intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 9)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

119
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vi khuẩn trong nước tiểu: Để tìm vi khuẩn trong nước tiểu cần phải cấy nước tiểu tươi (nước tiểu ngay sau khi đi tiểu). Có nhiều cách lấy nước tiểu để nuôi cấy vi khuẩn: - Chọc kim qua da phía trên xương mu khi bàng quang đầy nước tiểu để lấy nước tiểu. Phương pháp này đảm bảo vô khuẩn, nhưng là phương pháp xâm nhập dễ gây nhiễm khuẩn khoang tế bào trước bàng quang, nên hầu như không được áp dụng trong lâm sàng. - Đặt ống thông bàng quang qua niệu đạo để lấy nước...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 9)

  1. Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 9) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) + Vi khuẩn trong nước tiểu: Để tìm vi khuẩn trong nước tiểu cần phải cấy nước tiểu tươi (nước tiểu ngay sau khi đi tiểu). Có nhiều cách lấy nước tiểu để nuôi cấy vi khuẩn: - Chọc kim qua da phía trên xương mu khi bàng quang đầy nước tiểu để lấy nước tiểu. Phương pháp này đảm bảo vô khuẩn, nhưng là phương pháp xâm nhập dễ gây nhiễm khuẩn khoang tế bào trước bàng quang, nên hầu như không được áp dụng trong lâm sàng. - Đặt ống thông bàng quang qua niệu đạo để lấy nước tiểu. Phương pháp này không đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối vì có thể đẩy vi khuẩn từ niệu đạo vào
  2. bàng quang. Ngoài ra, đặt ống thông dễ gây nhiễm khuẩn ngược dòng nên cũng ít được sử dụng trong lâm sàng. - Cấy nước tiểu giữa dòng: đây là phương pháp thường được ứng dụng trong lâm sàng. Cách tiến hành như sau: Tối hôm trước, bệnh nhân phải vệ sinh sạch vùng sinh dục-tiết niệu bằng xà phòng và nước sạch. Sáng hôm sau, trước khi lấy nước tiểu lại phải vệ sinh một lần nữa, sau đó sát khuẩn lỗ niệu đạo bằng thuốc đỏ. Cho bệnh nhân đi tiểu, loại bỏ phần đầu của bãi nước tiểu, dùng ống nghiệm vô khuẩn hứng lấy phần nước tiểu giữa bãi, đậy ống nghiệm bằng nút bông vô khuẩn; gửi lên phòng xét nghiệm để nuôi cấy. Nhận định kết quả như sau: . Không mọc vi khuẩn: không có nhiễm khuẩn nước tiểu. . Nếu số lượng vi khuẩn 100 000 vi khuẩn/1 ml nước tiểu: có nhiễm khuẩn nước tiểu.
  3. 2.2.4. Trụ hình và tinh thể trong nước tiểu: - Trụ hình trong nước tiểu: Trụ hình là các cấu trúc hình trụ thấy trong nước tiểu. Bản chất của trụ là mucoprotein, là một loại protein do tế bào ống thân bị tổn thương tiết ra (gọi là protein Tam-Horsfall) và protein từ huyết tương được cầu thân để lọt ra nước tiểu. Trong điều kiện được cô đặc và pH nước tiểu axít, chúng bị đông đặc và đúc khuôn trong ống lượn xa rồi bong ra trôi theo nước tiểu. Trụ niệu là biểu hiện tổn thương thực thể ở thân, hoặc ở cầu thân hoặc ở ống thân. Có hai loại trụ: trụ không có tế bào và trụ có tế bào. Trụ có tế bào là các trụ có chứa xác các tế bào (tế bào biểu mô ống thân, tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu...). Thể loại trụ có giá trị gợi ý cho chẩn đoán bệnh, còn số lượng trụ không có giá trị nói lên mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Người ta phân ra các loại trụ sau: . Trụ trong hay trụ hyalin: không có tế bào. . Trụ mỡ: chứa các giọt mỡ; hay gặp trong hội chứng thân hư.
  4. . Trụ hạt: chứa xác các tế bào biểu mô ống thân; hay gặp trong viêm cầu thân mạn. Trụ hạt màu nâu bẩn gặp trong suy thân cấp. . Trụ hồng cầu: chứa các hồng cầu từ cầu thân xuống; hay gặp trong viêm cầu thân cấp. . Trụ bạch cầu: chứa xác các tế bào bạch cầu; hay gặp trong viêm thân-bể thân cấp hoặc mạn. Kích thước của trụ cũng có ý nghĩa trong chẩn đoán: nếu >2/3 số lượng trụ có kích thước to (đường kính của trụ > 2 lần đường kính của một bạch cầu đa nhân) thì rất có giá trị để chẩn đoán suy thân mạn. - Các tinh thể trong nước tiểu: tuỳ thuộc thành phần các chất hoà tan trong nước tiểu và pH nước tiểu có thể gặp: . Tinh thể phosphat canxi. . Tinh thể oxalat canxi. . Tinh thể urat. Nếu một loại tinh thể có mặt với số lượng nhiều trong nước tiểu kết hợp với những điều kiện nhất định (như pH nước tiểu kiềm hoặc axít; nhiễm khuẩn
  5. đường niệu...) chúng có thể dễ tạo sỏi. Chẳng hạn, sỏi urat dễ hình thành trong điều kiện pH nước tiểu toan; sỏi phosphat dễ hình thành trong điều kiện pH nước tiểu kiềm; sỏi truvit dễ hình thành trong điều kiện nhiễm khuẩn đường niệu. Ngoài ra, việc hình thành sỏi còn phụ thuộc vào tỉ lệ giữa các thành phần có trong nước tiểu. 2.3. Các phương pháp thăm dò chức năng thân: Thân có nhiều chức năng, do đó có rất nhiều nghiệm pháp thăm dò chức năng thân. Trong bài này, chúng tôi chỉ trình bày một số nghiệm pháp thông thường được sử dụng trong lâm sàng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2