Kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát tại bệnh viện phổi Hà Nội năm 2017-2018
lượt xem 2
download
Bài viết tiến hành nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2017-2018 và Đánh giá kết quả sớm điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2018-2017.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát tại bệnh viện phổi Hà Nội năm 2017-2018
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI LỒNG NGỰC ĐIỀU TRỊ TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI TỰ PHÁT NGUYÊN PHÁT TẠI BỆNH VIỆN PHỔI HÀ NỘI NĂM 2017 - 2018 Nguyễn Văn Chiến, Nguyễn Đức Tùng, Phạm Hữu Thường Bệnh viện Phổi Hà Nội TÓM TẮT Mục tiêu: Nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2017 - 2018 và Đánh giá kết quả sớm điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát bằng phẫu thuật nội soi lồng ngực tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2018 - 2017. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả 42 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán trước mổ tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát và phẫu thuật tại bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2017-2018. Kết quả: tuổi trung bình 34,8 ±16.8, nam/nữ: 7,4/1. Triệu chứng khởi phát chủ yếu của TKMPTP nguyên phát là đau ngực (93%), khó thở (73,8%), tam chứng Galliard (76,2%). Mức độ TKMP trên Xquang ngực giúp tiên lượng tình trạng rò khí kéo dài của bệnh nhân (71,5% BN tràn khí lần đầu rò khí kéo dài có mức độ TKMP lượng nhiều). CTSCanner lồng ngực bóng khí > 2 cm (94,1%). Phẫu thuật nội soi toàn bộ (40,5%) và VATS (59,5%). Thời gian phẫu thuật 61,4 ± 25,2 phút, dẫn lưu màng phổi 5,62 ± 0,97 ngày, thời gian điều trị sau mổ 11,9 ± 1,4 ngày. Biến chứng 11,9%, hay gặp máu tụ màng phổi 7,7%, không có BN tử vong. Kết luận: Phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát cho kết quả khả quan, biến chứng thấp, thời gian nằm viện ngắn. Từ khóa: Tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát, phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát, bệnh viện Phổi Hà Nội. ABSTRACT Objectives: To comment on a number of clinical features, image diagnosis in primary spontaneous pneumothorax at Hanoi Lung Hospital in 2017 - 2018 and Evaluation of early results of treatment of spontaneous pneumothorax delivered by thoracoscopic surgery at Hanoi Lung Hospital in 2017 - 2018. Subjects and methods: The study described 42 patients (patients) diagnosed before surgery of primary and surgical spontaneous pneumothorax. Art at Hanoi Lung Hospital in 2017- 2018. Results: average age of 34.8 ± 16.8, male / female: 7.4 / 1. The main onset of symptoms of primary thrombocytopenia is chest pain (93%), dyspnea (73.8%), trisomy Galliard (76.2%). The level of pneumothorax on chest radiograph helps to predict the prolonged air leakage status of patients (71.5% of patients with gas spills for the first time with prolonged air leakage with a high level of pneumothorax). Chest CTSCanner> 2 cm (94.1%). Full endoscopic surgery (40.5%) and VATS (59.5%). Surgery time 61.4 ± 25.2 minutes, pleural drainage 5,62 ± 0,97 days, duration of