intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sốt có nên truyền dịch?

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

102
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Sốt có nên truyền dịch? Con gái tôi 3 tuổi, vừa rồi cháu bị sốt cao 39oC 3 – 4 ngày liền. Có người khuyên tôi nên truyền dịch cho cháu nhanh khỏi. Xin báo tư vấn giùm? Nguyễn Thanh Hà (Vĩnh Phúc) Khi trẻ bị sốt các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác, nhất là trường hợp sốt cao như con chị. Các bậc cha mẹ chú ý theo dõi sát sao để đề phòng trẻ sốt cao quá dẫn đến hiện tượng co giật, gây tổn hại đến hệ thần kinh còn non nớt của...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sốt có nên truyền dịch?

  1. Sốt có nên truyền dịch? 1. Sốt có nên truyền dịch? Con gái tôi 3 tuổi, vừa rồi cháu bị sốt cao 39oC 3 – 4 ngày liền. Có người khuyên tôi nên truyền dịch cho cháu nhanh khỏi. Xin báo tư vấn giùm? Nguyễn Thanh Hà (Vĩnh Phúc) Khi trẻ bị sốt các bậc phụ huynh cần hết sức cảnh giác, nhất là trường hợp sốt cao như con chị. Các bậc cha mẹ chú ý theo dõi sát sao để đề phòng trẻ sốt cao quá dẫn đến hiện tượng co giật, gây tổn hại đến hệ thần kinh còn non nớt của trẻ, thậm chí có thể gây tử vong. Khi trẻ sốt cao, việc đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là hạ nhiệt cho trẻ bằng các loại thuốc hạ sốt bán rất thông dụng trên thị trường dưới dạng thuốc sủi, thuốc viên, thuốc đặt, siro… có chứa paracetamol. Các bậc cha mẹ cũng lưu ý chỉ khi trẻ sốt trên 38,5oC mới cần dùng một loại thuốc hạ sốt, tránh thấy trẻ hơi hâm hấp là dùng ngay thuốc hạ sốt vì paracetamol tuy không hại dạ dày nhưng nếu dùng thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến các tế bào gan, gây độc cho gan của trẻ. Để nhanh hạ sốt, nhiều ông bố bà mẹ lại dùng nhiều dạng thuốc hạ sốt khác nhau gây quá liều cho trẻ, rất nguy hiểm. Sốt là một phản ứng của cơ thể trước các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Sốt ở trẻ do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như virut, vi khuẩn… Để chẩn đoán chính xác cần cho trẻ khám bác sĩ để tìm căn nguyên. Khi trẻ sốt nhìn chung không nên truyền dịch, chỉ truyền dịch khi trẻ sốt kèm theo mất nhiều nước, tiêu chảy… Nếu trẻ sốt do virut thì chỉ cần dùng thuốc hạ sốt và
  2. làm mát cơ thể, tăng cường thể trạng cho trẻ bằng ăn uống, sau vài ngày đến 1 tuần trẻ sẽ tự khỏi bệnh mà không cần dùng bất cứ thuốc nào khác, kể cả kháng sinh. Nếu trẻ sốt virut mà dùng kháng sinh thì bệnh không những không khỏi mà còn gây tổn hại rất lớn cho sức khỏe của trẻ. BS. Bảo Thư 2. Trẻ ăn ít có ảnh hưởng đến sức khỏe? Con tôi năm nay 2 tuổi. 3 tháng gần đây cháu ăn ít hơn trước, nhưng cháu không gầy đi và sức khỏe vẫn bình thường. Xin hỏi, việc cháu ăn ít có bình thường không? Tôi có nên ép cháu ăn không? Vũ Trà My (Hà Nội) Việc trẻ biếng ăn không phải bao giờ cũng là biểu hiện của bệnh tật. Sự ngon miệng của trẻ 2 tuổi thường không đều, có lúc trẻ ăn rất tốt, sau đó lại không muốn ăn nữa, vì vậy không nên quá lo lắng. Nhưng bạn cũng phải biết các đặc điểm tâm lý của trẻ ở lứa tuổi này, trẻ 2 tuổi có thể mải chơi không nghĩ tới việc ăn. Vì vậy, không nên rứt trẻ ra khỏi trò chơi và bắt trẻ phải ngồi vào bàn ăn. Cần có một khoảng thời gian nhất định để trẻ bình tĩnh lại, tự rời bỏ trò chơi. Việc trẻ ăn không đều là bình thường. Khi trẻ ăn nhiều, thích ăn, nên cho trẻ ăn các món ăn mà trẻ ưa thích, giảm bớt số lượng món ăn, cố gắng bảo đảm cho trẻ được ăn đa dạng, đủ chất. Nếu bạn quá lo lắng, có thể tự lập một cuốn sổ theo dõi hằng ngày xem trẻ ăn uống thế nào để có cách cho trẻ ăn phù hợp. Không nên bắt ép trẻ ăn vì điều đó sẽ tạo cho trẻ thái độ tiêu cực đối với việc ăn uống, nhiều khi dẫn đến việc trẻ bị nôn, trớ thức ăn. Thường sau 1 tuổi, trẻ lười ăn hơn. Đến 2 tuổi, trẻ thích lựa chọn thức ăn. Có trẻ ăn 2 bữa một ngày, có trẻ ăn tới 3-4 bữa một ngày. Một số trẻ kiên quyết không ăn những thức ăn mà bố mẹ chúng cho là bổ và cần thiết. Nếu trẻ được ăn uống đầy đủ, đa dạng thì bố mẹ sẽ không gặp khó khăn gì.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2