intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trao đổi về “Phương pháp sư phạm chuyên ngành thanh nhạc”

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

77
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối tượng của lý luận dạy học là quá trình dạy học, là hoạt động của thầy và trò với những vấn đề như: Chức năng nhiệm vụ của dạy học, cơ sở triết học của dạy học - giáo dục, bản chất quá trình dạy học với những vấn đề rất cụ thể về mục đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra và đánh giá kết quả. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trao đổi về “Phương pháp sư phạm chuyên ngành thanh nhạc”

TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 13, 2002<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> TRAO ĐỔI VỀ<br /> “PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM CHUYÊN NGÀNH THANH NHẠC”<br /> Trương Ngọc Thắng<br /> Trường Đại học Nghệ thuật, Đại học Huế<br /> <br /> <br /> I. Những vấn đề  chung của thanh nhạc, tình hình và xu hướng trong âm  <br /> nhạc và xã hội:<br /> Nói đến phương pháp sư phạm hay phương pháp dạy học, hay lý luận dạy học  <br /> nhằm để giải quyết những vấn đề chung bao gồm:<br /> ­ Đối tượng lý luận dạy học.<br /> ­ Chức năng, nhiệm vụ của dạy học, giáo dưỡng, giáo dục và phát triển.<br /> ­ Phương pháp luận nghiên cứu.<br /> Đối tượng của lý luận dạy học là quá trình dạy học, là hoạt động của thầy và <br /> trò với những vấn đề  như: chức năng nhiệm vụ  của dạy học, cơ  sở  triết học của  <br /> dạy học ­ giáo dục, bản chất quá trình dạy học với những vấn đề rất cụ thể về mục  <br /> đích dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, các hình thức tổ  chức dạy <br /> học, kiểm tra và đánh giá kết quả. Tất cả  các vấn eề  nêu trên được diễn ra trong  <br /> những thời gian khác nhau: có thể là giờ dạy ở lớp học, một học trình, một học phần <br /> hoặc một quá trình dài hơn mà quá trình này được diễn ra ở một khoa, một trường...<br /> Chức năng và nhiệm vụ dạy học nhằm đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con <br /> người phát triển toàn diện như “Văn võ song toàn”, “vừa hồng vừa chuyên”. Chính <br /> vì chức năng và nhiệm vụ như vậy nên người thầy giáo phải cung cấp cho học sinh  <br /> một hệ  thống kiến thức, kỹ  năng, kỷ  xảo phù hợp với xã hội. Hình thành cho học <br /> sinh những quan điểm, thái độ, niềm tin.. của chức năng giáo dục. Đó là lòng yêu  <br /> nghề, tinh thần trách nhiệm, cẩn thận, chính xác, hợp tác với cộng đồng. Phát huy sự <br /> hòa quyện của giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. Trang bị cho học sinh hệ thống tri  <br /> thức, kỹ năng kỷ  xảo, tri thức cơ bản, tri thức cơ sở và tri thức chuyên ngành. Hình  <br /> thành cho học sinh một thế giới quan khoa học, niềm tin, thái độ tích cực là “ trí tuệ  <br /> duy   lý   và   trí   tuệ  <br /> cảm xúc”. Dạy học đem đến cho học sinh sự phát triển nhân cách.<br /> Quá trình phát triển nhân cách là quá trình từ  từ và liên tục. Là quá trình nhiều <br /> mặt (nhận thức, thẩm mỹ, tâm lý...), là sự tăng dần về số lượng và nhảy vọt về chất  <br /> <br /> 107<br /> và phải giải quyết các mâu thuẫn cơ  bản và nội tại ngay trong quá trình và sau quá  <br /> trình dạy học.<br /> Nội dung dạy học đóng một vai trò rất quan trọng cho sự  phát triển của học  <br /> sinh. Trong dạy học cần phát triển các yếu tố mềm dẻo, chính xác, tốc độ, tính nhất <br /> quán, cụ thể, chiều rộng ­ chiều sâu tức là cái tổng thể và cái cụ thể, là sự độc lập,  <br /> tích cực, gắn lý thuyết với thực hành, kết hợp tư duy lôgic và biện chứng.<br /> II. Cơ sở phương pháp dạy học :<br /> Đó là các cơ  sở  về  thực tiễn, lịch sử, hệ  thống như  vấn  đề  “Tiên học lễ  <br /> hậu học văn”, con người với thế  giới, con người với tự  nhiên, người với người,  <br /> quan hệ thầy trò, môi trường với dạy học, mục tiêu dạy học, hệ thống dạy học với  <br /> các quan điểm cụ thể về nhân cách là sự “Tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. <br /> Quan điểm hoạt động về  động cơ, lợi ích, quan điểm giá trị  với xã hội, tập thể, cá  <br /> nhân.<br /> III. Phương pháp dạy học thanh nhạc :<br /> Ở  đây tôi muốn đề  cập đến các vấn đề  dạy học Thanh nhạc chung như  một <br /> nguyên tắc và dạy học  ở  trường Huế  như  một vùng đất cụ  thể  của một Trường <br /> nghệ thuật khu vực. Hiện nay xu thế của phương pháp dạy Thanh nhạc nói chung có <br /> thể nói bao gồm 3 phương pháp lớn :<br /> 1. Chú ý phát triển ở người học tính tích cực, sáng tạo, phát huy hứng thú, động  <br /> cơ, ý chí, sức mạnh nội tâm, tinh thần của người học. Hướng cho học sinh tích cực  <br /> vỡ bài từ trường độ, cao độ, phân đoạn lấy hơi, tìm các đoạn, nốt cao trào, nhả  chữ <br /> và tìm hiểu ý nghĩa văn học của ca từ, thể  hiện tình cảm sau khi đã hoàn thành tác <br /> phẩm với người đệm đàn và ý thức tự chủ khi biểu diễn ở kỳ kiểm tra, thi hoặc biểu <br /> diễn trước công chúng, thu thanh và thu hình. “Tâm lý của người ca sĩ (học sinh ­ tác  <br /> giả) được hình thành qua một quá trình rèn luyện không ngừng với sự lao động thông  <br /> minh, sáng tạo”, “Người ca sĩ quý trọng một quyển sách không kém một tổng phổ  <br /> nhạc kịch hay một tuyển tập ca khúc nghệ  thuật” (Nguyễn Trung Kiên ­ Nghiên <br /> cứu nội dung tác phẩm rèn luyện khả năng sáng tạo của người ca sĩ).<br /> 2. Người thầy trong dạy học Thanh nhạc phải giải phóng cho học sinh trong <br /> quan hệ  thầy ­ trò, trò ­ trò với phương châm “Tất cả  vì học sinh thân yêu” hay  <br /> “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”.<br /> 3.  Người thầy phải biết sử  dụng khoa học công nghệ  trong dạy học Thanh  <br /> nhạc như  băng cassette, CD, CD Room, Videotape, VCD, DVD, máy thu thanh, thu  <br /> hình hoặc từ các file của hệ thống internet có liên quan đến thanh nhạc của khu vực, <br /> và thế  giới để  làm phong phú cho bài giảng của mình nhằm giúp học sinh có sự  so <br /> sánh, noi theo và phấn đấu. Chính điều đó cũng làm thay đổi bản chất quá trình dạy  <br /> học mà lâu nay ta vẫn áp dụng là chỉ  học  ở thầy, bắt chước thầy và chỉ  học ở  lớp.  <br /> Thông qua công nghệ  dạy học mới để  chỉ  ra một cách cụ  thể  cho học sinh những  <br /> mẫu mực về hơi thở, tư thế, khẩu hình, nhả  chữ  và sự  truyền cảm từ  tâm hồn con  <br /> người. “Người ca sĩ phải nắm vững không chỉ  lời ca và âm nhạc của tác phẩm  <br /> 108<br /> mà còn phải có tri thức cảm nhận yêu cầu của sự phân tích tác phẩm một cách  <br /> toàn diện”. <br /> Văn học, thơ ca, lịch sử đều có tác dụng làm phong phú thêm, sâu sắc thêm cho  <br /> học sinh trong quá trình học hát và biểu diễn.<br /> Trong quá trình dạy hát người thầy giáo cần chú ý  ở  động cơ, khả  năng học <br /> tập, tính phức hợp, tính tích hợp giữa trí tuệ, tình cảm, thể  chất và ý chí của học  <br /> sinh, sinh viên.<br /> Xét về  bản chất của quá trình dạy học Thanh nhạc chính là  cấu trúc, tính  <br /> chất, mối liên hệ quy luật động lực mâu thuẫn của dạy học. Ba yếu tố nội dung tác <br /> phẩm âm nhạc (Ca khúc, Romance, Aria, Ca khúc nghệ thuật),  hoạt động của thầy  <br /> giáo từ việc cho bài, xác định giọng, phân tích tác phẩm, hiểu biết xuất xứ tác phẩm, <br /> tác giả, ý văn học, âm nhạc và  tiến hành lý luận dạy học theo phương pháp và hoạt <br /> động của trò bao gồm nhận bài, vỡ bài, phân câu, phân chỗ lấy hơi,  xử lý tác phẩm,  <br /> giải quyết cao trào và các yếu tố kỹ thuật hơi thở, khẩu hình, khoảng vang, nhả chữ <br /> và diễn xuất.<br /> Ba yếu tố  trên tồn tại trong mối liên hệ  hữu cơ  giữa mục tiêu,  nội dung,  <br /> phương pháp, phương tiện, kết quả. Tất cả các yếu tố này tồn tại trong mối liên hệ <br /> chặt chẽ, có  ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình dạy học. Vị  trí của người thầy hiểu  <br /> theo một nghĩa rộng hơn đó là nhà chiến lược, nhà khoa học. Thầy giáo ở lớp học, là <br /> người đại diện cho xã hội truyền đạt hệ  thống tri thức và kinh nghiệm cho thế  hệ <br /> đang lớn lên.<br /> Mục tiêu đào tạo văn hóa nghệ  thuật  ở  Việt Nam là hình thành thế  giới quan  <br /> cho những cán bộ  hoạt động văn hóa nghệ  thuật trong tương lai khả năng sáng tạo, <br /> lao động để  họ  phải trở  thành các chuyên gia có kiến thức, khả  năng, kỹ  năng và <br /> không nhầm lẫn về  vấn đề  tư  tưởng, thẩm mỹ  trong việc chọn tác phẩm, chương  <br /> trình. Có thể  nói là theo định hướng của “Đường lối văn hóa văn nghệ” của Đảng. <br /> Chính họ phải là những người góp phần vào việc nâng cao dân trí và hoàn thiện thẩm <br /> mỹ  âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng cho quần chúng để  đưa quần chúng đến <br /> những điển hình nhất của tác phẩm âm nhạc trong mọi thời đại.<br /> Quá trình dạy hát còn cần phải kích thích động cơ học của học sinh bằng việc  <br /> tổ chức các hoạt động ở lớp, ở khoa và ngoài xã hội, các buổi công diễn trên các hệ <br /> thống thông tin đại chúng... Nội dung dạy hát và quá trình dạy hát thống nhất với  <br /> nhau để nâng cao hiệu quả của học sinh , sinh viên .<br /> Vì quá trình dạy học nói chung và dạy hát nói riêng là quá trình nhận thức tức là  <br /> làm cho học sinh lĩnh hội được những kinh nghiệm của loài người đã được tích lũy  <br /> qua nhiều thế kỷ một cách có chọn lọc như  các hệ  thống ghi âm, hòa thanh, các kỹ <br /> thuật sử  dụng nhạc cụ, các kỹ  thuật thanh nhạc của các trường phái cổ  điển, tiên <br /> tiến để  học tác phẩm và có khả  năng nghiên cứu khoa học dưới sự hướng dẫn của  <br /> thầy giáo. Học hát của học sinh vẫn tuân theo quy định của quá trình dạy học nhằm  <br /> giải quyết các vấn đề  cơ  bản của kỹ  thuật thanh nhạc từ  thấp đến cao về  tư  thế,  <br /> 109<br /> hơi thở, nhả  chữ, khẩu hình, khoảng vang và xử  lý tác phẩm, sửa chữa các cố  tật  <br /> thường mắc phải đối với nghề nghiệp. <br /> Đối với vấn đề  tâm lý trong dạy học thì người thầy giáo hướng học sinh đến <br /> sự phát triển của tương lai, gắn bó với nghề nghiệp, trên cơ sở tương tác giữa thầy  <br /> và trò, con người với xã hội, theo nhu cầu của xã hội. Để  điều khiển quá trình dạy  <br /> học nói chung và dạy hát nói riêng, người thầy giáo phải thể  hiện là tấm gương về <br /> lao động nghệ  thuật và cuộc sống. Ngoài dạy kỹ  thuật, dạy nghề thì cần phải dạy <br /> người cho học sinh. Khuyến khích sự  sáng tạo của họ, không nên chấp nhận học <br /> sinh hát một cách chung chung, vô hồn kể cả ngay khi tập các bài Vocalize.<br /> Người thầy còn cần trao đổi để  học sinh nắm vấn đề  giữa lý trí và cảm xúc, <br /> giữa nội dung và hình thức. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, sâu sắc <br /> về  nguồn gốc văn hóa của ca từ, nếu được, có thể  giới thiệu cho học sinh tiểu sử <br /> của tác giả, tác phẩm... Người thầy giáo chính là người hướng dẫn một cách toàn  <br /> diện cho học sinh vì vậy đòi hỏi  ở  thầy giáo một khả  năng phong phú về  kỹ  thuật,  <br /> lịch sử, văn hóa, triết học, sử dụng nhạc cụ, hòa âm... Trong điều kiện khó khăn về <br /> biên chế  giáo viên hiện nay của trường Huê thì người thầy có thể  phải đảm nhận  <br /> toàn bộ các phần việc khi bắt đầu dạy hát cho học sinh.<br /> Như  vậy người thầy phải nghiên cứu, học tập một cách nghiêm túc nhiều tài  <br /> liệu, tư liệu liên quan đến âm nhạc, thanh nhạc, văn học... để tích lũy và để có cơ sở <br /> truyền đạt cho học sinh. Không khuyến khích học sinh sự  bắt chước một cách thô  <br /> thiển mà khơi dậy bản chất riêng của từng học sinh, hướng dẫn sự sáng tạo của họ <br /> để tạo ra những nghệ sĩ, ca sĩ có những nét riêng trên nền cơ bản của kỹ thuật.<br /> Đối với việc dạy hát cho học sinh miền Trung ở Trường ĐHNT Huế  thì ngoài  <br /> các nguyên tắc, phương pháp sư  phạm chung như  đã nêu, người thầy giáo còn cần <br /> chú ý đến các yếu tố  sau đây để  khắc phục và tạo ra các thế  hệ  học sinh vừa nắm  <br /> được các yếu tố  kỹ  thuật của Trường phái thanh nhạc cổ  điển châu Âu đồng thời <br /> vừa có chất riêng của từng vùng miền.<br /> ­ Yếu tố tâm lý của học sinh miền Trung nói chung và vùng Huế nói riêng là rụt <br /> rè e lệ, ít nhạy cảm với xã hội hiện đại mà thường thụ  động nên người thầy cần <br /> luôn khuyến khích động viên họ trong thời gian dạy học về mọi mặt.<br /> ­ Yếu tố  ngôn ngữ  cũng hạn chế  rất lớn đến phát âm, nhả  chữ  và làm giảm <br /> hiệu quả  khi học, thi, thu thanh và biểu diễn... Vì vậy người thầy phải kiên trì sửa  <br /> chữa và nghiêm khắc bắt buộc học sinh khi hát phải dùng tiếng miền Bắc, trừ khi hát  <br /> dân ca các vùng miền.<br /> ­ Ngoài các bài hát dân ca các vùng miền phổ biến thầy giáo nên tăng số lượng <br /> bài hát dân ca miền Trung như Nghệ Tĩnh, Quảng Bình, Huế, Chămpa ­ Tây Nguyên <br /> để học sinh có những vốn liếng nhất định phục vụ cho vùng đất đã từng gắn bó với <br /> họ sau khi ra trường.<br /> Trong quá trình dạy học nói chung và phương pháp dạy hát nói riêng người  <br /> thầy nhất thiết phải thực hiện những phương pháp sư  phạm có tính nguyên tắc đó  <br /> là :<br /> 110<br /> ­ Nguyên tắc thống nhất phát triển nghệ thuật và kỹ thuật của học sinh.<br /> ­ Nguyên tắc từng bước và liên tục nắm vững nghệ thuật hát.<br /> ­ Nguyên tắc tiếp cận với đặc điểm cá nhân của từng học sinh. <br /> Dạy học là một nghề phong phú, tinh tế nhưng cũng rất phức tạp hơn nữa dạy <br /> hát lại là một loại hình nghệ  thuật âm nhạc mà nhạc cụ  là con người là “nhạc cụ  <br /> sống”. Họ  phải thực hành nghề  nghiệp trong các mối quan hệ  của xã hội, vì vậy  <br /> nhiệm vụ  và phương pháp của người thầy là hết sức quan trọng đối với học sinh <br /> sinh viên. Đội ngũ ca sĩ, thầy giáo dạy hát trong tương lai tốt hay xấu phụ thuộc rất  <br /> lớn đến khả  năng và phương pháp hiện tại của người thầy trong nhà trường. Nắm  <br /> vững, vận dụng các nguyên tắc dạy học nói chung và dạy hát nói riêng là nhiệm vụ <br /> chủ yếu của người thầy giáo để đào tạo cho khu vực, đất nước các thế  hệ học sinh  <br /> có đủ khả năng đảm nhận trọng trách trong lĩnh vực Âm nhạc nói chung và ca hát nói <br /> riêng để cùng với các lĩnh vực khác đưa nước ta sánh vai với khu vực và thế giới.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Nguyễn Trung Kiên, Phương pháp học hát. NXB Văn hóa ­ Hà Nội 1982.<br /> 2. Nguyễn Trung Kiên, Một số bài viết trên tạp chí Âm nhạc của Hội nhạc sĩ  <br /> và Viện Âm nhạc.<br /> 3. Lô Thanh, Giáo trình Thanh nhạc bậc Đại học.<br /> 4. Thái Duy Tuyên, Phương pháp luận giảng dạy đại học. <br /> 5. Diệu Thúy, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ PPSPBD Thanh nhạc. Hà Nội 1999.<br /> 6. Văn Cẩn, Ngữ âm học Việt Nam những vấn đề liên quan đến Thanh nhạc. <br /> Hà Nội 1997. <br /> <br /> COMPARE NOTES ON THE METHODOLOGY<br /> OF TEACHING VOICE MUSIC<br /> Truong Ngoc Thang<br /> College of Art, Hue Univerrsity<br /> <br /> <br /> <br /> SUMMARY<br /> The methodology of teaching voice music will mention not only the common issues of  <br /> teaching methodology such as: targets  of teaching theory, function of the teaching activities,  <br /> Research   Methodology,   but   also   aim   to   solve   the     other   matters   such   as:   developing   the  <br /> activeness,   the  originality  and  the  will   while   studying  voice   music;   releasing  the   teacher   ­  <br /> student   and   student   ­   student   relationships;   approaching   to   the   student   ­   centred   process,  <br /> applying technology in teaching and studying.<br /> <br /> 111<br /> Apart  from those above,  regarding the  identity  of  the  central  region  of  Vietnam,  the  <br /> teachers have to observe its characteristics of  verbal language and psychology... During his or  <br /> her teaching activities, the teacher must follow pedagogical principles:<br /> ­ Developing simultaneously artistic awareness technical skills for student.<br /> ­ Helping student gradually and continuosly acquire the vocal performance.<br /> ­ Approaching student personally from his or her characteristic.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 112<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2