intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Top 10 lỗi các doanh nhân thường mắc phải

Chia sẻ: Nguyen Kha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

98
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Thương trường là chiến trường", vì thế sự cạnh tranh cũng không kém phần khốc liệt. Chỉ một lỗi sơ đẳng cũng khiến bạn phải gánh chịu thất bại. Mười lỗi pháp lý mà các doanh nhân hay mắc phải nhất là gì?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Top 10 lỗi các doanh nhân thường mắc phải

  1. 10 lỗi các doanh nhân thường mắc phải "Thương trường là chiến trường", vì thế sự cạnh tranh cũng không kém phần khốc liệt. Chỉ một lỗi sơ đẳng cũng khiến bạn phải gánh chịu thất bại. Mười lỗi pháp lý mà các doanh nhân hay mắc phải nhất là gì? Hãy đọc bài viết của Bagley, có thể bạn sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc. Mười lỗi các doanh nhân thường mắc phải: “Những luật sư không có kinh nghiệm làm việc với các doanh nhân và các nhà tư bản có nhiều khả năng sẽ đi sai hướng” — Constance Bagley
  2. 1. Thất bại trong việc sớm sát nhập tổ chức Một vấn đề nảy sinh ở đây được gọi là "nhà sáng lập bị bỏ quên": Một đối tác tham gia góp vốn vào dự án ban đầu sau đó bất ngờ rút vốn. Khi dự án đang được tài trợ và chuẩn bị được cổ phần hóa, đối tác này quay trở lại, có lẽ vì họ cho rằng họ đã có nhiều đóng góp lúc đầu và vì thế họ yêu cầu quyền lợi cho mình. Quá vội vàng sát nhập tổ chức rất dễ khiến bạn thất bại Ảnh: www.sunspace.ltd.uk Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách sát nhập sớm và phát hành cổ phiếu cho các nhà sáng lập, tùy thuộc vào quyền lợi
  3. của họ. Để được hưởng quyền lợi nhận cổ phiếu, các nhà sáng lập được yêu cầu chuyển nhượng tất cả các sáng kiến và công việc liên quan tới hoạt động kinh doanh dự kiến của công ty tới công ty mới. Việc sát nhập sớm - trước khi các giá trị quan trọng và các sự kiện tài chính tạo ra các giá trị ngầm trong cổ phiếu, cũng giúp tránh các vấn đề về thuế có khả năng xảy ra đối với cổ phiếu giá rẻ.
  4. Nếu sát nhập quá muộn và phát hành các cổ phiếu giá rẻ cho các nhà sáng lập cùng thời điểm với việc các cổ phiếu giá cao hơn được bán cho các nhà đầu tư, có thể gây ra các vấn đề liên quan đến thuế khi mà IRS lập luận rằng sự Sai lầm thứ hai: Phát hành cổ phiếu của chênh lệch của giá cổ cổ đông sáng lập không có quyền lợi phiếu thực ra là một Ảnh: www.20nine.com phần thu nhập của các doanh nhân. 2. Phát hành cổ phiếu của cổ đông sáng lập không có quyền lợi:
  5. Quyền lợi giúp bảo vệ các thành viên của đội ngũ sáng lập ra dự án. Nếu những thành viên vẫn còn ở lại trong đội ngũ sáng lập và đem lại lợi ích cho dự án, cổ phiếu của họ sẽ có quyền lợi. Nếu họ từ bỏ vị trí đó, cổ phiếu của họ sẽ bị thu hồi và giao cho bất kỳ cổ đông nào được đưa vào để thay thế họ. 3. Thuê một luật sư không có kinh nghiệm làm việc với doanh nhân và các nhà đầu tư mạo hiểm Nhiều nhà đầu tư mạo hiểm nói rằng họ thường hay đánh giá doanh nhân thông qua việc doanh nhân đó lựa chọn luật sư như thế nào. Những luật sư không có kinh nghiệm làm việc với các doanh nhân và các nhà đấu tư mạo hiểm thường rất hay đi sai hướng, đồng thời họ thất bại khi gặp phải những cạm bẫy tinh vi.
  6. Thuê luật sư không có kinh nghiệm làm việc với doanh nhân và các nhà đầu tư mạo hiểm cũng là một lỗi
  7. Ảnh: www.asquithgroup.net Tốt nhất là nên thuê một người đã có kinh nghiệm, người biết được những yếu tố nào là chuẩn mực và không phải là chuẩn mực và người biết cách đàm phán, tiến hành hợp đồng một cách nhanh chóng. 4. Thất bại khi muốn sử dụng hợp lý phân khúc 83 (b) election Nếu lời khuyên ở mục 2 được thực hiện, cổ phiếu sẽ được phát hành tùy theo quyền lợi cho các cổ đông sáng lập và những nhân viên mới. Nếu cổ phiếu được mua và phụ thuộc vào yếu tố mà IRS gọi là rủi ro đáng kể khi bị tước tài sản, thì IRS sẽ không coi vụ mua bán này đã được thực hiện cho đến khi rủi ro này mất đi. Sau đó IRS sẽ tính toán mức chênh lệch giữa giá mua ban đầu và giá trị thị trường. Đánh thuế khoản chênh lệch này và coi đó là
  8. một khoản thu nhập thông thường. 83(b) election cho phép tính toán mức thuế dựa trên giá trị tại thời điểm cổ phiếu được phát hành và thường được tính bằng số tiền trên một cổ phiếu. “Một công ty không có tên tuổi được định giá cao nhất thường không phải là nguồn cung cấp vốn tốt nhất” — Constance Bagley 5. Đàm phán vấn đề tài trợ vốn đầu tư mạo hiểm dựa vào việc định giá Việc định giá công ty không phải là yếu tố duy nhất được cân nhắc khi muốn lựa chọn một nhà đầu tư vốn mạo hiểm hoặc khi đàm phán hợp đồng. Có rất nhiều cách khác để nhà đầu tư vốn mạo hiểm có thể nhận lại phần đền bù nếu họ đã phải trả một giá cao để mua cổ phiếu. Đó có thể là việc yêu cầu những người tham gia lựa chọn một mức cổ tức tích lũy cao, hưởng quyền mua lại sau chỉ vài năm và bảo vệ chống lại sự suy giảm chất lượng.
  9. Người ta sẽ phải đưa ra câu hỏi, vậy danh tiếng của một công ty là gì? Nếu một doanh nhân mắc phải sai lầm, thì công ty đó có đứng ra ủng hộ và bảo vệ cho doanh nhân đó hay không? Công ty đó có những mối quan hệ tốt trong ngành không? Trong nỗ lực thiết lập các đồng minh thân cận, công ty đó có biết ai là đồng minh lớn không? Một công ty không có tên tuổi được định giá cao nhất thường không phải là nguồn cung cấp vốn tốt nhất. Không nên đàm phán về tài trợ vốn đầu tư mạo hiểm dựa vào việc định giá
  10. Ảnh: sunwalked.wordpress.com 6. Đợi chờ xem xét quyền bảo vệ sở hữu trí tuệ quốc tế Bằng sáng chế được cấp theo tiêu chí của từng quốc gia. Ngoại trừ một tiêu chí duy nhất được áp dụng đối với cộng đồng châu Âu. Ở Mỹ, nếu một phát minh được bán hoặc được công khai sử dụng, thời gian được phép gia hạn để đệ trình việc sử dụng bằng sáng chế đó là một năm. Ở những nơi khác, nếu một bằng sáng chế được bán hoặc được sử dụng công khai trước khi được đệ trình sử dụng, thì phát minh đó không được coi là có bằng sáng chế ở quốc gia đó. Chẳng hạn, nếu một phát minh được trưng bày công khai cho người Nhật xem tại một hội chợ triển lãm ở Mỹ, thì theo luật bằng sáng chế của Nhật Bản, việc trưng bày đó sẽ khiến cho phát minh này được coi là không có bằng sáng chế ở Nhật nếu như chưa có văn bản đệ trình việc sử dụng phát minh đó.
  11. Vấn đề thương hiệu cũng được giải quyết tương tự. Người ta có thể bỏ ra một số tiền lớn để phát triển một thương hiệu tại Hoa Kỳ, tuy nhiên khi sản phẩm đó được mang ra nước ngoài, sản phẩm này có thể xâm phạm thương hiệu của các công ty khác có sản phẩm tương tự. Một công ty phải đưa ra những lựa chọn khôn ngoan cho thị trường của mình, và công ty đó phải giành ra bao nhiêu tiền trong giai đoạn đầu để bảo đảm thương hiệu của họ có thể tồn tại ở những thị trường đó.
  12. 7. Trưng bày các phát minh mà không có hợp đồng cam kết không tiết lộ bí mật, hoặc trước khi đệ đơn xin sử dụng bằng Không được gian lận, bởi bạn sẽ có thể sáng chế đó bị nhà tài trợ kiện Ảnh: www.veganmomma.com Nếu chưa giành được quyền bảo vệ bằng sáng chế, hoặc trong trường hợp bằng sáng chế không có hiệu lực, công cụ bảo vệ duy nhất là coi đó là một bí mật thương mại. Để làm được như vậy, công ty phải
  13. thể hiện công ty đã tiến hành những bước phù hợp để giữ bí mật đó với các đối thủ cạnh tranh của mình. Liệu đó có phải là việc làm khôn ngoan không khi yêu cầu các nhà đầu tư mạo hiểm ký các hợp đồng cam kết không tiết lộ thông tin? Câu trả lời là có, nhưng đa số lại không làm như vậy. Trước khi trưng bày phát minh đó, công ty cần phải biết nhà đầu tư mạo hiểm nào có uy tín chưa gặp điều tiếng gì trong ngành. Khi giao dịch với nhiều người, sẽ là khôn ngoan khi yêu cầu họ ký vào những hợp đồng cam kết không tiết lộ thông tin. Mặc dầu không có gì phức tạp cả, nhưng họ sẽ nhận ra rằng họ sẽ có thể phải phơi bày những bí mật thương mại của mình và họ đồng ý sẽ không sử dụng hay tiết lộ các bí mật đó nếu không được phép. Các kế hoạch chỉ nên đưa ra những thông tin ngắn gọn: Các phát minh này đã được giữ bí mật và độc quyền.
  14. Mặc dầu không mang tính cưỡng chế cao như các hợp đồng cam kết không tiết lộ thông tin, nhưng luật ở một số bang cho thấy rằng nếu một người biết rằng họ đang bị đặt vào tình thế phải để lộ các bí mật thương mại của mình, họ sẽ không thể sử dụng hay trưng bày nó nếu không được sự đồng ý của người chủ sở hữu bí mật thương mại đó. “Các doanh nhân có thể bị các nhà tài trợ kiện vì tội gian lận không? Câu trả lời là có” — Constance Bagley 8. Mở một công ty trong khi vẫn đang làm thuê cho đối thủ tiềm năng, hay thuê nhân viên mà trước hết không kiểm tra những hợp đồng của họ với các ông chủ hiện nay và kiến thức về bí mật thương mại của họ Bộ luật đã trình bày rõ ràng rằng nếu một ai đó hiện đang làm việc cho một công ty, đặc biệt là khi họ đang giữ một vị trí quan trọng, người đó sẽ không thể đứng ra mở một công ty cạnh tranh
  15. với công ty họ đang làm việc. Chỉ đơn thuần là việc sát nhập thôi cũng có thể bị người chủ hiện tại kiện ra tòa. Những doanh nhân đó có nên trước hết đến gặp người chủ hiện nay của mình và lựa chọn: Hoặc là xin nghỉ việc, hoặc nói với người chủ của mình về công việc mà họ đang làm và hỏi liệu người chủ đó có quan tâm đến việc đầu tư vào đó hay không. Điều thú vị là cả hai cách trên đều thường xuyên là cách đơn giản nhất để kết thúc mối quan hệ. Dù trong trường hợp nào, người chủ cũng hiểu theo hàm ý khác về bản chất hình thành của công ty mới. Thậm chí là ngay cả khi đã từ bỏ công việc của mình, ta vẫn chưa thể sử dụng hay trưng bày bí mật thương mại hay bí quyết công nghệ của công ty mình đã làm việc. Với cái mà người ta gọi là chủ nghĩa không tiết lộ bí mật, nếu ai đó đã biết về bí mật thương mại của công ty cũ trong quá trình làm việc và chuyển sang làm cho một công ty khác, nếu vai trò của người đó ở công việc mới cũng tương tự như ở công ty cũ, một số tòa án sẽ kết
  16. luận rằng việc người đó sử dụng những thông tin mà họ có được từ công việc trước đây là tất yếu. Họ có thể được lệnh của tòa yêu cầu họ không được làm việc cho công ty mới trong vài tháng và cho đến chừng nào mà bí mật thương mại mà họ biết không còn có nhiều giá trị nữa. Quy định này cũng giúp ta tìm hiểu xem liệu nhân viên mới có bị lệ thuộc vào hợp đồng giao kèo quy định không được cạnh tranh hay không. Mỗi nước có quy định về tính hiệu lực khác nhau, nhưng ta không nên giả định rằng quy định ở các nước là như nhau. Ta cũng nên thường xuyên kiểm tra xem các chứng từ chuyển nhượng phát minh đã được ký kết hay chưa. Các hồ sơ cá nhân cũng nên được xem lại và các nhân viên mới cũng cần kiểm tra hồ sơ cá nhân của họ để chắc chắn rằng hợp đồng giao kèo không cạnh tranh hay chứng từ chuyển nhượng phát minh không kèm theo với hợp đồng cam kết không tiết lộ bí mật đã được ký kết.
  17. 9. Hứa hẹn nhiều hơn khả năng có thể trong bản kế hoạch kinh doanh và thất bại khi muốn tuân theo luật chứng khoán của bang và quốc gia Nếu một ai đó hứa hẹn sẽ làm một điều gì đó và nhận ra rằng mình không thể làm được như họ đã hứa, ta có thể coi đó là sự gian trá. Trong một bản kế hoạch kinh doanh, ta phải trung thực đánh giá những gì có thể làm được và trình bày những giả định của mình, nhờ đó những nhà tài trợ có thể đánh giá xem dự án đó có khả thi hay không. Các doanh nhân có thể bị nhà tài trợ của mình kiện vì tội gian trá hay không? Câu traqr lời là có. Cố gắng đưa ra thêm một chút đánh giá sai lệch bằng cách làm giả các số liệu đáng tin cậy sẽ làm nhà đầu tư cảm thấy không tin tưởng và rốt cục làm ảnh hưởng đến khả năng tài trợ cho những lần kế tiếp. Cuối cùng, bất cứ ai bán cổ phiếu hoặc các loại chứng khoán khác phải tuân theo luật chứng khoán của bang và quốc gia, có
  18. thể là đăng ký chứng khoán (hiếm khi xảy ra khi công ty mới hình thành) hoặc đạt được tất cả các điều kiện cho phép miễn phù hợp. Sẽ là sai lầm nếu bỏ qua luật pháp. Như một thẩm phán đã nói khi đưa ra quyết định bảo vệ lời cáo buộc vi phạm luật chứng khoán rằng: "Sẽ không có ai ngu ngốc đến mức dám đầu tư vào một công ty nếu như không am hiểu về những quy định pháp luật đầy rẫy ở bên ngoài". 10. Nghĩ rằng các vấn đề pháp lý có thể được giải quyết sau này Có một xu hướng nghĩ như thế này "Khi tôi có được nhà tài trợ, khi tôi đã đi vào hoạt động, sau đó tôi có thời gian để thuê luật sư, giờ đây, tôi đang rất cố gắng có thể để hoàn thành những kế hoạch kinh doanh của tôi và thu tiền về". Đây là một lối suy nghĩ rất thiển cận. Điều đó có nghĩa là ta phải dành hết thời gian, nỗ lực và tiền bạc vào các vấn đề pháp lý?
  19. Không. Đó là một lý do hay để thuê một luật sư có năng lực. Những luật gia tài năng có thể được giữ lại bằng cách bỏ ra thêm một số tiền tương đối nhỏ vào giai đoạn đầu. Chi phí sẽ giảm đi rất nhiều khi ta có được luật sư giỏi ngay từ đầu thay vì cố gắng lựa chọn sau này và khắc phục nó.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2