intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

TRIỆU CHỨNG ĐAU ĐẦU VÀ CHẨN ĐOÁN

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

92
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thầy thuốc trong quá trình khám bệnh cho người bệnh đau đầu phải khám tại chỗ vùng đầu mặt cổ, cần : -Sờ nắn trực tiếp vào da đầu để phát hiện những biến dạng của hộp sọ như lồi, lõm, u, sẹo, … . -Gõ vào những vùng người bệnh kêu đau xem cường độ đau, tính chất đau, vị trí đau. -Ấn vào những điểm đi ra nông của dây thần kinh chẩm lớn, nếu thấy đau : có thể đau đầu do viêm dây thần kinh chẩm lớn, hoặc các rễ thần kinh C2, C3 bị kích thích...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: TRIỆU CHỨNG ĐAU ĐẦU VÀ CHẨN ĐOÁN

  1. TRIỆU CHỨNG ĐAU ĐẦU VÀ CHẨN ĐOÁN A.Thầy thuốc trong quá trình khám bệnh cho người bệnh đau đầu phải khám tại chỗ vùng đầu mặt cổ, cần : -Sờ nắn trực tiếp vào da đầu để phát hiện những biến dạng của hộp sọ như lồi, lõm, u, sẹo, … . -Gõ vào những vùng người bệnh kêu đau xem cường độ đau, tính chất đau, vị trí đau. -Ấn vào những điểm đi ra nông của dây thần kinh chẩm lớn, nếu thấy đau : có thể đau đầu do viêm dây thần kinh chẩm lớn, hoặc các rễ thần kinh C2, C3 bị kích thích do bệnh lý cột sống cổ. -Ấn vào điểm đi ra của các dây thần kinh để phát hiện đau đầu do dây tam thoa, dây VII. -Ấn vào các điểm ứng với xoang trán, xoang hàm để phát hiện đau đầu do viêm xoang. -Nắn động mạch thái dương nông hai bên và so sánh : đau đầu Horton.
  2. -Nghe tại chỗ vùng động mạch cảnh : +Nếu thấy tiếng thổi là đau đầu do hẹp động mạch, nguyên nhân vữa xơ hoặc chấn thương cũ. +Nghe thấy tiếng thổi liên tục tăng mạnh ở thì tâm thu là đau đầu do thông động mạch cảnh với xoang hang. -Cần đo huyết áp để phát hiện đau đầu do tăng huyết áp, hoặc đau đầu do thấp huyết áp. -Cần kiểm tra xem : đau đầu do thiểu năng tuần ho àn não, hoặc do xơ vữa động mạch não. -Nắn nhãn cầu, đo nhãn áp : phát hiện thiên đầu thống. -Đau đầu kèm theo ù tai : đau đầu do viêm xoang, viêm tai xương chũm, viêm tắc vòi nhĩ. -Quan sát biến đổi về vận động, tư thế phản xạ rung giật nhãn cầu, khả năng định hướng, tức là khám tinh thần kinh : để xác định đau đầu do di chứng bẩm sinh hay mới bị. -Nếp nhăn má hơi nhoà ở một bên : đau đầu do liệt ngoại biên hay trung ương.
  3. B.Thầy thuốc trong quá trình khám bệnh cho người bệnh đau đầu cần phải làm rõ 8 điểm về đau sau : cường độ đau, tính chất đau, vị trí đau, thời gian đau, điều kiện xuất hiện đau, những dấu hiệu kèm theo đau đầu, đau lan đến đâu, yếu tố gì làm bớt đau hoặc làm đau nặng thêm. 1.Cường độ đau là mức độ đau nặng nhẹ tác động đến sinh hoạt và đời sống của người bệnh như : phải nghỉ việc, phải nằm tại chỗ, phải tránh ánh sáng, phải tránh tiếng ồn, phải ôm đầu, … . 2.Tính chất đau, còn gọi là kiểu đau, thường gợi ý cho hướng chẩn đoán. Ví dụ : +Đau như kim đâm dao cứa : đau đầu do huyết ứ. Đầu đau lâu ngày chữa nhiều không khỏi, đau như dùi châm, chỗ đau cố định, đau tăng lúc trời râm hoặc chập tối, hoặc tiền sử có ngoại thương phần đầu, sắc mặt ám trệ, chất lưỡi tía tối hoặc có ban ứ, mạch tế sáp hoặc sáp (sắc) : đau đầu do huyết ứ. +Đau như kim châm ở chẩm đầu hoặc đỉnh đầu, đau hốc mắt, phiền táo, lợm giọng, buồn nôn, sắc mặt trắng bệch : đau đầu do mạch máu. +Nặng đầu, mỏi mắt hoặc hơi đau ở hố mắt, đêm thấy tê nhẹ như kiến bò ở đầu ngón tay ngón chân : đau đầu do huyết áp thấp. +Đau đầu như có cảm giác đội mũ chặt, cảm giác căng nặng trong đầu th ường gặp trong Loạn thần kinh chức năng.
  4. +Đau đầu thỉnh thoảng có cảm giác như bị điện giật : có thể đau đầu do dây thần kinh. +Đau đầu cảm giác giật giật theo nhịp đập của mạch máu : có thể do chứng Migren-đau nửa đầu, hoặc do rối loạn vận mạch, hoặc do rối loạn huyết động trong sọ. +Đau đầu mà căng như muốn nứt vỡ, sốt, sợ gió, mặt hồng, mắt đỏ, miệng khát muốn uống, tiện bế đái đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác : đau đầu do phong nhiệt. +Đầu đau như bó, chân tay nặng nề, ngực khó chịu, chán ăn, lợm giọng, buồn nôn, miệng nhạt dính, tiểu tiện không lợi, đại tiện lỏng nhão, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch nhu : đau đầu do phong thấp. +Đầu đau như búa bổ, đầu mặt nổi hạch, hoặc sưng đỏ đau, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch huyền hoạt : Lôi đầu phong – đau đầu do phong thấp nhiệt độc xung lên trên-thượng xung. +Đầu căng nhức, người nóng tâm phiền, ra mồ hôi mà sốt không lui, miệng khát, ngực tức, nặng người, mệt mỏi, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhớt mỏng, mạch hồng đại hơi hoạt : đau đầu do thử thấp ngoại tập.
  5. +Đau đầu hôn mông, ngực bĩ mãn, nôn oẹ đờm dãi, chân tay nặng nề, người mệt mỏi, mặt, đầu môi, đầu chi thấy tê dại, rêu lưỡi trắng nhớt, mạch hoạt hoặc huyền hoạt : đau đầu do đờm trọc. +Đầu lúc đau lúc không, lao động đau tăng, sắc mặt trắng, người mệt mỏi, ngắn hơi, biếng nói, vã mồ hôi, sợ lạnh, miệng nhạt, lưỡi nhợt, ít rêu, mạch tế vô lực : đau đầu do khí hư. +Đau đầu âm ỉ, ngồi dậy đau tăng, nằm thì đau giảm, xế trưa đau nhiều, hoa mắt chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, chân tay tê dại, mắt khô, lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch tế : đau đầu do huyết hư. +Đau đầu căng, váng đầu hoa mắt, gân đầu lồi lên, hoặc đau trên đỉnh đầu, thường đau vào buổi chiều và nặng vào nửa đêm, mặt hồng, mắt đỏ, tâm phiền, dễ cáu gắt, tai ù tai điếc, miệng khô đắng, tiểu đỏ tiện bế, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch huyền sác : đau đầu do can hoả. +Cả đầu đau căng muốn vỡ, tĩnh mạch thái d ương nổi lên đập, phiền táo dễ cáu giận, đêm nằm ngủ không yên, nhiều mộng dễ sợ, váng đầu hoa mắt, miệng thối, thích uống nước mát, chất lưỡi ráng đỏ, mạch huyền sác : đau đầu do can d ương hoá phong, huyết nhiệt thượng xung. +Đầu đau trống rỗng, ù tai, hoa mắt chóng mặt, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ hay quên, di tinh đới hạ, ngũ tâm phiền nhiệt, ngấy sốt về chiều, ra mồ hôi trộm, người
  6. gầy, chất lưỡi đỏ, ít rêu lưỡi, mạch huyền tế vô lực hoặc tế sác : đau đầu do thận âm hư. +Đầu đau sợ lạnh, ấm thì đau giảm, sắc mặt trắng nhợt, lưng gối vô lực, chân tay lạnh, đại tiện lỏng, đái ít, phù thũng, chất lưỡi nhạt bệu, ít rêu, mạch trầm tế nhược, nhất là mạch xích bất túc : đau đầu do thận dương hư. +Đầu đột nhiên đau nặng, liên luỵ tới não tuỷ, chân tay rét lạnh, xanh đến khớp gối, đau như gãy xương Thiên trụ, chất lưỡi nhạt, mạch vi muốn tuyệt : đau đầu do chân âm suy kiệt, khí âm hàn vượt lên trên vị trí của thanh dương, còn gọi là Chân đầu thống. +Cơn kịch phát nhức đầu dữ dội rồi hết : U não thất IV. 3.Vị trí đau : +Đau đầu và đau mặt khu trú luôn luôn chỉ ở một bên : đau dây thần kinh tam thoa, hoặc trong bệnh Bing-Sluder-Horton. +Đau đầu lan toả và đau ở chỏm đầu : liên quan đến rối loạn tâm thần. +Đau đầu lan toả và đau ở gáy : hay gặp trong U hố sọ sau, hoặc Tăng huyết áp động mạch. +Đau ở một nửa đầu khi tăng khi giảm : bệnh Migren.
  7. +Đau nửa đầu hoặc hai bên thái dương, nóng rét qua lại, lúc nóng lúc mát, miệng khô họng ráo, mắt hoa, không muốn ăn uống, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch huyền : đau đầu do ngoại cảm phong hàn chưa giải ở biểu, truyền vào thái dương. +Đỉnh đầu đau nhức, chân tay quyết lạnh, hoặc nôn oẹ, r êu lưỡi trắng, mạch huyền : đau đầu do hàn tà xâm phạm kinh quyết âm. +Đau hai bên hoặc đỉnh đầu, đầu căng váng, cáu giận thì đau tăng, đầu nặng chân nhẹ, tâm phiền, mặt nóng đỏ, mất ngủ, hay mê, trong tai có tiếng vo ve, mắt đỏ, họng khô, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế hoặc huyền sác : đau đầu do can d ương thượng cang. 4.Thời gian đau : -Trong vài giây vài phút : đau do dây thần kinh. -Đau kéo dài đến vài giờ : trong hội chứng Sluder. -Đau từ nửa ngày đến vài ngày : bệnh Migren. -Đau vài tháng : khả năng U não. -Đau vài năm : có thể bệnh Tăng huyết áp, hoặc do Rối loạn tâm thần, hoặc bệnh Horton.
  8. -Đau xuất hiện vào cuối đêm : cảnh giác với U não. -Đau xuất hiện vào sáng sớm ngay trước lúc ngủ dậy : có thể bệnh Migren. -Đau xuất hiện vào ban đêm hay khi ngủ dậy : có thể là U hố sọ sau của não. -Đau vào ngày thứ hai : đau đầu do người bệnh giảm khả năng thích nghi với công việc – căn nguyên tâm lý. -Đau vào ngày cuối tuần : đau đầu do người bệnh đuối sức sau một tuần làm việc – căn nguyên tâm lý. -Đau đầu vào ngày nghỉ : hay gặp trong bệnh Migren. -Đau theo chu kỳ hành kinh và khi dùng thuốc tránh thai : có thể gây bệnh Migren. -Đau từng cơn 1 đến 2 giờ, kéo dài trong nhiều tuần : đau đầu từng chuỗi, hoặc bệnh đau đầu Bing-Sluder-Horton. 5. Điều kiện xuất hiện đau : -Khi tiếp xúc vào các vùng ‘bùng nổ’ (trigger zone) ở mặt : đau đầu do dây thần kinh ở mặt. -Khi gắng sức thể chất hoặc ho : đau đầu do cơ chế tĩnh mạch.
