intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trà tốt cho sức khỏe hơn nước

Chia sẻ: Ps Ps | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

104
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một bài trên báo Dinh dưỡng lâm sàng Âu châu (Euro-pean journal of clinical nutrition) và được đài BBC loan báo, là uống mỗi ngày từ 3 tách trà (chè) trở lên, rất tốt cho sức khỏe như uống đủ nước và còn có thể giúp ích thêm cho sức khỏe, theo các nhà nghiên cứu. Trà không những bổ sung đủ nước cho cơ thể như nước, mà còn bảo vệ chống bệnh tim và vài loại ung thư, do các chuyên viên dinh dưỡng ở vương quốc Anh tìm thấy. Những chuyên gia trong ngành này tin rằng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trà tốt cho sức khỏe hơn nước

  1. Trà tốt cho sức khỏe hơn nước Nước chè tươi Một bài trên báo Dinh dưỡng lâm sàng Âu châu (Euro-pean journal of clinical nutrition) và được đài BBC loan báo, là uống mỗi ngày từ 3 tách trà (chè) trở lên, rất tốt cho sức khỏe như uống đủ nước và còn có thể giúp ích thêm cho sức khỏe, theo các nhà nghiên cứu. Trà không những bổ sung đủ nước cho cơ thể như nước, mà còn bảo vệ chống bệnh tim và vài loại ung thư, do các chuyên viên dinh dưỡng ở vương quốc Anh tìm thấy. Những chuyên
  2. gia trong ngành này tin rằng thành phần flavonoid trong trà là hoạt chất chính bồi dưỡng sức khỏe. Những chất chống oxy hóa polyphenol tìm thấy trong nhiều thức ăn và thảo dược, gồm lá trà, và đã cho thấy giúp chống lại hư hại tế bào do quá trình lão hóa. Bác sĩ Carrie Ruxton, chuyên viên dinh dưỡng ngành y tế công cộång và cộng sự ở Đại học King Luân Đôn, nhìn vào những nghiên cứu công bố về tác dụng giúp sức khỏe khi uống trà. Họ thấy có chứng cứ rõ ràng là uống mỗi ngày 3 - 4 tách trà sẽ cắt cơ hội bị nhồi máu cơ tim, chống u xơ tử cung... Vài nghiên cứu gợi ý uống trà bảo vệ chống ung thư; mặc dầu tác dụng này chưa được chứng minh chi tiết. Những lợi ích khác cho sức khỏe gồm bảo vệ chống mảng bám răng và có tiềm năng chống sâu răng và làm cho xương răng mạnh khỏe hơn. Bác sĩ Ruxton bảo rằng “uống trà hiện nay tốt hơn uống nước”. Nước cần thiết phải được bổ sung và trà thay thế cho chất lỏng và chứa những chất chống oxy hóa nên sẽ cho 2 lợi ích. Trà tái cung cấp nước cho cơ thể. Trà chứa cafein và cafein lợi tiểu, nên trên lý thuyết sẽ làm mất nước. Nhưng ngay khi cả chúng ta uống một tách trà hay cà phê thật đậm, cũng có cung cấp nhiều nước, chúng ta vẫn có giữ nước được đầy đủ. Ngoài ra, trà còn chứa fluor, tốt cho xương răng.
  3. Không có chứng cứ uống trà có hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, nghiên cứu gợi ý trà có thể làm giảm khả năng cơ thể hấp thụ chất sắt trong thức ăn, có nghĩa là người thiếu máu nên tránh uống trà gần bữa ăn. Uống trà phổ thông ở người cao tuổi, trong lứa tuổi trên 40. Ở người già, trà đôi khi chiếm 70% chất lỏng uống vào hàng ngày. Tác giả khuyên mỗi ngày mỗi người nên uống vào 1,5 - 2 lít chất lỏng trong đó có cả nước trà. Trà không làm mất nước. Văn hóa uống trà giúp giữ vệ sinh tốt. Uống trà bao giờ cũng phải dùng nước sôi, do đó uống trà tự nhiên sẽ không bao giờ bị nhiễm trùng đường ruột. Đó là chưa kể trà có tính sát khuẩn rất mạnh. Góp ý của người viết: Bên Anh có lẽ chỉ uống trà đen hay trà xanh ở dạng gói. Việt Nam ta là xứ trồng trà, không cần phải mua trà ngon đắt tiền, mà có thể nấu lá trà tươi với ít gừng có khi còn tốt hơn. Uống nhiều trà sau buổi trưa có thể gây mất ngủ cho người cao tuổi. Tại Âu Mỹ, chai nước “ice tea”, tức là dung dịch nước trà đóng chai để lạnh cũng là một thức uống được chuộng thay nhưng ở ta không nên dùng ice tea hay nước trà vô chai, đóng lon, không có “thiên nhiên” và thường kèm theo hóa chất độc hại. DS. LÊ VĂN NHÂN
