TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG CƠ QUAN.
lượt xem 8
download
Công tác văn thư bao gồm nhiều nội dung với mức độ phức tạp khác nhau. Tuỳ theo cương vị và khả năng, mỗi người trong cơ quan có thể tham gia vào những nội dung nhất định. Để cho tất cả mọi việc đều được thực hiện, cần phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng. I. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG CƠ QUAN.
- QUQ TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG CƠ QUAN
- Chương II TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG CƠ QUAN Công tác văn thư bao gồm nhiều nội dung với mức độ phức tạp khác nhau. Tuỳ theo cương vị và khả năng, mỗi người trong cơ quan có thể tham gia vào những nội dung nhất định. Để cho tất cả mọi việc đều được thực hiện, cần phải có sự phân công trách nhiệm rõ ràng. I. Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan. 1. Trách nhiệm chung. Thủ trưởng cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công tác văn thư trong phạm vi cơ quan mình và chỉ đạo nghiệp vụ công tác văn thư ở các cơ quan cấp dưới và các đơn vị trực thuộc. Công tác văn thư của cơ quan có làm tốt hay không tốt, trước hết thuộc trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan. Để thực hiện nhiệm vụ này, Thủ trưởng cơ quan có thể giao cho Chánh Văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính (ở cơ quan không có Văn phòng) tổ chức quản lý công tác văn thư trong phạm vi trách nhiệm của mình. 2. Những nhiệm vụ cụ thể. - Thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm giải quyết kịp thời và chính xác các văn bản đến của cơ quan. - Thủ trưởng cơ quan có thể giao cho cán bộ cấp dưới giải quyết những văn bản cần thiết nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm chung về việc giải quyết những văn bản đó. - Thủ trưởng cơ quan phải ký những văn bản quan trọng của cơ quan theo quy định của Nhà nước. Thủ trưởng cơ quan có thể giao cho cấp phó của mình ký thay những văn bản mà theo quy định thì mình phải ký và những văn bản thuộc phạm vi lĩnh vực công tác đã giao cho cấp phó phụ trách hoặc giao cho Chánh Văn phòng (hoặc Trưởng phòng Hành chính của cơ quan) ký thừa lệnh những văn bản có nội dung không quan trọng. Ngoài những nhiệm vụ chính nêu trên, tuỳ theo điều kiện cụ thể của mỗi cơ quan mà thủ trưởng cơ quan có thể làm một số việc cụ thể khác như: xem xét và cho ý kiến về việc phân phối, giải quyết văn bản đến của cơ quan, tham gia vào việc soạn thảo văn bản, kiểm tra việc chấp hành các chế độ quy định về công tác văn thư ở các cơ quan cấp dưới, các đơn vị trực thuộc. II- Trách nhiệm của Chánh văn phòng hoặc trưởng phòng Hành chính. Chánh Văn phòng (hoặc Trưởng phòng Hành chính ở cơ quan không có
- Văn phòng) là người trực tiếp giúp Thủ trưởng cơ quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ công tác văn thư ở cơ quan mình và trực tiếp chỉ đạo nghiệp vụ công tác văn thư ở các cơ quan cấp dưới và các đơn vị trực thuộc. Chánh Văn phòng (hoặc Trưởng phòng Hành chính) phải trực tiếp làm các công việc sau: - Xem xét toàn bộ văn bản đến để phân phối cho các đơn vị, cá nhân và báo cáo Thủ trưởng cơ quan về những công việc quan trọng. - Ký thừa lệnh thủ trưởng cơ quan một số văn bản được Thủ trưởng giao và ký văn bản do Văn phòng trực tiếp ban hành. - Tham gia xây dựng văn bản theo cầu của Thủ trưởng cơ quan. - Xem xét về mặt thủ tục, thể thức đối với tất cả văn bản trước khi ký gởi đi. - Tổ chức việc đánh máy văn bản đi. - Trong những điều kiện cụ thể, có thể được thủ trưởng giao làm một số việc thuộc nhiệm vụ của văn thư chuyên trách. - Chánh Văn phòng (hoặc Trưởng phòng Hành chính) có thể giao cho cấp phó hoặc cấp dưới của mình thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể trong phạm vi quyền hạnh của mình. III- Trách nhiệm của Thủ trưởng các đơn vị. Thủ trưởng các đơn vị trong cơ quan chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan về toàn bộ công tác văn thư của đơn vị và là người trực tiếp chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra công chức, viên chức trong đơn vị thực hịên tốt các nhiệm vụ quản lý văn bản, tài liệu ở đơn vị. Cụ thể là: - Tổ chức giải quyết văn bản đến thuộc phạm vi đơn vị. - Tổ chức soạn thảo văn bản trong phạm vi đơn vị. - Tổ chức lập hồ sơ và nộp hồ sơ vào phòng lưu trữ cơ quan trong phạm vi đơn vị. - Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ trưởng giao. IV-Trách nhiệm của công chức, viên chức trong cơ quan nói chung. Tất cả công chức của cơ quan nói chung phải thực hiện đầy đủ những nội dung công tác văn thư có liên quan đến phần việc của mình. Cụ thể là: - Giải quyết kịp thời những văn bản đến theo yêu cầu của Thủ trưởng. - Thảo các văn bản thuộc phạm vi trách nhiệm của mình. - Lập hồ sơ công việc mình làm và nộp hồ sơ vào lưu trữ theo quy định của cơ quan. - Bảo đảm giữ gìn bí mật, an toàn văn bản.
- - Thực hiện nghiêm túc mọi quy định cụ thể trong chế độ công tác văn thư của cơ quan. V- Trách nhiệm của văn thư chuyên trách trong cơ quan. Tại khoản 2, Điều 29 của Nghị định số: 110/2004/NĐ-CP, ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định trách nhiệm của văn thư cơ quan như sau: - Tiếp nhận, đăng ký văn bản đến - Trình, chuyển giao văn bản đến cho các đơn vị, cá nhân; - Giúp Chánh văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính hoặc người được giao trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc giải quyết văn bản đến; - Tiếp nhận các dự thảo của văn bản trình người có thẩm quyến xem xét, phê duyệt, ký ban hành. - Kiểm tra thể thức, hình thức, kỹ thuật trình bày; Ghi số, ký hiệu văn bản, ngày tháng văn bản; Đóng dấu văn bản (Kể cả dấu Khẩn, Mật). - Đăng ký, làm thủ tục phát hành, chuyển phát và theo dõi chuyển phát văn bản đi. - Sắp xếp, bảo quản, phục vụ việc tra cứu, sử dụng các bản lưu; - Hướng dẫn lập Danh mục hồ sơ, Lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan; Giúp Chánh văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra công tác lập hồ sơ và giao nộp hồ sơ vào lưu trữ cơ quan; - Quản lý sổ sách và cơ sở dữ liệu, đăng ký quản lý văn bản; Làm thủ tục cấp Giấy Giới thiệu, Giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức. - Bảo quản, sử dụng các loại con dấu của cơ quan Ngoài những công việc chính như nói trên, tuỳ theo năng lực và yêu cầu cụ thể của cơ quan, văn thư chuyên trách có thể được giao kiêm nhiệm thêm một số công việc như đánh máy, trực điện thoại, kiểm tra và hướng dẫn nghiệp vụ văn thư ở các cơ quan, đơn vị cấp dưới và cả công tác lưu trữ của cơ quan nếu công việc văn thư ít, chưa sử dụng hết thời gian làm việc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CHƯƠNG II: TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ CÔNG TÁC VĂN THƯ TRONG CƠ QUAN
3 p | 505 | 109
-
Kinh nghiệm thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ở một số doanh nghiệp Nhật Bản và một số khuyến nghị cho các doanh nghiệp Việt Nam
18 p | 45 | 14
-
Vai trò của nhà nước trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) ở Việt Nam hiện nay
3 p | 88 | 11
-
Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và hiệu quả hoạt động: Nghiên cứu định lượng tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam
16 p | 10 | 8
-
Một số vấn đề về trách nhiệm công vụ của cán bộ, công chức ở nước ta hiện nay
7 p | 120 | 8
-
Trách nhiệm thực hiện trợ giúp pháp lý của luật sư
4 p | 44 | 5
-
Nghiên cứu tình hình thực hiện trách nhiệm xã hội trong chuỗi cung ứng rau củ tại Việt Nam
13 p | 56 | 5
-
Thực trạng thực hiện trách nhiệm giải trình trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương cấp tỉnh và kiến nghị
7 p | 38 | 5
-
Thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động của doanh nghiệp theo hướng dẫn của ASEAN - nghiên cứu tại các doanh nghiệp may Việt Nam
18 p | 33 | 4
-
Ảnh hưởng của FDI đến hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội ở Việt Nam
13 p | 34 | 3
-
Giải pháp cho doanh nghiệp FDI trong thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới
11 p | 33 | 3
-
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
9 p | 13 | 3
-
Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước: Phần 2
26 p | 94 | 3
-
Thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm cải thiện danh tiếng của doanh nghiệp: Nghiên cứu trường hợp của 208 doanh nghiệp FDI trên địa bàn thành phố Hà Nội
13 p | 57 | 2
-
Thực hiện trách nhiệm xã hội - Động lực phát triển của doanh nghiệp tư nhân ở Hải Phòng hiện nay
9 p | 36 | 2
-
Tư tưởng Hồ Chí Minh về “khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” và trách nhiệm của thanh niên quân đội hiện nay
5 p | 12 | 2
-
Trách nhiệm của Công chứng viên với văn bản công chứng những vấn đề lý luận và thực tiễn
13 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn