intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 11)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

102
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thăm dò chức năng ống thân: Có nhiều nghiệm pháp để thăm dò chức năng ống thân: có nghiệm pháp thăm dò chức năng từng đoạn ống thân, có nghiệm pháp thăm dò chức năng toàn bộ ống thân. Chúng tôi chỉ trình bày một số nghiệm pháp thăm dò chức năng toàn bộ ống thân thường được sử dụng trong lâm sàng. Sau đây là một số phương pháp thăm dò khả năng cô đặc nước tiểu của ống thân. + Phương pháp đo độ thẩm thấu nước tiểu mẫu sáng sớm: Đây là phương pháp rất đơn giản,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 11)

  1. Triệu chứng học bệnh của hệ thống thân-tiết niệu (Kỳ 11) TS. Hà Hoàng Kiệm (Bệnh học nội khoa HVQY) 2.3.2. Thăm dò chức năng ống thân: Có nhiều nghiệm pháp để thăm dò chức năng ống thân: có nghiệm pháp thăm dò chức năng từng đoạn ống thân, có nghiệm pháp thăm dò chức năng toàn bộ ống thân. Chúng tôi chỉ trình bày một số nghiệm pháp thăm dò chức năng toàn bộ ống thân thường được sử dụng trong lâm sàng. Sau đây là một số phương pháp thăm dò khả năng cô đặc nước tiểu của ống thân. + Phương pháp đo độ thẩm thấu nước tiểu mẫu sáng sớm: Đây là phương pháp rất đơn giản, dễ áp dụng, có giá trị trong lâm sàng để đánh giá khả năng cô
  2. đặc nước tiểu của thân. Cách tiến hành như sau: Bệnh nhân ăn, uống và sinh hoạt bình thường. Tối hôm trước, bệnh nhân không được dùng các chất có tác dụng lợi tiểu, trước khi đi ngủ bệnh nhân phải đi tiểu hết bãi, trong đêm không được uống thêm nước, không được truyền dịch. Nếu đi tiểu trong đêm thì không lấy mẫu nước tiểu này. Nước tiểu của lần đi tiểu đầu tiên buổi sáng sớm lúc ngủ dậy (từ 4giờ đến 7giờ sáng) được gọi là mẫu nước tiểu sáng sớm. Mẫu nước tiểu này được đựng trong bô sạch, lấy 1ml để đo độ thẩm thấu. Kết quả độ thẩm thấu nước tiểu mẫu sáng sớm: - Giá trị bình thường: 800 ± 30mOsm/kg H2O. - Nếu ≥ 600mOsm/kg H2O: khả năng cô đặc nước tiểu của thân là bình thường; không cần phải làm thêm bất kỳ một nghiệm pháp thăm dò khả năng cô đặc nào khác. - Nếu
  3. - Hệ số thanh thải thẩm thấu: Uosm x V Cosm = ------------------ Posm Trong đó: Cosm: hệ số thanh thải thẩm thấu (ml/ph). Uosm: độ thẩm thấu nước tiểu (mOsm/kg H2O). V: thể tích nước tiểu/phút (ml/ph). Posm: độ thẩm thấu huyết thanh (mOsm/kg H2O). - Hệ số thanh thải nước tự do: Hệ số thanh thải nước tự do là số mililít nước cần phải thêm vào (mang giá trị âm) hay bớt đi (mang giá trị dương) khỏi nước tiểu để nước tiểu đẳng trương so với máu.
  4. CH2O = V - Cosm Trong đó: CH2O : hệ số thanh thải nước tự do (ml/ph). V : thể tích nước tiểu/phút (ml/ph). Cosm : hệ số thanh thải thẩm thấu (ml/ph). Nhận định kết quả: Nếu : CH2O = 0: nước tiểu đẳng trương so với máu. CH2O < 0: nước tiểu ưu trương so với máu. CH2O > 0: nước tiểu nhược trương so với máu. - Tỉ số thẩm thấu nước tiểu/thẩm thấu máu (Uosm/Posm): Uosm/Posm = 1: nước tiểu đẳng trương so với máu. Uosm/Posm > 1: nước tiểu ưu trương so với máu. Uosm/Posm < 1: nước tiểu nhược trương so với máu. + Nghiệm pháp Zimniski: Khi làm nghiệm pháp, bệnh nhân vẫn sinh hoạt và ăn, uống bình thường. Đúng 6 giờ sáng (hoặc vào một giờ nào khác) cho bệnh nhân đi tiểu và loại bỏ mẫu nước tiểu này; sau đó cứ đúng mỗi
  5. 3giờ lại lấy nước tiểu và gom nước tiểu vào một mẫu cho đến đúng 6 giờ sáng hôm sau. Tổng số 8 mẫu, mỗi mẫu nước tiểu được đo số lượng và tỉ trọng. Nhận định kết quả như sau: - Khả năng cô đặc nước tiểu của thân là bình thường khi: . Số lượng và tỉ trọng nước tiểu của các mẫu chênh lệch nhau nhiều. . ít nhất có 1 mẫu nước tiểu có tỉ trọng ≥1,025. - Khả năng cô đặc nước tiểu của thân giảm khi: . Số lượng nước tiểu của các mẫu nước tiểu gần bằng nhau, thể tích nước tiểu ban đêm nhiều hơn ban ngày. . Tỉ trọng các mẫu nước tiểu chênh lệch nhau ít, không có mẫu nào có tỉ trọng ≥1,025.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0