Giáo hội Phật giáo các tỉnh miền núi phía Bắc tham gia hoạt động từ thiện xã hội
lượt xem 2
download
Trong bài viết dưới đây tác giả sẽ cùng nghiên cứu tìm ra các khó khăn thách thức của vùng quê nghèo phía Bắc, để từ đó các ban ngành đề ra các khuyến nghị giải pháp hợp lí để Giáo hội Phật giáo tăng cường các công tác từ thiện và đạt hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo hội Phật giáo các tỉnh miền núi phía Bắc tham gia hoạt động từ thiện xã hội
- GIÁO HỘI PHẬT GIÁO CÁC TỈNH MIỀN NÚI PHÍA BẮC THAM GIA HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN XÃ HỘI ĐẠI ĐỨC THÍCH THÔNG THỊNH*1 Tóm tắt: Hiện nay vùng núi phía Bắc là một thí điểm tiêu biểu cho công tác an sinh xã hội, khi đang còn nhiều những khó khăn, bất cập cần sự giúp đỡ của Đảng, Nhà nước và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam., nhưng điều đó không tránh đi được có những sai sót trong điều hành tổ chức. Vì vậy, trong bài viết dưới đây tác giả sẽ cùng nghiên cứu tìm ra các khó khăn thách thức của vùng quê nghèo phía Bắc, để từ đó các ban ngành đề ra các khuyến nghị giải pháp hợp lí để Giáo hội Phật giáo tăng cường các công tác từ thiện và đạt hiệu quả. Từ khóa: An sinh xã hội; Ban Trị sự Phật giáo phía Bắc. Đặt vấn đề Miền Bắc nước ta là vùng đất rộng lớn có bề ngang chạy dài, hiểm trở về địa hình chiếm khoảng 30,5% diện tích cả nước, chủ yếu là đồi núi, cao nguyên. Thống kê đến năm 2012 thì vùng này có khoảng 20 triệu người, là ngôi nhà chung sống của 31 dân tộc anh em trên 54 dân tộc của cả nước. Trong đó có khoảng 6 triệu người dân tộc thiểu số sinh sống rải rác khắp các vùng núi và cao nguyên. Ngoài ra miền Bắc nước ta có một dòng chảy văn hóa lâu đời xuất phát từ con sông Hồng. Dòng chảy kéo dài ra biển và chảy qua nhiều khu vực từ đó mà nét văn hóa của con người miền Bắc có sự cổ điển và các nét tương đồng nhau. Miền Bắc không chỉ có một địa hình bất lợi mà hầu hết các dân tộc thiểu số đều quen với phong cách sinh hoạt tập quán vùng sâu vùng xa, dẫn đến nhiều khó khăn trong các công tác đảm bảo chất lượng cuộc sống, cũng như về an sinh xã hội. Đặc biệt trước diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, thì bà con vùng núi luôn chịu phải những hậu quả nặng nề. Vào mùa đông quá lạnh nhiệt độ dưới 0 xuất hiện băng tuyết sương muối hay vào mùa mưa thì hứng chịu những trận mưa lịch sử dài đằng đẵng, làm ảnh hưởng đến hoa Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai. *
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 435 màu, chăn nuôi của bà con, đôi khi sự khắc nghiệt của thời tiết cũng đã đe dọa đến chính những tính mạng của những con người lao động này. Trước những khó khăn cũng như bất lợi của tự nhiên và còn kết hợp với lời đức Phật dạy:”Này các Tỳ kheo, hãy du hành vì hạnh phúc cho quần sanh, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vi an lạc cho chư Thiên và loài người”1. Giáo hội Phật giáo đã có những tín hiệu tích cực nhằm giúp đỡ bà con tháo gỡ khó khăn trong cuộc sống, giúp họ có một đời sống ổn định hơn. Phương pháp nghiên cứu An sinh xã hội là một khái niệm được nêu trong Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền phát biểu rằng: Mọi người, như một thành viên của xã hội, có quyền an sinh xã hội và được quyền thực hiện, thông qua nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế và phù hợp với tổ chức và các nguồn lực của mỗi quốc gia, các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa không thể thiếu cho nhân phẩm của mình và sự phát triển tự do của nhân cách của mình. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là các bên tham gia ký kết thỏa thuận rằng xã hội, trong đó một người sinh sống có thể giúp họ phát triển và tận dụng tối đa tất cả những lợi thế (văn hóa, công việc, phúc lợi xã hội) được cung cấp cho họ trong quốc gia đó.2 Trong các nghiên cứu gần đây, từ khóa an sinh xã hội được chú ý rất nhiều bởi các học giả, các nhà khoa học tìm đến. Không chỉ riêng các học giả nước ta mà rất nhiều các nhà khoa học nước ngoài cũng không ngừng tìm tòi nghiên cứu. Nó mang đến một kho tàng nhân văn có giá trị vô cùng to lớn đến cho cuộc sống người dân, nhờ các hoạt động thực tiễn như: nâng cao cuộc sống, phát triển kinh tế, xóa đói giảm ngòi... Trong những năm qua cùng với đảng và nhà nước, giáo hội Phật giáo miền Bắc nói nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung đã có những quan hệ mật thiết để nâng cao tầm quan trọng của an sinh xã hội. 1. Khái quát về Phật giáo ở các vùng núi phía Bắc Phật giáo đã du nhập vào miền Bắc từ rất lâu, cho đến nay trong giới nghiên cứu vẫn chưa có thông tin nào nói chính xác thời điểm Phật giáo du nhập vào miền Bắc nước ta, đây vẫn đang là dấu hỏi lớn nhất cho sự xuất hiện Phật giáo ở nước ta. Nhưng với nhiều hình thức và các cách khác nhau, Phật giáo đã từng bước được du nhập vào nước ta, cho đến nay đã hơn 2000 năm bằng các con đường khác nhau, trong đó có tuyến đường biên giới các tỉnh phía Bắc và vùng thượng Lào… 1 Kinh Tương Ưng 1, 128, Hội thảo khoa học hoằng pháp tại Huế. 2 https://vi.wikipedia.org/wiki/An_sinh_x%C3%A3_h%E1%BB%99i.
- 436 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Phật giáo đã trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, cùng với đó là những thay đổi thông qua các thời gian hoặc qua các triều đại của dân tộc. Thời kỳ nước ta bị đô hộ đến lúc thành lập nước Đại Việt thì Phật giáo đã xuất hiện tại miền Bắc với các tín ngưỡng riêng thờ thần Mặt Trời, thần mưa, thần rừng… cùng với các phong tục thầy cúng, thầy mo đặc trưng. Gần hơn một chút nữa đến với thời các nhà Lý, Trần, Lê… thì Phật giáo đã có sự thâm nhập sâu vào các vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc. Đặc biệt vào thời nhà Lý, Phật giáo đã phát triển đến cực thịnh, là do các chính sách quan tâm đến từ nhà vua, Phật giáo đã cho thấy tầm quan trọng trong thời kỳ này cũng như trong việc cải tổ đất nước. Người ta đã tìm được rất nhiều ngôi chùa cổ có niên đại từ thời Lý là bằng chứng cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của Phật giáo vào thời Lý. Bước sang thời kỳ nhà Trần, Phật giáo cũng phát triển hưng thịnh và được xem như là quốc Giáo. Vua Trần cho xây dựng chùa ở biên ải để thờ Phật và thờ những người có công trấn ải biên giới như tù trưởng Lạng Giang tên là Lương Uất được phong làm chủ trại Quy Hoa, Hà Tất Tăng được phong làm quan Phúc hầu chỉ huy thổ binh đánh giặc1. Năm Tân Mùi (1751) dưới triều Lê Dụ Tông đã thấy hai pho Tượng rất lớn ở Tuyên Quang khi Tương Đông Hầu và Nguyễn Xuân Phủ đi dẹp loạn ở vùng này, ngay sau đó đã đem đi đối luận với nhà sư chùa Tây Thiên ở đó2. Điều này khẳng định, đã có những biến động chính trị nhất định ở vùng đồng bằng trong thời gian đó. Hay lui lại gần hơn vào thời kỳ đất nước chìm trong bom đạn đương đầu với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ hùng mạnh thời bấy giờ. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã làm cho nền kinh tế nước ta rơi vào khó khăn, vì vậy Phật giáo có phần đã bị đưa vào lãng quên, nhiều chùa chiền công trình Đạo Phật bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề. Chỉ có một số ít công trình còn sót lại hay còn cũng chỉ có các di tích cổ được cá nhân trùng tu với quy mô nhỏ. Cho đến nay, Đảng và Nhà nước đang ngày càng quan tâm đến tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào miền Bắc và cả nước. Giáo hội Phật giáo đang có những hướng đi mới, truyền bá Phật pháp cho bà con là dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng núi và vùng hải đảo của Tổ quốc. Từ đó, mà các công tác hoằng pháp, hướng dẫn phật tử, các chùa di tích cổ dần được hồi sinh trở lại. Bên cạnh đó, Giáo hội Phật giáo các tỉnh miền núi phía Bắc cũng đang được dần thành lập như: Giáo hội Phật giáo tỉnh Cao Bằng (năm 2005), Giáo hội Phật giáo 1 Thích Gia Quang, chương 1 khái quát tình hình Phật giáo ở vùng núi phía Bắc nước ta qua các thời kì lịch sử, Tổ chức Phật giáo của giáo hội Phật giáo Việt Nam ở vùng núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Khoa học xã hội. 2 Thích Gia Quang, chương 1 khái quát tình hình Phật giáo ở vùng núi phía Bắc nước ta qua các thời kì lịch sử, Tổ chức Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở vùng núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Khoa học xã hội.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 437 tỉnh Lạng Sơn và Giáo hội Phật giáo tỉnh Yên Bái (năm 2007), Giáo hội Phật giáo tỉnh Tuyên Quang (năm 2009), Giáo hội Phật giáo tỉnh Bắc Kạn (năm 2010), Giáo hội Phật giáo tỉnh Lào Cai (năm 2012), Giáo hội Phật giáo tỉnh Hà Giang (năm 2013), Giáo hội Phật giáo tỉnh Sơn La và Điện Biên (năm 2014), Giáo hội Phật giáo tỉnh Lai Châu (năm 2015)1. 2. Thực trạng hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo các tỉnh vùng núi phía Bắc Trước sự khó khăn thiếu thốn về kinh tế của đồng bào vùng sâu vùng xa, ăn không đủ ăn, mặc không đủ ấm, các em nhỏ không đủ điều kiện được đi học. Hiện nay, Đảng và Nhà nước cùng với Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có nhiều biện pháp nhằm giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, tạo một môi trường hoàn chỉnh về kinh tế giáo dục và xã hội. Vào những dịp đại lễ Phật đản, mùa vu lan hay vào các ngày lễ lớn trong năm như: Dỗ tổ Hùng vương, Tết cổ truyền… thì giới Phật tử đã đi phát quà cho người nghèo, người già neo đơn, gia đình chính sách. Tạo ra nhiều hoạt động nuôi dạy trẻ mồ côi không nơi nương tựa, giúp đỡ những đối tượng bất hạnh trong cuộc sống, nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng… Thực trạng về nguồn nhân lực và tài chính của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh miền núi phía Bắc Vấn đề nguồn nhân lực và nguồn tài chính hiện nay đang là vấn đề nan giải, gây ra nhiều khó khăn trong các công tác từ thiện. Nguồn nhân lực chưa thực sự đáp ứng đươc nhu cầu cần thiết của các hoạt động xã hội. Khi mà các chỉ số tăng số lượng phật tử qua các năm đang còn rất thấp, dao động khoảng dưới 2%. Chưa có nhiều Ban Hướng dẫn Phật tử thật sự chất lượng, quân số ít do đó sẽ gây ra nhiều bất cập trong tổ chức hoạt động, thiếu sót nhiều về yếu tố con người đến các vị trí cần thiết cho các hoạt động. Thực tế là con người đang dần đi theo hướng hiện đại, ít quan tâm tới Phật giáo, dẫn tới sự thiếu hụt số lượng tăng, ni, không có nhiều phật tử được đào tạo bài bản chất lượng. Nguồn nhân lực đang ngày càng già hóa, có ngày càng ít đi các bộ phận thanh niên tham gia với Giáo hội Phật giáo, chủ yếu họ tổ chức riêng lẻ, tự phát vì với lợi thế số lượng sinh viên là rất đông. Ngoài nguồn nhân lực, thì nguồn kinh phí cũng đang thiếu hụt trầm trọng. Thực tế cho thấy càng nhiều các đô thị mọc lên dẫn đến càng có nhiều người rơi vào tình cảnh mất nhà cửa, đền bù ít không đủ cho họ trang trải trong cuộc sống. Với số lượng rất lớn các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, người vô gia cư, người có cuộc sống 1 Thích Gia Quang, chương 1 khái quát tình hình Phật giáo ở vùng núi phía Bắc nước ta qua các thời kì lịch sử, Tổ chức Phật giáo của giáo hội Phật giáo Việt Nam ở vùng núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb Khoa học xã hội.