  9. -Khi gắng sức về trí não, hoặc khi phải tập trung sự chú ý, hoặc khi có xung đột mâu thuẫn trong cuộc sống xã hội, cơ quan, gia đình : đau đầu do tâm lý. -Khi đói : cơn Migren. -Khi chấn thương vùng sọ-cổ. 6.Những dấu hiệu kèm theo : -Dị cảm như cảm giác kiến bò, cảm giác đầu rỗng, có nhiều nước trong đầu : đau đầu do bệnh tâm thần. -Biểu hiện rối loạn vận mạch, bài tiết, giác quan : hay gặp trong bệnh của động mạch. -Biểu hiện rối loạn tiêu hoá : hay gặp trong bệnh Migren, U hố sọ sau, cơn tăng nhãn áp cấp. -Đau đầu liên tục không có cơn, kèm theo vã mồ hôi, xung huyết da và niêm mạc mắt mũi một bên, chụp động mạch thái dương thấy hẹp và tắc, viêm động mạch thái dương : bệnh Horton. -Đau đầu vùng trán, thái dương, đau theo nhịp mạch, cơn đau có thể lan sang bên đối diện, cơn đau thường kéo dài 10-24 giờ, sau đó giảm đau trở lại bình thường : Cơn Migren đơn thuần.
  10. -Cơn Migren đơn thuần, thêm có rối loạn thị giác, xuất hiện một vài điểm chói sáng, có thể thấy màu sắc chói lọi hoặc bán manh đồng dạng kéo dài từ vài phút đến vài giờ trước khi đau đầu : Cơn Migren loạn thị. -Cơn Migren loạn thị, thêm trước khi lên cơn vài giờ đến vài ngày, có triệu chứng báo trước (tiền triệu) như rối loạn thần kinh, thay đổi tính tình, có thể có cơn trầm cảm : Cơn Migren hỗn hợp. -Sau cơn Migren, bệnh nhân bị liệt dây vận nhãn cầu, liệt tay, liệt nửa người, các dấu hiệu này tồn tại một thời gian sau mất dần : Cơn Migren có dấu hiệu thần kinh định vị. -Dấu hiệu rối loạn thần kinh chức năng, rối loạn tâm thần, trạng thái lo âu, bồn chồn, hội chứng trầm cảm : hay gặp trong đau đầu căn nguy ên tâm lý, tinh thần. -Mệt mỏi, chán làm việc, mất mọi hứng thú trong cuộc sống : có thể là những dấu hiệu ban đầu của hội chứng trầm cảm. -Đầu đau, lưng mát, chi lạnh, khí nghịch, mạch trầm tế : đau đầu do hàn tà xâm phạm kinh thiếu âm. -Nhức đầu ở khu vực chẩm-cổ, không có điểm đau cố định, cường độ đau vừa phải, tính chất đau ê ẩm, nặng đầu khó chịu giống như nhức đầu của bệnh suy nhược thần kinh, kèm theo chóng mặt, mất thăng bằng, cơn suy quỵ (drop attack)
  11. có thể kèm theo mất ý thức : hội chứng thiểu năng tuần hoàn hệ động mạch sống nền. (insuffisance vétébro- Basilaire) -Nhức đầu vùng chẩm, kèm theo : chóng mặt ù tai; ám điểm thị giác; tăng tiết mồ hôi ở mặt do rối loạn vận mạch; dị cảm ở hâu và thanh quản là mắc hội chứng Barré-Liéou có nguyên nhân là hư khớp (arthrose) cột sống cổ hay các mỏ xương trực tiếp kích thích thần kinh giao cảm cổ, còn gọi là hội chứng suy động mạch nền mà Denny-Brown mô tả. -Nhức đầu, kèm theo chảy sữa kéo dài và vô kinh : hội chứng Chiari-Frommel do tổn thương vùng hypothalamus, đưa đến hậu quả rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết, rối loạn vận mạch, rối loạn dinh dưỡng, bệnh đái tháo nhạt, chứng rậm lông, … -Nhức đầu, kèm theo : huyết áp cao thường xuyên cả tối đa lẫn tối thiểu thường 210/125 mmHg; yếu cơ, đôi khi có giả liệt chu kỳ, chủ yếu là liệt 2 chi dưới, liệt xuất hiện nhanh và phục hồi nhanh; đái nhiều, lượng nước tiểu nhiều, tỷ trọng nước tiểu thấp. Đó là mắc hội chứng Conn, còn gọi là hội chứng cường tiết aldosteron tiên phát.
  12. -Đau đầu phía sau, kèm theo : chóng mặt, nôn mửa là mắc hội chứng Wallenberg, còn gọi là hội chứng bên hành não do huyết khối (thrombose) động mạch tiểu não dưới-sau gây ra nhuyễn não ở hố bên hành não. -Nhức đầu, nôn, phù nề đĩa thị : có hội chứng tăng áp lực trong sọ. -Nhức đầu đau rất mạnh, nhức như sọ muốn dãn bung, hôn mê rên rỉ vì nhức đầu kèm theo đau dọc cột sống, nôn, táo bón, mạch tương đối chậm so với nhiệt độ, cứng cơ, cứng gáy, sợ ánh sáng, tăng phản xạ gân xương, rối loạn thần kinh giao cảm (mặt khi đỏ khi tái), rối loạn tâm thần : trong hội chứng màng não khi bị viêm màng não (viêm màng não mủ, viêm màng não lao, viêm màng não do virus), chảy máu dưới màng nhện. -Nhức đầu dữ dội kèm nôn khi thay đổi tư thế : U não thất III chèn ép vào lỗ Monro gây cơn tăng áp lực trong sọ cấp. -Đau đầu dữ dội rất mạnh, lan toả, liên tục, thỉnh thoảng có cơn kịch liệt hơn, có trường hợp sọ như dãn bung, nhức nhối; nhức đầu tăng khi có tiếng động, có ánh sáng chói mắt, hay khi cử động thay đổi t ư thế; vì thế người bệnh phải nằm yên và quay mặt vào bóng tối; đôi khi người bệnh hôn mê mà vẫn rên rỉ nhức đầu; trẻ em thường đang ngủ bỗng nhiên kêu thét (tiếng thét màng não); kèm theo nôn vọt đột ngột, không lợm giọng, không liên quan đến bữa ăn; kèm theo táo bón mà không chướng bụng. Đó là tam chứng màng não : đau đầu, nôn, táo bón : Hội chứng màng não.
  13. 7. Đau lan đến đâu : -Đầu đau kịch liệt, đau lan cả xuống sau cổ và lưng, ghét gió sợ lạnh, khớp chi mỏi, miệng không khát, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoặc phù khẩn : đau đầu do phong hàn. 8.Yếu tố làm bớt đau hay đau nặng thêm : -Ra gió, ngồi quạt đau tăng : đau đầu do ngoại phong. -Bị lạnh đau tăng; xoa dầu chườm nóng đau giảm : đau đầu do hàn hoặc ngoại cảm phong hàn. -Nóng bí đau tăng; thoáng mát, chườm mát đau giảm : đau đầu do nhiệt hoặc ngoại cảm phong nhiệt. -Trời nồm đau tăng; trời hanh hoặc trong phòng có điều hoà không khí đau giảm : đau đầu do thấp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2