếp với biểu mô lát tầng không sừng ở tiền đình; lớp đệm có nhiều tĩnh mạch có khả năng giãn rộng giúp cho sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài (chẳng hạn làm ấm không khí lạnh hít vào), ngoài ra lớp đệm còn có các tuyến tiết nhầy và tiết nước
  3. - Biểu mô kh ứu giác : là biểu mô giả tầng gồm có ba loại tế bào khác nhau là tế bào ch ống đỡ, tế bào đ áy và tế bào khứu giác. Tế bào khứu giác là những nơron 2 cực với cực đỉnh có nhiều lông khứu xuất phát từ các túi khứu giác và tỏa ra bề mặt của biểu mô, còn cực đáy có sợi trục đi từ biểu mô vào lớp mô liên kết bên dưới và kết hợp với sợi trục của các nơron 2 cực khác để tạo thành sợi thần kinh khứu giác. Biểu mô khứu giác: tế bào khứu giác là những nơron hai cực - Thông thương với xoang mũi còn có các xoang mũi phụ được tạo thành trong các hốc xương có liên quan với xoang mũi như xoang bướm, xoang sàng, xoang trán và xoang hàm do các xương tương ứng với tên gọi tạo nên. Các xoang này được lợp bởi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển tựa trên lớp đệm có một số tuyến tiết nhầy. 2. Hầu : cũng gồm có ba phần - Mũi hầu (tỵ hầu) : được lợp bởi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển; lớp đệm có chứa một số tuyến nước bọt nhỏ rãi rác gồm cả nang tiết nước và nang tiết nhầy.
  4. - Khẩu hầu và thanh hầu được lót bằng biểu mô lát tầng không sừng. - Hầu là nơi có mô limphô rất phát triển. Mô limphô tập hợp thành hạnh nhân và cùng với các đám tế bào limphô khác ở lớp đệm của niêm mạc hầu phân bố thành một cấu trúc có hình vòng cung được gọi là vòng Waldeyer (xem bài “Cơ quan tạo huyết và miễn dịch”). 3. Thanh quản: - Ngoài chức năng dẫn khí, thanh quản còn có chức năng rất đặc biệt, đó là phát âm. Thành của thanh quản gồm 2 lớp : lớp niêm mạc và lớp sụn xơ. - Lớp niêm mạc được phủ bằng biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển tựa trên lớp đệm có nhiều sợi chun, tuyến tiết nước và tuyến tiết nhầy. Riêng dây thanh âm được bao phủ bằng biểu mô lát tầng không sừng. - Lớp sụn xơ có cấu tạo gồm sụn trong, sụn chun và mô liên kết xơ bao quanh sụn. 4. Khí quản và Phế quản gốc: - Khí quản và phế quản gốc có cấu tạo mô học rất giống nhau gồm 4 lớp: màng niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp sụn và cơ trơn, và ngoài cùng là lớp vỏ ngoài.
  5. - Lớp niêm mạc được lợp bởi biểu mô trụ giả tầng có lông chuyển có 3 loại tế bào gồm tế bào trụ có lông chuyển, tế bào tiết nhầy và tế bào đáy cùng nằm tựa trên lamina đáy.  Tế bào trụ có lông chuyển là tế bào hiện diện ở đường dẫn khí ngoài phổi và trong phổi, có chức năng loại bỏ những dị vật khi hít vào.  Tế bào tiết nhầy phân bố xen giữa các tế bào lông chuyển và có chức năng chế tiết chất nhầy.  Tế bào đáy là những tế bào ít biệt hóa và có chức năng như nguồn cung cấp các tế bào mới thay thế các tế bào của biểu mô bị chết hoặc bị thoái hóa.  Ngoài ra biểu mô còn có 2 loại tế bào khác là tế bào bàn chải và tế bào chế tiết. Tuy nhiên chức năng của cả hai tế bào này vẫn còn chưa rõ và còn nhiều bàn cãi. - Lớp đệm của niêm mạc là lamina đáy và lớp mô liên kết thưa bên dưới có nhiều sợi chun và mạch máu.
  6. - Lớp dưới niêm mạc cũng là lớp mô liên kết có nhiều tuyến pha (nang tiết nước vừa tiết nhầy). Các tuyến này đổ chất tiết lên bề mặt biểu mô nhờ vào các ống bài xuất ngắn. - Lớp sụn: đây là lớp có sự khác biệt giữa khí quản và phế quản gốc do sụn của khí quản có dạng hình chữ C (không khép kín ở phía sau khí quản) và hai đầu tự do của sụn C được nối với nhau bằng các bó cơ trơn và mô liên kết, trong khi phế quản gốc có sụn khép kín. - Lớp vỏ ngoài là mô liên kết xơ bao bọc bên ngoài lớp sụn. B. ĐƯỜNG DẪN KHÍ TRONG PHỔI: - Phế quản gốc trái vào phổi trái có 2 thùy là thùy trên và thùy dưới, trong khi phế quản gốc phải vào phổi phải có 3 thùy là thùy trên, thùy giữa và thùy dưới. Chính vì vậy, cũng có 2 phế quản thùy ở phổi trái và 3 phế quản thùy ở phổi phải. Các phế quản thùy, đến lượt nó, lại tiếp tục phân nhánh nhiều lần để tạo nên các phế quản phân thùy, phế quản hạ phân thùy, phế quản gian tiểu thùy, tiểu phế quản và tiểu phế quản tận. - Cấu trúc của các tiểu phế quản nói chung rất giống nhau theo từng nhóm. Sự khác biệt giữa các nhóm phế quản chủ yếu là do sự phân bố của các thành phần trong lớp niêm mạc, lớp sụn và cơ. Cơ trơn của phế quản hoạt động dưới sự điều khiển của hệ giao cảm và đối giao cảm.
  7. 1. Phế quản gian tiểu thùy: có ở đỉnh các tiểu thùy phổi và vách liên kết gian tiểu thùy, lòng ống rộng, tròn đều và có vài nếp gấp do lớp niêm mạc tạo thành; lớp sụn có cấu tạo từ những mảnh sụn trong không liên tục sắp xếp theo hướng vòng quanh phế quản; lớp cơ trơn xếp thành nhiều bó nằm ở giữa biểu mô và sụn trong và tạo thành một vòng cơ trơn liên tục và kín được gọi là vòng cơ Reissessen. 2. Tiểu phế quản (chính thức): có đường kính nhỏ hơn 1 mm là đường dẫn khí đi vào trong tiểu thùy phổi; lòng ống có nếp nhăn giống hình sao, không có lớp sụn và cũng không có các tuyến tiết nhầy ở lớp đệm; lớp cơ trơn tạo thành một vòng cơ liên tục (vòng Reissessen). Tuy nhiên, ở phần xa của tiểu phế quản vòng cơ không còn liên tục nữa. - Tiểu thùy p hổi (hình bên) là khối hình tháp đa diện, đỉnh có chứa 1 động mạch phổi và 1 nhánh của phế quản gian tiểu thùy (tức là tiểu phế quản chính thức). Đây là đơn vị cấu tạo và chức năng của phổi.
  8. 3. Tiểu phế quản tận: có lòng tròn, nhỏ và trơn láng, tế bào của biểu mô chuyển từ trụ có lông chuyển thành vuông hoặc trụ thấp có lông chuyển, biểu mô của tiểu phế quản tận không còn sự hiện diện của tế bào tiết nhầy và lúc này ngoài tế bào có lông chuyển còn có nhiều tế bào Clara. - Tế b ào Clara là tế b ào không có lông chuyển , bào tương cực đỉnh có chứa nhiều h ạt, đ ây là tế b ào có đ ặc điểm của tế b ào chế tiết protein. Trên kính hiển vi đ iện tử, chất tiết của tế bào Clara có lẽ có ch ức năng như một chất hoạt hóa b ề mặt biểu mô ho ặc có tác dụng bất hoạt các chất có h ại trong khí hít vào . Tuy nhiên , ch ức n ăng tế b ào Clara vẫn còn đang b àn cãi. - Lớp đệm mỏng là mô liên kết thưa có nhiều sợi lưới và sợi chun, ngoài ra còn chứa tế bào lympho, masto bào, đôi khi có bạch cầu đa nhân ưa acide trong trường hợp bình thường. Bó cơ trơn phân bố xen lẫn vào mô liên kết và không tạo thành vòng cơ Reissessen.
  9. III. PHẦN HÔ HẤP: - Đây là nơi xảy ra quá trình trao đổi khí giữa máu trong mao mạch và phế nang qua màng trao đổi khí. - Phần hô hấp gồm tiểu phế quản hô hấp, ống phế nang và các phế nang. 1. Tiểu phế quản hô hấp: - Có cấu tạo giống tiểu phế quản tận nhưng còn được nối với một số chùm ống phế nang hoặc có chứa một số phế nang riêng lẽ. Tiểu phế quản hô hấp được lót bởi biểu mô vuông đơn nhỏ. 2. Ống phế nang: - Có cấu tạo giống tiểu phế quản hô hấp nhưng có chứa nhiều phế nang hơn. Ở người trưởng thành phổi có khoảng 14 triệu ống phế nang. - Tại miệng các phế nang, lớp biểu mô trở thành vuông đơn không có lông chuyển, lớp đệm dưới biểu mô có nhiều sợi cơ trơn, sợi chun làm cho miệng phế nang dầy và có dạng vòng thắt gọi là vòng thắt p hế nang. 3. Phế nang:
  10. - Là những túi hở, có số lượng khoảng 300 -350 triệu ở người trưởng thành. Khi hít vào phế nang có tổng diện tích vào khoảng 100 m2 . - Giữa các phế nang là một lớp mô liên kết mỏng có chứa nhiều sợi lưới và Phế bào II chụp d ưới kính hiển vi điện tử x uyên sợi chun, được gọi là vách phế nang. Hai phế nang kế nhau có thể thông Các túi p hế nang có các phế bào 1 (chú thích 1), liên quan chặt chẽ với mao mạch có tế bào nội mô (chú thích 2) thương với nhau bằng một số lỗ phế nang. - Thành phế nang được lợp bởi một lớp biểu mô đặc biệt gọi là biểu mô hô hấp có chứa hai loại tế bào: phế bào I và phế bào II.  Phế bào I: là những tế bào dẹt, bào tương trải rộng trên màng đáy và chiếm khoảng 97% diện tích phế nang vì vậy là tế bào đặc biệt quan trọng trong quá trình trao đổi khí. Các phế bào I liên kết với nhau bằng những thể liên kết và liên kết vòng bịt.  Phế bào II (còn được gọi là tế bào chế tiết): chiếm 3% diện tích bề mặt phế nang, là những tế bào hình cầu hoặc đa diện nằm xen giữa các phế bào I. Phế bào II thường
  11. tập trung ở miệng phế nang hoặc góc các phế nang kế cận nhau. Phế bào II liên kết với các phế bào I bằng các thể liên kết, liên kết khe và liên kết vòng bịt nhằm ngăn chặn chất dịch từ vách phế nang tràn vào lòng phế nang. - Phế bào II có khả năng tổng hợp phospholipide và glycoprotein để tạo thành chất Surfactant. Surfactant là chất phủ bề mặt phế nang có tác dụng tạo ra sức căng bề mặt của các phế nang ở thì thở ra, nhờ vậy có tác dụng làm tăng khuếch tán không khí qua thành phế nang và chống xẹp phổi. Ngược lại, surfactant cũng có tác dụng làm giảm sức căng bề mặt ở thì hít vào. Ngoài ra, đây cũng là chất có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của vi trùng từ không khí hít vào. - Phế bào II cũng là tế bào có chức năng tái tạo lại biểu mô hô hấp bằng cách biệt hóa thành phế bào I và phân chia để tạo ra phế bào II. - Phế nang còn có một loại tế bào có chức năng thực bào và nguồn gốc từ mono bào, được gọi là đại thực bào phế nang hoặc tế bào bụi. - Màng trao đổi khí gồm có chất surfactant, bào tương của phế bào I, màng đáy của biểu mô hô hấp, lớp mô liên kết mỏng, màng đáy của tế bào nội mô và bào tương của tế bào nội mô.
  12. CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ: 1. Màng trao đổi khí - máu gồm các thành phần sau, TRỪ MỘT: A. Phế bào I B. Phế bào II C. Chất Surfactant D. Tế bào nội mô E. Lớp mô liên kết mỏng 2. Chất surfactant có các đặc điểm sau, TRỪ MỘT:
  13. A. Thành phần gồm chất phospholipide B. Thành phần gồm chất glycoprotein C. Không thuộc màng trao đổi khí - máu D. Có vai trò điều chỉnh sức căng bề mặt phế nang E. Do phế bào II tổng hợp và chế tiết GHÉP CẶP THÍCH HỢP, SỬ DỤNG CÁC LỰA CHỌN SAU: A. Phế quản gian tiểu thùy B. Tiểu phế quản chính thức C. Tiểu phế quản tận D. Tiểu phế quản hô hấp E. Không loại nào nêu trên 3. Thuộc đường dẫn khí ngoài phổi: …………………
  14. 4. Có thể có chứa phế bào I: ………………… 5. Dẫn khí cho một đơn vị cấu tạo và chức năng của phổi: ………………… 6. Thành không có có cơ trơn: ………………… 7. Có thể có một số tế bào khứu giác: ………………… 8. Có thể có chức năng trao đổi khí: ………………… 9. Thành có cấu tạo lớp sụn trong liên tục: …………………
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
487=>1