intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trao đổi chất và năng lượng

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

123
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

. Câu 2 : Hô hấp tế bào là gì ? Có thể chia làm mấy giai đoạn chính , đặc điểm của từng giai đoạn ? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp nội bào diễn ra ở đâu ?  Hô hấp tế bào : là một chuỗi các phản ứng oxi hoá khử sinh học . Phân tử chất hữu cơ ( chủ yếu là glucozo ) được phân giải dần dần , năng lượng của nó được lấy ra từng phần ở các giai đoạn mà không giải phóng ồ ạt ngay một lúc . ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trao đổi chất và năng lượng

  1. Trao đổi chất và năng lượng . Câu 2 : Hô hấp tế bào là gì ? Có thể chia làm mấy giai đoạn chính , đặc điểm của từng giai đoạn ? Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp nội bào diễn ra ở đâu ?  Hô hấp tế bào : là một chuỗi các phản ứng oxi hoá khử sinh học . Phân tử chất hữu cơ ( chủ yếu là glucozo ) được phân giải dần dần , năng lượng của nó được lấy ra từng phần ở các giai đoạn mà không giải phóng ồ ạt ngay một lúc .  Hô hấp tế bào có thể chia thành 3 giai đoạn : đường phân , chu trình Krebs , chuỗi hô hấp tế bào ( Chuỗi chuyền electron hô hấp ) .  Giai đoạn đường phân : Đây là một quá trình phức tạp , được xúc tác bởi nhiều enzim và không có oxi tham gia . Phân tử đường lần lượt trải qua các giai đoạn : hoạt hoá ; cắt đôi phân tử hexozo (6C) tạo thành hai phân tử trizo (3C) ; oxi hoá trizo photphat thành photphoglixerat ; chuyển sản phẩm trên thành piruvat . Khử piruvat thành lactat Giai đoạn diễn ra ở trong mô cơ .  Giai đoạn chu trình Krebs :Có hai bước : -Sự đecacboxyl oxi hoá piruvat tạo thành axetyl coenzim A . Kết quả của phản ứng là từ piruvat chứa ba cacbon và kém hoạt động đã biến thành axit hai cacbon ở dạng hoạt hoá -Các phản ứng của chu trình Krebs : +Phàn ứng trùng ngưng kết hợp axetyl CoA với oxaloatetat , tạo thành xitrat và coenzim A +Xitrat biến đổi thành dạng đồng phân của nó là isoxitrat +Oxi hoá isoxitrat chứa 6 cacbon thành α-xetoglutarat chứa 5 cacbon và giải phóng CO2 +Oxi hoá α-xetoglutarat thành xucxinyl coenzim A , giải phóng CO2
  2. +Chuyển xucxinyl CoA thành xucxinat nhờ enzim xucrinyl CoA xintetaza . +Oxi hoá xucxinat thành fumarat +Hidrat hoá fumarat thành L-malat +Oxi hoá L-malat thành oxaloaxetat -Giai đoạn này diễn ra ở trong mạng lưới ti thể . * Giai đoạn chuỗi chuyền electron : Bảo đảm sắp xếp các enzim theo một trật tự xác định để có thể chuyển điện tử từ enzim này sang enzim khác và sau cùng là oxi . Tham gia tạo thành ATP . Giai đoạn này diễn ra ở màng trong của ti thể Câu 5 : Phân tích sơ đồ sau và giải thích phương trình tổng quát của hô hấp Glucozo bị oxi hóa hoàn toàn hoàn toàn tạo thành các sản phẩm cuối cùng là CO2 và nước đồng thời giải phóng năng lượng. 1 Giai đoạn đường phân _ Hoạt hóa từ đường glucozo: glucozo kết hợp với 2 ATP thành fuctozo 1,6 diphotphat _ Cắt mạch cacbon: fuctozo 1,6 diphotphat bị cắt thành hai phân tử 3 cacbon. _ Sản phẩm tạo ra 2NADH+ 4ATP + 2 C3H4O3 ( axit piruvic) 2. Chu trình Crep Axit piruvic bị biến đổi thành axetyl _CoA, giải phóng ra 1 phân tử NADH và 1 phân tử CoA, 5 giai đoạn của chu trình Crep _ Từ Axetyl_CoA kết hợp với oxaloaxetic tạo thành axit xitric ( 6C) _ Từ axit xitric qua 3 phản ứng, loại được 1 CO2 và tạo ra 1 NADH cùng với axit 4 C _ Từ axit 4 C qua phản ứng tạo một phân tử ATP, qua phản ứng tạo một phân tử FADH2. _ Cuối cùng qua 2 phản ứng để tạo được 1 phân tử NADH và giải phóng oxaloaxetic ( 4C). 1 phân tử axetyl _CoA đi vào chu trình Crep thì cho 3 phân tử NADH+1ATP+ 1 FADH2+ 2 CO2. 3. Chuỗi hô hấp
  3. Quá trình vận chuyển điện tử từ chất cho ( NADH hoặc FADH2) đến chất nhận điện tử cuối cùng là oxi phân tử. + Phân giải protein Trước khi protein đi vào hô hấp chúng bị thủy phân thành các axit amin. Sự phân giải các axit amin bao gồm sự loại amin. Loại cacboxyl và chuyển hóa mạch bên rồi đi vào chu trình Crep. Như vậy sản phẩm cuối cùng của sự phân giải axit amin là CO2, H2O, NH3. Ở động vật NH3 bị thải ra ngoài, còn ở TV và VSV NH3 được tái sử dụng để tạo các axit amin hay các axit để giải độc cho cây. + Phân giải lipit Giai đoạn đầu tiên của sự phân giải lipit là quá trình thủy phân tạo ra glixerol và axit béo dưới tác dụng của enzim lipaza. Glixerol được biến đổi rồi đi vào chu trình Crep để giải phóng CO2, H2O, năng lượng. Các axit béo bị oxi hóa tạo ra axetyl_CoA rồi đi vào chu trình Creb để giải phóng CO2, H2O, năng lượng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2