intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRANH TƯỢNG VỀ ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANGCHIẾN TRANH CÁCH MẠNG: NHÌN LẠI-ĐỐI THOẠI

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

112
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng do Tổng cục Chính trị QĐND, Bộ quốc phòng, Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm, Bộ Văn hoá - thể thao - du lịch và Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập QĐND và 20 năm ngày hội quốc phòng toàn dân. Khai mạc ngày 12/12/2009 tại Bảo tàng lịch sử quân đội, 32 Điện Biên Phủ, Hà Nội, được coi như một cuộc hội quân lớn....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRANH TƯỢNG VỀ ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANGCHIẾN TRANH CÁCH MẠNG: NHÌN LẠI-ĐỐI THOẠI

  1. TRANH TƯỢNG VỀ ĐỀ TÀI LỰC LƯỢNG VŨ TRANG- CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG: NHÌN LẠI-ĐỐI THOẠI
  2. Triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng do Tổng cục Chính trị QĐND, Bộ quốc phòng, Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm, Bộ Văn hoá - thể thao - du lịch và Hội Mỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức chào mừng kỷ niệm 65 năm ngày thành lập QĐND và 20 năm ngày hội quốc phòng toàn dân. Khai mạc ngày 12/12/2009 tại Bảo tàng lịch sử quân đội, 32 Điện Biên Phủ, Hà Nội, được coi như một cuộc hội quân lớn. Chúng ta cùng nhau nhìn lại - đối thoại về trang sử mỹ thuật cách mạng đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng, một đề tài lịch sử trọng đại trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của một dân tộc anh hùng. Một đề tài làm biến đổi lớn về chất lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Một trang sử mỹ thuật đẹp tiêu biểu là các tác phẩm của 18 tác giả được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh và 49 tác giả được trao tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. Nghệ thuật luôn như một quan niệm. Mỗi một thời kỳ lịch sử, mỗi một thế hệ tác giả, thậm chí mỗi một tác giả đều có một quan niệm và cách tiếp cận đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng và cách xử lý nghệ thuật riêng. Định hình, định vị một phong cách nghệ thuật của một thế hệ, một cá nhân tác giả. Nhìn lại trang sử mỹ thuật cách mạng. Nói rộng ra là lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Chúng ta có thể nhận diện được 3 phong cách nghệ thuật theo cảm quan của từng thế hệ: - Trang sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam (1925 - 1945) in đậm dấu ấn thế hệ
  3. hoạ sĩ, nhà điêu khắc được đào tạo tại Trường mỹ thuật Đông Dương, có công lớn xây nền, đắp móng cho lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Một trang sử mỹ thuật hiện đại đẹp. Một phong cách nghệ thuật có nhiều ảnh hưởng đến nhiều thế hệ - phong cách nghệ thuật hiện thực, lãng mạn hay còn gọi là hiện thực mộng mơ. Có điều, hầu như chưa có một tác phẩm mỹ thuật nào về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng... âu cũng là lẽ thường tình tất yếu của lịch sử. - Trang sử mỹ thuật Cách mạng đẹp (1945 - 1975) đã thực sự làm biến đổi lớn về chất lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam. Các hoạ sĩ, nhà điêu khắc thành danh, trước cách mạng Tháng 8/1945 đã tự nguyện đến với cách mạng và đi vào kháng chiến. Sáng tạo được nhiều tác phẩm đẹp về đề tài chiến tranh cách mạng và đã đào tạo được nhiều thế hệ hoạ sĩ trưởng thành