postoperative treatment 11.9 ± 1.4 days. Complications 11.9%, common pleural blood 7.7%, no patients died. Conclusion: Thoracic endoscopic surgery to treat primary spontaneous pneumothorax, positive results, low complications, short hospital stay. Keywords: Primary spontaneous pneumothorax, thoracic endoscopic surgery for primary spontaneous pneumothorax, Hanoi Lung Hospital. I. ĐẶT VẤN ĐỀ TKMP là sự xuất hiện khí trong khoang màng phổi [1]. Dựa vào hoàn cảnh xuất hiện, TKMP được chia làm ba loại: TKMP tự phát, TKMP do chấn thương và TKMP do thầy thuốc gây ra. Trong đó, TKMP tự phát là nhóm được quan tâm nhiều nhất và được chia làm 2 nhóm: TKMP tự phát nguyên phát ở những người không tìm thấy bệnh lý phổi và TKMP tự phát 259
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII thứ phát xảy ra ở những người có bệnh lý phổi sẵn có như lao phổi, COPD, …. TKMP tự phát nguyên phát có tỷ lệ 7,4 -18/100000 dân đối với nam và từ 1,2- 6/100000 dân đối với nữ, thường gặp nhiều ở những người có độ tuổi dưới 40, cao gầy và có tiền sử hút thuốc lá [2],[3]. Đặc điểm của TKMP tự phát nói chung và TKMP tự phát nguyên phát nói riêng là hay tái phát. Tỷ lệ tái phát từ 16% -52%[4]. TKMP tự phát, việc điều trị bao gồm 2 mục tiêu: giải quyết nguyên nhân gây tràn khí làm cho phổi nở và chống tái phát. Bệnh viện Phổi Hà Nội tiến hành phẫu thuật nội soi (PTNS) để điều trị TKMPTP từ năm 2011 và đã sử dụng kỹ thuật đốt lá thành, làm xước lá thành màng phổi làm dính màng phổi chống tái phát. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm đánh giá kết quả điều trị TKMP tự phát nguyên phát bằng PTNS lồng ngực tại Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2017 – 2018. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu mô tả 42 BN được chẩn đoán TKMP tự phát nguyên phát và tiến hành phẫu thuật tại Khoa Ngoại - Phẫu thuật - Gây mê hồi sức Bệnh viện Phổi Hà Nội năm 2017 - 2018. + Tiêu chuẩn lựa chọn: - Bệnh nhân được chẩn đoán TKMPTP nguyên phát. - Từ 15 tuổi trở lên không phân biệt giới tính. - Được điểu trị bằng PTNS lồng ngực xử lý bóng khí kết hợp gây dính màng phổi cơ học (Đốt điện, làm xước lá thành) tại Bệnh viện Phổi Hà Nội từ 01/2017 đến 10/2018. + Xử lý số liệu: Số liệu được thu thập theo mẫu hồ sơ nghiên cứu thống nhất và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0. Các biến liên tục được trình bày dưới dạng trung bình. Các biến thứ tự và rời rạc được trình bày dưới dạng %. III. KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân trước mổ Chỉ số Giá trị Tuổi 34,8 ±16.8 (19 – 64) Giới (nam/nữ) 7,4/1= 7,4 Tiền sử hút thuốc Nam 15 (35,7%) Nữ 0 (0%) Vị trí tràn khí màng phổi Tràn khí màng phổi bên phải 22 (52,4%) Tràn khí màng phổi trái 20 (47,6%) Mức độ tràn khí trên Xquang phổi Lượng ít hoặc khu trú 10 (23,8%) Lượng nhiều 30 (71,5%) 260
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 Chỉ số Giá trị Chỉ định phẫu thuật Tràn khí kéo dài trên 5 ngày 12 (28,5% Tràn khí tái phát 5 (11,9%) CTSCanner lồng ngực có kén khí phổi 25 (59,6%) Hình ảnh bóng kén khí phát hiện trên CTSCanner lồng ngực Có bóng khí cùng bên 20 (47,6%) Có bóng khí đối bên 1 (2,4%) Có bóng khí hai bên 7 (16,7%) Không thấy bóng khí 14 (33,3%) Bảng 2. Kết quả phẫu thuật Thông số n (%) Phương pháp phẫu thuật PT Nội soi toàn bộ 17 (40,5%) VATS 25 (59,5%) Xử lý tổn thương Máy cắt khâu nội soi 1 (2,4%) Đốt bóng khí 13 (30,1%) Kẹp cắt và khâu tay 28 (67,5%) Thời gian phẫu thuật (phút) 61,4 ± 25,2 Thời gian dẫn lưu màng phổi (ngày) 5,62±0,97 Thời gian nằm viện sau mổ (ngày) 11,9±1,4 Biến chứng 9 (8,6%) Không có biến chứng 37 (88,1%) Máu tụ màng phổi 4 (9,5%) Rò khí > 5 ngày 1 (2,4%) Tử vong hậu phẫu 0 (0%) IV. BÀN LUẬN Đặc điểm bệnh nhân trước mổ Nghiên cứu 42 BN tuổi trung bình 36,2 ± 10,2, thấp nhất 17 và cao nhất 64 tuổi. Nhóm tuổi mắc bệnh cao nhất từ 20 đến 39 tuổi với tỷ lệ 43,1% đối với nam và 38,1% đối với nữ (Bảng 1). Như vậy độ tuổi hay gặp nhất của TKMP tự phát nguyên phát ở độ tuổi lao động. Tỷ lệ nam/ nữ là 7,4/1. Một trong những yếu tố nguy cơ liên quan đến TKMP là hút thuốc lá. Nghiên cứu của chúng tôi có 35,7% BN nam có tiền sử hút thuốc lá, trong đó 59,5% BN nam hút thuốc có tiền sử tái phát. Trong nghiên cứu của Lang-Lazdunski L(2003) tỷ lệ 43% BN hút thuốc lá [5]. 261
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Về vị trí tràn khí, TKMP phải 52,4%, TKMP trái 47,6%, không gặp trường hợp nào TKMP hai bên cùng lúc. Mức độ TKMP được chia làm hai loại theo phân chia của Hội Lồng ngực Anh (2010) gồm: TKMP lượng ít, TKMP lượng nhiều [6]. Theo đó, chúng tôi gặp 71,5% BN TKMP lượng nhiều, %23,8 BN TKMP lượng ít. Một vấn đề cần bàn luận là giá trị của phim Xquang ngực đối với việc phát hiện bóng khí và các tổn thương khác, chúng tôi chỉ tìm thấy bóng khí trên phim Xquang ngực ở 4 BN với tỷ lệ 9,5% trong 42 BN được phẫu thuật đều tìm thấy bóng khí hay kén khí. Như vậy, phim Xquang ngực chỉ có giá trị cao trong phát hiện tràn khí mà không có giá trị nhiều trong việc xác định bóng khí. Trong 42 BN được chụp CLVT lồng ngực trong nghiên cứu của chúng tôi, có 28 BN (66,7%) phát hiện được hình ảnh bóng khí trên phim chụp CLVT lồng ngực. Trong đó số BN có kích thước bóng khí đo được trên phim CLVT lồng ngực lớn hơn 2cm là 08 BN (28,6%). Khi so sánh với kích thước bóng khí thực tế đo được trong phẫu thuật chúng tôi thấy: đối với các bóng khí đo được thực tế trong phẫu thuật lớn hơn 2 cm thì tỷ lệ phát hiện được trên phim CLVT lồng ngực là 94,1% và đối với bóng khí đo được thực tế trong phẫu thuật từ 2 cm trở xuống thì tỷ lệ phát hiện được trên phim CLVT lồng ngực chỉ còn là 68 %. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01. Cho đến nay, chỉ định phẫu thuật đối với TKMPTP nguyên phát được hầu hết các phẫu thuật viên lồng ngực đồng thuận áp dụng vẫn là: TKMPTP nguyên phát tái phát, TKMP có rò khí kéo dài trên 5 ngày, tràn khí hai bên cùng lúc, tràn khí kèm theo tràn máu màng phổi và đối với những trường hợp có nghề nghiệp đặc biệt như phi công, thợ lặn hay ở những nơi khó tiếp cận cơ sở y tế. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chỉ định phẫu thuật chỉ có TKMP tự phát nguyên phát tái phát từ lần thứ hai và TKMP tự phát nguyên phát rò khí kéo dài và BN có phát hiện hình ảnh bóng kén khí trên phim chụp CLVT. BN TKMP tự phát nguyên phát tái phát trong nghiên cứu có tỷ lệ 11,9% và TKMP tự phát nguyên phát có rò khí kéo dài có tỷ lệ là 28,5% và BN có phát hiện hình ảnh bóng kén khí trên phim chụp CLVT là 59,6%. Mặc dù các chỉ định phẫu thuật trên đã được nhiều tác giả đồng thuận, tuy nhiên cũng có tác giả đặt ra vấn đề tiến hành PTNS ngay trong cấp cứu như là liệu pháp đầu tay để điều trị TKMP tự phát nguyên phát lần đầu vì lý do tỷ lệ tái phát của TKMP tự phát nguyên phát ngay lần đầu đã từ 16-52% nếu chỉ điều trị dẫn lưu khí đơn thuần [5]. Các nghiên cứu của các tác giả Margolis M và Torresini G ủng hộ cho việc tiến hành PTNS lồng ngực ngay cho những BN trẻ tràn khí lần đầu [7]. Kết quả phẫu thuật Cho đến nay, với những ưu điểm của mình, PTNS đã trở thành phương pháp phẫu thuật chủ yếu để điều trị TKMP tự phát nguyên phát. Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng PTNS hoàn toàn và phẫu thuật lồng ngực có video hỗ trợ (VATS). Đối với PTNS hoàn toàn chúng tôi sử dụng 3 troca: 1 troca 13,5 mm ở liên sườn VIII đường nách giữa, 1 troca 13,5 mm ở liên sườn V đường nách trước và 1 troca 5 mm ở liên sườn V ngay dưới xương bả. Như vậy vị trí đặt troca của chúng tôi cũng tương tự như Ayed A.K, nhưng ở vị trí troca sau chúng tôi chỉ sử dụng troca 5mm. Với vị trí của các troca như trên, phẫu thuật viên có thể quan sát được toàn bộ khoang màng phổi và nhu mô phổi. Mặt khác thao tác kỹ thuật trong phẫu thuật cũng thuận lợi. Với phương pháp VATS chúng tôi thường mở đường mở ngực nhỏ 3-5cm đường trước bên khoang liên sườn III-IV kết hợp cùng camera nội soi. Thời gian mổ trung bình của chúng tôi là: 61,4 ± 25,2 phút so với 46 ± 7,9 phút của Ayed A.K. Nghiên cứu của Lang-Lazdunki L(2003) cũng có thời gian phẫu thuật là 57 ± 19 phút [5]. Như vậy việc đặt troca nhỏ mặc dù làm khó khăn hơn trong thao tác nhưng không làm kéo dài thêm nhiều thời gian phẫu thuật. Tuy nhiên về ảnh hưởng lâu dài thì đặt troca nhỏ ở phía sau sẽ giúp cho BN ít đau sau mổ hơn. 262
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 65 NĂM THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN BỆNH VIỆN 18/5/1955 - 18/5/2020 PTNS điều trị TKMPTP có hai mục đích: xử lý bóng khí và dự phòng tái phát. Kỹ thuật xử trí bóng khí: cắt khâu máy, cắt khâu tay, đốt bóng khí hay cột bóng khí bằng thòng lọng. Trong nghiên cứu này của chúng tôi, kỹ thuật cắt bóng khí bằng máy khâu tự động mới được triển khai nên hiện tại chỉ có 1/42 BN áp dụng, chủ yếu cắt bóng khí và khâu tay cho 67,5% BN. Có 30,1% bệnh nhân được xử lý bóng khí bằng kỹ thuật đốt điện. Đối với các bóng khí nhỏ hơn 2 cm (bóng khí màng phổi), kỹ thuật đốt và cắt bóng khí được sử dụng với tỷ lệ gần tương đương nhau. Thời gian phẫu thuật trung bình của nhóm cắt và khâu bóng khí bằng tay là 60,4 ± 24,9 phút (Bảng 2). Thời gian dẫn lưu trung bình của nhóm cắt khâu bằng tay qua nội soi là 5,9± 1,17 ngày và nhóm đốt bóng khí là 6,07± 1,67 ngày. Trong điều trị TKMP tự phát nguyên phát bằng PTNS, cắt bóng khí đơn thuần là không đủ để phòng chống tái phát. Cho đến nay, vai trò của làm dính màng phổi trong ngăn ngừa tái phát đều được các tác giả công nhận, bao gồm: làm dính màng phổi