intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Từ các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Hội An (Quảng Nam) nghĩ về vai trò nhập thế Phật giáo trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết khẳng định vai trò nhập thế của đạo Phật, đồng thời đề xuất một số giải pháp cho để Phật giáo tiếp tục có những đóng góp vì sự phát triển chung của thành phố trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Từ các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Hội An (Quảng Nam) nghĩ về vai trò nhập thế Phật giáo trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế

  1. TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO HỘI AN (QUẢNG NAM) NGHĨ VỀ VAI TRÒ NHẬP THẾ PHẬT GIÁO TRONG THỜI KỲ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ThS. NCS. ĐÀO VĨNH HỢP1* ThS. NCS. VÕ THỊ ÁNH TUYẾT2** Tóm tắt: Vùng đất Hội An (Quảng Nam) trong các thế kỷ XVI – XVIII được biết đến với vai trò là đô thị quan trọng của cả Đàng Trong và đồng thời cũng là thương cảng quốc tế nổi tiếng. Từ khi được công nhận là Di sản văn hóa thế giới (1999) đến nay, Hội An dần nổi lên với vai trò là thành phố du lịch đặc sắc. Phật giáo Hội An được hình thành khá sớm và ngày càng chiếm giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, dân cư. Trước sự phát triển chung của thành phố, đặc biệt là bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, Phật giáo luôn khẳng định vị trí và vai trò nhập thế của mình, nhất là trong việc đồng hành cùng các hoạt động an sinh xã hội vì cuộc sống cộng đồng. Thông qua nghiên cứu về các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Hội An, bài viết khẳng định vai trò nhập thế của đạo Phật, đồng thời đề xuất một số giải pháp cho để Phật giáo tiếp tục có những đóng góp vì sự phát triển chung của thành phố trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế. Từ khóa: Hội An, hội nhập, nhập thế, Phật giáo, từ thiện xã hội. Đặt vấn đề 3 Theo Từ điển Tiếng Việt, “từ thiện” nghĩa là: “Có lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó để làm phúc”1. Một cách khái quát nhất, an sinh xã hội bao gồm các hoạt động: xóa đói, giảm nghèo, giảm nghèo bền vững, nghèo đa chiều; giải quyết việc làm; trợ cấp, trợ giúp, cứu trợ xã hội; đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường sinh thái;... Như vậy, từ thiện chính là một phần * Giảng viên Trường Đại học Sài Gòn. ** Giảng viên Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. 1 Viện Ngôn ngữ (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng - Trung tâm Từ điển học, tr.1073.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 799 trong công tác đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo đã tạo nên sự tương đồng, gắn kết giữa Phật giáo với công tác xã hội nói chung. Phật giáo và công tác từ thiện tạo nên xu hướng phát triển không chỉ của các hoạt động Phật giáo mà còn là triển vọng cho công tác xã hội ở Việt Nam. Nhập thế của Phật giáo là hành động hiện thực hóa những giáo lý của đạo Phật, đem đạo vào đời, nhằm mang lại những điều tốt đẹp nhất cho con người, trong xã hội thực tại. Điều này chứng tỏ tư tưởng và đạo đức Phật giáo đã hòa vào đời sống xã hội. Những kết quả đạt được cơ bản trong hoạt động phật sự của Phật giáo Hội An gắn với công tác từ thiện đã chứng tỏ được tinh thần “Từ bi, bác ái”, cứu độ chúng sinh, giúp đỡ người nghèo, người già neo đơn, trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn... Từ đó, góp phần quan trọng cùng chính quyền và nhân dân Hội An đảm bảo công tác an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trong thời gian qua, thể hiện nghĩa cử cao đẹp cũng như tinh thần triết lý nhập thế hợp lý và hiệu quả của Đạo Phật. Phương pháp nghiên cứu Nhóm tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, kết hợp với liên ngành: xã hội học, nhân học, văn hóa học,du lịch... trong giải quyết các vấn đề đặt ra. Trên cơ sở khảo sát về hệ thống di sản văn hóa hiện tồn trên địa bàn TP.Hội An và hoạt động từ thiện tại địa phương, nhóm tác giả đã khái quát những nét chính về thực trạng hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo trong năm 2019. Áp dụng lý thuyết về công tác xã hội và thực tiễn, bài viết xác định vai trò nhập thế của Phật giáo đối với sự phát triển chung của thành phố và đề xuất một số giải pháp. 1. Khái quát về Di sản văn hóa thế giới Hội An và Phật giáo thành phố 1.1. Về Hội An (Quảng Nam) Hội An (Quảng Nam) cách thành phố Đà Nẵng 30km về phía đông nam và cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam) khoảng 55 km về phía đông bắc. Phía đông nối với Biển Đông qua cửa Đại, giáp huyện Duy Xuyên về phía tây và tây nam, giáp huyện Điện Bàn về phía bắc và tây bắc, đều thuộc tỉnh Quảng Nam. Theo kết quả điều tra ngày 01/04/2009, Hội An có diện tích 6.068km2, dân số 82.850 người, chia thành 9 phường và 4 xã. Các phường gồm: Cẩm An, Cẩm Châu, Cẩm Nam, Cẩm Phô, Cửa Đại, Minh An, Sơn Phong, Tân An, Thanh Hà. Các xã gồm: Cẩm Hà, Cẩm Kim, Cẩm Thanh, Tân Hiệp (xã đảo nằm trên Cù lao Chàm)1. 1 Cục thống kê Quảng Nam (2013), Niên giám thống kê 2012, Nxb. Thống kê, tr.13.
  3. 800 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Vốn là một vùng đất lịch sử lâu đời nằm ở miền Trung Việt Nam, Hội An được thiên nhiên ban tặng cho những điều kiện tự nhiên thuận lợi và được thừa hưởng một di sản văn hoá vô giá. Nhờ có các yếu tố trong và ngoài nước, sau thế kỷ XV, thương cảng Hội An được hình thành. Đến thế kỷ XVII–XVIII, Hội An trở thành một đô thị – thương cảng phồn thịnh. Thương thuyền các nước đã cập bến đến buôn bán ở Hội An. Qua bao biến động của lịch sử, tác động bởi thời gian nhưng Hội An vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng quần thể kiến trúc đô thị cổ quý báu cùng những giá trị văn hóa tinh thần vô giá. Tại Hội An song song tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau như Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài... nhưng Phật giáo vẫn chiếm đa số nhất. 1.2. Phật giáo ở Hội An Phật giáo Hội An được hình thành và phát triển khá sớm, đồng thời chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi Phật giáo Trung Hoa. Vào thời kỳ đô thị – thương cảng Hội An được hình thành và phát triển thịnh vượng, trong các thế kỷ XVII – XVIII, nơi đây chính điểm gặp gỡ giao lưu giữa các nền văn hóa Đông – Tây, là một trong những cái nôi ra đời chữ Quốc ngữ, Hội An đồng thời cũng là nơi truyền bá Thiên chúa giáo và Phật giáo ở Đàng Trong. Hệ thống di sản văn hóa Phật giáo ở Hội An khá đa dạng, nơi đây tập trung quần thể di tích tôn giáo đặc sắc với những kiến trúc chùa chiền độc đáo. Thành phố hiện có gần 30 cơ sở thờ tự theo hệ phái Bắc Tông và Nam Tông. Trong đó có mười ngôi chùa thuộc thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh: Chúc Thánh, Vạn Đức, Phước Lâm, Long Tuyền, Pháp Bảo, Viên Giác, An Lạc, Minh Giác, Bảo Thắng, thiền tự Bảo Châu, Long Thọ. Ba tổ đình chính của Thiền phái Lâm Tế Chúc Thánh là tổ đình Chúc Thánh, Vạn Đức và Phước Lâm đã được xếp hạng di tích quốc gia và trở thành những trung tâm Phật giáo của Hội An. Những ngôi chùa cổ là nơi lưu giữ di sản kiến trúc, tư liệu hiện vật (kinh sách quý, bia đá, mộc bản,…) có giá trị. Phật giáo đã tác động rất lớn đến đời sống tín ngưỡng, tôn giáo và sinh hoạt văn hóa của các cộng đồng cư dân phố Hội. Nhiều gia đình ở Hội An vẫn thờ Phật và ăn chay dù chủ yếu tín ngưỡng thờ ông bà tổ tiên. Những vị phật được thờ chủ yếu là Phật Bà Quan Âm và Thích Ca Mâu Ni, một số gia đình còn thờ Tam thế phật, gồm Thích Ca Mâu Ni và hai vị Quân Âm Bồ Tát, Thế Chí Bồ Tát. Trong mỗi nhà, khám thờ Phật được đặt nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thường cao hơn ban thờ gia tiên một bậc. Thậm chí có những gia đình dành riêng một gian rộng để thờ Phật và làm nơi tụng niệm1. 1 Bùi Quang Thắng (2005), Văn hóa phi vật thể ở Hội An, Nxb. Thế giới, tr. 39.
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 801 Theo số liệu thống kê năm 2009, trên toàn Quảng Nam có 1.422.319 người, trong đó có 94.810 đồng bào theo đạo (chiếm 66,6% tổng dân số của tỉnh), theo Phật giáo có 55.172 người (chiếm 58,2% đồng bào theo đạo)1 . Số liệu về các tôn giáo ở Quảng Nam năm 2009 Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương, 2010, tr.297. Ở Tp. Hội An hiện nay, đồng bào theo đạo thuộc các tôn giáo chiếm gần 20% dân số với 18.592 tín đồ và 212 chức sắc, nhà tu hành. Trong đó, Phật giáo 15.296 người, Công giáo 1.500 người, Tin Lành: 585 người, Cao đài 846 người…2 Nhờ sự quan tâm phát triển tôn giáo của Đảng và chính quyền nên đến nay Phật giáo thành phố đã có phát triển khá khởi sắc. Nhiều di sản Phật giáo, đặc biệt là các ngôi chùa, tịnh xá được bảo tồn, trùng tu khá khang trang, số lượng phật tử đông hơn trong các tôn giáo khác. Hệ thống chùa, tịnh xá cùng hoạt động sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng đã góp phần làm phong phú thêm loại hình tham quan du lịch của du khách. 2. Thực trạng hoạt động từ thiện của Phật giáo Hội An Công tác từ thiện xã hội luôn được các cấp giáo hội Phật giáo ở Hội An đề cao thực hiện. Những công việc như: xây dựng và trao tặng nhà tình thương; giúp đỡ những trường hợp ốm đau nhưng thiếu tiền chạy chữa; trợ giúp học bổng cho các em học sinh nghèo khó; tặng cơm, cháo, sữa cho các bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện;... luôn được duy trì thường xuyên hàng chục năm nay. Đặc biệt, những đợt thiên tai, bão lũ, các chức sắc, chức việc và tín đồ Phật giáo đã kịp thời đến tận những nơi hang cùng ngõ hẻm, nơi mà đồng bào đang gặp cảnh màn trời chiếu đất 1 Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Nxb. Thống kê, tr.297. 2 Đỗ Huấn (10/7/2019), “Phật giáo Hội An đồng hành xây dựng quê hương”, truy cập ngày 10/01/2020, từ http:// hoianrt.vn (Đài Truyền thanh - Truyền hình thành phố Hội An).
  5. 802 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... trong cũng như ngoài tỉnh để cứu trợ, giúp đỡ với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Năm 2018, Phật giáo Hội An đã thực hiện chương trình này với giá trị trên 1 tỷ đồng. Kết quả này đã góp phần đưa tổng số từ thiện xã hội của tỉnh Quảng Nam năm 2018 đạt 7.997.630.000đ1. Các hoạt động nhân đạo khác như: chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ cho người cao tuổi neo đơn, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo; cứu trợ đồng bào các vùng bị lũ lụt, hạn hán; giúp đỡ người già cô đơn, trẻ em không nơi nương tựa,... Đặc biệt hơn, công tác từ thiện xã hội đã được triển khai thực hiện rộng khắp, không chỉ trong địa bàn TP.Hội An mà còn đem yêu thương đến tận các huyện, thị như: Tiên Phước, Duy Xuyên, Quế Sơn, Bắc Trà My, Thăng Bình, Điện Bàn,… Nguồn kinh phí do các cá nhân, nhóm từ thiện trong và ngoài Tp. Hội An đóng góp. Trong năm 2019, Phật giáo Hội An có những hoạt động từ thiện tiêu biểu như: • Quyên góp xây dựng nhà tình thương cho học sinh nghèo vượt khó Năm 2019, các phật tử, nhóm từ thiện, công ty đã quyên góp số tiền gần 300 triệu đồng để hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Một trong số đó có trường hợp của em Nguyễn Huỳnh Thu Sương, thôn Dưỡng Mông, xã Quế Xuân 1, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam (học sinh lớp 11 trường Nguyễn Thượng Hiền, huyện Duy Xuyên). Đây là một học sinh nghèo vượt khó có thành tích tốt trong học tập với học sinh giỏi 8 năm liền, thuộc đội tuyển học sinh giỏi môn lịch sử của tỉnh và giành được huy chương bạc năm 2018 và 2019. Ngày 14/4/2019 (10/3 Kỷ Hợi), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP.Hội An đã cùng nhóm Thanh niên Phật tử Hội An, các đạo hữu đã đến tận nơi nhà để thăm hỏi, động viên hoàn cảnh gia đình em, và trao tặng tiền ủng hộ (khoảng 170 triệu đồng) các mạnh thường quân để xây dựng lại ngôi nhà cho gia đình em Sương2. Ngày 10/8/2019 (10/7 Kỷ Hợi), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP. Hội An cùng nhóm Thanh niên Phật tử Hội An, nhóm từ thiện TP. Đà Nẵng, công ty kiến trúc xây dựng nhà Phú An và các Phật tử đã đến nhà em Nguyễn Huỳnh Thu Sương (thôn Dưỡng Mông Đông, Quế Xuân 1, Quế Sơn) để bàn giao nhà tình thương. Căn nhà này là một là một sự động viên lớn lao đối với em vào năm học cuối cấp, giúp em phụng dưỡng mẹ, làm tròn chữ hiếu và vươn lên trong học tập3. 1 Cơ sở dữ liệu số Giáo hội Phật giáo Việt Nam (06/01/2019), Báo cáo tổng kết hoạt động phật sự năm 2018 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, truy cập ngày 14/01/2019, từ https://vbgh.vn. 2 Nguyễn Đình Tiến (15/4/2019), Hội An: Trao 100 triệu đồng làm nhà học sinh vượt khó, truy cập ngày 06/01/2020, từ https://giacngo.vn (Giác Ngộ Online. 3 Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Nam – Ban Thông tin Truyền thông (10/8/2019), “Hội An: Phật giáo phố cổ trao tặng nhà tình thương cho học sinh nghèo vượt khó”, truy cập ngày 07/01/2020, từ https://phatgiaoquangnam.com.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 803 • Hỗ trợ cho hoàn cảnh thương tâm, hỗ trợ mai táng và trợ cấp nuôi trẻ mồ côi Ngày 03/7/2019 (01/6 Kỷ Hợi), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP. Hội An và Ban từ thiện xã hội Phật giáo Hội An đã hướng dẫn đoàn từ thiện đến thăm hỏi và hỗ trợ mai táng cho một gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở thôn Tịch Yên, Bình Nam, Thăng Bình. Đó là trường hợp em Nguyễn Ngọc Búp, em năm nay 21 tuổi, cha em mất cách đây 3 năm vì ung thư, sống cùng người mẹ bệnh tật trong căn nhà nhỏ, chị gái đã đi lấy chồng. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng em là trụ cột gia đình, nghỉ học và đi làm thuê nuôi mẹ. Ước mơ của em là đi làm để sửa được ngôi nhà cho hai mẹ con tá túc qua ngày, nhưng một tai nạn giao thông trên đường đi làm đã cướp đi mạng sống của em vào ngày 01/7/2019. Đoàn đã tặng số tiền gần 20 triệu đồng do phật tử TP.Hội An đóng góp1. Ngày 30/7/2019 (28/6 Kỷ Hợi), Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP. Hội An và Ban từ thiện xã hội Phật giáo Hội An đã hướng dẫn đoàn Phật tử đến thăm hỏi, hỗ trợ mai táng và trợ cấp cháu bé vừa mồ côi mẹ ở thôn Lang Châu Bắc, Duy Phước, Duy Xuyên. Đó là trường hợp chị Lê Thị Bích Thủy, 38 tuổi, không chồng, có một con gái 4 tuổi. Do hoàn cảnh túng quẫn, chị đã quyên sinh vào ngày 26/7/2019, để lại mẹ già và đứa con thơ dại. Đoàn đã hỗ trợ gần 30 triệu đồng lo mai táng, nhận hỗ trợ nuôi bé mồ côi mẹ2. • Ủng hộ sửa chữa trường học Ngày 04/3/2019 (28/01 Kỷ Hợi), tại trường THCS Trần Quý Cáp, thôn Ninh Khánh, xã Quế Ninh, huyện Nông Sơn đã diễn ra lễ khởi công sửa chữa trường học do Ban từ thiện xã hội Phật giáo TP. Hội An vận động kinh phí tài trợ. Tại lễ khởi công, chư Tôn đức đã trao tặng 243 triệu đồng để sửa chữa lại trường gồm các hạng mục như: mái, sân, tường rào và một số công trình phụ khác. Kinh phí đợt này do Hội người Việt tại Eindhdven Hà Lan và một số mạnh thường quân ủng hộ chương trình. Trong thời gian tới, Phật giáo TP. Hội An sẽ tiếp tục thực hiện chương trình ủng hộ sửa chữa trường học, trước nhất là trường mẫu giáo tại xã Trà Mai, huyện Bắc Trà My3. • Hoạt động từ thiện hướng đến các hoàn cảnh khó khăn nhân dịp Vu Lan hằng năm 1 Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam – Ban Thông tin Truyền thông (3/7/2019), “Hội An: Phật tử thành phố hỗ trợ cho hoàn cảnh thương tâm”, truy cập ngày 07/01/2020, từ https://phatgiaoquangnam.com. 2 Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Nam – Ban Thông tin Truyền thông (30/7/2019), “Hội An: Phật tử thành phố hỗ trợ mai táng và trợ cấp nuôi trẻ mồ côi”, truy cập ngày 07/01/2020, từ https://phatgiaoquangnam.com. 3 Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam thuộc văn phòng 2 TW Giáo hội (04/3/2019), “Quảng Nam: Phật giáo Hội An ủng hộ sửa chữa trường học tại huyện Nông Sơn”, truy cập ngày 06/01/2020, từ https://phatsuonlinemientrung.com.
  7. 804 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Nhân mùa Vu Lan PL. 2563 (DL. 2019), Phật giáo phố cổ đã có những hoạt động từ thiện như tặng quà tại Trung tâm Bảo trợ Xã hội TP. Hội An và xã Bình Quế, huyện Thăng Bình. Ngày 14/8/2019 (14/7 Kỷ Hợi), cùng đoàn từ thiện đã đến Trung tâm Bảo trợ xã hội TP. Hội An (108, Nguyễn Trường Tộ) trao tặng 150 suất quà, mỗi suất trị giá 200 nghìn (bao gồm sữa, bánh và phong bì tiền mặt 100 nghìn). Đối tượng nhận quà lần này là các trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, người tàn tật,… Ngày 19/8/2019 (19/7 Kỷ Hợi), đoàn từ thiện đã đến xã Bình Quế, huyện Thăng Bình trao tặng 60 suất quà, mỗi suất 300 nghìn đồng gồm nhu yếu phẩm và phong bì tiền mặt 200 nghìn cho những gia đình nghèo, người già neo đơn… Các suất quà này là của Sư cô Thích Nữ Hạnh Đức cùng các phật tử ở hải ngoại tài trợ1. • Chương trình từ thiện “Hơi ấm mùa đông” được thực hiện định kỳ hằng năm Hằng năm, Phật giáo Hội An đã tổ chức chương trình từ thiện “Hơi ấm mùa đông”. Năm 2019 là lần thứ 5 Phật giáo phố cổ thực hiện chương trình này. Ngày 29/9/2019 (01/9 Kỷ Hợi), đoàn từ thiện Phật giáo TP. Hội An cùng các đạo hữu phật tử, thanh niên phật tử đã đến thăm bà con miền núi xã Trà Mai, Nam Trà My và thực hiện các hoạt động từ thiện ý nghĩa. Tại trường Mẫu giáo thôn 3, xã Trà Mai, đoàn đã sửa chữa, trang trí lớp học, tặng quà cho học sinh và trao tặng khu vui chơi trẻ em. Tổng kinh phí 70 triệu đồng do Hội Đồng hương người Việt tại Hà Lan tài trợ. Đoàn đã tặng 200 suất quà đến với các hộ dân đồng bào miền núi khó khăn. Mỗi phần quà gồm các nhu yếu phẩm phục vụ cuộc sống cho bà con nơi đây. Tổng kinh phí 120 triệu đồng do Ban Từ thiện xã hội Phật giáo Hội An, Phân ban Thanh thiếu niên phật tử thành phố cùng các nhà tài trợ đóng góp2. • Chương trình từ thiện tặng quà cho người nghèo nhân dịp tết Nguyên đán Nhân dịp tết Canh Tý năm 2020, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP. Hội An và Ban Từ thiện xã hội Phật giáo Hội An đã vận động thanh niên phật tử, các nhà hảo tâm trong và ngoài thành phố thực hiện chương trình “Xuân yêu thương”, trao tặng hơn 200 suất quà đến với người nghèo, tàn tật, đau ốm, lang thang cơ nhỡ trong địa bàn TP. Hội An và tại các huyện Duy Xuyên, Quế Sơn, thị xã Điện Bàn,… Vào ngày 10/01/2019 (16/12 Kỷ Hợi), đoàn từ thiện do Ban Từ thiện xã hội Phật giáo TP. Hội An cùng các nhà tài trợ đã đến thăm Hội người mù huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam). Tại đây, đoàn đã tặng 170 suất quà, mỗi suất bao gồm các nhu yếu phẩm và tiền mặt cho những người khiếm thị đến từ 15 xã của huyện3. 1 Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam thuộc văn phòng 2 TW Giáo hội (19/8/2019), “Hội An: Phật giáo tặng quà từ thiện mùa Vu Lan PL. 2563 – DL. 2019”, truy cập ngày 06/01/2020, từ https://phatsuonlinemientrung.com. 2 Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Nam – Ban Thông tin Truyền thông (30/9/2019), “Hội An: Phật giáo thành phố tặng quà từ thiện tại miền núi Nam Trà My”, truy cập ngày 04/01/2020, https://phatgiaoquangnam.com. 3 Giáo hội Phật giáo tỉnh Quảng Nam – Ban Thông tin Truyền thông (10/1/2020), “Hội An: Phật giáo phố cổ tặng quà tết cho người nghèo”, truy cập ngày 07/01/2020, từ https://phatgiaoquangnam.com.
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 805 • Các hoạt động từ thiện xã hội khác Các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Hội An luôn thực hiện liên tục từ trước đến nay. Trong các Lễ Phật đản hằng năm (ngày 14/4 âm lịch), phật tử khắp nơi tập trung về các chùa làm lễ cầu kinh, cúng dường chư tăng và tưởng niệm đức Phật, sau đó cùng tụng kinh phật đản, kinh cầu an... Có một số chùa còn làm lễ thuyết pháp, giảng giải kinh phật như chùa Nam Quang, chùa Pháp Bảo, tịnh xã Ngọc Châu, Ngọc Cẩm... Đến khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, chư tăng ni cùng phật tử làm lễ cúng ngọ, tụng kinh cầu an và phát quà từ thiện1. Nhân mùa Phật đản các năm gần đây, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố tổ chức Tuần lễ kỷ niệm Đức Phật Đản sanh với nhiều hoạt động sôi nổi như: lễ rước Phật, lễ Tắm Phật; diễu hành cộ hoa, xe đạp; chung kết hội thi tiếng hát Phật tử, tham gia đêm phố cổ, phóng sanh đăng,… Trong những dịp này, các hoạt động từ thiện cũng được lồng ghép thực hiện. Bên cạnh đó, tại các khóa tu học hằng tháng của các chùa, tịnh xá, Ban Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP. Hội An cũng thường nhắc nhở cho phật tử luôn sống trong giáo lý của đức Phật, hướng thiện để bản thân được tốt hơn. Ngoài ra, Phật giáo Hội An cũng thực hiện các hoạt động an sinh xã hội khác như: tham gia các cuộc vận động thực hiện vì “Hội An xanh – sạch – đẹp”; diễu hành xe đạp phát động toàn dân hưởng ứng phong trào chung tay bảo vệ môi trường, góp phần ứng phó biến đổi khí hậu; tổ chức các khóa tập huấn, tu học cho Tăng ni, Phật tử dưới nhiều hình thức khác nhau; các nghi lễ ma chay, cầu an, hằng thuận,... tại các gia đình phật tử, hay tổ đình; sinh hoạt hằng tuần, sinh hoạt hè, lớp giáo lý định kỳ cho phật tử;... Các chùa đã đăng ký cùng với địa phương thực hiện tự quản những tuyến đường văn minh, gia đình phật tử tham gia công tác quét dọn rác đường phố, trồng cây xanh tăng độ phủ mát… Đại lễ Phật đản năm Kỷ Hợi 2019, Phật giáo Hội An còn diễu hành chào mừng và phát động hưởng ứng cuộc vận động “Vì Hội An xanh – sạch – đẹp và nhân tình thuần hậu”. 3. Hoạt động từ thiện của Phật giáo Hội An và vai trò nhập thế Từ khi Nhà nước ta ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 20162, các cấp ủy, chính quyền, mặt trận đoàn thể ở Hội An ngày càng thực hiện hiệu quả hơn công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, trong đó có Phật giáo. Theo ông Võ Nễ – 1 Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An (2008), Lễ hội Hội An, tr. 94. 2 “Luật số 02/2016/QH14 của Quốc hội: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo”, truy cập ngày 09/10/2018, từ http://vanban. chinhphu.vn (Cổng thông tin điện tử Chính phủ)
  9. 806 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố: “Hội An là vùng đất có thể nói là đa tôn giáo. Các tôn giáo và cộng đồng người Hoa đang hoạt động, tồn tại, sinh sống tại địa bàn Hội An. Trong chương trình công tác hàng năm, chính quyền từ thành phố đến cơ sở luôn đặt các mối quan hệ rất tốt. Các chương trình phối hợp như đẩy mạnh phòng chống tội phạm trong đồng bào công giáo, rồi kết hợp trong chương trình bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu… tất cả các chương trình lớn này đều được các tổ chức tôn giáo, đồng bào có đạo trên địa bàn tổ chức thực hiện hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế xã hội TP Hội An”1. Với phương châm “Đạo Pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại TP. Hội An, các cơ sở thờ tự của Phật giáo, cao tăng, thiền sư,... đã vận động tăng, ni, phật tử, đồng bào,... chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước tại địa phương; gắn bó cùng cộng đồng dân cư, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân; tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, kinh doanh, buôn bán; tham gia xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Vốn được xem là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, với giáo lý cơ bản là thuyết Tứ đế, thuyết Duyên khởi, thuyết Ngũ uẩn và thuyết Vô thường, vô ngã2 trong quá trình phát triển của mình, “Đạo Phật đã khẳng định chân giá trị đích thực đối với sự nghiệp sáng tạo và bảo tồn những giá trị truyền thống như: hiền hòa, lễ độ, kiên nhẫn, vị tha, độc lập tự chủ, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Với tư cách là một tôn giáo, triết thiết, Phật giáo chứa đựng nhiều nội dung mang tính giáo dục sâu sắc”3. Đồng thời, với những giá trị nhân văn, nhân đạo đặc sắc, Phật giáo đã thể hiện được sự nhập thế vào cuộc sống xã hội. Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế như hiện nay, những người đến với đạo Phật càng không chỉ tu học trên sách vở hay “tụng kinh niệm Phật” thuần túy mà còn phải biết nhập thế để giúp đỡ xã hội. Có thể thấy, phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể mà Phật giáo Việt Nam đã nhập thế khá sinh động. Phật giáo đã khéo léo đưa các giáo lý vượt khỏi vòng lý thuyết để trở thành một tôn giáo phi hình thức được gọi là Phật giáo nhân gian4. 1 Lê Hiền (25/12/2019), “Bà con tín đồ đạo hữu Hội An đoàn kết, đồng hành xây dựng thành phố văn hóa”, truy cập ngày 13/01/2020, từ http://hoianrt.vn (Đài Truyền thanh – Truyền hình thành phố Hội An). 2 Hoàng Tâm Xuyên (Chủ biên), (2012), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia, tr.224. 3 Nguyễn Hồi Loan (2018), “Ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo đến thực hành công tác xã hội và vận động nguồn lực trong công tác xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Tâm lý học và sự phát triển bền vững, Nxb. Hồng Đức, tr.211. 4 Thích Không Tú (2019), Những đóng góp của Phật giáo Việt Nam vào tiến trình phát triển bền vững ở Việt Nam, Gia đình hòa hợp và xã hội bền vững (Kỷ yếu Hội thảo VESAK LHQ 2019), Nxb. Tôn giáo, tr.231.
  10. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 807 Trong thời gian qua, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hội An và Ban từ thiện xã hội Phật giáo Hội An đã tập hợp được đông đảo Tăng, Ni, Phật tử và quần chúng vận dụng triết lý nhập thế của Phật giáo một cách mạnh mẽ để giúp đỡ con người, giải quyết nhiều vấn đề khó khăn của xã hội. Với quan điểm hướng thiện, tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh, nhà tu hành, Phật tử đã tích cực tham gia vào các phong trào của địa phương, trong đó có hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ cho những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, yếu thế trong xã hội. Nhờ vậy, chẳng những xoa dịu nỗi khổ của những người còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống mà còn tạo động lực để mỗi bà con sống tốt đời đẹp đạo, chung sức, đồng lòng xây dựng Hội An - thành phố văn hóa. Tóm lại, vượt qua nhiều gian nan thử thách trong công cuộc xây dựng và phát triển quê hương, ngày nay Phật giáo Hội An đã và đang thể hiện tinh thần hòa đồng “Đạo pháp và dân tộc”. Kế thừa truyền thống nhập thế của chư Tổ sư, những hành động vì sự tốt đẹp của cộng đồng từ các hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo Hội An đã ảnh hưởng đến cách sống, lòng hướng thiện, cách cư xử của người Hội An nói chung; thể hiện tinh thần hòa hợp giữa Phật giáo với quần chúng; tạo nên sự tạo nên sự đoàn kết, đùm bọc trong cộng đồng, đặc biệt là giữa đồng bào có đạo với nhau mà mối gắn kết giữa Phật giáo với các tôn giáo khác, đặc biệt là tín đồ công giáo là một ví dụ. Những việc làm từ thiện xã hội của tăng, ni, phật tử có sức lan tỏa rất lớn, cùng chính quyền chung tay góp phần giải quyết những vấn đề an sinh xã hội; thực hiện đúng với Hiến Chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam với phương châm “Đạo Pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội”. Từ đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn TP. Hội An và tỉnh Quảng Nam. Theo đúng tinh thần tôn giáo “tốt đời, đẹp đạo”, nhờ những hoạt động an sinh xã hội, từ thiện mà Phật giáo Hội An ngày càng có nhiều những đóng góp cho sự phát triển chung của một thành phố du lịch. Với những tiềm năng và lợi thế vốn có của mình, nhờ vào sự chung sức của cả cộng đồng mà ngày nay Hội An được coi là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng trong nước và thế giới. Năm 2018, kênh truyền thông lớn nhất thế giới CNN vừa đưa Hội An vào danh sách “16 điểm đến thư giãn tốt nhất thế giới, top 10 điểm đến lãng mạn nhất thế giới”1. Cùng năm trên, 10 điểm đến ở Đông Nam Á được UNESCO công nhận mang giá trị văn hóa và lịch sử có Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và Huế của Việt Nam2. Tạp chí du lịch hàng 1 Cinet (2018), “Hội An – Điểm đến bình yên, lãng mạn nhất thế giới”, truy cập ngày 07/10/2018, từ http://vietnam- tourism.gov.vn (Tổng cục Du lịch Việt Nam). 2 Thiên Di (2018), “10 điểm đến hấp dẫn Đông Nam Á là di sản UNESCO có Huế và Hội An của Việt Nam”, truy cập ngày 09/10/2018, từ http://www.hoianworldheritage.org.vn (Trung tâm Văn hóa – Thể thao thành phố Hội An).
  11. 808 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... đầu Mỹ Travel + Leisure bình chọn Hội An là thành phố quyến rũ nhất thế giới năm 2019 với số điểm cao nhất: 90.39 điểm1. 4. Một số đề xuất Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, tại Hội An – Di sản văn hóa thế giới và là thành phố du lịch nổi tiếng của Việt Nam, quá trình này đã tác động đến mọi mặt kinh tế – văn hóa – xã hội. Bên cạnh những lợi thế như: tạo sự biến động mạnh mẽ về dân cư, đô thị; thúc đẩy mối quan hệ vùng miền, quốc tế, đưa Hội An phát triển,... thì nó cũng tạo ra không ít những khó khăn, thách thức, trong đó có vấn đề an sinh xã hội của người dân. Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay, để Phật giáo tiếp tục đồng hành cùng thành phố, nhất là trong các vấn đề về an sinh xã hội, chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau: Thứ nhất, cần nhận thức được những thực tế tồn đọng trong vấn đề an sinh xã hội của thành phố Để phát triển toàn diện TP. Hội An nói riêng và tỉnh Quảng Nam nói chung, chủ động phát triển và hội nhập quốc tế, bên cạnh những chiến lược vĩ mô cho phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, đặc biệt là về du lịch, chính quyền và toàn thể nhân dân cũng cần nhận thức về những khó khăn, thách thức trong công tác an sinh xã hội cho người dân. Các vấn đề xã hội như: nghèo đói; bệnh tật; thiên tai; dịch bệnh; trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ; người già neo đơn, không nơi nương tựa;... chính là những cản trở nhất định trong phát triển du lịch bền vững của Hội An. Mặc dù, trong thời gian qua, Phật giáo đã cùng với cư dân Hội An có nhiều hoạt động từ thiện nổi cộm, đem lại những lợi ích kịp thời cho cộng đồng. Tuy nhiên, cũng giống như thực trạng của hoạt động từ thiện của Phật giáo Việt Nam nói chung, hoạt động từ thiện của Phật giáo Hội An cũng đối diện với một số khó khăn như: Không có sự quản lý xuyên suốt từ các cấp, chưa có nguồn quỹ cơ bản riêng, chưa chủ động được trong các chương trình từ thiện mà phụ thuộc vào những người đóng góp, nhân lực Ban Từ thiện xã hội của Phật giáo còn thiếu nghiệp vụ chuyên môn,... Do vậy, tựu chung, hoạt động từ thiện vẫn thật sự “chưa đem lại sự thay đổi tận gốc rễ”2. Thứ hai, cần nhận thức đúng về công tác từ thiện xã hội 1 https://baoquocte.vn/ (Thế giới & Việt Nam), truy cập ngày 08/01/2020. 2 Thích Như Niệm (2011), “Ngành từ thiện xã hội Phật giáo cần thay đổi tư duy hoạt động”, từ http:// giacngo.vn (Giác ngộ Online).
  12. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 809 Cần phải thay đổi tư duy trong công tác từ thiện, tạo ra sự chuyên nghiệp nhất định trong công tác từ thiện. Các nhà hoạt động từ thiện phải lập đề án cụ thể cho từng nhóm đối tượng, đồng thời có lộ trình thời gian, cách thức thực hiện rõ ràng. Điều này đòi đỏi người quản lý bên cạnh tâm đức công tâm, minh bạch, nhiệt tình, thời gian,... thì còn cần có kiến thức chuyên môn để lập và thực hiện đề án xã hội, có tầm nhìn xa trông rộng. Bên cạnh những điều kiện về vật chất, lương tâm, nhiệt tình, người làm công tác từ thiện nói chung còn cần nhiều tố chất khác, đặc biệt kiến thức về công tác xã hội. Do vậy, đòi hỏi đội ngũ những người hoạt động từ thiện xã hội phải học, bổ sung kiến thức chuyên môn nhằm thực hiện hiệu quả những nghĩa cử cao đẹp vì cộng đồng. Để hướng tới việc nâng cao vai trò của Phật giáo đối với công tác từ thiện, cần tính đến sự gắn kết giữa Phật giáo với công tác xã hội. Giáo hội Phật giáo Hội An cần quy hoạch nhân sự có kiến thức, chuyên môn về công tác xã hội và công tác từ thiện xã hội. Cần có các chương trình đào tạo, tổ chức các khóa học ngắn hạn, tập huấn nhằm hỗ trợ các kiến thức chuyên môn công tác xã hội cho tăng, ni, phật tử... Hoạt động từ thiện cũng cần đi sâu đi sát vào từng hoàn cảnh cụ thể. Trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu, khả năng của đối tượng để chủ động thực hiện các dự án lâu dài, thiết thực, hướng tới giải quyết vấn đề một cách căn cơ, có hướng đi chắc chắn cho tương lai của những hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Thứ ba, cần chú trọng đến công tác quản lý của các cấp chính quyền, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP. Hội An và sự hợp tác của cộng đồng Phật giáo là một tôn giáo ngày càng có ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng cư dân Hội An. Ngày nay, có nhiều gia đình, cá nhân mặc dù không chính thức theo Phật giáo nhưng vẫn thường xuyên đi chùa, thậm chí nhiều bà con còn ăn chay niệm Phật tại gia và hướng về đạo Phật. Nhờ vậy, nguồn lực xã hội có khả năng tham gia tích cực vào hoạt động từ thiện xã hội ở Hội An là rất lớn. Các cơ sở Phật giáo, tăng, ni, phật tử,... trước nhất đã và đang là một nguồn lực xã hội, đáng tin cậy để tham gia tích cực vào hoạt động từ thiện của thành phố. Cần huy động và phát huy tối ưu nguồn lực xã hội cho công tác từ thiện của địa phương. Đảm báo an sinh xã hội cho người dân trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế, nhất thiết phải có sự tham gia tích cực, gắn kết giữa các nhà quản lý, các nhà chuyên môn, và cả cộng đồng dân cư. Các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách công tác xã hội, giáo hội, tăng, ni, phật tử và đông đảo người dân cần cần làm tốt vai trò phối hợp với nhau trong việc ưu tiên tối đa cho công tác anh sinh xã hội của người dân, nhằm phát triển Hội An
  13. 810 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... trở thành một thành phố di sản hài hoà với cuộc sống con người và bảo tồn cảnh quan sinh thái môi trường ở mức cao nhất. Mọi chính sách đưa ra để thực hiện trong thời gian tới đều phải vì lợi ích của cả cộng đồng, đáp ứng tối ưu các nhu cầu dân sinh của cư dân, gắn với phát huy giá trị di sản văn hóa để phát triển du lịch, nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân, đảm bảo cuộc sống người dân phải được hài hòa trong không gian phố cổ. Song song với hoạt động phát triển du lịch hiện nay, thành phố cũng cần chú trọng đến các yếu tố hạ tầng đô thị, môi trường cảnh quan, nhân lực, các chương trình quảng bá du lịch,... Trong đó, vấn đề an sinh xã hội cần được đặt lên hàng đầu. Để góp phần xây dựng thành phố giàu đẹp, đạo Phật vững mạnh, các tăng ni, phật tử cần nhập thế hơn nữa, cần nâng cao tinh thần nhân ái, cứu khổ cứu nạn của người con Phật đối với cộng đồng. Thứ tư, an sinh xã hội là một nhiệm vụ quan trọng trong phát triển toàn diện thành phố hiện nay, đặc biệt là hoạt động du lịch bền vững Đảm báo an sinh xã hội cho người dân trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế là nhiệm vụ lớn, đồng thời cũng là áp lực mà chính quyền và nhân dân Hội An quan tâm. Giá trị nổi bật vốn có của di sản Hội An chính là di sản “sống”. Hạt nhân cấu thành nên Hội An không chỉ có các kiến trúc đô thị cổ mà còn có cả người dân Hội An hiện tại với các giá trị đặc sắc. Do đó, cần bảo tồn và phát huy cả những vẻ đẹp cổ kính, rêu phong của di sản cũng như đời sống cư dân, nét ứng xử thân thiện, hiếu khách, chuẩn mực văn hóa riêng có của cộng đồng. Để phát triển Hội An thành trung tâm du lịch, khai thác hiệu quả thế mạnh phát triển du lịch đi liền với đảm bảo tốt nhất đời sống xã hội cho người dân,... ở tầm vĩ mô, cũng cần triển khai thêm các công trình nghiên cứu khoa học, tổ chức các cuộc hội thảo để tìm ra giải pháp trong phát triển du lịch bền vững ở Hội An gắn với vấn đề an sinh xã hội trước bối cảnh hội nhập quốc tế. Rõ ràng, kết hợp bảo tồn tốt kiến trúc đô thị cổ với giữ gìn lối sống truyền thống, đảm bảo an sinh xã hội cho cộng đồng là một trong những tâm điểm quan trọng mà TP. Hội An cần đặc biệt quan tâm. Tất cả nhằm mục tiêu xây dựng một hình ảnh, thương hiệu Hội An đặc trưng, một đô thị sinh thái – văn hóa – du lịch. 5. Kết luận Trong quá khứ và cả hiện tại, Hội An (Quảng Nam) chính là điểm hội tụ, giao thoa của nhiều nền văn hóa, tôn giáo. Phật giáo chiếm giữ vai trò quan trọng trong đời sống cư dân. Các hoạt động từ thiện xã hội của phật giáo Hội An (Quảng Nam)
  14. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 811 trong thời gian qua đã thể hiện rõ nét vai trò nhập thế của đạo Phật. Phật giáo đã và đang đồng hành cùng quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của Di sản văn hóa thế giới Hội An. Trước bối cảnh phát triển hội nhập quốc tế, Hội An cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn trong đó có vấn đề an sinh xã hội. Với sự nỗ lực phấn đấu của chính quyền, nhân dân thành phố và sự đồng hành từ Phật giáo, hy vọng trong tương lai gần, Hội An sẽ giải quyết được các vấn đề về an sinh xã hội, đảm bảo tốt đời sống người dân, đóng góp thiết thực xây dựng quê hương đẹp giàu. Từ đó để Hội An chẳng những mãi là điểm đến ấn tượng trong lòng du khách trong và ngoài nước mà Phật giáo còn trở thành tôn giáo tiêu biểu. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. “Luật số 02/2016/QH14 của Quốc hội: Luật Tín ngưỡng, tôn giáo”, truy cập ngày 09/10/2018, từ http://vanban.chinhphu.vn (Cổng thông tin điện tử Chính phủ). 2. Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở Trung ương (2010), Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, Nxb. Thống kê. 3. Bùi Quang Thắng (2005), Văn hóa phi vật thể ở Hội An, Nxb. Thế giới. 4. Cinet (2018), “Hội An – Điểm đến bình yên, lãng mạn nhất thế giới?”, truy cập ngày 07/10/2018, từ http://vietnamtourism.gov.vn (Tổng cục Du lịch Việt Nam). 5. Cơ sở dữ liệu của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (06/01/2019), Báo cáo Tổng kết hoạt động Phật sự năm 2018 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, truy cập ngày 14/01/2019, từ https://vbgh.vn. 6. Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam thuộc văn phòng 2 TW Giáo hội (04/3/2019), “Quảng Nam: Phật giáo Hội An ủng hộ sửa chữa trường học tại huyện Nông Sơn”, truy cập ngày 06/01/2020, từ https://phatsuonlinemientrung.com. 7. Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam thuộc văn phòng 2 TW Giáo hội (19/8/2019), “Hội An: Phật giáo tặng quà từ thiện mùa Vu Lan PL. 2563 – DL. 2019”, truy cập ngày 06/01/2020, từ https://phatsuonlinemientrung.com. 8. Cục thống kê Quảng Nam (2013), Niên giám thống kê 2012, Nxb.Thống kê. 9. Đỗ Huấn (10/7/2019), “Phật giáo Hội An đồng hành xây dựng quê hương”, truy cập ngày 10/01/2020, từ http://hoianrt.vn (Đài Truyền thanh – Truyền hình thành phố Hội An).
  15. 812 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 10. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam – Ban Thông tin Truyền thông (10/1/2020), “Hội An: Phật giáo phố cổ tặng quà tết cho người nghèo”, truy cập ngày 07/01/2020, từ https://phatgiaoquangnam.com. 11. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam – Ban Thông tin Truyền thông (10/8/2019), “Hội An: Phật giáo phố cổ bàn giao nhà tình thương cho học sinh nghèo vượt khó”, truy cập ngày 07/01/2020, từ https://phatgiaoquangnam.com. 12. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam – Ban Thông tin Truyền thông (3/7/2019), “Hội An: Phật tử thành phố hỗ trợ cho hoàn cảnh thương tâm”, truy cập ngày 07/01/2020, từ https://phatgiaoquangnam.com. 13. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam – Ban Thông tin Truyền thông (30/7/2019), “Hội An: Phật tử thành phố hỗ trợ mai táng và trợ cấp nuôi trẻ mồ côi”, truy cập ngày 07/01/2020, từ https://phatgiaoquangnam.com. 14. Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Nam – Ban Thông tin Truyền thông (30/9/2019), “Hội An: Phật giáo thành phố tặng quà từ thiện tại miền núi Nam Trà My”, truy cập ngày 04/01/2020, https://phatgiaoquangnam.com. 15. Hoàng Tâm Xuyên (Chủ biên), (2012), Mười tôn giáo lớn trên thế giới, Nxb. Chính trị quốc gia. 16. https://baoquocte.vn/ (Thế giới & Việt Nam), truy cập ngày 08/01/2020. 17. Lê Hiền (25/12/2019), “Bà con tín đồ đạo hữu Hội An đoàn kết, đồng hành xây dựng TP văn hóa”, truy cập ngày 13/01/2020, từ http://hoianrt.vn (Đài Truyền thanh – Truyền hình Thành phố Hội An). 18. Nguyễn Đình Tiến (15/4/2019), Hội An: Trao 100 triệu đồng làm nhà học sinh vượt khó, truy cập ngày 06/01/2020, từ https://giacngo.vn (Giác Ngộ Online. 19. Nguyễn Hồi Loan (2018), “Ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo đến thực hành công tác xã hội và vận động nguồn lực trong công tác xã hội”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia: Tâm lý học và sự phát triển bền vững, Nxb. Hồng Đức, tr.211-218. 20. Thích Không Tú (2019), Những đóng góp của Phật giáo Việt Nam vào tiến trình phát triển bền vững ở Việt Nam, Gia đình Hòa hợp và xã hội bền vững (Kỷ yếu Hội thảo VESAK LHQ 2019), Nxb. Tôn giáo, tr.217 – 240. 21. Thích Như Niệm (2011), “Ngành từ thiện xã hội Phật giáo cần thay đổi tư duy hoạt động’, từ http:// giacngo.vn (Giác Ngộ Online).
  16. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 813 22. Thiên Di (2018), “10 điểm đến hấp dẫn Đông Nam Á là di sản UNESCO có Huế và Hội An của Việt Nam”, truy cập ngày 09/10/2018, từ http://www. hoianworldheritage.org.vn (Trung tâm Văn hóa – Thể thao Thành phố Hội An). 23. Trung tâm Quản lý bảo tồn di tích Hội An (2008), Lễ hội Hội An. 24. Viện Ngôn ngữ (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung tâm Từ điển học.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2