trong hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc. Không ít người đã từng là lính, ba lô giá vẽ lên vai cùng các đơn vị quân đội đi khắp các nẻo đường chiến dịch hoặc ít ra là những người sống trong cuộc với tư cách hoạ sĩ -chiến sĩ đã sáng tạo được nhiều tác phẩm đẹp để đời như Kết nạp đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng; Nữ dân quân vùng biên của Trần Văn Tân; Du kích La Hay của Nguyễn Đỗ Cung; Nghỉ chân bên đồi của Tô Ngọc Vân; Tình quân dân của Nguyễn Sỹ Ngọc; Trái tim và nòng súng của Huỳnh Văn Gấm; Tự vệ Thủ đô của Nguyễn Thị Kim; Nhớ một chiều Tây Bắc của Phan Kế An; Gặp gỡ của Mai Văn Hiến; Bếp lửa Trường Sơn của Giáng Hương; Đảo tiền tiêu của Tạ Quang Bạo; Nguyễn Văn Trỗi của Nguyễn Hải; Bác Hồ với thiếu nhi của Diệp Minh Châu; Du kích Cảnh Dương của Phạm Văn Đôn; Hành quân đêm của Nguyễn Hiêm; Hành quân đêm của Trần Đình Thọ; Nắng xuân của Quang Thọ; Làng ven núi của Nguyễn Thụ; Tây tiến của
  4. Văn Đa... và... Định hình, định vị một phong cách nghệ thuật hiện thực cách mạng, giàu chất thơ. - Đất nước đổi mới, mở cửa, giao lưu văn hoá nghệ thuật đã thực sự mở ra một trang sử mỹ thuật mới. Thế hệ tác giả hôm nay năng động trong sáng tác, công bố, tiêu thụ tác phẩm trong các triển lãm ở nhiều nước trong khu vực và thế giới, hay ít ra được tiếp nhận thông tin đa chiều trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại dẫn đến đổi mới tư duy tạo hình, đổi mới và cách tân nghệ thuật: đa phần các tác giả - tác phẩm thiên về kênh tạo hình của chủ nghĩa hiện đại. Biết tiếp thu truyền thống dân tộc và tinh hoa nghệ thuật thế giới. Kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại như: Chiến luỹ của Lê Anh Vân kết hợp hài hoà yếu tố tạo hình hiện thực và lập thể. Hay Khúc ngoặt của ông giàu phẩm chất nghệ thuật hiện thực và siêu thực. Các tác phẩm Nhức nhối màu da cam của Đỗ Phấn; Sức mạnh người lính của Đào Quốc Huy; Bảo vệ biên cương của Lê Trí Dũng; Bộ đội bắc cầu của Lê Tuấn Anh; Luôn hạnh phúc bên anh của Nguyễn Tùng Ngọc; Lính đảo của Vũ Đại Bình; Chiều Trường Sơn của Hoàng Đình Tài; Chân đồng da sắt của Hồng Ngọc; Mùa xuân và những người lính của Đỗ Kích; Lính Đảo của Đỗ Thị Ninh; Căn cứ đặc công rừng Sác của Dương Sen... và ... Định hình, định vị một phong cách nghệ thuật hiện thực tâm trạng giàu các yếu tố tạo hình: hiện thực, siêu thực, lập thể, biểu hiện trừu tượng... thuộc kênh tạo hình của chủ nghĩa hiện đại đúng với xu thế sáng tạo mỹ thuật trong và ngoài nước theo cảm quan của thế hệ mình, thời đại mình.
  5. Suy cho cùng phong cách nghệ thuật chính là cuộc đời của mỗi nghệ sĩ, mỗi một thế hệ tác giả cùng thời với vốn sống, vốn biểu hiện, vốn nghệ thuật của mình và một thế hệ. Phong cách nghệ thuật nào đã định hình định vị trong đời sống mỹ thuật đều biết tiếp thu truyền thống và tinh hoa, in đậm dấu ấn lịch sử, dân tộc và thời đại. Có điều trong đời sống mỹ thuật hôm nay, Tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng vắng bóng trong các triển lãm cá nhân, nhóm tác giả... Ngay trong các triển lãm mỹ thuật toàn quốc, triển lãm hàng năm của Hội Mỹ thuật Việt Nam quá khiêm tốn về số lượng và chất lượng nghệ thuật. Còn thiếu những tác phẩm đẹp tương xứng cùng với hiện thực cách mạng của dân tộc. Do đó không thể không có cuộc vận động sáng tác - triển lãm có qui mô toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng, như chúng ta đã và đang làm. Có điều phải cùng một lúc vận động cho được cả hai đối tác. Các thế hệ tác giả và các đơn vị quân đội cả nước. Đó chính là mối quan hệ biện chứng sinh ba: Tác giả - tác phẩm - người lính. Nói rộng ra công chúng yêu mỹ thuật trong và ngoài quân đội mới thành công. Cảm hứng sáng tạo và ý tưởng nghệ thuật về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng, hầu như được khơi nguồn từ những chuyến đi thực tế sáng tác. Tác giả phải thực sự đi vào đời sống chiến sĩ thì tác phẩm may ra mới có khả năng đối thoại với chiến sĩ. Thiếu một trong 2 vế: tác giả và chiến sĩ thì cuộc vận động sáng tác - triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng khó thành công. Đó là một bài học bổ ích cần hoàn thiện và vận dụng một cách sáng tạo cho các cuộc vận
  6. động sáng tác - triển lãm sau này. Đường lối đổi mới nghệ thuật, đổi mới tư duy tạo hình của Đảng và nhà nước. Chấp nhận mọi xu hướng, khuynh hướng nghệ thuật, chấp nhận mọi đề tài. Không cho phép độc tôn một xu hướng, đề tài nào đã thực sự làm cho đời mỹ thuật của chúng ta lành mạnh. Song không thể không khuyến khích, đầu tư đúng mức cho các đề tài và hình thức nghệ thuật có khả năng đối thoại với công chúng yêu mỹ thuật rộng rãi. Cuộc vận động sáng tác - triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng được coi như một đối trọng với các triển lãm mỹ thuật nói chung. Chúng ta có một trang sử mỹ thuật cách mạng đẹp về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng, không được phép phủ nhận lịch sử. Không được phép gọi tranh đề tài là “tranh cúng cụ”, tranh giá vẽ là tranh “lỗi thời”?!!! Tài năng mỹ thuật quyết không phụ thuộc vào cái gọi là tranh đề tài hay tranh không đề tài. Suy cho cùng tranh sáng tác theo bất kỳ một xu hướng nghệ thuật nào kể cả tranh trừu tượng đều có nội dung tư tưởng - đề tài của nó. Một tác phẩm mỹ thuật, một khi không có nội dung tư tưởng thì không có cả hình thức nghệ thuật, tất không còn là nghệ thuật. Đó là một qui luật muôn đời của nghệ thuật. Sáng tạo - thẩm định - hưởng thụ nghệ thuật tất cả tuỳ thuộc vào “cái thích”, “cái gu” của mỗi người. Không nên lấy cái thích, cái gu nghệ thuật sắp đặt, trình diễn của mình mà lớn tiếng sổ toẹt tranh đề tài, tranh giá vẽ. Có tới 98% hoạ sĩ Việt Nam sáng tạo theo thể loại tranh giá vẽ, không ít người thành danh nhờ tranh đề tài? Không nên phủ nhận lẫn nhau. Tất cả tuỳ thuộc
  7. vào tài năng, sở trường của người sáng tác. Tự biết mình, biết người, tự vượt chính mình trong sáng tạo nghệ thuật chẳng đơn giản chút nào. Triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng, năm 2009, công bố các tác phẩm mới sáng tác 5 năm cuối thập niên đầu thế kỷ 21 của 3 thế hệ tác giả chống Pháp, chống Mỹ: Cô dân quân của Nguyễn Thụ; Mũi tiến vào Sài Gòn 30/4 của Huỳnh Phương Đông; Huyền thoại đồi A1 của Ngô Mạnh Lân; Nam quốc sơn hà Nam đế cư của Trần Hữu Chất; Bác Hồ viết tuyên ngôn độc lập của Nguyễn Hữu Ngọc; Dân quân làng của Đoàn Văn Nguyên; Làng hầm Vĩnh Linh của Phạm Thanh Liêm; Trường Sơn huyền thoại của Trương Bé, Bác Hồ dừng chân bên suối của Nguyễn Nghĩa Duyện; Đầu nguồn của Trịnh Bá Quát; Trăng Việt Bắc của Lưu Thế Hân; Trường Sơn của Lưu Quang Lâm; Trên đường chiến dịch của Lê Đức Biết; Phía sau trận đánh của Lê Trí Dũng; Bác Hồ với các dân tộc Việt Nam của Vi Quốc Hiệp; Bác Hồ thăm bộ đội quân y của Lê Xuân Chiểu; Bản sonado mùa Xuân của Phan Oánh; Nghĩa tình hậu phương của Dương Sen... và... Đó là những ấn tượng ký ức, hồi tưởng thức dậy những kỷ niệm sâu sắc một thời chiến tranh khơi nguồn cảm hứng sáng tạo. Thế hệ tác giả sinh sau chiến tranh, trưởng thành trong hoà bình xây dựng đất nước. Cảm nhận, tiếp cận đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng từ những trang sử, tư liệu nghệ thuật đến với các chiến sĩ, liên tưởng và sáng tạo theo cảm quan của thế hệ mình như: Qua bản mùa Xuân của Lê Hoàng Anh; Ký ức chiến tranh của Ngô Hải Yến; Làng Chăm ơn Bác của Chế Kim Trung; Bình yên hải đảo của Trần Thị Bích Huệ; Sau cuộc chiến của Bùi Anh Hùng; Hà Nội 12 ngày đêm của Nguyễn Văn Chuyên; Nhịp mới của Nguyễn Nghĩa Dậu. Khúc ca hoà bình của Trần Quang Thái; Trạm
  8. Thản ngày ấy của Trần Lệ Thuỷ. Đối mặt của Nguyễn Tuấn Long... và... Đó là những chủ cảm nhận về chiến tranh, về lực lượng vũ trang theo cảm quan của thế hệ trẻ. Đội ngũ kế cận quí hiếm. Tất cả vẫn thuộc dòng nghệ thuật - hiện thực - tâm trạng. Song chưa có nhiều đổi mới và cách tân hình thức, phong cách nghệ thuật. Nhà triết học lớn Heghên đã khẳng định: “Tính chân thực và cụ thể là thuộc tính 2 mặt của nghệ thuật, vừa là thuộc tính nội dung, vừa là thuộc tính của hình thức”, hiện thực cách mạng mới. Cụ thể hơn anh bộ đội cụ Hồ thế kỷ 21 trên con đường xây dựng quân đội chính qui, hiện đại hoá với các quân binh chủng đặc biệt tinh nhuệ: phòng không - không quân, hải quân, tăng thiết giáp, đặc công, biên phòng, thông tin, hậu cần và ngay cả lục quân... luôn gắn liền với vũ khí, phương tiện khoa học hiện đại thường nằm trong một không gian rộng lớn. Người chiến sĩ bé nhỏ phải tự tin chiếm lĩnh cho được không gian rộng lớn đó còn thiếu trong các tác phẩm của triển lãm. Một hiện thực mới luôn đòi hỏi một không gian mới, một hình thức mới, các tác phẩm về các quân binh chủng đặc biệt tinh nhuệ chưa nhiều, càng hiếm tác phẩm tương xứng với quân đội chính qui, hiện đại. Không ít tác phẩm còn lập lại môtip cũ, hình thức cũ. Nó chỉ đẹp với hiện thực một thời?! Bước vào thế kỷ 21 luôn đòi hỏi nội dung và hình thức, phong cách nghệ thuật thuộc kênh tạo hình của chủ nghĩa hiện đại, giàu bản sắc dân tộc và thời đại. Sau nhiều cuộc vận động sáng tác - triển lãm, chúng ta đã có nhiều sưu tập tranh - tượng được lưu giữ trong các bảo tàng lịch sử quân đội, bảo tàng các quân khu; quân khu I, quân khu 7... Bảo tàng các quân binh chủng: Phòng không - không quân, Biên phòng, Đặc công, Thông tin... Hy vọng sau triển lãm 2009 sẽ bổ sung tác phẩm mới cho các sưu tập đã có trong các bảo tàng.
  9. Rộng hơn còn được tuyển chọn trưng bày trong các phòng khách, phòng làm việc của các tướng lĩnh: Bộ quốc phòng, quân khu, quân binh chủng. Được như vậy các tác phẩm mỹ thuật về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng mới thực sự đi vào cuộc sống. Mới động viên các tác giả sáng tác nhiều và tốt. Đó chính là cái đích cuối cùng của các cuộc vận động sáng tác. Điều mà chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức. Bản chất của nghệ thuật là nghệ thuật đối thoại với công chúng yêu mỹ thuật. Hãy hy vọng và chờ đợi cuộc vận động sáng tác - triển lãm mỹ thuật toàn quốc về đề tài lực lượng vũ trang - chiến tranh Cách mạng 2009 - 2014 chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập QĐND và 25 năm ngày Hội quốc phòng toàn dân sẽ có nhiều tác phẩm đẹp tương xứng với quân đội chính qui, hiện đại của một dân tộc anh hùng. Lê Quốc Bảo - Hà Nội, ngày 12/11/2009
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2