intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trái cây tùy bệnh mà ăn cho đúng

Chia sẻ: Bacsi Bacsi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

149
lượt xem
25
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trái cây tùy bệnh mà ăn cho đúng Khi cần chọn một loại trái cây nào đó cho người thân đang bị bệnh sử dụng, nhiều chị em băn khoăn: Không biết loại trái cây nào là thích hợp nhất đối với người bệnh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc biết các sử dụng đúng các loại trái cây. Các loại thực phẩm được khuyến cáo phải kiêng kỵ hoặc được khuyên nên sử dụng cho người bệnh là điều đã được y học cổ truyền đề cập từ bao đời nay. Không phải chỉ thuốc men hoặc các phương...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trái cây tùy bệnh mà ăn cho đúng

  1. Trái cây tùy bệnh mà ăn cho đúng Khi cần chọn một loại trái cây nào đó cho người thân đang bị bệnh sử dụng, nhiều chị em băn khoăn: Không biết loại trái cây nào là thích hợp nhất đối với người bệnh? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc biết các sử dụng đúng các loại trái cây.
  2. Các loại thực phẩm được khuyến cáo phải kiêng kỵ hoặc được khuyên nên sử dụng cho người bệnh là điều đã được y học cổ truyền đề cập từ bao đời nay. Không phải chỉ thuốc men hoặc các phương pháp trị liệu khác là có thể giải quyết được bệnh tật, mà vấn đề ăn uống và sinh hoạt cũng được coi là những yếu tố phụ trợ cần thiết để mau chóng trả lại sức khỏe cho người bệnh. Bưởi Theo y học cổ truyền, nếu bệnh tật được quan niệm theo học thuyết âm dương, ngũ hành, tạng tượng, kinh lạc, thì thực phẩm và dược liệu cũng được quan niệm theo các học thuyết đó. Hầu hết các loại trái cây ăn được đều có tác dụng trị liệu một số chứng bệnh, do tính chất âm hoặc dương của chúng. Dựa theo thuyết âm dương, người ta phân loại trái cây thành hai nhóm sau: Nhóm âm tính: Gồm các loại trái cây có khí lạnh, mát, vị chua, đắng, mặn, tính trầm giáng, dùng trong các trường hợp dương bệnh. Nhóm dương tính: Gồm các loại trái cây có khí nóng, ấm, vị cay, ngọt (hoặc nhạt), tính thăng phù, dùng trong ác trường hợp âm bệnh.
  3. Như vậy, việc sử dụng trái cây thích hợp với người bệnh là điều cần quan tâm để tăng cường tác dụng trị liệu và hạn chế các yếu tố bất lợi. Trong sách Vệ sinh yếu quyết, Hải Thương Lãn Ông Lê Hữu Trác có nêu ra một số trái cây nên dùng hoặc nên kiêng kỵ khi có bệnh như sau: "Hễ đang lâm bệnh, nhất thiết phải kiêng uống rượu, phòng dục và nên tiết chế ăn uống, đó là đường lối chính của việc chữa bệnh". Bệnh sốt chưa lui, chớ nên ăn cơm. Bệnh sốt mới khỏi mà ăn thịt hoặc ăn nhiều quả nhãn, mít, đào, dưa hấu... thì bệnh tái phát. Bệnh nóng rét thì kiêng ăn thì kiêng ăn các loại quả có vị chua chát như quả nhót, mận, xoài... Các bệnh ngoài da và bệnh trĩ đều kiêng các thứ cay thơm, động hỏa như gừng, hành, các chất khô nóng như ớt, hồ tiêu... Khi dưỡng bệnh, cần kiêng ăn các thứ khí trệ như quả cà, quả bầu, dưa chuột, khoai sọ, củ ấu..." Sau đây là một số trái cây thông dụng và tính chất âm hoặc dương của chúng: Nhóm âm tính: Bưởi: Vị chua, ngọt, tính hàn, nên sử dụng trong các trường hợp: ăn uống không tiêu, chán ăn, đi tiểu ít, chức năng hoạt động của mật bị suy yếu, mạch máu
  4. (nhất là mao mạch) bị giòn, dễ vỡ, sốt khát nước, cao huyết áp. Nên kiêng trong các trường hợp: tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, nhiều đàm trong và loãng. Cam: Vị chua, ngọt, tính hàn. Nên dùng trong các trường hợp: sốt khát nước, táo bón, ho do táo nhiệt, ăn uống không tiêu. Kiêng dùng trong các trường hợp: tỳ vị yếu, tiêu chảy, thận khí hư yếu. Chanh: Vị chua, tính hàn. Nên dùng trong các trường hợp: cảm sốt, ho, khát nước, đau cổ họng, cao huyết áp, sỏi thận. Nên kiêng dùng khi viêm loét dạ dày. Tỷ vị hư hàn, đi cầu lỏng, ngực bụng hay bị đầy hơi. Dưa hấu và chanh
  5. Dưa hấu: Vị ngọt, nhạt, tính hàn. Nên dùng trong các trường hợp: trúng thử, khát ước, tiểu tiện khó, cao huyết áp, ngộ độc rượu, viêm thận. Kiêng dùng khi bị tỳ vị như hàn, tiêu chảy, nôn mửa do lạnh, thận dương hư, tiểu nhiều. Dừa: Vị ngọt, tính hơi hàn. Nên dùng trong các trường hợp: trúng thử, nhiệt độc, tiểu khó, khát nước. Không dùng khi bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy do lạnh, đầy bụng, đau dạ dày do lạnh. Dứa (thơm, khóm): Vị chua, ngọt, tính hơi hàn. Nên sử dụng trong các trường hợp: ăn uống không tiêu, viêm thận, phù thũng, đi tiểu khóm táo bón, viêm phế quản, thống phong, cao huyết áp. Không dùng trong trường hợp bị dị ứng với dứa, tiêu chảy, viêm loét dạ dày. Hồng: Vị ngọt, chát, tính hàn. Nên dùng khi bị ho do táo nhiệt, ho ra máu, táo bón, cao huyết áp, trĩ. Không nên dùng khi bị tiêu chảy, huyết áp thất, phụ nữ mới sinh đẻ, sốt rét (không nên ăn vào lúc đói bụng). Lê: Vị ngọt, chua, tính hàn. Nên dùng khi bị ho khan do phế nhiệt, ho ra máu, viêm phế quản, táo bón, cao huyết áo, đái tháo đường. Kiêng dùng khi bị tỳ vị hư hàn, tiêu lỏng, tiêu chảy, đầy bụng, đau bụng lạnh. Me: Vị chua, ngọt, tính mát. Nên dùng khi bị táo bón mãn tính, tiêu hóa kém, bị bệnh hoại huyết dễ bị chảy máu, phụ nữ nôn ọe khi có thai. Không nên dùng khi bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, lạnh bụng.
  6. Xoài: Vị chua, ngọt, tính mát. Nên dùng khi bị ho dô phế nhiệt, ăn uống không tiêu, bị bệnh hoại huyết. Không nên dùng khi bị ho do phế hàn, nhiều đàm loãng, tỳ vị hư hàn, đau bụng do lạnh. Nhóm dương tính: Mận: Vị ngọt, chua, tính hơi ấm. Nên dùng trong các trường hợp: tiêu hóa kém, tay chân đau nhức, phù thũng, khó đi tiểu, tiểu tiện ít. Kiêng dùng khi bị tình trạng âm hư nội nhiệt. Mít: Vị ngọt, thơm, tính ấm. Nên dùng trong các trường hợp: khí suy, phiền nhiệt, ngộ độc rượu. Kiêng dùng khi bị ảm sốt nhiệt thịnh, đái tháo đường, đầy bụng do nhiệt kết.
  7. Mãng cầu Na (mãng cầu ta): Vị ngọt, chua, tính ấm. Nên dùng khi bị ho đàm loãng, kiết lỵ, khát nước. Không nên dùng khi bị ho do phong nhiệt. Nhãn: Vị ngọt, thơm, tính ấm. Sử dụng tốt trong các trường hợp: tâm tỳ hư, ăn ngủ kém, suy nhược thần kinh. Kiêng dùng khi bị tiêu chảy do thấp nhiệt (ngộ độc thực phẩm), bụng đầy trướng, đái tháo đườg. Quýt: Vị ngọt, chua, tính ấm. Nên dùng khi bị ho nhiều đàm loãng, tiêu hóa kém, khí uất, cao huyết áp. Không dùng khi bị ho do phong nhiệt. Vải: Vị ngọt, thơm, tính ấm. Nên dùng trong các trường hợp: tâm tỳ hư, ăn ngủ kém, cơ thể suy nhược, thiếu máu, hen suyễn do lạnh. Kiên dùng khi bị mụn nhọt, đái tháo đường. Một số điều cần lưu ý khi chọn trái cây thích hợp với từng người bệnh: Những người bị dương hư, khí hư, thường có các triệu chứng như: toàn thân lạnh, sợ lạnh, sác mặt tái nhợt trắng bệch, hơi thở ngắn, mệt mỏi, thường ra nhiều mồ hôi, đại tiện lỏng, tiểu tiện trong, đi tiểu nhiều lần, có khi đau lưng, ù tai, di tinh, hoạt tinh, mạch đập nhỏ yếu chậm. Cần kiêng ăn các loại trái cây thuộc nhóm âm tính.
  8. Những người bị âm hư, huyết hư, thường có các triệu chứng như: người gầy khô, ghét nóng, hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi trộm môi miệng khô khát, buồn bực, bứt rứt khó chịu, dễ bị kích động, mất ngủ, có khi bị chảy máu cam, ho ra máu, mạch nhỏ mà nhanh. Cần kiêng ăn các loại trái cây thuộc nhóm dương tính. Đối với trẻ em, chức năng của tỳ vị chưa được hoàn thiện nên chú ý hạn chế các loại trái cây âm tính, vì có thể làm cho tiêu hóa bị ngưng trệ, gây đau bụng, tiêu chảy. Những người cao tuổi, cần ăn uống thanh đạm, kiêng ăn các loại trái cây có vị thái quá (quá ngọt, quá chua, quá đắng...). Phụ nữ khi có thai, cần ăn uống đầy đủ và cần các chất bổ dưỡng, nhưng nên tránh các loại trái cây có vị thái quá. Sau khi sinh, nguyên khí bị hao tổn, trong mấy ngày đầu nên kiêng ăn các loại trái cây thuộc nhóm âm tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2