intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Triệu chứng suy thận

Chia sẻ: Inconsolable_1 Inconsolable_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

263
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rất nhiều người có thể chỉ ở giai đoạn đầu của bệnh thận nhưng không nhận biết được đâu là những dấu hiệu cho thấy bệnh đang xấu đi. Thực ra có một số triệu chứng, có thể là dấu hiệu để cho bạn nhận biết mình bị suy thận mãn. Dưới đây là những dấu hiệu thường liên quan đến bệnh thận. Những dấu hiệu này được đưa vào thành từng nhóm theo các nguyên nhân phổ biến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Triệu chứng suy thận

  1. Triệu chứng suy thận
  2. Rất nhiều người có thể chỉ ở giai đoạn đầu của bệnh thận nhưng không nhận biết được đâu là những dấu hiệu cho thấy bệnh đang xấu đi. Thực ra có một số triệu chứng, có thể là dấu hiệu để cho bạn nhận biết mình bị suy thận mãn. Dưới đây là những dấu hiệu thường liên quan đến bệnh thận. Những dấu hiệu này được đưa vào thành từng nhóm theo các nguyên nhân phổ biến. Dấu hiệu của suy thận có thể do sự tích tụ các chất độc hại trong cơ thể:  Có vị tanh trong miệng hoặc hơi thở hôi  Choáng váng, buồn nôn và nôn  Mất cảm giác ngon miệng  Ác cảm với protien (không muốn ăn thịt)  Khó tập trung  Bị ngứa ngoài da Dấu hiệu của suy thận do tích tụ nước trong cơ thể:  Giữ nước, phù ở mặt, chân hoặc tay  Khó thở, hụt hơi (do có nước ở trong phổi) Dấu hiệu của suy thận có thể do thận bị tổn thương:
  3.  Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường  Nước tiểu có bọt hoặc bong bóng (có thể thấy khi có protien trong nước tiểu)  Máu trong nước tiểu (nhìn thấy qua kính hiển vi) Dấu hiệu của suy thận có thể do thiếu máu (thiếu hồng cầu):  Mệt mỏi  Yếu sức  Luôn thấy lạnh  Khó thở  Lú lẫn  Thích nhai đá lạnh, hồ cứng (còn gọi là chứng thích ăn dở) Nếu bạn có bất kể triệu chứng nào kể trên, bạn cần đến gặp bác sỹ để bác sỹ sẽ kiểm tra cẩn thận hơn và xét nghiệm chức năng thận cho bạn. Một số xét nghiệm bác sỹ có thể yêu cầu làm:  Xét nghiệm nước tiểu, sẽ lấy mẫu nước tiểu của bạn để kiểm tra protein, máu và bạch cầu xem có trong nước tiểu không (bình thường thì không có những chất này)  Xét nghiệm máu xem creatinine và BUN, là những chất thải mà thận khoẻ mạnh sẽ loại bỏ khỏi máu, nếu có mặt trong mẫu máu của bạn nghĩa là thận đã không loại bỏ được Thông thường, bệnh thận thường không có nhiều dấu hiệu, nhưng nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nào trong số dấu hiệu đã kể trên, bạn phải đến gặp bác sỹ để xem xét cẩn thận hơn. Hãy ghi lại các dấu hiệu mà bạn đã có, theo dõi và
  4. đưa cho bác sỹ. Hãy tìm hiểu nhiều thông tin hơn để loại trừ bệnh và nếu có bị bệnh, khi được phát hiện sớm, bạn có thể thực hiện các cách làm chậm tiến trình phát triển bệnh. Làm gì để làm chậm tiến trình phát triển bệnh? Có rất nhiều cách để làm chậm tiến trình phát triển bệnh hay ngăn chặn không để xảy ra suy thận mãn, đặc biệt là khi bệnh mới bị ở giai đoạn đầu. Những cách đó bao gồm: Kiểm soát huyết áp  Giữ huyết áp của bạn ở mức 125/75 hoặc thấp hơn nếu bạn bị tiểu đường hoặc/và có protien trong nước tiểu.  Giữ huyết áp ở mức 130/85 hoặc thấp hơn nếu bạn có dấu hiệu bị bệnh thận nhưng không bị tiểu đường. Có hai loại thuốc huyết áp làm giảm hoạt động của Angiotensin (là proâtein trong máu, enzyme này làm tăng sản sinh andosterone từ vỏ thượng thận), là một chất có thể làm tăng quá trình phát triển bệnh thận. Nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc chữa huyết áp ACE và ARBs có thể giúp làm chậm tiến tình phát triển bệnh thận ở bệnh nhân tiểu đường, kể cả khi họ không bị huyết áp cao. Tên phổ biến của loại thuốc này là captopril, enalapril, và lisinopril. Một số loại ARBs phổ biến là losartan, candesartan, và valsartan. Kiểm soát đường huyết
  5. Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm soát đường huyết chặt chẽ là cách làm chậm tiến trình phát triển bệnh thận.  Giữ mức huyết cầu tố (hemoglobin A1c), là mức để đo đường huyết trong khoảng thấp hơn 6.5%.  Để đạt mức Glucoza huyết kiểm soát, bạn sẽ cần kiểm soát mức đường huyết trước để tránh bị giảm glucoza huyết. Bạn có thể phải tiêm insulin thường xuyên hay dùng thuốc. Hãy hỏi bác sỹ cụ thể và theo sát phác đồ điều trị. Phục hồi những tổn thương Ở một vài trường hợp, bệnh thận có thể được chữa khỏi. Nếu bạn có một bất thường làm cản dòng chảy của nước tiểu, phẫu thuật có thể chữa khỏi hoàn toàn. Nếu bạn bị viêm nhiễm đường tiết niệu, dùng kháng sinh sẽ khỏi. Nếu tổn thương do ảnh hưởng bởi các loại thuốc do bác sỹ kê đơn hay do bạn tự mua thuốc uống, bác sỹ có thể cho bạn những loại thuốc khác ít ảnh hưởng đến thận. Nếu bạn bị bệnh thận và cần phải uống kháng sinh, bạn có thể nói với bác sỹ và bác sỹ sẽ cho đơn thuốc không ảnh hưởng đến thận của bạn. Một vài bệnh, như viêm thận, viêm tiểu cầu, lupus có thể làm tổn thương thận khi hệ miễn dịch của bạn phản ứng quá mạnh và viêm nhiễm xuất hiện. Ở một vài trường hợp, có thể làm chậm tiến trình phát triển bệnh bằng cách kiểm soát hệ miễn dịch với steroid hoặc/và một số loại thuốc khác.
  6. Hút thuốc làm yếu tố nguy cơ cao và càng đẩy nhanh tiến tình phát triển bệnh, vì vậy cần bỏ thuốc lá ngay nếu bạn đang hút thuốc. Tránh dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều protein và phốt-pho. Ăn kiêng và các loại thuốc Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ăn kiêng và một số loại thuốc có thể làm chậm tiến trình phát triển bệnh, ví dụ như:  Dầu cá trong điều trị bệnh thận IgA  Thuốc Pirfenidone trong trị bệnh xơ cứng tiểu cầu (FSGS)  Dùng nhiều thực phẩm chứa các chất chống ô-xy hoá hay Vitamin bổ sung Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh cũng giúp bạn giảm nguy cơ bệnh, như là giảm béo, tập thể dục đều đặn, giữ đời sống cân bằng, ăn nhạt, không uống các đồ uống có cồn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2