  4. Thuốc và rượu bia Thứ bảy, 08/05/2010, 06:27 GMT+7 Trong y dược, người ta vẫn thường dùng rượu để “chiêu” thuốc, nghĩa là dùng cồn etil để hòa tan thuốc và dẫn thuốc vào cơ thể, dưới dạng rượu thuốc, cồn thuốc... Thế nhưng bạn đừng quên rằng có rất nhiều thuốc khi gặp rượu sẽ xung khắc và dẫn tới nhiều phản ứng phụ rất nguy hiểm: * Các thuốc trị huyết áp cao, thuốc lợi tiểu khi gặp rượu, bia hoặc thức uống có cồn, có thể gây tụt huyết áp thái quá, nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng. * Các thuốc có chứa aspirin hoặc salicylat, các kích thích tố vỏ thượng thận aldrenal corticosteroid, gọi chung là các thuốc sorticoid (hydrocortisol, hydrocortison, dexametason, deltametason…) khi gặp rượu hoặc thức uống có cồn sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày - ruột.
  5. * Các thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid (xem bài “Thuốc kháng viêm giảm đau”), khi gặp rượu, bia hoặc thức uống có cồn sẽ tăng nguy cơ chảy máu dạ dày - ruột và tăng độc tính của thuốc đối với gan, thận và tế bào thần kinh… * Các thuốc gây ngủ barbituric cũng như các loại thuốc ngủ khác (benzodiazepin) và các thuốc an thần khi gặp rượu, bia và thức uống có cồn sẽ gây trầm cảm quá mức, gây ngủ lịm, nhiều khi không bao giờ thức dậy nữa!! * Các thuốc trị đái tháo đường..., disulfuram, cloramphenicol, griseofulvin, metronidazol khi gặp rượu, bia hoặc thức uống có cồn sẽ gây phản ứng disulfiram (disulfiram reaction: đỏ mặt, nhức đầu, đau ngực, thở gấp, khó thở, buồn nôn, ói mửa, vã mồ hôi và có thể dẫn tới tử vong nếu uống nhiều rượu. * Các kháng sinh, sulfamid, thuốc chống nấm... khi gặp rượu, bia hoặc thức uống có cồn sẽ làm tăng độc tính của thuốc và cồn đối với gan, thận và hệ thần kinh. * Các thuốc trị bệnh tim mạch cũng gây tụt huyết áp nguy hiểm như các thuốc trị huyết áp, nhưng ở người bị bệnh tim dễ dẫn tới đột quỵ (tai biến tim mạch) hơn. * Các thuốc kháng acid dạ dày (antiacid) gặp rượu, bia sẽ mất tác dụng hoặc tác dụng ngược lại gây loét dạ dày ruột nhiều hơn.
  6. * Các thuốc cầm máu, chống đông máu gặp rượu, bia bị giảm tác dụng. * Cetamol (paracetamol) và các thuốc chứa acetaminophen này khi gặp rượu, bia và thức uống có cồn sẽ làm tăng độc tính của thuốc và rượu đối với gan, nhất là khi dùng dài ngày hoặc liều cao. * Các thuốc kháng histamin khi gặp rượu, bia hoặc thức uống có cồn sẽ gia tăng sự ngầy ngật hoặc gây ngủ lịm nguy hiểm. * Các thuốc trị sốt rét, cimetidin, thuốc chống lao, chống ký sinh trùng đường ruột khi gặp rượu, bia hoặc thức uống có cồn sẽ làm tăng độc tính của thuốc đối với gan và thận. * Các thuốc chứa sắt (sulfat, fumarat, gluconat Fe…) khi gặp rượu, bia hoặc thức uống có cồn sẽ tăng hấp thụ sắt đến nỗi gây dư sắt đến hủy hoại tạng phủ. * Calcium, các sinh tố nhóm B gặp rượu, bia và thức uống có cồn làm giảm hấp thu hoặc hủy hoại sinh tố dẫn đến suy dinh dưỡng… Tóm lại, khi bị bệnh cần điều trị hoặc không bệnh mà dùng thuốc đều phải lưu ý tránh rượu. Hầu hết các thuốc đều độc không nhiều thì ít và khi gặp rượu, bia hoặc thức uống có cồn sẽ gây tương tác làm mất tác dụng trị liệu, hoặc tăng tác dụng, tăng độc tính hoặc xung khắc tạo nên những phản ứng phụ nguy hiểm. Vì có quá nhiều thuốc kỵ rượu, bia ta không thể nhớ hết được, nên khi dùng thuốc, tốt
  7. nhất, dù bất cứ thuốc gì cũng nên cữ rượu, bia và thức uống có cồn để khỏi bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. DS. DIỆU PHƯƠNG
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2