- 438 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... khó khăn nơi vùng sâu, vùng xa đã gây áp lực lớn cho nguồn kinh phí vốn bị hạn hẹp. Trong thời đại công nghệ số, để làm được việc đầu tiên là phải chuẩn bị nguồn kinh phí. Với vốn quỹ không quá dồi dào, Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh miền núi phía Bắc đang đứng trước nguy cơ thiếu nguồn kinh phí ảnh hưởng đến các kế hoạch lâu dài cho các công tác từ thiện. Mặc dù đã có nhiều những cá nhân, công ty đóng góp từ thiện nhưng cũng thể khỏa lấp hết được các hoàn cảnh trong xã hội. Thực trạng giúp đỡ đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật, người già neo đơn không nơi nương tựa Hiện nay, hầu hết các phần tử của Giáo hội Phật giáo các tỉnh vùng núi phía Bắc luôn ý thức được ý nghĩa mà từ thiện đem lại. Vùng núi phía Bắc nước ta có một nền kinh tế chậm phát triển hay nói cách khác là đang tụt hậu nặng nề, đời sống còn rất nhiều khó khăn. Nhưng với mạng lưới Phật giáo phủ khắp cả nước, thì khu vực miền núi phía Bắc luôn có mặt tham gia và giúp đỡ của Ban trị sự Phật giáo các địa phương. Họ luôn khai thác thông tin để biết nhiều hơn đến các vùng sâu, vùng xa. Ngoài những đồng bào dân tộc thiểu số, thì Phật giáo cũng rất quan tâm đến các người tàn tật, người già neo đơn, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các em nhỏ mồ côi không nơi nương tựa, bằng mọi biện pháp tại chỗ để có thể giúp đỡ những người thiếu may mắn. Khu vực vùng núi phía Bắc luôn hứng chịu những thiên tai, sự khắc nghiệt của thời tiết. Vào mùa đông lạnh giá là hiện tượng rét đậm, rét hại kéo dài nên gây ra nhiều thiệt hại cho tài sản và sức khỏe con người. Nhằm giúp nhân dân, đặc biệt là người già và trẻ em ở khu vực này vượt qua những khó khăn do tình trạng rét đậm, rét hại kéo dài, Giáo hội Phật giáo phía Bắc đã tăng cường vận động quyên góp những bộ quần áo ấm, chăn màn, giúp đỡ bà con chống chọi với cái rét đối với các hộ nghèo, những người bị nhiễm chất độc màu gia cam còn thiếu thốn phương tiện và điều kiện chống rét. Đặc biệt nằm trên địa hình nhiều đồi núi, vào mùa mưa, bà con luôn đương đầu với các hình thức thiên tai khủng khiếp như lũ ống, lũ quét luôn rình rập và tước đi mạng sống người dân bất cứ lúc nào, có rất nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra hàng năm, cướp đi sinh mạng hàng trăm người. Từ đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh phía Bắc có nhiều cuộc vận động các nhà hảo tâm ủng hộ với phương châm” lá lành đùm lá rách”. Đây là nét truyền thống và đặc trưng không chỉ của người dân Việt Nam, của đức Phật từ bi hỉ xả, cứu khổ cứu nạn. 3. Kết quả của Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh vùng núi phía Bắc trong công tác từ thiện vì cộng đồng Thành tựu
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 439 Trong những năm qua, thấm nhuần được sự khó khăn vất vả của vùng dân tộc thiểu số ít người, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh miền núi phía Bắc đã cùng nhau phối hợp trong công tác xã hội. Mặc dù chỉ mới trải qua được một thời gian ngắn, nhưng Ban trị sự cũng đã gặt hái được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Giúp đỡ được nhiều người khó khăn, kết nối tình cảm đoàn kết cộng đồng tương thân tương ái trong các hoạt động từ thiện xã hội. Ngày 13/9/2014, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên tổ chức trao quà từ thiện cho học sinh nghèo và các hộ gia đình đặc biệt khó khăn do thiên tai lũ quét gây nên tại các điểm trường, xã dọc tuyến Điện Biên, Nậm Pồ và Nà Hỳ. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Điện Biên và các thành viên câu lạc bộ Thanh niên phật tử Điện Biên, các nhà hảo tâm đã tới trao quà từ thiện tại trường tiểu học Phìn Hồ 2 tiếp đến là các xã thuộc Uỷ ban Nhân dân bản Phìn Hồ 2; xã Phìn Hồ; Uỷ ban Nhân dân xã Chà Cang, Chà Tở, Nậm Khăn, Pa Tần và Trường Tiểu học Nậm Tin1. Tại các xã nghèo của huyện, đoàn trao 5 tấn gạo và 500 suất quà gồm: muối, nước mắm... tổng trị giá hơn 100 triệu đồng. Tại các trường học, đoàn từ thiện trao 120 chiếc cặp và nhiều phần quà cho học sinh nghèo các hộ gia đình đặc biệt khó khăn do thiên tai lũ quét gây lên tại các điểm trường, xã dọc tuyến Điện Biên, Nậm Pồ và Nà Hỳ. Trong năm 2014, tổng cộng công tác từ thiện trên tinh thần lá lành đùm lá rách với tổng kinh phí tính thành tiền là gần 1 tỷ đồng chủ yếu phục vụ các công tác từ thiện cho đồng bào nghèo các dân tộc trong và ngoài tỉnh2… Bên cạnh các hoạt động từ thiện, ngày 01/08/2014 tại chùa Linh Sơn - xã Thanh Luông - huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên, Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Điện Biên long trọng tổ chức lễ hội Bông hồng cài áo và đêm văn nghệ “Ơn nghĩa sinh thành” Kính mừng Đại lễ Vu Lan PL.2558 - DL.2014. Vu Lan ngày lễ rất quan trọng của Phật giáo, là dịp để mọi người con được báo đền công ơn sinh dưỡng của cha mẹ trong hiện tại, cũng như nhiều đời về trước. Đây chính là ngày thiêng liêng cao quý nhất của mỗi người, con Phật nhớ về cội nguồn.3 Tổ chức Phật giáo ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã nâng cao đời sống văn hóa xã hội, đời sống tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng đối với các địa phương. Phật giáo không chỉ giúp đỡ đời sống của bà con mà còn giúp bà con có cái nhìn đúng đắn đối với Đạo Phật, giúp có một mối quan hệ bền chặt giữa Phật pháp với mọi người, tiến đến một xã hội văn minh, không còn phân biệt đối xử tôn giáo. Sự chung tay của 1 Thích Giác Đạt, Phật giáo với công tác hoằng pháp và an sinh xã hội vùng Tây Bắc. 2 Điện Biên: Hội nghị tổng kết công tác Phật sự 2014. Xem chi tiết tại: http://www.phattuvietnam.net/tintuc/30137-/ tintuc/30137-điện-biên-hội-nghị-tổng-kết-công-tác-phật-sự-2014.html. 3 Thích Giác Đạt, Phật giáo với công tác hoằng pháp và an sinh xã hội vùng Tây Bắc.
- 440 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Giáo hội Phật giáo đã mở ra một kho tàng tri thức cho các địa phương vùng núi, là nơi vốn đã lạc hậu từ lâu. Những kho tàng tri thức đó giúp mở mang sự hiểu biết cho người dân, là nền tảng kiến thức cho các con em bước vào tuổi đi học, tất cả đó cũng chỉ nhằm nâng cao sự hiểu biết cho người dân vùng cao. Hạn chế và nguyên nhân - Hạn chế: Bên cạnh kết quả đạt được trong hoạt động phật sự, vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót trong các hoạt động, do đó cần có những biện pháp khắc phục. Tuy nhiện, hiện nay các hoạt động đang còn diễn ra lẻ tẻ mang tính tự phát chưa có sự phối hợp giữa các địa phương với tổ chức, công tác tổ chức đang còn sơ sài thiếu sự chuyên nghiệp. Các tổ chức chưa thực sự có những đội ngũ chất lượng để điều hành các hoạt động cũng như hướng dẫn cho các địa phương diễn ra hoạt động. Bên cạnh đó còn có nhiều bất cập trong khâu truyền giảng Phật pháp với hàng rào ngôn ngữ làm mọi người khó nghe, dẫn đến ngại nghe vì mỗi dân tộc đều có được ngôn ngữ đặc trưng riêng. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy nhận thức của Đảng, Nhà nước và các địa phương tới tín ngưỡng tôn giáo chưa thật sự rõ ràng và khách quan, các điểm tổ chức còn chưa đa dạng, chủ yếu chỉ tập trung ở một số nơi thuận lợi cho quảng bá hình ảnh, hay thuận tiện trong khâu tổ chức, nhiều nơi khó khăn còn chưa có cơ hội được các ban, ngành tổ chức làm từ thiện. Ngoài ra, nguồn nhân lực và kinh phí cũng lao đao với cường độ hoạt động nhiều nguồn kinh phí cần nhiều trong khi nguồn nhân lực mỏng kết hợp với kinh phí eo hẹp. Hiện nay, trên địa bàn có rất ít những tăng, ni là người dân tộc thiểu số, số lượng phật tử vùng núi phía Bắc luôn trong tình trạng thiếu hụt. Phật giáo Việt Nam còn chưa biết cách để thu hút các tăng, ni đến với vùng sâu, vùng xa của miền Bắc. Ban kinh tế tài chính cũng như Ban từ thiện chưa có được các kế hoạch để phát triển Phật giáo ở các vùng núi. Mặt khác, do đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, tín ngưỡng không rõ ràng làm bất lợi cho các công tác huy động nguồn lực tài chính để xây dựng nên các cơ sở vật chất, chùa chiền. Trong những năm gần đây, đã nổi lên nhiều các trường phái Đạo phật mới du nhập truyền bá vào nước ta, đặc biệt là khu vực vùng núi miền Bắc, đây là nơi kinh tế xã hội chưa phát triển, kẻ xấu dễ dàng lợi dụng, rủ rê, lôi kéo, nói xấu hình ảnh Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trước những diễn biến phức tạp của kẻ xấu, đã làm giảm đi mức độ tin cậy của Phật giáo nước ta làm cản trở việc mở rộng Phật pháp đến khu vực này. - Nguyên nhân:
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 441 Tình hình hiện nay dưới sự quản lí lỏng lẻo của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương đã có nhiều kẽ hở nên tạo ra những sai sót nhất định. Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo công tác xã hội của Giáo hội Phật giáo; việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác từ thiện không thường xuyên, kịp thời; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực sự được coi trọng. Nhà nước chậm thể chế hoá và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công tác từ thiện vùng núi phía Bắc; thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với Phật giáo; chưa có chính sách cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, tăng, ni, phật tử trong các hoạt động, việc thực hiện Chiến lược phát triển của các địa phương còn hạn chế. Nhiều bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, phát huy các kĩ năng giới tu sĩ. Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động tình nguyện chưa theo kịp sự phát triển của xã hội; khả năng chi phối và ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo chưa sâu rộng. Việc kết hợp giữa chính quyền và Phật giáo còn nhiều bất cập. 4. Giải pháp chăm lo an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc Giáo hội cần tăng cường hơn nữa các hoạt động từ thiện giúp đỡ các đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng sa, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cắp sách đến trường, những nạn nhân chất độc màu da cam, người tàn tật, thương binh liệt sĩ, người già neo đơn không nơi nương tựa. Giáo hội Phật giáo luôn linh động mở ra các cuộc vận động mỗi khi bà con gặp bất lợi trước thiên tai thời tiết. Ban từ thiện xã hội của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần tăng cường các thiên hướng đãi ngộ từ bên ngoài để thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, mang lại hiệu quả cao hơn trong các công tác thiện nguyện. Những chương trình từ thiện xã hội như cứu tế an sinh tuy là cần thiết nhưng không nên đầu tư vào quá nhiều kinh phí cho chương trình này, mà nên có những dự án có tính khoa học hơn, tập trung hơn, mang tính dài hơi hơn như: dự án giúp xây dựng cầu đường, giếng nước, trường trạm, nhà cửa cho người nghèo, trường học cho các cháu sẽ thiết thực hơn, để lại nhiều dấu ấn tốt hơn.1 Cần động viên kêu gọi từ các nhà hảo tâm để gây dựng nên một hệ quỹ lớn, quyên góp quần áo, sách vở cùng các đồ dùng cá nhân. 1 Thích Gia Quang, Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để củng cố và hoàn thiện tổ chức giáo hội Phật giáo Việt Nam ở vùng núi phía Bắc nước ta hiện nay, Tổ chức Phật giáo của Giáo hội Phật giáo, nxb. Khoa học Xã hội.
- 442 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Đảng và Nhà nước phải có những thay đổi để nhằm xóa đói giảm nghèo cho người dân, có nhiều chính sách ưu đãi cho đồng bào là dân tộc thiểu số, những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người tàn tật, thương binh liệt sĩ… thường xuyên để ý tới các địa phương nghèo hay các địa phương thường xuyên phải đối mặt với thiên tai bão lũ. Giữa Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh cần có sư liên kết chặt chẽ để thuận lợi cho tổ chức những chuyến thăm hỏi, những hoạt động từ thiện lớn. Giáo hội Phật giáo cần củng cố tổ chức, quan tâm hơn nữa các hoạt động thiết thực có ý nghĩa, để khẳng vị thế của Phật giáo Việt Nam trong lòng người dân. Những giá trị đó sẽ là đòn bẩy để cho xã hội phát triển một cách nhanh chóng của vùng núi phía Bắc. Phật giáo cần hoàn thiện bổ sung các nội quy thể chế hoạt động của Ban trị sự các tỉnh miền núi phía Bắc, để tạo điều kiện thuận lợi cho Ban trị sự có điều kiện hoạt động và giúp đỡ các Ban trị sự của địa phương khác. Ngoài ra, để tổ chức tốt thì cần phải có sự liên kết của các Ban trị sự của các tỉnh lại với nhau đoàn kết thống nhất, tránh sự tư thù, chia rẽ nội bộ, các tăng, ni luôn giữ lễ tiết, đạo hạnh để không có những hình ảnh thất thiệt ra bên ngoài. 5. Kết luận và khuyến nghị về công tác từ thiện vùng núi phía Bắc Kết luận Qua nghiên cứu trên có thể thấy được nhiều vấn đề bất cập đang diễn ra ở vùng núi phía Bắc, với nhiều gia đình khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, các chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững còn chưa mang lại nhiều hiệu quả; đời sống người nông dân ngày càng bấp bênh, xã hội nông thôn Việt Nam còn nhiều khó khăn và buộc phải có chính sách giải quyết thỏa đáng, căn cơ từ đói nghèo cho đến giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, môi trường,… với tốc độ đô thi hóa quá nhanh làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân. Có thể thấy rằng, rất nhiều vấn đề cản trở lên việc phát triển của miền núi phía Bắc nước ta. Giải quyết những vấn đề này không phải là chuyện của một sớm một chiều, không chỉ riêng của nhà nước mà còn là sự chung tay và góp sức của toàn xã hội. Chính vì thế, Phật giáo Việt Nam trên cương vị là một tổ chức xã hội sẽ là lực lượng nòng cốt để góp phần xây dựng giải quyết hiệu quả những thách thức xã hội đang diễn ra. Qua đó, nhằm mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho những con người chẳng may bất hạnh và khốn khó trong xã hội. Chắc chắn rằng, những người con của đức Phật luôn mang tinh thần từ bi, cứu khổ, cứu nạn cho chúng sanh cũng đã và đang trăn trở trước những vấn đề của xã hội đang đặt ra hôm nay. * Một số khuyến nghị cho công tác từ thiện ở vùng vúi phía Bắc
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 443 Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần tăng cường cũng như đẩy mạnh công tác xây dựng cơ sở hạ tầng là nơi để thờ tự, phải chú ý xây dựng những ngôi chùa lớn để có sức hút cũng như sự tin tưởng của xã hội. Đặc biệt, với vùng Tây Bắc cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng chùa chiền vì khu vực này số lượng chùa đang rất ít, không đáp ứng được như cầu thực tế lúc này. Hiện nay, trong cả nước có 14.775 ngôi chùa, chiếm 36% tổng số di tích Việt Nam.1 Chùa là cơ sở hoạt động và truyền bá Phật giáo, nhưng hiện nay phân bố lại không đồng đều, nhiều nơi ở các xã có hàng chục ngôi chùa nhưng cũng có nơi số lượng chùa rất thưa thớt. Tại khu vực vùng núi phía Bắc, chỉ khu vực Đông Bắc là còn có số lượng chùa và các di tích với lượng khá, ngoài ra các khu vực khác số lượng chùa chỉ đếm trên đầu ngón tay và hầu như khu vực Tây Bắc chưa có ngôi chùa nào lớn mang tầm vóc khu vực và tạo điểm nhấn. Ngoài việc xây dựng thì việc tu bổ những công trình đã cũ kĩ cũng rất cần thiết, nó lưu giữ lại được nét truyền thống của giới Đạo phật và lấy đó là nơi thờ tụng, thiền, tụ kinh của các tăng, ni, phật tử vùng cao, đó cũng là nơi khi cần thiết có thể giúp đỡ người dân khi lâm vào tình cảnh khó khăn. Giáo hội Phật giáo Việt Nam cần có những thể chế nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện cho các tăng, ni, phật tử để khuyến khích họ lên vùng phía Bắc nước ta. Khi đã có được số lượng ổn định, thì cần bắt tay vào ngay công tác đào tạo chất lượng sao cho có hiệu quả. Ban trị sự Phật giáo các tỉnh vùng núi phía Bắc cần hướng dẫn các hoạt động hoằng pháp, các hoạt động từ thiện xã hội như: y tế, giáo dục… Ngoài ra, còn phải đào tạo để có sự hiểu biết về văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán của con người nơi đây. Có như vậy thì việc phát triển Phật giáo phía Bắc mới phát triển được, và ngày càng có nhiều hơn những hoạt động từ thiện cho cộng đồng. Đây cũng là vấn đề thiết yếu, cần có sự chuẩn bị chu đáo để có được kết quả tốt nhất. Trước những khó khăn của đồng bào thiểu số, Ban Trị sự Phật giáo các tỉnh miền núi phía Bắc cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng giáo lý Phật giáo vào các vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, mở ra các cuộc vận động mang tính toàn xã hội để giúp đỡ đồng bào khó khăn. Phật giáo cần kết hợp với mọi phương tiện truyền thông báo đài, đặc biệt là mạng lưới internet, để đưa những thông tin ra với xã hội, để có được những đóng góp của các nhà hảo tâm. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Điện Biên: Hội nghị tổng kết công tác Phật sự 2014. Xem chi tiết tại: http:// 1 https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Vi%E1%BB%87t_Nam.