bằng hóa chất như talc, iodopovidone và làm dính màng phổi bằng phương pháp cơ học như kỹ thuật bóc lá thành màng phổi vùng đỉnh, kỹ thuật làm xước lá thành màng phổi vùng đỉnh. Trong các khuyến cáo của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ (2001) và Hiệp hội Lồng ngực Anh (2010), làm dính màng phổi bằng bằng hóa chất không nên sử dụng trong phẫu thuật điều trị TKMP tự phát nguyên phát mà chỉ nên sử dụng phương pháp làm dính màng phổi cơ học do hiệu quả tốt hơn của phương pháp làm dính màng phổi cơ học. Tại Việt Nam, các báo cáo về PTNS cho đến nay đều sử dụng làm dính màng phổi bằng hóa chất như báo cáo của Đặng Ngọc Hùng (2003) sử dụng máu tự thân, báo cáo của Trần Minh Bảo Luân (2010), Lê Quốc Việt (2010), sử dụng iodopovidone [8], [9], [10]. Tuy nhiên, Lê Ngọc Thành (1996) cho rằng, làm dính màng phổi bằng bột talc sẽ gây dính màng phổi không kiểm soát do đó sẽ gây khó khăn cho BN nếu sau đó cần thiết phải mở ngực. Chan P và cộng sự (2001) cho rằng sử dụng talc để gây dính màng phổi trong điều trị TKMP có nguy cơ lâu dài là ung thư màng phổi [11]. Tác giả Lê Ngọc Thành cũng đề xuất làm dính màng phổi bằng phương pháp cơ học là bóc lá thành màng phổi và làm xước lá thành màng phổi trong việc ngăn ngừa tái phát. Theo chúng tôi, làm dính màng phổi bằng hóa chất sẽ không kiểm soát được diện dính màng phổi, hóa chất khi được bơm vào khoang màng phổi sẽ có thể làm dính toàn bộ màng phổi trong khi các bóng khí chủ yếu xuất hiện ở vùng đỉnh. Đặc biệt là đối với những BN TKMP tự phát nguyên phát là nhóm BN đang trong độ tuổi lao động, nếu dính màng phổi toàn bộ sẽ làm giảm chức năng hô hấp. Mặt khác nếu như màng phổi dính toàn bộ, sẽ gây khó khăn cho BN khi phải có một cuộc phẫu thuật lồng ngực khác sau này. Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi sử dụng phương pháp làm dính màng phổi cơ học bao gồm 35 BN đốt lá thành màng phổi và 07 BN làm xước lá thành màng phổi. Sau phẫu thuật, thời gian dẫn lưu trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 5,9 ± 1,17 ngày (từ 1 đến 15 ngày) (Bảng 2). Thời gian dẫn lưu trung bình trong nghiên cứu cũng tương đương với các tác giả khác. Naunheim K.S và cộng sự (1994) có thời gian dẫn lưu trung bình là 4,3 ± 4,5 ngày [12], Lang-Lazdunski L và cộng sự (2003) có thời gian dẫn lưu trung bình là 5,8 ± 1,2 ngày [5]. Nếu tính riêng theo từng kỹ thuật xử lý lá thành màng phổi thì thời gian dẫn lưu trung bình đối với nhóm đốt lá thành màng phổi vùng đỉnh là 3,2 ± 3,3 ngày (từ 1 đến 22) và đối với nhóm làm xước lá thành màng phổi vùng đỉnh là 3,1 ± 2,5 ngày (từ 1 đến 17). Mặc dù có sự khác biệt về lượng dịch dẫn lưu nhưng chúng ta thấy sự khác biệt lại không đáng kể giữa thời gian dẫn lưu trung bình của hai nhóm. Theo Ayed A.K và cộng sự, nhóm đốt lá thành có thời gian dẫn lưu trung bình sau phẫu thuật ngắn hơn so với nhóm làm xước lá thành là 3 ± 1 ngày so với 3,5 ± 2 ngày [13]. Kocatuk C.I và cộng sự (2012) cũng có kết quả tương tự, 4 ngày của nhóm làm xước lá thành so với 3 ngày của nhóm đốt lá thành [14]. 263
- HỘI NGHỊ KHOA HỌC LAO VÀ BỆNH PHỔI LẦN THỨ XII Chúng tôi có 05 BN có biến chứng sau mổ, trong đó có 01 BN có rò khí kéo dài và 4 bệnh nhân có tụ máu sau phẫu thuật. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đốt lá thành màng phổi có biến chứng máu tụ sau mổ tương đương so với làm xước lá thành màng phổi đỉnh. Đối với BN rò khí kéo dài đã không phải phẫu thuật lại. Các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới đều cho thấy, nếu như rò khí kéo dài là biến chứng hay gặp trong nhóm BN làm xước lá thành màng phổi thì chảy máu sau phẫu thuật lại là biến chứng hay gặp của nhóm BN đốt lá thành màng phổi. Kocatuk C.I và cộng sự (2012) đã báo cáo tỷ lệ chảy máu sau mổ phải phẫu thuật lại ở nhóm đốt lá thành là 3,3% so với 1,1% BN ở nhóm làm xước lá thành màng phổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 95% BN có kết quả tốt, %5 kết quả trung bình. Trong nghiên cứu của Phạm Vinh Quang (2010), kết quả phẫu thuật tốt là %85,7 và trung bình là %3,6 [14]. V. KẾT LUẬN Phẫu thuật nội soi điều trị tràn khí màng phổi tự phát nguyên phát là phẫu thuật an toàn, hiệu quả. Là phương pháp điều trị tối ưu cho bệnh nhân TKMPTP đã được thực hiện thường qui tại Bệnh viện Phổi Hà Nội với kết quả khả quan, tỷ lệ biến chứng thấp, thời gian nằm viện ngắn. Vì vậy, cần được áp dụng và triển khai tại các cơ sở y tế chuyên khoa thực hiện phẫu thuật lồng ngực trên cả nước, giúp điều trị TKMPTP đạt kết quả cao nhất, cải thiện chất lượng cuộc sống và chống tái phát tràn khí cho bệnh nhân. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Baumann M.H (2003). Do Blebs Cause Primary Spontaneous Pneumothorax? Pro: Blebs Do Cause Primary Spontaneous Pneumothorax. J Bronchol, 9 (4), pp.313–318. 2. Baumann M.H, Noppen M (2004). Pneumothorax. Respirology, 9 (2), pp.157-164. 3. Naunheim K.S, Mack M.J, Hazelrigg S.R, et al (1995). Safety and efficacy of video-assisted thoracic surgical techniques for the treatment of spontaneous pneumothorax. J Thorac Cardiovasc Surg, 109 (6), pp.1198-1204. 4. Schramel F.M, Postmus P.E, Vanderschueren R.G (1997). Current aspects of spontaneous pneumothorax. Eur Respir J, 10 (6), pp.1372– 1379 5. Lang-Lazdunski L, de Kerangal X, Pons F, et al (2000). Primary Spontaneous Pneumothorax: One- Stage Treatment by Bilateral Videothoracoscopy. Ann Thorac Surg, 70 (2), pp.412-417. 6. Nguyễn Công Minh (2010). Tràn khí màng phổi tự phát. Điều trị ngoại khoa bệnh phổi màng phổi, Nhà xuất bản Y học, tr. 155-166. 7. Margolis M, Gharagozloo F, Tempesta B, et al (2003). Video- assisted thoracic surgical treatment of initial spontaneous pneumothorax in young patients. Ann Thorac Surg, 76 (5), pp.1661-1664. 8. Đặng Ngọc Hùng, Nguyễn Văn Thành, Phạm Vinh Quang và cs (2003). Nhận xét 36 bệnh nhân điều trị tràn khí màng phổi bằng phẫu thuật nội soi. Tạp chí Y học Thực hành, (2), tr. 87-89 9. Trần Minh Bảo Luân (2010). TKMPTP nguyên phát: cắt bóng khí bằng stappler hay khâu qua nội soi lồng ngực. Y học Thành phố Hồ Chí Minh, 14 (1), tr. 129-134. 10. Lê Ngọc Thành, Đặng Hanh Đệ (1996). Tràn khí màng phổi tự phát. Tạp chí Ngoại khoa, (3), tr.38-41. 11. Chan P, Clarke P, Daniel F.J, et al (2001). Efficacy Study of Video- Assisted Thoracoscopic Surgery Pleurodesis for Spontaneous Pneumothorax. Ann Thorac Surg, 71 (2), pp.452-4. 12. Naunheim K.S, Mack M.J, Hazelrigg S.R, et al (1995). Safety and efficacy of video-assisted thoracic surgical techniques for the treatment of spontaneous pneumothorax. J Thorac Cardiovasc Surg, 109 (6), pp.1198-1204. 13. Ayed A.K., Bazebashi S., Ben-Nakhi M., et al. (2006). “Rick factors of spontaneous pneumothorax in Kuwait”. Med Print Pract, 15, pp.338–342 14. Phạm Vinh Quang (2010). Phẫu thuật nội soi điều trị tràn khí màng phổi. Nhà xuất bản Y học, tr. 46-73. 264
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị viêm ruột thừa cấp tại Trung tâm Y tế huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
5 p | 45 | 5
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ngược dòng tán sỏi thận bằng ống mềm tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Vinh giai đoạn 2019-2021
5 p | 9 | 3
-
Kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc lấy sỏi niệu quản 1/3 trên tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
5 p | 8 | 3
-
Kết quả phẫu thuật nội soi tạo hình bể thận - niệu quản có dẫn lưu ngoài ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng I
6 p | 4 | 3
-
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt thực quản, tạo hình thực quản bằng dạ dày tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp
9 p | 8 | 3
-
Kết quả phẫu thuật nội soi khớp vai trong điều trị tổn thương slap
4 p | 40 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị xẹp nhĩ khu trú tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Cần Thơ năm 2022 – 2024
6 p | 3 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sỏi túi mật tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
7 p | 10 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị sỏi đường mật chính ngoài gan có chụp cộng hưởng từ
7 p | 35 | 2
-
Kết quả phẫu thuật nội soi mở xoang bướm bằng khoan
5 p | 8 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi lồng ngực điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Bệnh viện Quân y 103
4 p | 7 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi mũi xoang không đặt merocel tại Bệnh viện Đa khoa Bưu Điện
7 p | 2 | 2
-
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt túi mật do viêm túi mật cấp có sử dụng ống hút nội soi để phẫu tích: Hồi cứu 198 ca bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
12 p | 8 | 2
-
Kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc hỗ trợ tạo hình khúc nối bể thận niệu quản ở trẻ dưới 2 tuổi
5 p | 3 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cholesteatoma bẩm sinh tai giữa tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
6 p | 8 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi sau phúc mạc điều trị sỏi niệu quản 1/3 trên tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông
7 p | 2 | 2
-
Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi ung thư trực tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
7 p | 11 | 1
-
Kết quả phẫu thuật nội soi cắt toàn bộ dạ dày vét hạch D2 ở người cao tuổi với vị trí phẫu thuật viên bên trái
6 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn