intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan về chấn thương mắt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

17
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Tổng quan về chấn thương mắt trình bày các chấn thương thường gặp ở nhãn cầu; Các chấn thương thường gặp ở phần phụ của mắt và cơ quan lân cận; Thăm khám ban đầu đối với các chấn thương ở mắt; Nguyên tắc xử trí chấn thương mắt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan về chấn thương mắt

  1. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 TỔNG QUAN VỀ CHẤN THƯƠNG MẮT TTND BSCK2 Nguyễn Viết Giáp Giám đốc BV Mắt tỉnh BR-VT 1. Đại cương Chấn thương mắt là một bệnh cảnh khá thường gặp tại khoa cấp cứu của các bệnh viện đa khoa và chuyên khoa, đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở mọi lứa tuổi. Chấn thương tại mắt có thể do nhiều tác nhân như cơ học, vật lý, hóa học, xảy ra trong nhiều tình huống như tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông, đả thương, tai nạn sinh hoạt, chơi thể thao... Tùy theo nguyên nhân, mức độ tổn thương và biện pháp xử trí, mà chấn thương mắt có thể tự lành, để lại di chứng gây suy giảm thị lực hoặc thậm chí dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Nếu như nắm được cách nhận biết, đánh giá, phân loại và các biện pháp xử trí chấn thương mắt cơ bản, sẽ giúp cho người bác sỹ trong phiên trực có thái độ xử trí cấp cứu một cách phù hợp và hiệu quả để bảo vệ đôi mắt cho người bệnh, cả về mặt chức năng và thẩm mỹ, nhất là trong các cơ sở không có BS chuyên khoa mắt, hoặc vì một lý do nào đó mà bác sỹ chuyên khoa mắt chưa thể có mặt kịp thời để hỗ trợ. 2. Các chấn thương thường gặp ở nhãn cầu Về mặt cấu tạo, cơ quan thị giác gồm có phần chính đó là: Nhãn cầu và các phần phụ cận của mắt, bao gồm cả thần kinh nhãn khoa và cơ vận nhãn. Từ trước ra sau, nhãn cầu lại được chia thành 2 phần là bán phần trước và bán phần sau. Bán phần trước bao gồm gồm kết, giác, củng mạc, mống mắt, tiền phòng và thủy tinh thể. Bán phần sau bao gồm màng bồ đào, dịch kính, võng mạc, trên võng mạc lại có những cấu trúc đặc biệt đó là gai thị và hoàng điểm. Chấn thương nhãn cầu thường gặp ở bán phần trước với mức độ nhẹ như: xuất huyết kết mạc, trầy xước, dị vật giác mạc. Nặng hơn là các tổn thương sâu như rách giác củng mạc, xuất huyết tiền phòng, rách chân mống, vỡ thủy tinh thể, dị vật nội nhãn, xuất huyết dịch kính, bong rách giác mạc và nặng nhất là vỡ nhãn cầu. Trong chấn thương mắt có một hình thái khá đặc biệt gọi là chấn thương đụng dập nhãn cầu. Nó được gây ra bởi những vật đầu tù, tác động vào mắt với gia tốc lớn như: nắm đấm, cậy đập, tuột dây khi ràng buộc, tai nạn khi chơi thể thao cầu lông, tenis, va đập khi đá banh… Hậu quả gây tình trạng xuất huyết nội nhãn hoặc nứt rách các tổ chức bên trong nhãn cầu, đôi khi nếu lực quá mạnh có thể gây bể cực sau nhãn cầu. 1 Tác giả liên lạc: TTND BSCK2 Nguyễn Viết Giáp
  2. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Bỏng mắt cũng là một bệnh cảnh khá thường gặp trong thực hành nhãn khoa lâm sàng. Nguyên nhân bỏng mắt thường do tia lửa điện, các loại hóa chất và nọc côn trùng. 3. Các chấn thương thường gặp ở phần phụ của mắt và cơ quan lân cận Phần phụ của mắt bao gồm mi mắt và các tuyến bài tiết; tuyến lệ và lệ bộ, các cơ vận nhãn, xương hốc mắt, mô tổ chức, mạch máu và thần kinh trong hốc mắt. Chấn thương phần phụ của nhãn cầu hay gặp hơn tổn thương nhãn cầu. Tùy vị trí tổn thương và nguyên nhân gây tai nạn, mà để lại hậu quả về chức năng thị giác cũng như thẩm mỹ của bệnh nhân khác nhau. Các chấn thương phần phụ hay gặp nhất là rách mi và bờ mi, rách đứt lệ quản, tụ máu gây trầy bầm mi mắt. Tổn thương nặng nhất của nhóm chấn thương này là xuất huyết hốc mắt gây chèn ép thị thần kinh. Xuất huyết hốc mắt thường do chấn thương mạnh, gây đứt rách mạch máu của hốc mắt làm chảy máu số lượng lớn trong hốc mắt, gây heamatom chèn ép thần kinh thị giác cấp tính. Biểu hiện thường gặp là mắt đau nhức, mi sưng nề, căng cứng, khó mở mắt, thị lực giảm trầm trọng hoặc mất, tình trạng này cần xử trí cấp cứu giải phóng chèn ép càng sớm càng tốt để bảo tồn thị lực. Những tổn thương ở vùng lân cận phối hợp với chấn thương mắt như: Chấn thương mũi xoang, chấn thương hàm mặt, chấn thương nền sọ gây bầm tím hoặc u máu do máu ngấm lan từ xa tới vùng mắt. Loại này xuất hiện chậm 12 - 48 giời sau chấn thương. Dấu hiệu đeo kính râm là dấu chỉ điểm cho tình huống này. Trường hợp bị vỡ thành hốc mắt có thể làm tụt kẹt các cơ vận nhãn dẫn đến tình trạng hạn chế vận động nhãn cầu, lé mắt. Có một bệnh cảnh chấn thương đầu mặt gây biến chứng muộn ở mắt đó là rò động mạch cảnh xoang hang. Sau chấn thương đầu vài tuần, thậm chí vài năm bệnh nhân có biểu hiện ù tai, nhức đầu và nhức mắt, kèm theo các triệ chứng thực thể như giãn mạch thượng củng mạc gây đỏ mắt, lồi mắt, lé, sụp mi... đôi khi đi khám rất nhiều phòng khám chuyên khoa mà không được phát hiện và xử trí. 4. Thăm khám ban đầu đối với các chấn thương ở mắt Về nguyên tắc, đối với tất cả các tình huống chấn thương mắt việc đầu tiên là khám và khai thác kỹ nguyên nhân và cơ chế tác động để đánh giá mức độ tổn thương, phân loại và tiên lượng. Việc đo thị lực là cần thiết để đánh giá mức tổn thương chức năng và theo dõi diễn tiến. Tuy nhiên những trường hợp không thuận lợi cho việc đo thị lực, nhất là trường hợp bỏng, vết thương đang chảy máu, tình trạng toàn thân nguy kịch…. thì có thể thực hiện sau khi xử trí sơ cấp cứu. 2 Tác giả liên lạc: TTND BSCK2 Nguyễn Viết Giáp
  3. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 Bệnh nhân sẽ rất kích thích, chói mắt, chảy nước mắt giàn dụa, không thể mở mắt khi chiếu ánh sáng trực tiếp. Đây là dấu hiệu chỉ điểm các tổn thương ở giác mạc như trầy xước, dị vật, bỏng mắt. Ngược lại nếu vẫn có thể nhắm, mở, liếc mắt... thường do các tổn thương mi mắt, kết mạc. Nếu mi mắt căng cứng, không thể liếc mắt, nhãn cầu có xu hướng lồi lên, kết mạc phù tràn ra khỏi khe mi... thì có thể xuất huyết tổ chức hốc mắt gây chèn ép. Ngược lại nếu thấy kết mạc phù đỏ ngấm máu, nhãn cầu có xu hướng tụt ra phía sau, sờ thấy mi rất mềm, có thể đã vỡ nhãn cầu ở cực sau. Các phương tiện cận lâm sàng như XQ kỹ thuật số, CT, MRI có thể giúp phát hiện dị vật nhãn cầu và hốc mắt, tình trạng tổn thương phối hợp vùng đầu mặt, sọ não. Các kỹ thuật cận lâm sàng chuyên khoa như: chụp giác mạc sau khi nhuộm với Fluorescein, chụp hình màu đáy mắt, chụp cắt lớp võng mạc, siêu âm mắt, đo nhãn áp... có thể giúp đánh giá chính xác tình trạng tổn thương nhãn cầu. 5. Nguyên tắc xử trí chấn thương mắt Những chấn thương mắt mức độ nhẹ như trầy bầm mi, xuất huyết, kết mạc, trầy giác mạc, dị vật kết, giác mạc nông… được xử trí và điều trị cơ bản, chủ yếu là nội khoa. Các vết thương mi mắt đơn thuần có thể tiến hành may và xử trí như vết thương thông thường tại các phòng tiểu phẫu. Một số tổn thương đặc biệt như đứt bờ tự do mí mắt, đứt lệ quản, đứt dây chằng, rách mi phức tạp và tất cả các chấn thương nhãn cầu như rách kết, giác, củng mạc, xuất huyết tiền phòng, nội nhãn... cần được xử trí bởi BS chuyên khoa mắt có kinh nghiệm hoặc tại BV chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị chuyên sâu, vì nếu xử trí không đúng có thể để lại di chứng lâu dài làm xệ mi, chảy nước mắt, tổn thương giác mạc, ảnh hưởng thị lực và chất lượng thị giác. Những chấn thương mắt trong bệnh cảnh đa thương ở các cơ quan khác, cần ưu tiên xử trí tình trạng cấp cứu toàn thân để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh. Sau đó đánh giá tổn thương tại mắt lâm sàng, thực hiện các kỹ thuật cận lâm sàng và hội chẩn BS chuyên khoa mắt để phối hợp xử trí. Trong trường hợp bỏng mắt, đặc biệt là bỏng do hóa chất thì việc rửa mắt bằng nước là ưu tiên hàng đầu, tốt nhất là nước muối sinh lý, nếu không có thể sử dụng nước cất, nước lọc, nước sạch, rửa ngay khi xảy ra tai nạn, càng sớm càng tốt, không phải chờ đến khi có BS mắt hoặc chuyển đến cơ sở chuyên khoa mắt. Trong trường hợp có dị vật, nhất là vôi cục, xi măng thì phải lấy hết dị vật trước khi rửa, nếu bệnh 3 Tác giả liên lạc: TTND BSCK2 Nguyễn Viết Giáp
  4. Hội nghị Khoa học Kỹ thuật 2022 nhân quá kích thích, có thể nhỏ thuốc tê bề mặt nhãn cầu để giảm đau đớn cho người bệnh. Tóm lại chấn thương mắt là tình huống khá thường gặp tại tất cả các cơ sở y tế, nhất là trong các tua trực cấp cứu ở các bệnh viện đa khoa. Việc đánh giá, phân loại tổn thương và xử trí cấp cứu ban đầu phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho việc điều trị chuyên sâu tiếp theo đạt hiệu quả và bảo vệ được phần chức năng thị giác quý giá cũng như yếu tố thẩm mỹ của người bệnh./. 4 Tác giả liên lạc: TTND BSCK2 Nguyễn Viết Giáp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2