- 444 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... www.phattuvietnam.net/tintuc/30137-/tintuc/30137-điện-biên-hội-nghị-tổng-kết- công-tác-phật-sự-2014.html. 2. Kinh Tương Ưng 1, 128, Hội thảo khoa học hoằng pháp tại Huế. 3. Lê Bá Trình,Trần Thị Kim Oanh, Trần Văn Anh, Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội công tác xã hội, từ thiện. Nxb. Tôn Giáo. 4. Lê Mạnh Thát (1999), Lịch sử Phật giáo Việt Nam, tập 1, Nxb. Thuận Hóa, Huế. 5. Mật Thể (2004), Việt Nam Phật giáo sử lược, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội. 6. Minh Đức, Phật giáo và nhân sinh, Nxb. Văn hóa thông tin. 7. Nguyễn Quốc Tuấn (2012), Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội. 8. Thích Giác Đạt, Phật giáo với công tác hoằng pháp và an sinh xã hội vùng Tây Bắc. 9. Thích Gia Quang, Chương 1: Khái quát tình hình Phật giáo ở vùng núi phía Bắc nước ta qua các thời kì lịch sử, Tổ chức Phật giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở vùng núi phía Bắc nước ta hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội. 10. Thích Gia Quang, Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị để củng cố và hoàn thiện tổ chức giáo hội Phật giáo Việt Nam ở vùng núi phía Bắc nước ta hiện nay, Tổ chức Phật giáo của giáo hội Phật giáo, Nxb. Khoa học xã hội. 11. https://vi.wikipedia.org/wiki/An_sinh_x%C3%A3_h%E1%BB%99i. 12. https://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_Vi%E1%BB%87t_Nam.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giáo dục phát triển tình cảm và kĩ năng xã hội cho trẻ mầm non - Nguyễn Thị Hưng
34 p | 2210 | 122
-
ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC – PHẦN 2
27 p | 135 | 28
-
Vốn xã hội của nông thôn Việt Nam đương đại: Một nghiên cứu trường hợp xã Giao Tân, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định - Nguyễn Thị Minh Phương
0 p | 119 | 9
-
Khung quan hệ công chúng trong giáo dục của ban tuyên giáo các tỉnh, thành ủy
4 p | 53 | 5
-
Tổ chức giáo hội Công giáo Miền Nam từ năm 1954 đến năm 1975
10 p | 58 | 3
-
Nâng cao nhận thức về giá trị của lễ hội văn hóa dân gian Việt Bắc tại xã Eatam, huyện Kông Năng, tỉnh Đắk Lắk thông qua giáo dục các giá trị văn hóa của lễ hội
10 p | 7 | 2
-
Vấn đề an sinh Phật giáo của Tịnh xá Phú Cường cho người dân tộc thiểu số tại địa phương
9 p | 5 | 2
-
Những đóng góp của Phật giáo trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho người dân trong thời kỳ phát triển và hội nhập quốc tế
11 p | 9 | 2
-
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lào Cai thực hiện đảm bảo an sinh xã hội cho người dân
14 p | 4 | 2
-
Hoạt động từ thiện và an sinh xã hội của ban từ thiện xã hội, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra
13 p | 6 | 2
-
Tìm hiểu đặc điểm kinh sách, giáo lý Phật giáo hiếu nghĩa Tà Lơn ở đồng bằng sông Cửu Long
11 p | 66 | 2
-
Phát huy tinh thần nhập thế và giá trị đạo đức Phật giáo trong công tác an sinh xã hội ở Việt Nam hiện nay
10 p | 9 | 1
-
Phật giáo tỉnh Hưng Yên với công tác giảm nghèo
9 p | 5 | 1
-
Ban trị sự giáo hội Phật giáo tỉnh Kon Tum với vấn đề an sinh xã hội của người dân tộc thiểu số
6 p | 4 | 1
-
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu với công tác bảo đảm an sinh xã hội cho người dân
8 p | 6 | 1
-
Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình và hoạt động an sinh xã hội thời gian qua
9 p | 4 | 0
-
Lễ nhạc Phật giáo Nam Bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn