intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT BIẾN CHỨNG

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

109
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, và X-quang phổi trong tràn khí màng phổi tự phát biến chứng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích Kết quả: Từ 01/2002 đến 12/2006, có 197 trường hợp TKMPTP biến chứng nhập viện (gồm 74 TKMPTP nguyên phát và 123 TKMPTP thứ phát). TKMPTP tái phát gặp nhiều hơn TKMPTP lần đầu tiên nhưng không đáp ứng với điều trị đặt ODLMP (thời gian đặt ODL kéo dài quá 7 – 10 ngày) (81,73% so với 18,27%). TKMPTP biến chứng xảy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT BIẾN CHỨNG

  1. TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT BIẾN CHỨNG TÓM TẮT Mục tiêu: Phân tích một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, và X-quang phổi trong tràn khí màng phổi tự phát biến chứng. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang phân tích Kết quả: Từ 01/2002 đến 12/2006, có 197 trường hợp TKMPTP biến chứng nhập viện (gồm 74 TKMPTP nguyên phát và 123 TKMPTP thứ phát). TKMPTP tái phát gặp nhiều hơn TKMPTP lần đầu tiên nhưng không đáp ứng với điều trị đặt ODLMP (thời gian đặt ODL kéo dài quá 7 – 10 ngày) (81,73% so với 18,27%). TKMPTP biến chứng xảy ra ở nam nhiều hơn nữ (88,3% so với 11,7%). Tỉ lệ mắc bệnh nam:nữ là 7,6:1. Tuổi trung bình là 51,83 (từ 17 – 85 tuổi). TKMPTP nguyên phát xảy ra ở lứa tuổi dưới 40 tuổi (62/74 trường hợp; 83,78%) và ngược lại, TKMPTP thứ phát xảy ra ở lứa tuổi trên 40 tuổi (117/123 trường hợp, 95,12%) (p=0,0027). TKMPTP biến chứng ở bệnh nhân hút thuốc lá gặp nhiều hơn bệnh nhân không hút thuốc lá (77,16% so với 22,84%) (p=0,031); ở bệnh nhân có bệnh lý phổi cơ bản (gồm bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, lao phổi cũ, bệnh bụi phổi, ung thư phổi, lao phổi) gặp nhiều hơn ở bệnh nhân không có bệnh lý phổi cơ bản
  2. (62,44% so với 37,56%) (p=0,017). Có 70,56% trường hợp TKMPTP xảy ra sau một hoạt động gắng sức. Khoảng 70% trường hợp có thời gian khởi bệnh ngắn (< 3 ngày), với các triệu chứng cấp tính như khó thở (100%) và đau ngực (94,42%). Tất cả các trường hợp đều được chẩn đoán xác định TKMP bằng chụp X-quang phổi thẳng qui ước. TKMPTP biến chứng xảy ra ở một bên (97,97%); bên phải gặp nhiều hơn bên trái (58,88% so với 39,09%) và chỉ có 4 trường hợp (2,03%) TKMP ở hai bên. Qua CT scan ngực, có 21/24 trường hợp (87,5%) TKMPTP nguyên phát phát hiện kén khí phế thũng khu trú chủ yếu ở thùy trên phổi. Kết luận: Phân tích một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, và X-quang phổi trong tràn khí màng phổi tự phát biến chứng nhằm giúp chẩn đoán sớm và lựa chọn điều trị thích hợp. ABSTRACT Objective: to analyse some of risk factors, clinical features, and chest x-rays in complicated spontaneous pneumothorax (CSP). Method: analytical crossed sectional study Result: From 01/2002 to 12/2006, there were 197 cases of CSP, included 74 primary spontaneous pneumothorax (PSP) and 123 secondary spontaneous pneumothorax (SSP). Recurrent SP occurred more than first SP (which
  3. didn’t response with chest drainage; time for chest drainage lasted over 7 – 10 days) (81.73% versus 18.27%). CSP took place in men more than in women (88.3% so với 11.7%). The incidence ratio of male:femal was 7,6:1. The average age was 51,83 (range, 17 to 85). PSP often occurred in age group under 40 (62/74 cases; 83.78%), and on the contrary, SSP occurred in age group over 40 (117/123 cases, 95.12%) (p=0.0027). CSP occurred in patients with smoking more than in patients without smoking (77.16% versus 22.84%) (p=0.031); in patients with underlying pulmonary diseases (COPD, previous tuberculosis, pneumoconiosis, lung cancer, pulmonary tuberculosis) more than in patients without underlying pulmonary diseases (62.44% versus 37.56%) (p=0.017). 70.56% of SP appeared after an excessive action. About 70% of CSP had the short interval for hospitalization (< 3 days), with acute symptoms as respiratory failure (100%) and chest pain (94.42%). All cases were determined by plain chest X-rays. CSP occurred at an unilateral lung (97.97%), in right side more than in left side (58,88% versus 39.09%); and only 4 cases (2.03%) in bilateral lung. There were 21/24 cases (87.5%) of PSP with bullae and blebs located on the upper lobes detected by thoracic CT scan.
  4. Conclusion: Analysis of some of risk factors, clinical features, and chest x- rays in complicated spontaneous pneumothorax (CSP) helped to diagnose early and to select optimal treatment.
  5. ĐẶT VẤN ĐỀ Tràn khí màng phổi tự phát (TKMPTP) là tình trạng không khí tràn vào khoang màng phổi gây xẹp một phần hay toàn bộ nhu mô phổi, mà nguyên nhân có thể do nguyên phát (không tìm thấy bệnh lý ở phổi) hoặc do thứ phát (xảy ra sau một bệnh lý cơ bản ở phổi)(1,3,5,7,9,11,14,19,21). TKMPTP thường dễ tái phát (23 – 50%) sau lần bị tràn khí màng phổi đầu tiên và tỉ lệ tái phát ở những lần tiếp theo sẽ cao hơn(10,11,22,23). Tràn khí màng phổi tự phát biến chứng bao gồm những trường hợp TKMPTP tái phát và những trường hợp TKMPTP lần đầu tiên nhưng không đáp ứng với điều trị đặt ống dẫn lưu màng phổi (ODLMP) (thời gian đặt ống dẫn lưu kéo dài quá 7 – 10 ngày(10,11,20). TKMPTP thường gặp do hình thành lỗ dò từ phế nang vào trong khoang màng phổi. Lỗ dò được tạo nên do vỡ một bóng khí phế thũng (bullae) cạnh màng phổi hoặc do vỡ một hang nhiễm trùng trong mô phổi gây rách lá tạng màng phổi hình thành một đường dò thông thương khí giữa phế nang với khoang màng phổi(5,7,9,12,21). Trong y văn(1,3,5,7,9,11,14,19), có nhiều yếu tố nguy cơ gây TKMPTP. Đa số trường hợp có biểu hiện lâm sàng điển hình, nhưng đôi khi cũng gặp một số bệnh nhân có khởi phát âm ỉ và mơ hồ. Đồng thời, TKMPTP thường được chẩn đoán xác định bằng X -quang phổi nhưng cũng có một số trường hợp X-quang phổi bình thường. Vì thế, chúng tôi tiến hành
  6. phân tích một số yếu tố nguy cơ, đặc điểm lâm sàng, và X-quang phổi nhằm mục đích chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời các trường hợp TKMPTP biến chứng. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân TKMPTP biến chứng nhập viện và điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 01/2002 đến 12/2006. Loại hình nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang phân tích. Phương pháp tiến hành nghiên cứu Khám lâm sàng - Xác định phần hành chánh bệnh nhân: họ tên, tuổi, giới. - Hỏi bệnh sử: thời gian khởi bệnh; các triệu chứng lúc nhập viện: đau ngực, khó thở, ho, sốt…; diễn tiến của các triệu chứng này (có hoặc không có điều trị). - Hỏi tiền sử: Các bệnh lý phổi trước đây (như lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bệnh phổi nghề nghiệp…) và các bệnh lý nội khoa khác (như: tim mạch, tiểu đường…); Có hay không có tràn khí màng phổi (nếu có, số lần tràn khí màng phổi tái phát); Có hay không có làm dày dính màng phổi trước
  7. đây (nếu có, số lần được làm dày dính màng phổi; hoá chất được sử dụng để làm dày dính màng phổi). - Khám thực thể: Đánh giá tri giác và đo dấu hiệu sinh tồn: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở, chỉ số SpO2 (đo bằng oxymeter); Khám phổi (nhìn, sờ, gõ, nghe) và khám các cơ quan khác nhằm phát hiện những biểu hiện bệnh lý bất thường. Các xét nghiệm cận lâm sàng - Chụp X-quang phổi thẳng; X-quang phổi nghiêng và CT Scan ngực (nếu có chỉ định và điều kiện). - Các xét nghiệm tầm soát lao: soi AFB, IDR, Công thức máu, Tốc độ lắng máu (VS). - Các xét nghiệm máu khác: Đường máu; BUN, Creatinine; SGOT, SGPT; … * Các đối tượng sẽ được đánh giá tình trạng tràn khí màng phổi - Xác định số lần tràn khí màng phổi. - Xác định vị trí tràn khí màng phổi (một bên hoặc hai bên). - Xác định mức độ tràn khí màng phổi (lượng ít hoặc lượng nhiều). - Xác định bệnh lý phổi cơ bản.
  8. * Phân loại mức độ tràn khí màng phổi theo Hiệp hội lồng ngực Anh (BTS) năm 2003 Dựa theo khoảng cách từ màng phổi tạng đến bờ trong của thành ngực (d). Tràn khí màng phổi ít (small pneumothorax ) khi (d) < 2 cm. Tràn khí màng phổi nhiều (large pneumothorax) khi (d)  2 cm. Thống kê và xử lý số liệu Dùng phần mềm EXCEL 2006, STATA phiên bản 6.0 để nhập, quản lý và xử lý số liệu. Các biến số được phân tích bằng các test thống kê thích hợp, giá trị P < 0,05 được đánh giá là có ý nghĩa thống kê. Các mối liên quan được xem xét bằng chỉ số nguy cơ tương đối (RR: Relative Risk) với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 01/2002 đến 12/2006, chúng tôi thu nhận 197 trường hợp TKMPTP biến chứng nhập viện và điều trị tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Trong đó, - Nhóm 1: TKMPTP nguyên phát là 74 trường hợp (chiếm 37,56%). - Nhóm 2: TKMPTP thứ phát là 123 trường hợp (chiếm 62,44%). Đồng thời, tính chất của 197 trường hợp TKMPTP biến chứng như sau:
  9. Bảng 1: Tính chất của TKMPTP biến chứng Tính chất của n (%) Nhóm Nhóm 1 2 TKMPTP biến chứng TKMPTP tái 161 67 94 phát (81,73%) lần 36 TKMPTP 7 29 nhưng (18,27%) đầu không đáp ứng với điều trị đặt ODLMP Đa số là các trường hợp TKMPTP tái phát, nhưng cũng có 18,27% trường hợp TKMPTP lần đầu tiên nhưng không đáp ứng với điều trị đặt ống dẫn lưu màng phổi (ODLMP) (thời gian đặt ống dẫn lưu kéo dài quá 7 – 10 ngày). Trong 161 trường hợp TKMPTP tái phát, số trường hợp TKMPTP thứ phát nhiều hơn TKMPTP nguyên phát (94 trường hợp so với 67 tương ứng 58,39% và 41,61%). Ngoài ra, số lần TKMP trước đó được phân bố như sau: Bảng 2: Số lần TKMP trước đó
  10. Số lần n (%) Nhóm Nhóm TKMP 1 2 1 lần 134 62 72 (83,23%) 2 lần 20 4 16 (12,42%) 3 lần 7 (4,35%) 1 6 Đa số là các trường hợp TKMPTP tái phát 1 lần. Tuy nhiên, cũng gặp 27 trường hợp TKMPTP tái phát lần thứ 2nd, thứ 3rd; chủ yếu là các bệnh nhân thuộc nhóm TKMPTP thứ phát. Đặc điểm dịch tễ học Trong 197 trường hợp TKMPTP, có 174 trường hợp (88,3%) là nam giới, 23 trường hợp (11,7%) là nữ giới. Tỉ lệ mắc bệnh nam:nữ là 7,6:1. Tuổi trung bình là 51,83. Tuổi lớn nhất là 85 và tuổi nhỏ nhất là 17. Bảng 3: Phân bố về giới tính (n: số trường hợp) (p=0,733) (Fisher’s exact test) Giới tính n (%) Nhóm 1 Nhóm 2
  11. Nam 174 65 109 (88,3%) Nữ 23 (11,7%) 9 14 Bảng 4: Phân bố về lứa tuổi (p=0,0027) (Fisher’s exact test) Lứa tuổi n (%) Nhóm 1 Nhóm 2 ≤ 40 tuổi 68 (34,52%) 62 6 41 – 60 62 12 50 tuổi (31,47%) > 60 tuổi 67 (34,01%) 0 67 Đa số là các trường hợp TKMPTP nguyên phát gặp chủ yếu ở lứa tuổi dưới 40 tuổi. Ngược lại, các trường hợp TKMPTP thứ phát xảy ra ở lứa tuổi trên 40 tuổi. Bảng 5: Một số yếu tố dịch tễ học khác (Fisher’s exact test) n (%) Nhóm Nhóm P 1 2
  12. Nghề Mất sức 73 6 67 0,485 nghiệp lao (37,06%) động; không nghề Lao 55 24 31 (27,92%) động nặng Tài xế 36 19 17 (18,27%) Lao 33 25 8 động trí (16,75%) óc Thói Không 45 40 5 0,031 quen hút (22,84%) hút thuốc lá
  13. thuốc từ 1-10 45 34 11 lá gói/năm (22,84%) từ 10- 14 0 14 (7,11%) 20 gói/năm >20 93 0 93 gói/năm (47,21%) Bệnh Không 74 74 0 0,017 có (37,56%) lý phổi bệnh lý cơ bản phổi Bệnh 41 0 41 phổi tắc (20,81%) nghẽn mạn tính
  14. Bệnh 2 0 2 (1,02%) bụi phổi Lao 73 0 73 phổi cũ (37,06%) Lao 5 0 5 (2,54%) phổi mới Ung 2 0 2 (1,02%) thư phổi Bảng 6: Hoàn cảnh xuất hiện TKMP (p=0,938) (Fisher’s exact test) Hoàn cảnh n(%) Nhóm Nhóm 1 2 xuất hiện TKMP Sau hoạt động 53 34 19 thể thao (26,9%)
  15. Hoàn cảnh n(%) Nhóm Nhóm 1 2 xuất hiện TKMP Sau gắng sức 54 27 27 đột ngột trong (27,41%) công việc Gắng sức 32 0 32 trong khi đại (16,24%) tiện Không rõ 58 13 45 (29,44%) Hoàn cảnh xuất hiện TKMP khi bệnh nhân cảm thấy đau ngực và/hoặc khó thở tăng lên sau một vận động gắng sức, bắt buộc bệnh nhân phải đi khám bệnh và phát hiện có TKMP trên X-quang phổi. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng và X-quang phổi Bảng 7: Thời gian khởi bệnh (p=0,491) (Fisher’s exact test) Thời gia n n(%) Nhóm Nhóm
  16. khởi bệnh 1 2 < 3 ngày 137 69 68 (69,54%) 3 – 7 ngày 42 5 37 (21,32%) > 7 ngày 18 (9,14%) 0 18 Đa số các trường hợp có thời gian khởi bệnh ngắn (< 3 ngày), cần phải nhập viện gấp. Bảng 8: Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện (p=0,825) (Fisher’s exact test) Triệu chứng n(%) Nhóm Nhóm lâm sàng 1 2 Khó thở 197 74 123 (100%) Đau ngực 186 74 112 (94,42%) Ho khan 79 (40,1%) 46 33
  17. khạc 93 Ho 8 85 đàm (47,21%) Ho ra máu 6 (3,04%) 0 6 Sốt 24 0 54 (12,18%) Hội chứng 2 197 74 123 giảm, 1 tăng (100%) Ran ngáy, 83 12 71 ran rít (42,13%) Đặc biệt, có 12 trường hợp TKMPTP nguyên phát khám phổi nghe được ran rít ở một bên và các trường hợp này đều có biểu hiện TKMP lượng nhiều. Bảng 9: Các dạng tổn thương trên X-quang phổi (p=1,932) (Fisher’s exact test) Các dạng n(%) Nhóm Nhóm tổn thương 1 2 Tràn khí 197 74 123 màng phổi (100%)
  18. Các dạng n(%) Nhóm Nhóm tổn thương 1 2 Xẹp phổi 197 74 123 (100%) Xơ mô kẽ 116 0 116 phổi (58,88%) phế 98 Khí 0 98 thũng (49,75%) Xơ hang 23 0 23 (11,68%) Hình nốt vôi 62 0 62 hóa (31,47%) Thâm nhiễm 24 0 24 (12,18%) Khối u 2 (1,02%) 0 2
  19. Tất cả các trường hợp trên X-quang phổi đều có biểu hiện hình ảnh TKMP và xẹp phổi. Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận có 2 trường hợp có hình ảnh khối u và 5 trường hợp có hình tổn thương thâm nhiễm. Bảng 10: Vị trí và mức độ TKMP trên X-quang phổi Vị trí và n(%) Nhóm Nhóm 1 2 mức độ TKMP Vị trí Bên 77 25 52 TKMP trái (39,09%) Bên 116 49 67 phải (58,88%) Hai 4 0 4 bên (2,03%) Mức độ Lượng 29 8 21 TKMP ít (14,72%)
  20. (theo Lượng 168 66 102 BTS, nhiều (85,28%) 2003) TKMP bên phải gặp nhiều hơn bên trái. Có 4 trường hợp TKMPTP thứ phát có biểu hiện TKMP hai bên. Trong 197 trường hợp TKMPTP biến chứng, chỉ có 43 trường hợp (chiếm 21,83%) được làm CT scan ngực sau khi đã hết TKMP trên X-quang phổi (trong đó, 24 trường hợp nhóm 1 và 19 trường hợp nhóm 2). Các hình ảnh trên CT scan ngực như sau: Bảng 11: Hình ảnh CT scan ngực Các dạng n(%) Nhóm Nhóm tổn thương 1 2 Kén khí phế 38 21 19 thũng (88,37%) Xơ mô kẽ 19 0 19 phổi (44,19%) Hình nốt vôi 14 0 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2