intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan về các thang đo gây hấn trên thế giới và phát triển thang đo tính gây hấn cho học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

38
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày về việc tổng quan các thang đo gây hấn trên thế giới, từ đó xây dựng thang đo tính gây hấn cho học sinh Việt Nam lứa tuổi Trung học cơ sở (từ 11 đến 15 tuổi). Sau quá trình tổng hợp, dịch, thích nghi về ngôn ngữ từ 3 thang đo tính gây hấn trên thế giới, chúng tôi đã xây dựng được một thang đo gồm 53 câu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan về các thang đo gây hấn trên thế giới và phát triển thang đo tính gây hấn cho học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam

  1. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 TỔNG QUAN VỀ CÁC THANG ĐO GÂY HẤN TRÊN THẾ GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN THANG ĐO TÍNH GÂY HẤN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TẠI VIỆT NAM Trần Văn Công, Nguyễn Thị Hồng, Lý Ngọc Huyền* Trường Đại học Giáo Dục, ĐHQGHN *Tác giả liên lạc: lyngochuyen313@gmail.com (Ngày nhận bài: 09/8/2017; Ngày duyệt đăng: 30/9/2017) TÓM TẮT Bài viết trình bày về việc tổng quan các thang đo gây hấn trên thế giới, từ đó xây dựng thang đo tính gây hấn cho học sinh Việt Nam lứa tuổi Trung học cơ sở (từ 11 đến 15 tuổi). Sau quá trình tổng hợp, dịch, thích nghi về ngôn ngữ từ 3 thang đo tính gây hấn trên thế giới, chúng tôi đã xây dựng được một thang đo gồm 53 câu. Sau khi thử nghiệm trên 371 học sinh từ 3 trường THCS trên địa bàn thành phố Hà Nội, một thang đo tính gây hấn gồm 36 câu với 2 nhân tố: gây hấn hành vi (hệ số tin cậy α = 0.799) và gây hấn thái độ (hệ số tin cậy α= 0.892) đã được xây dựng. Khuyến nghị về việc sử dụng thang đo cũng như đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này trong tương lai cũng được đưa ra. Từ khóa: Thang đo, xây dựng thang đo, tính gây hấn, Việt Nam. OVERVIEW OF THE SCALE OF AGGRESSION IN THE WORLD AND SCALE DEVELOPMENT OF AGGRESSION FOR SECONDARY SCHOOL IN VIETNAM Tran Van Cong, Nguyen Thi Hong, Ly Ngoc Huyen* University of Education Hanoi – Vietnam National University, Hanoi *Corresponding Author: lyngochuyen313@gmail.com ABSTRACT The current paper presents an overview of aggression measurement in the world, thereby establishing an aggression scale Vietnam for students in junior high schools (from 11 to 15 years old). After literature review, translation, and language adaptation from 3 aggression scales, a new scale of 53 items was built. After the survey on 371 students from 3 secondary schools in Hanoi city, an aggression cale of 36 items with two factors: aggressive behavior (α = 0.799) and aggressive attitude (α = 0.892) was established. Recommendations for the usage of the scale as well as suggestions for futher research on this issue in the future was also given. Keywords: Scale, scale establishment, aggression, Vietnam. MỞ ĐẦU xích mích rất nhỏ. Điển hình là trường hợp Tính gây hấn là hiện tượng phổ biến ở trẻ của học sinh lớp 11, vì mâu thuẫn nhỏ trên em đang ở độ tuổi đến trường và có thể để Facebook đã bị một nhóm bạn đánh khiến lại những hệ quả tiêu cực ở cả người gây em không thể cất lên tiếng nói22 hay vụ hấn và nạn nhân [5]. Phần lớn các mâu việc học sinh lớp 7 bị đánh hội đồng vì thuẫn ấy đều được châm ngòi từ những 22 M.C, Nữ sinh Phú Thọ bị bạn đánh cấm khẩu đã nói tho-bi-ban-danh-cam-khau-da-noi-duoc- được, http://dantri.com.vn/nhip-song-tre/nu-sinh-phu- 1428363351.htm 76
  2. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 không nghe lệnh của bạn khác23v.v. Thực Tuy nhiên, về thuật ngữ, hành vi gây hấn tế cho thấy gây hấn học đường đã để lại lại không đồng nhất với bạo lực. nhiều hậu quả vô cùng đau lòng. Sau khi Hành vi bạo lực là hậu quả của hành động bị gây hấn, nhiều em đã không kiểm soát thì hành vi gây hấn lại là bản chất của hành được suy nghĩ, không vượt qua được nỗi động [4]. Về mức độ gây hấn, theo kết quả tuyệt vọng của bản thân và lựa chọn cái nghiên cứu của Trần Thị Minh Đức và chết như một sự tự giải thoát. Điển hình là cộng sự (2008 - 2010), chỉ có 0,1% học vụ việc của nam sinh 17 tuổi tại Hàn sinh không bao giờ gây hấn, 95,3% học Quốc24 và sự ra đi của nữ sinh loại ưu tại sinh thỉnh thoảng có gây hấn và 4,5% học Mỹ25, đã gióng một hồi chuông cảnh tỉnh sinh gây hấn thường xuyên. Về mức độ bị tới các bậc phụ huynh và các nhà giáo dục. gây hấn của học sinh bởi những bạn cùng Rõ ràng, hậu quả của hành vi gây hấn học, số liệu nghiên cứu cho thấy 2,6% học không chỉ để lại nỗi đau cho riêng một cá sinh thường xuyên bị gây hấn và 97,4% nhân mà còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng. học sinh thỉnh thoảng bị gây hấn trong Tại Việt Nam, tính gây hấn đã thu hút được phạm vi học đường [5]. Về sự khác biệt về sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên giới, tác giả Hoàng Xuân Dung (2010) nhiều phương diện, như thực trạng, mối thuộc Trung tâm nghiên cứu về Phụ nữ - quan hệ về giới, sự tác động của game bạo Đại học Quốc gia Hà Nội có bài nghiên lực, v.v. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới cứu “Khác biệt giới trong hành vi gây hấn chỉ dừng lại ở việc mô tả thực trạng bắt nạt của học sinh Trung học phổ thông” [4]. nói chung, chưa đi sâu yếu tố khả năng tự Dựa trên số liệu phân tích điều tra của tác kiểm soát cũng như mối quan hệ với khả giả Trần Thị Minh Đức và mở rộng, tác giả năng tự kiểm soát, v.v. Chúng tôi tiến chỉ ra rằng ở một mức độ nhất định như sự hành xây dựng thang đo tính gây hấn dành khiêu khích thấp thì học sinh nam có xu cho học sinh THCS Việt Nam nhằm hỗ trợ hướng hành vi gây hấn nhiều hơn học sinh công cụ cho những nghiên cứu tiếp theo về nữ [4, tr.196]. Nhưng trong những hoàn vấn đề này trong tương lai. cảnh nghiêm trọng như bị xúc phạm, dù là học sinh nam hay nữ thì đều có những NỘI DUNG NGHIÊN CỨU hành vi gấy hấn để đáp trả. Điểm khác biệt là so với nam thì các em nữ thường chọn Tính gây hấn cách gây hấn gián tiếp làm nạn nhân tổn Trong các nghiên cứu, tính gây hấn được thương về tinh thần hơn là về mặt thể xác, định nghĩa khác nhau. Sau khi đọc và tổng trái lại, các em nam lại gây hấn công khai hợp tài liệu, chúng tôi rút ra một khái niệm phổ biến hơn [4]. chung và khái quát về tính gây hấn như Đo đạc về tính gây hấn sau, tính gây hấn là những biểu hiện mang tính chất xâm hại, nhằm làm tổn Trên thế giới, nhiều công cụ đo đạc tính thương người khác, chính bản thân mình gây hấn đã được xây dựng và sử dụng hoặc các vật thể xung quanh một cách có trong các nghiên cứu. Những bảng hỏi, chủ đích mặc dù có đạt được hay không. thang đo tiêu biểu được trình bày dưới bảng sau: 23 24 Cứu Long, Nữ sinh bị đánh hội đồng vì không tuân Phương Anh, Nạn tự sát nhức đầu chính phủ Hàn lệnh lớp trưởng, http://vnexpress.net/tin-tuc/giao- Quốc, http://www.baogiaothong.vn/nan-tu-sat-nhuc- duc/nu-sinh-bi-danh-hoi-dong-vi-khong-tuan-lenh- dau-chinh-phu-han-quoc-d55996.html  25 lop-truong-3156054.html?commentid=10791780 Trang Anh, Nữ sinh tự tử vì bị bạn bè bắt nạt, http://dantri.com.vn/xa-hoi/nu-sinh-tu-tu-vi-bi-ban-be- bat-nat-1417175157.htm 77
  3. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 Bảng 1. Tổng hợp một số thang đo về tính gây hấn đã được công bố trên thế giới Tên thang Tên tác Hình thức Cấu trúc Đối Nhận xét đo giả năm của thang của thang tượng thang đo xuất bản đo đo sử dụng thang đo The Overt Yudofsky 16 câu, được Thang đo Cả Tác giả đã xây Aggression và cộng thiết kế dưới gồm 4 nhân người dựng thang đo Scale sự (1986) hình thức tố: gây hấn lớn và dựa trên sự tích chọn với bản thân, trẻ em phân loại biểu gây hấn với hiện tác động đồ vật, gây đến chủ thể nạn hấn với bản nhân của tính thân, gây gây hấn. Mỗi hấn với đối tượng đều người khác có 4 mức độ bị tác động từ nhẹ đến nặng, tương ứng với 4 mức độ nghiêm trọng của tính gây hấn The Buss và 29 câu, thiết Thang đo Từ 18 Tác giả đã xây Aggression cộng sự kế theo gồm 4 nhân đến 20 dựng thang đo Questionnaire (1992) Likert 5 tố: gây hấn tuổi dựa trên sự điểm thể chất, gây phân loại hình hấn bằng lời thức biểu hiện nói, tức giận, của tính gây thù địch hấn The Orpinas 11 câu, thiết Thang đo Học sinh Tác giả xây Aggression và cộng kế theo gồm 2 nhân THCS dựng thang đo Scale sự (2001) Likert 3 tố: gây hấn (cụ thể cũng dựa trên điểm thể chất và khối 6, sự phân loại lời nói, tức khối 7, hình thức biểu giận khối 8) hiện của tính gây hấn. Trong thang đo gây hấn này, 11 câu đại diện cho ba nhân tố đã được phân tích. Hai nhân tố đầu tiên, gây hấn thể chất và gây hấn bằng lời, là những hành vi trực 78
  4. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 tiếp gây hấn với người khác. Nhân tố thứ ba, sự tức giận, đại diện cho kích thích tình cảm có thể dẫn đến gây hấn (Berkowitz & Heimer, 1989). Ba nhân tố này đã được bao gồm cũng được bắt gặp ở thang đo khác (Buss & Perry, 1992) Pictorial Cecil và Bảng báo Bảng hỏi đã Thanh Bảng hỏi có Measure of cộng sự cáo tự tóm đánh giá: niên từ mối tương quan Caregiver (2016) tắt được thiết - Mục đích 16 đến đáng kể với các Aggression kế dưới dạng xác nhận. 24 tuổi báo cáo về triệu sử dụng các - Lịch sử chứng tâm hình ảnh chấn thần. Các phát minh họa thương. hiện ban đầu đã cung cấp độ tin - Mức độ của cậy và độ hiệu các triệu lực của bảng chứng tâm hỏi như một thần sau bạo công cụ sàng hành. lọc ngắn cho những người chăm sóc xâm lược. The Brief Webster 12 câu, thiết Thang đo Độ tuổi Trong nghiên Aggression và cộng kế theo gồm 4 nhân từ 17 đến cứu này, các tác Questionnaire sự (2014) Likert 10 tố: gây hấn 36 tuổi giả đã phát triển điểm thể chất, gây và xây dựng hấn bằng lời một bảng hỏi nói, tức giận, ngắn thay thế thù địch bảng hỏi của Buss và cộng sự (1992) để phù hợp khảo sát nhanh, ngắn gọn. 79
  5. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP cộng sự (1992) [1]; The Aggression Scale NGHIÊN CỨU của Orpinas và cộng sự (2001) [7]; The Tổ chức nghiên cứu Overt Aggression Scale của Yudofsky và Để thu thập số liệu sử dụng cho nghiên cứu cộng sự (1986) [9]. này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát học Từng câu trong mỗi thang đo đều được sinh từ lớp 6 đến lớp 9 tại 3 trường THCS dịch, thích nghi Tiếng Việt, chọn lọc và bổ trên địa bàn Hà Nội. Trong số 412 phiếu sung hợp từ các thang đo, bảng hỏi khác phát ra, chúng tôi thu lại được 410 phiếu nhau từ các nhà khoa học. Trước khi đưa và có 371 phiếu hợp lệ, được sử dụng trong vào thực hiện khảo sát trên toàn bộ khách nghiên cứu. Về giới tính, lượng khách thể thể nghiên cứu, chúng tôi thử nghiệm trên phân bố tương đối đồng đều với 198 học 9 em học sinh THCS ở cả 4 khối lớp (3 em sinh nữ (chiếm 53.95%) và 169 học sinh lớp 6, 2 em lớp 7, 2 em lớp 8 và 2 em lớp nam (chiếm 46.05%). 9), giải thích những thắc mắc liên quan đến Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn những phần các em chưa hiểu đúng nghĩa, học sinh THCS làm khách thể nghiên cứu nét nghĩa còn mờ nhạt, ghi chép lại những cũng bởi nhiều lý do. Trước hết, các kết khó khăn trong quá trình thực hiện. Dựa quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, biểu hiện trên những phản hồi của các em chúng tôi của tính gây hấn đang là một vấn nạn hiện đã chỉnh thang đo phù hợp từ đó xây dựng nay, đặc biệt là dưới hình thức bạo lực học được 2 thang đo sử dụng cho nghiên cứu đường mà sự tự kiểm soát kém là một này. nguyên nhân dẫn đến thực trạng này. Thang đo tính gây hấn bao gồm 53 câu Học sinh THCS là lứa tuổi thiếu niên tình miêu tả tính gây hấn với 4 mức độ để cá từ 11 đến 15 tuổi. Sự thay đổi về sinh lý nhân học sinh tự đánh giá như 1 = Không cũng dẫn ảnh hưởng rõ rệt tới sự thay đổi bao giờ, 2 = Hiếm khi, 3 = Thỉnh thoảng, về tâm lý trong giai đoạn này, quá trình 4 = Thường xuyên. hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, sự ức chế Sau khi tham khảo các thang đo đã có, bị kém đi dẫn đến nhiều khi thiếu niên chúng tôi xây dựng bảng hỏi về tính gây không làm chủ được mình, dễ bực tức, cáu hấn phù hợp cho nghiên cứu này, đồng thời gắt nên dễ vi phạm kỉ luật [3, tr.178]. Các khảo sát các yếu tố liên quan bao gồm: yếu em dễ có phản ứng mãnh liệt trước sự đánh tố nhân khẩu học, môi trường sống, sự ảnh giá, nhất là sự đánh giá thiếu công bằng từ hưởng của game bạo lực, phim ảnh. phía người lớn [3, tr.191], dễ xúc động, Số liệu được nhập theo phương án trả lời biểu lộ tình cảm một cách dễ dàng, tình tương ứng với các số 1, 2, 3, 4 vào Excel, cảm dễ chuyển hoá và mang tính chất bồng sau đó được nhập lại, kiểm tra và sửa chữa bột hăng say [3, tr.191, tr.192]. Đặc điểm những chỗ nhập sai. Cuối cùng số liệu này cho thấy, khả năng kiểm soát bản thân được chuyển sang SPSS để phân tích. ở lứa tuổi này là khá kém, các em dễ dàng bị kích động, khó kìm chế bản thân và tạo KẾT QUẢ điều kiện để hành vi gây hấn dễ dàng bộc Quá trình phân tích nhân tố lộ. Nhằm mục đích là xây dựng thang đo bảng Phương pháp nghiên cứu hỏi nên chúng tôi sử dụng chủ yếu chiến Thang đo tính gây hấn được xây dựng lược phân tích nhân tố nhân tố (Factor nhằm khảo sát thực trạng tính gây hấn và Analysis) với bảng hỏi tính gây hấn. Để mối quan hệ với những yếu tố liên quan ở lựa chọn ra số nhân tố tối ưu và lựa chọn học sinh THCS hiện nay. Thang đo tính câu nào về nhân tố nào, sự kết hợp các yêu gây hấn được chúng tôi tham khảo và tổng tố sau được áp dụng: giá trị riêng hợp từ các thang đo gây hấn, cụ thể là The (Eigenvalue), được biểu thị qua biểu đồ aggression questionnaire của Buss và chân đồi (Scree-plot), hệ số tải (Item- 80
  6. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 Factor loading) sự phù hợp của nội dung Các con số trong bảng là hệ số tải sau khi câu với nhân tố, và số lượng câu trong mỗi đã xoay theo Oblimin với Delta = 0 để tìm nhân tố. Khi tiến hành phân tích nhân tố ra phương án tối ưu ghép câu vào nhân tố trên phần mềm SPSS, chúng tôi chọn phù hợp nhất. Như vậy, nhân tố 1 (gây hấn phương pháp Principal Axis Factoring hành vi) có 22 câu với hệ số tin cậy bên (Phân tích nhân tố cấu trúc trục chính), trong Cronbach alpha là α = 0.892 và nhân chọn chế dộ xoay Direct Oblimin với Delta tố 2 (gây hấn thái độ) có 14 câu với hệ số = 0. tin cậy bên trong Cronbach alpha là α = 0.799. Thang đo có hệ số tin cậy khá cao, hoàn toàn có thể sử dụng để đo hành vi gây hấn. Một số câu không phù hợp về nội dung với nhân tố chúng tải vào, dù hệ số tải > 0.3, tức là ở mức độ chấp nhận được. Vì vậy chúng tôi loại bỏ những câu này ra Biểu đồ 1. Biểu đồ chân đồi Gây hấn khỏi thang đo cuối cùng. Tổng hợp lại, (Scree plot) chúng tôi có thang đo tính gây hấn gồm 36 câu. Bảng 2. Ma trận xu hướng của thang đo tính gây hấn Nhân tố Câu 1 2 Tự làm đau bản thân: gây ra những vết cắt sâu, tự cắn chảy máu, 0.796 -0.188 gây ra những vết thương nặng, gẫy xương, mất ý thức, gẫy răng... Cố ý đập vỡ đồ vật 0.704 -0.090 Gây ra các vết cắt, vết bầm hoặc vết nỏng nhỏ cho bản thân 0.696 -0.078 Đưa ra các mối đe dọa bạo lực rõ ràng ví dụ như sẽ làm hại người 0.685 0.024 khác Tấn công những người khác, gây ra các tổn thương nhẹ, trung bình 0.683 -0.016 (vết bầm tím, bong gân,..) Lấy trộm quần áo, đồ dùng của bạn khác 0.677 -0.190 Đập đầu, đấm tay vào các đồ vật, tự quăng mình xuống sàn hoặc vào các vật nào đó (chỉ đau đớn chứ không gây ra các tổn thương 0.677 0.002 nguy hiểm cho bản thân) Đập mạnh cửa, vứt quần áo lung tung, tạo thành một mớ hỗn độn 0.648 0.075 Tấn công người khác, gây ra những tổn thương thân thể nghiêm 0.632 -0.160 trọng (gãy xương, gây ra những vết thương nặng, vết rách sâu..) Tấn công, đá, đẩy, kéo tóc người khác nhưng không gây trấn 0.609 0.138 thương cho họ Tự cào xước da, tự đánh bản thân và giật tóc mình (không có hoặc 0.602 0.059 chỉ gây ra các vết thương nhẹ) Em khuyến khích những bạn khác đánh nhau 0.591 -0.090 Em đánh nhau nhiều hơn những người khác một chút 0.558 0.046 Đốt, ném các đồ vật 0.531 -0.045 Đôi khi em ném thứ đang cầm trong tay đi vì một lý do không tốt 0.517 0.215 nào đó 81
  7. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 Vẽ bậy, nẽm đá đồ vật nhưng không làm hỏng 0.514 0.172 Em gọi các bạn khác bằng những biệt danh không hay 0.511 0.153 Em đã đánh nhau vì không kiềm chế được sự tức giận 0.503 0.289 Làm cử chỉ đe dọa,huých vào người các bạn khác 0.488 0.141 Em đánh nhau vì bị gây sự trước 0.346 0.230 Nói bậy, nói tục, chửi rủa ác ý đe dọa người khác hoặc bản thân (ở 0.329 0.313 mức độ vừa phải) Em từng trêu chọc các bạn khác khiến cho họ tức giận 0.328 0.316 Em trở nên cáu giận bực mình khi làm đổ vỡ hoặc gặp thất bại 0.110 0.659 Đôi khi em cảm thấy mình rất dễ bị kích động -0.059 0.644 Em rất dễ tức giận với ai đó 0.233 0.559 Khi gặp thất bại, em thường bộc lộ sự tức giận ra bên ngoài 0.072 0.548 Đôi khi em cảm thấy rằng mọi người đang cười nhạo sau lưng -0.125 0.519 mình Khi đã xác định được các nhân tố, chúng nghĩa thống kê với p=0.00 (t=-24.73). Khi tôi tiến hành so sánh ANOVA điểm trung nói đến hành vi gây hấn, người ta sẽ nghĩ bình, gây hấn hành vi và gây hấn thái độ, ngay đến gây hấn bằng bạo lực, tuy nhiên, để thấy được sự khác biệt về giới tính, về hình thức này lại không phổ biến bằng học lực và các yếu tố liên quan. Chúng tôi hình thức gây hấn bằng thái độ. Kết quả tính tương quan Correlation để xem xét sự này cũng là minh chứng cho thấy gây hấn tương quan giữa điểm trung bình của các hành vi hay tên gọi khác là bạo lực, nó chỉ nhân tố tính gây hấn, giữa nhân tố tính gây là một phần nhỏ của biểu hiện tính gây hấn với các yếu tố liên quan. hấn. Chúng tôi cũng tiến hành so sánh cặp đôi Dùng ANOVA để tìm ra sự khác biệt giới T-test để so sánh các nhân tố biểu hiện của của gây hấn hành vi và gây hấn thái độ. tính gây hấn. Các em có xu hướng gây hấn Chỉ số p đều nhỏ hơn 0.05, có sự khác biệt thái độ (M=2.45) nhiều hơn gây hấn hành rõ ràng về giới về mức hộ gây hấn hành vi vi (M=1.69) và sự khác biệt này là có ý và gây hấn thái độ. Bảng 3. So sánh sự khác biệt về giới của các nhân tố biểu hiện của tính gây hấn Điểm Nhân tố Giới tính trung bình F p Gây hấn hành vi Nam 1.81 15.33 0.00 Nữ 1.60 Gây hấn thái độ Nam 2.37 6.99 0.01 Nữ 2.52 82
  8. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 Gây hấn hành vi là một loại gây hấn trực yếu đo trên hung thủ. tiếp, sử dụng hành vi để thỏa mãn sự bực So sánh với nghiên cứu trước đây, trong tức, sự mất kiểm soát, thể hiện bằng hành khi Buss, Perry và Mark (1992) đã xây động, còn gây hấn gián tiếp gây ra những dựng một bảng câu hỏi gây hấn với 4 nhân tổn thương về tâm lý đối phương thông tố mở rộng: gây hấn thể chất, gây hấn bằng qua những lời nói xúc phạm, tung tin đồn lời, tức giận, và thù địch [1]; Yudofsky và nhảm, v.v. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở cộng sự (1986) cũng xây dựng thang đo nam giới có xu hướng thực hiện gây hấn gây hấn với 4 loại: gây hấn bằng lời nói, hành vi nhiều hơn nữ giới. Và ngược lại, gây hấn thể chất đối với các đối tượng, gây nữ giới lại có xu hướng thực hiện hành vi hấn thể chất với bản thân, và gây hấn thể gây hấn thái độ nhiều hơn nam giới, kết chất với những người khác [4] thì trong quả này có ý nghĩa thống kê. nghiên cứu này thang đo gây hấn của Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy chúng tôi chỉ ra 2 nhân tố chính là gây hấn rằng có sự tương quan thuận ở mức độ hành vi và gây hấn thái độ, đó là sự tích trung bình (r26 = 0.42**) giữa gây hấn thái hợp từ những thang đo trên cũng như căn độ và gây hấn hành vi. Sự tương quan này cứ vào nghiên cứu mà chúng tôi rút ra cho thấy, ở một số học sinh có biểu hiện được. gây hấn thái độ cũng sẽ có xu hướng thực Khi sử dụng thang đo này, chúng tôi đề hiện gây hấn hành vi. xuất nhà nghiên cứu thay đổi ngôn ngữ cho phù hợp với văn hóa, ngôn ngữ của khách KẾT LUẬN thể được điều tra. Thang đo tính gây hấn có hệ số tin cậy bên Với hướng nghiên cứu tương lai chúng tôi trong cao cho thấy thang đo hoàn toàn khả đề xuất xây dựng thang đo khả tính cho thi khi sử dụng để đo tính gây hấn của đối từng đối tượng vì mỗi lứa tuổi, nhóm tượng học sinh THCS trong các nghiên người sẽ có biểu hiện tính gây hấn cơ bản cứu về vấn đề này. Hạn chế của thang đo khác nhau; đồng thời mở rộng thang đo, để này là tính gây hấn được thể hiện ở cả hung có thể khảo sát tổng thể cả về hung thủ lẫn thủ và nạn nhân nhưng thang đo này chủ nạn nhân của sự tự kiểm soát kém. TÀI LIỆU THAM KHẢO BUSS, A. H., & PERRY, M. (1992). The aggression questionnaire. Journal of personality and social psychology, 63(3), 452. CECIL, C. A., MCCRORY, E. J., VIDING, E., HOLDEN, G. W., & BARKER, E. D. (2016). Initial validation of a brief pictorial measure of caregiver aggression: the Family Aggression Screening Tool. Assessment, 23(3), 307-320. ĐINH THỊ KIM THOA, NGUYỄN THỊ MỸ LỘC, TRẦN VĂN TÍNH (2009), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. HOÀNG XUÂN DUNG, 2010, Khác biệt về giới trong hành vi gây hấn của học sinh THPT, Nghiên cứu gia đình và giới. Quyển 20-số 3, trang 68-77. TRẦN THỊ MINH ĐỨC, Hành vi gây hấn của học sinh phổ thông trung học, Năm 2008-2010, Trung tâm hỗ trợ nghiên cứu Châu Á và Quỹ cao học Hàn Quốc, ĐHQGHN. TRẦN THỊ MINH ĐỨC (2013), Hành vi gây hấn phân tích từ góc độ tâm lý học xã hội, Đại học Quốc gia Hà Nội. 26 r: Hệ số tương quan 83
  9. Chuyên san Phát triển Khoa học và Công nghệ số 3 (2), 2017 ORPINAS, P., & FRANKOWSKI, R. (2001). The Aggression Scale: A self-report measure of aggressive behavior for young adolescents. The Journal of Early Adolescence, 21(1), 50-67. WEBSTER, G. D., DEWALL, C. N., POND, R. S., DECKMAN, T., JONASON, P. K., LE, B. M.,... & SMITH, C. V. (2014). The brief aggression questionnaire: Psychometric and behavioral evidence for an efficient measure of trait aggression. Aggressive behavior, 40(2), 120-139. YUDOFSKY, S. C., SILVER, J. M., JACKSON, W., ENDICOTT, J., & WILLIAMS, D. (1986). The Overt Aggression Scale for the objective rating of verbal and physical aggression. The American journal of psychiatry. 84
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2