Trần Thủ Độ - Tài kinh bang tế thế
lượt xem 16
download
Trần Thủ Độ - Tài kinh bang tế thế Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194), ở Lưu Gia, Tinh Cương, hương Đa Cương, nay là làng Lưu Xá, xã Canh Tân (Hưng Hà, Thái Bình). Theo một số tư liệu, thân sinh của Trần Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị. Đáng tiếc, các tư liệu đó chưa đủ cơ sở để chứng minh một cách khoa học, chính xác. Chính sử chỉ ghi ông mồ côi từ nhỏ và ở với bác chứ không rõ bố mẹ là ai. Cuộc đời Trần Thủ Độ là cuộc đời của một...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Trần Thủ Độ - Tài kinh bang tế thế
- Trần Thủ Độ - Tài kinh bang tế thế Trần Thủ Độ sinh năm Giáp Dần (1194), ở Lưu Gia, Tinh Cương, hương Đa Cương, nay là làng Lưu Xá, xã Canh Tân (Hưng Hà, Thái Bình). Theo một số tư liệu, thân sinh của Trần Thủ Độ là Trần Hoằng Nghị. Đáng tiếc, các tư liệu đó chưa đủ cơ sở để chứng minh một cách khoa học, chính xác. Chính sử chỉ ghi ông mồ côi từ nhỏ và ở với bác chứ không rõ bố mẹ là ai. Cuộc đời Trần Thủ Độ là cuộc đời của một con người tài ba, làu thông thao lược cả về chính trị, quân sự lẫn kinh tế... Sau khi Trần Tự Khánh chết (1223), Trần Thủ Độ kế tục một cách xuất sắc sự nghiệp chuyển giao quyền lực từ v ương triều nhà Lý về tay nhà Trần. Khi còn sống, Trần Thủ Độ là người nắm thực quyền và là linh hồn của vương triều Trần. Sử chép: "Thủ Độ tu y làm Tể tướng, nhưng mọi việc, không việc gì là không để ý tới". Thực tế khi Trần Cảnh bị ép lấy chị dâu (vợ Trần Liễu) đã bỏ lên Yên Tử nhưng cuối cùng cũng phải quay về kinh thành trước thái độ cứng rắn và khôn khéo của Trần Thủ Độ: "Vua ở đâu thì kinh thành ở đó". Với tư tưởng có dựng được nước mạnh mới giữ được nước bền, Trần Thủ Độ tiến hành từng bước đổi mới đất nước Đại Việt. Trần Thủ Độ là người không chỉ có mưu lược trong việc dựng nước và giữ nước mà còn là người có đầu óc tổ chức, phát triển kinh tế. Các tư liệu lịch sử về việc đổi mới kinh tế thời Trần (khi Trần Thủ Độ c òn sống) không có nhiều, nh ưng qua các tài liệu hiện còn lưu giữ, ta có thể thấy rằng khi thực sự nắm quyền điều hành
- đất nước, Trần Thủ Độ và vương triều Trần đã nhận thấy sự yếu kém về kinh tế của nhà nước Đại Việt dưới thời Lý Huệ Tông. Vì thế, ông đã cho phép chuyển công hữu thành tư hữu. Cụ thể, "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi: "Tháng Sáu bán ruộng công, mỗi diện 5 quan tiền (diện tương đương với mẫu bây giờ), cho phép nhân dân mua làm ruộng tư". Không chỉ bán ruộng cho những người nông dân không tấc đất cắm dùi mà ông còn củng cố đê điều, đắp đê ngăn nước mặn, đào sông khai thông đường thủy, bộ. Cũng "Đại Việt sử ký toàn thư" viết: "Tháng Ba, sai các lộ đắp đê giữ nước sông, gọi là đê Đỉnh Nhĩ (Quai Bạc), đắp suốt từ đầu nguồn đến bờ biển để giữ nước lụt khỏi tràn ngập. Đặt chức Hà đê Chánh phó s ứ để trông coi. Chỗ đắp thì đo xem đắp mất bao nhiêu ruộng đất của dân, theo giá trả lại tiền. Đắp đê Đỉnh Nhĩ bắt đầu từ đấy". Qua các tài liệu lịch sử, các công trình thủy lợi dẫn nước, tiêu nước sản xuất nông nghiệp ở thời nhà Trần phát triển rất cao. Trần Thủ Độ huy động không chỉ sức dân mà còn lệnh cho binh lính tham gia làm thủy lợi. Chẳng hạn, "Tân Mão năm thứ 7 (1231), (Tống Thiên Định năm thứ 4), mùa xuân, tháng Giêng, sai N ội Minh Tự là Nguyễn Bang Cốc (hoạn quan) trông coi các binh hữu đường phủ, đào vét các kênh trầm và hào từ phủ Thanh Hóa đến cõi Nam Diễn Châu". Được sự tấu trình của Trần Thủ Độ, nhà vua Trần Cảnh xuống chiếu cho cả nước Đại Việt dùng tiền "tinh bạch", mỗi tiền là 60 đồng (tiền nộp cho nhà nước là tiền thượng cung thì mỗi tiền là 70 đồng). "Năm Bính Thìn (1236), mùa xuân, tháng Giêng, định lệ cấp lương bổng cho các quan văn võ trong triều và các quan ở cung điện, lăng miếu, chia tiền thuế ban cấp theo thứ bậc". Không những thế,
- Trần Thủ Độ còn bỏ hình thức đánh thuế bằng hiện vật, thu thuế bằng tiền mặt. Sự đổi mới chính sách thuế theo sở hữu ruộng đất cũng là việc làm hơn hẳn các triều đại trước, thể hiện tư duy phát triển kinh tế rất cao: "Nhân dân có ruộng đất thì nộp tiền thóc, người không có ruộng đất thì miễn cả... (riêng tô vẫn thu bằng thóc)". Trần Thủ Độ cũng đề nghị vua "xuống chiếu cho các ty xét án đ ược lấy tiền bình bạc" hoặc "duyệt sổ đinh" để thu thuế và cũng là để điều động xây dựng kinh tế, thành lập ra 61 phường ở kinh thành để quản lý việc giao thương. Dưới sự quản lý và chỉ đạo của Trần Thủ Độ, kinh tế Đại Việt đ ã phát triển mạnh mẽ, việc buôn bán, giao lưu bằng đường bộ, đường sông rất thuận lợi. Ông còn chú trọng mở các thương cảng ven sông, biển để tiện cho việc buôn bán hàng hóa trong nước và ngoài nước. Chủ trương phát triển Nho học, Trần Thủ Độ tâu vua cho xây Quốc Tử Giám, đẩy mạnh việc thi cử để tuyển chọn hiền tài cho đất nước: "Tháng Hai (1232), thi Thái học sinh. Đỗ đệ nhất giáp là Trưng Hanh, Lưu Diễm, đệ nhị giáp là Đặng Diễn, Trịnh Phẫu, đệ tam giáp là Trần Chu Phổ"; "Đinh Mùi năm thứ 16 (1247), mùa xuân, tháng Hai, mở khoa thi chọn học trò. Cho Nguyễn Hiền đỗ Trạng nguyên, Lê Văn Hưu đỗ Bảng nhãn, Đặng Ma La đỗ Thám hoa, lấy đỗ Thái học sinh 48 người"... Chính nhờ chú ý và coi trọng giáo dục nên thời nhà Trần đã xuất hiện rất nhiều hiền tài phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt, trong ba cuộc chiến tranh chống Nguyên Mông, các nhân sĩ, tướng lĩnh Đại Việt, tuổi trẻ tài cao đã góp phần làm vẻ vang cho lịch sử dân tộc như Nguyễn
- Hiền, Đặng Ma La, Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải... Trần Thủ Độ còn hoạch định: "Chép công việc của quốc triều làm bộ Quốc triều thường lễ, 10 quyển". Ông đề ra khung bậc, thể thức của luật h ình. Tạo đường cho bộ "Quốc triều hình luật" ra đời để tiện việc nắm tình hình đất nước, quản lý chặt chẽ hơn. Nhà Trần chia nước thành 12 lộ, mỗi lộ đặt chức chánh phủ sứ. Trần Thủ Độ duyệt định hộ khẩu trong cả nước, đặt các chức quan đại tư xã cùng các chức xã chính, xã quan. Không chỉ đề ra các tư tưởng pháp trị, ông còn để lại cho đời sau tấm gương về tính thẳng thắn, nghiêm túc trong việc thi hành luật. Đối với ông, luật pháp không phân biệt gi àu nghèo, sang hèn, bất cứ ai, dù là đối tượng nào, ở vị trí nào đi chăng nữa, nếu vi phạm luật pháp đều bị xử lý theo đúng quốc luật đã ban hành. Nặng hay nhẹ tùy thuộc vào hành vi vi phạm luật của người đó. "Đại Việt sử ký toàn thư" chép: "Thủ Độ tuy không có học vấn nhưng tài lược hơn người... (tr.478)". Tài năng nhìn người của ông được thể hiện ở việc "khi vua Trần Thái Tông muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc làm tướng, Thủ Độ nói: "An Quốc là anh thần, nếu là người hiền thì thần xin nghỉ, nếu cho là thần hiền hơn An Quốc thì không nên cử An Quốc"... vua bèn thôi". Phải chăng, Trần Thủ Độ đã sớm nhìn ra tính cách hai mặt của anh trai mình? Sự cố sau này là An Quốc đã cùng với vợ (tương truyền là một công chúa nhà Lý) nổi loạn chống lại nhà Trần ở Quắc Hưng, Vụ Bản, Nam Định. Cuộc nổi loạn đã bị chính Trần Thủ Độ dẹp tan. Phải khẳng định rằng ông là người có bản lĩnh chính trị và cá tính đặc biệt trong lịch sử Việt Nam. Ông làm việc gì cũng dứt khoát, xử lý quyết đoán
- theo ý chí của mình, ít để cho người khác sai khiến. Ông là người đa mưu túc trí, khi đánh dẹp các thế lực chống đối, ông thấy thắng thì đánh, thấy cần hòa hoãn để đợi thời cơ thì tiến hành đàm phán. Khi giặc Nguyên xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, ông là linh hồn của cuộc kháng chiến với câu nói bất hủ "Đầu thần ch ưa rơi xuống đất thì bệ hạ không cần lo ngại gì cả". Ông ngồi trong màn trướng mà định việc thiên hạ; chỉ đạo các tướng Lê Tần, Trần Khánh Dư, Trần Phó Duyệt và kể cả Trần Hưng Đạo (lúc đó còn trẻ) ra trận. Ngay chính cả vua Trần Thái Tông, Thái tử Trần Hoảng... cũng đều ra trận đánh giặc. Trần Thủ Độ là nhà chính trị, kinh tế, quân sự toàn tài. Sử chép: "Giáp Tý năm thứ 7 (1264), Tống Cảnh Định năm thứ 5, Nguyên Chí Nguyên năm thứ 1, mùa xuân, tháng Giêng, Thái sư Trần Thủ Độ chết (tuổi 71), truy tặng Thượng phụ Thái sư Trung Vũ Đại Vương". Ông quả là một công thần hiếm có của vương triều Trần và là một người anh hùng của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XIII. Đánh giá về ông xưa nay vẫn có nhiều cách nhìn nhận khác nhau nhưng không thể phủ nhận được công lao to lớn của ông với nhà nước Đại Việt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
347 p | 414 | 197
-
Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội qua những cái tên
4 p | 274 | 60
-
Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lênin: Phần 1 - GS.TS. Trần Ngọc Hiên, GS. Trần Xuân Trường (đồng chủ biên)
345 p | 205 | 46
-
Giáo trình Kinh tế học chính trị Mác - Lênin: Phần 2 - GS.TS. Trần Ngọc Hiên, GS. Trần Xuân Trường (đồng chủ biên)
330 p | 169 | 37
-
Chùa Hà – nốt trầm của bản nhạc đất kinh kỳ Thăng Long - Hà Nội
5 p | 187 | 22
-
Khám phá Biên Hòa sử lược toàn biên - Quyển thứ nhất: Trấn biên cổ kính (Phần 1)
141 p | 117 | 19
-
CỔ VĂN VIỆT NAM - Hịch Tướng Sĩ - Trần Quốc Tuấn
8 p | 162 | 19
-
Đào Duy Từ - Thần Hoàng đình Lạc Giao
6 p | 160 | 11
-
Trận Aspern-Essling
4 p | 57 | 10
-
Đào Duy Từ ( 1572 - 1634 )
4 p | 109 | 8
-
Giáo dục Nho học thời Trần (thế kỉ XIII – thế kỉ XIV)
11 p | 88 | 5
-
Tác động của cuộc cải cách dân chủ 1945-1951 đối với tình hình kinh tế, xã hội của Nhật Bản giai đoạn sau đó
9 p | 173 | 4
-
Một số giải pháp giúp sinh viên hứng thú học tiếng Anh hơn
7 p | 39 | 4
-
Các kỳ họp hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận khóa IX năm 2014 - Kỷ yếu: Phần 1
394 p | 8 | 3
-
12 trận hải chiến nổi tiếng thế giới: Phần 2
130 p | 10 | 3
-
Từ một văn bản trong Dung Nhàn trai bút ký nhìn lại một vài chi tiết trong chuyến đi sang Bắc Kinh của phái đoàn Tây Sơn
28 p | 11 | 3
-
Ebook Lịch sử Đảng bộ thị trấn Chợ Lầu (1975-2010): Phần 2
181 p | 8 | 2
-
Sự thay đổi các chức quan từ triều Lý đến triều Trần
8 p | 45 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn