intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ sốt có nên truyền dịch?

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'trẻ sốt có nên truyền dịch?', y tế - sức khoẻ, y học thường thức phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ sốt có nên truyền dịch?

  1. Trẻ sốt có nên truyền dịch? Khi thấy trẻ bị sốt cao, rất nhiều phụ huynh muốn truyền dịch để trẻ nhanh dứt cơn sốt, tăng sức đề kháng…Điều này không nên bởi việc truyền dịch cho trẻ không thể hạ sốt nhanh và có thể có những tác dụng không mong muốn. Truyền dịch cho trẻ phải do nhân viên y tế thực hiện.
  2. Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt cao trên 37oC và là biểu hiện tình trạng của nhiều bệnh lý khác nhau như: viêm họng, viêm phổi, cúm, sốt xuất huyết, viêm màng não… Do vậy, trước khi quyết định có truyền dịch hay không phải hết sức thận trọng và bệnh nhân phải được khám, xét nghiệm, chẩn đoán chính xác bệnh. Chỉ truyền dịch trong những trường hợp trẻ mắc sốt xuất huyết; bị sốt nhiều ngày không ăn uống được, có hiện tượng mất nước do nôn nhiều, tiêu chảy. Tuy nhiên, trong trường hợp trẻ bị mất nước mà vẫn ăn uống được, tốt nhất nên bổ sung bằng đường ăn uống. Nên cho trẻ ăn làm nhiều bữa nhỏ với những thức ăn dễ tiêu như: sữa, súp, cháo nghiền… và không ăn no. Cho trẻ uống nhiều nước, nước cam, chanh, ăn nhiều trái cây,
  3. hoa quả, có thể bổ sung vitamin C hoặc pha oresol cho trẻ uống. …và khi trẻ sốt nên cho uống nhiều nước. Ảnh: P. Văn Các loại dịch truyền phổ biến hiện nay là dung dịch đường glucose (5%, 10%), nước muối (nước biển với tỉ lệ natriclorua là 9/1.000), dung dịch tổng hợp nhiều chất điện giải. Khi truyền dịch, nước, muối và các chất điện giải này được đưa vào cơ thể không phải là nhiều, nếu truyền 1
  4. lít glucose 5% thì chỉ hấp thu vào cơ thể 50ml. Bù lại, lượng glucose có thể được hấp thụ nhiều hơn qua đường uống. Nếu buộc phải truyền dịch thì bác sĩ phải tính toán liều lượng rất kỹ, không thể tùy nghi theo kiểu "thích thì truyền". Vì cơ chế chọn dịch truyền mỗi bệnh là khác nhau, chẳng hạn với bệnh nhân bị viêm não – màng não nguyên tắc không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não, bệnh nặng thêm. Bệnh nhân viêm phổi thì việc chỉ định truyền dịch càng phải nghiêm ngặt hơn, không thể truyền dịch bừa bãi vì dịch truyền sẽ làm tăng gánh nặng cho tim, phổi. Tóm lại, khi trẻ sốt không nên truyền dịch và chỉ truyền dịch khi có chỉ định của bác sĩ, phải do nhân viên y tế thực hiện, không được tự ý truyền
  5. dịch tại nhà để tránh dùng mà thêm bệnh, đồng thời nguy hiểm đến tính mạng của trẻ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2