intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trường THPT PHAN ĐĂNG LƯU Tổ HÓA KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (09-10) MÔN HÓA

Chia sẻ: La Vie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'trường thpt phan đăng lưu tổ hóa kiểm tra giữa học kỳ i (09-10) môn hóa', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trường THPT PHAN ĐĂNG LƯU Tổ HÓA KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (09-10) MÔN HÓA

  1. KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (09-10) Trường THPT PHAN ĐĂNG LƯU MÔN HÓA KHỐI 11 Tổ HÓA Thời gian làm bài : 45 phút A- PHẦN CHUNG : Các lớp 11A, 11B, 11CB và 11D cùng làm các câu 1, 2, 3, 4 sau đây Câu 1: ( 1,5 điểm) Những ion sau đây có tồn tại đồng thời trong cùng một dung dịch hay không ? Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa : Cu2+, K+ , SO42– , OH–, S2–. Câu 2: ( 2 điểm) Nhận biết các dung dịch sau đây khi chỉ dùng quỳ tím làm thuốc thử : KNO3, NH4Cl, (NH4)2CO3 , NaOH .Viết phương trình hóa học minh họa . Câu 3: ( 2 điểm) Để điều chế được 6,72 lít khí ammoniac, cần phải lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 ở điều kiện tiêu chuẩn. Biết hiệu suất phản ứng là 20%. Câu 4: ( 3 điểm) Khi hòa tan 30,00g hỗn hợp đồng và dồng II oxit trong 2,00 lít dung dịch HNO3 1,00M ( loãng) thấy thoát ra 4,48 lít khí không màu hóa nâu trong không khí (đktc). Xác định: 1. Hàm lượng % CuO trong hỗn hợp. 2. Nồng độ mol/lít của đồng II nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng. Biết rằng thể tích dung dịch không thay đổi. Cho: Cu = 64 ; O = 16 B- PHẦN RIÊNG: CÁC LỚP 11A, 11B, 11CB làm câu 5 sau đây : Câu 5: (1,5 điểm) Khí A có mùi khai phản ứng với clo theo các cách khác nhau sau đây, tùy theo điều kiện phản ứng : a- Trong trường hợp dư khí A thì xảy ra phản ứng sinh ra chất rắn C và khí D: 8(A) + 3Cl2 → 6 (C) + (D) b- Trong trường hợp dư khí clo thì sinh ra khí D và khí E : 2(A) + 3Cl2 → (D) + 6 (E) Chất rắn C màu trắng, khi đốt cháy bị phân hủy thuận nghịch, biến thành chất A và chất E. Khối lượng riêng của D là 1,25g/lít (đktc) . Xác định các chất A, C, D, E. Viết phương trình hóa học. Cho: N = 14 LỚP 11D làm câu 6 sau đây : Câu 6: ( 1,5 điểm) Trong phản ứng nhiệt phân của các muối NH4NO2 và NH4NO3 , số oxi hóa của N biến đổi như thế nào ? Nguyên tử N trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử, nguyên tử N trong ion nào của muối đóng vai trò là chất oxi hóa ? CHÚ Ý : Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học HẾT
  2. TỔ HÓA HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM Khối 11 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I (09-10) Thứ tự Nội dung Điểm * Không cùng tồn tại trong dung dịch 0,5 điểm Câu 1: * Giải thích : vì các ion Cu2+ và OH– với S2– tương tác với nhau tạo chất (1,5điểm) Cu2+ + 2OH– → Cu(OH)2 ↓ không tan 0,5 điểm Cu2+ + S2– → CuS ↓ 0,5 điểm * Dùng quỳ tím: - dung dịch hóa xanh : NaOH 0,25 điểm Câu 2: NaOH → Na+ + OH– ( 2 điểm) - dung dịch hóa đỏ : NH4Cl 0,25 điểm NH4+ + H2O → NH3 + H3O+ 0,25 điểm - dung dịch không đổi màu : KNO3 và (NH4)2CO3 0,25 điểm * Dùng dung dịch NaOH vừa nhận được, đun nhẹ : - Có khí mùi khai bay ra là dung dịch (NH4)2CO3 0,25 điểm NH4+ + OH– → NH3 ↑ + H2O 0,5 điểm ( học sinh có thể viết dạng phương trình phân tử) - Không có phản ứng là dung dịch KNO3 0,25 điểm Phương trình hóa học : N2 + 3H2 2NH3 0,5 điểm Câu 3: 6,72 x100 (2 điểm) 0,5 điểm Thể tích NH3 lý thuyết : 33,6lít 20 Thể tích N2 : 33,6 : 2 = 16,8 lít 0,5 điểm Thể tích H2 : 16,8 x 3 = 50,4 lít 0,5 điểm Số mol HNO3 = 2 mol 0,25 điểm Câu 4: (3 điểm) Số mol NO = 4,48 : 22,4 = 0,2 mol 0,25 điểm Phương trình hóa học : 3Cu + 8HNO3 → 3 Cu(NO3)2 + 2NO + H2O 0,5 điểm Mol: 0,3 0,8 0,3 0,2 1) Hàm lượng % CuO : Khối lượng CuO = 30 – 64 ( 0,3) = 10,8g 0,25 điểm 0,25điểm %CuO = 10,8 x100 36 30 2) Nồng độ mol của muối và axit: Số mol CuO = 10,8 : 80 = 0,135 mol 0,25 điểm Phương trình hóa học : CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O 0,25 điểm Mol: 0,135 0,27 0,135 Số mol Cu(NO3)2 = 0,3 + 0,135 = 0,435mol 0,25 điểm [ Cu(NO3)2] = 0,435 : 2 = 0,2175M 0,25 điểm Số mol HNO3 dư: = 2 – ( 0,8 + 0,27) = 0,93 mol 0,25 điểm [ HNO3] = 0,93 : 2 = 0,465 M 0,25 điểm Theo đầu bài: MD = 1,25 . 22,4 = 28 ( g/mol) .Vậy D là khí nitơ N2 0,25 điểm Câu 5: (1,5điểm) A là khí có mùi khai , Vậy A là khí NH3 0,25 điểm Lớp 11A, C là chất rắn màu trắng khi bị phân hủy tạo thành NH3 ( chất A) và chất 11B, E, vậy C là NH4Cl và E là HCl 0,25 điểm 11CB
  3. Phương trình hóa học : 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2 0,25 điểm (A) (C) (D) 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl 0,25 điểm (A) (D) (E) NH4Cl NH3 + HCl 0,25 điểm Câu 6: (1,5điểm) Phản ứng nhiệt phân : – 3 + 3 0 t0 Lớp 11D NH4NO2 → N2 + 2H2O 0,25 điểm +5 –3 +1 0 t NH4NO3 → N2O + 2H2O 0,25 điểm N có số oxi hóa –3 trong ion NH4+ đóng vai trò chất khử . 0,25 điểm N có số oxi hóa +3 trong ion NO2– đóng vai trò chất oxi hóa 0,25 điểm N có số oxi hóa +5 trong ion NO3– đóng vai trò chất oxi hóa. 0,25 điểm Xác định đúng số oxi hóa của nguyên tử nitơ trong các chất 0,25 điểm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2