intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vấn đề an sinh Phật giáo của Tịnh xá Phú Cường cho người dân tộc thiểu số tại địa phương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Vấn đề an sinh Phật giáo của Tịnh xá Phú Cường cho người dân tộc thiểu số tại địa phương trình bày các nội dung: Tinh thần an sinh xã hội của phật giáo qua công tác từ thiện; Tịnh xá Phú Cường với việc thực hiện an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vấn đề an sinh Phật giáo của Tịnh xá Phú Cường cho người dân tộc thiểu số tại địa phương

  1. VẤN ĐỀ AN SINH PHẬT GIÁO CỦA TỊNH XÁ PHÚ CƯỜNG CHO NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI ĐỊA PHƯƠNG THƯỢNG TỌA, TS. THÍCH GIÁC DUYÊN1* Tóm tắt: Từ ngày tịnh xá Phú Cường được thành lập (năm 2011), song song với công tác xây dựng, công việc hoằng pháp và an sinh xã hội đến với người đồng bào dân tộc thiểu sồ JRai và Ba Na đạt nhiều kết quả khả quan. Với tinh thần “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”, “thương người như thể thương thân”..., trong vòng 6 năm (từ 2013 - 2019), đã có khoảng 2300 người dân tộc JRai và Ba Na (của 31 buôn làng) đã quy y Tam bảo, hướng theo đường thiện lành, chuyển hóa một số phong tục tập quán không còn phù hợp. Từ đây nhận thấy, công tác an sinh xã hội góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng nước đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện tốt các hoạt động an sinh xã hội để lợi lạc quần sanh, lợi lạc Phật pháp. Từ khóa: Phật giáo Tịnh Xá Phú Cường; An sinh xã hội dân tộc thiểu số. Đặt vấn đề Trong một quốc gia, chăm lo cải thiện không ngừng cuộc sống của người dân là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo. Không thể phủ nhận rằng, giải quyết tốt vấn đề an sinh xã hội sẽ góp phần giữ vững ổn định về kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước, đảm bảo công bằng, giúp xã hội phát triển. Trong đó Phật giáo là một trong những tổ chức xã hội đóng góp tích cực và hiệu quả nhất việc thực hiện công tác an sinh xã hội. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu công tác an sinh xã hội của tịnh xá Phú Cường (tại vùng nông thôn xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đến với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương và đạt được những kết quả tốt đẹp, góp phần trong việc đem ánh sáng phật pháp đến các buôn làng xa xôi và giúp cho các phật tử người dân tộc thiểu số hiểu đạo Phật, đem lại cuộc sống an lành. * Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam; Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam tại Tp. Hồ Chí Minh; Phó Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Gia Lai.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 327 Phương pháp nghiên cứu Để tổng hợp được nội dung và số liệu này, tác giả sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp quan sát sự sinh hoạt, cử hành lễ của đồng bào phật tử các buôn làng; phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm (nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết luận khoa học cần thiết bổ ích cho thực tiễn và khoa học); phương pháp phân tích và tổng hợp các tài liệu để tìm hiểu sâu sắc về các buôn làng, các phật tử của từng loại dân tộc để từng bộ phận thông tin được đầy đủ và sâu sắc hơn. Đồng thời, với Phương pháp lịch sử đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển theo Phật giáo của 2 dân tộc JRai và Ba Na tại tịnh xá Phú Cường, từ đó rút ra bản chất và quy luật của các hoạt động tu học được tốt hơn. Nội dung An sinh xã hội là một khái niệm được nêu trong Điều 22 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, cụ thể như sau: với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội. Nói một cách đơn giản, điều này có nghĩa là các bên tham gia ký kết thỏa thuận rằng xã hội, trong đó một người sinh sống có thể giúp họ phát triển và tận dụng tối đa tất cả những lợi thế (văn hóa, công việc, phúc lợi xã hội) được cung cấp cho họ trong quốc gia đó. Trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 Điều 34 ghi nhận: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội”. An sinh xã hội nhằm thúc đẩy phúc lợi của người dân thông qua các biện pháp hỗ trợ đảm bảo về thực phẩm, nơi trú ẩn và tăng cường sức khỏe, cung cấp hỗ trợ giảm đói nghèo cho người nghèo và phúc lợi cho người dân như thực phẩm, quần áo và nhà ở, do nghèo đói , ốm đau, tàn tật, hoặc chăm sóc trẻ em. An sinh xã hội góp phần bảo đảm thu nhập vào đời sống cho các công dân trong xã hội để tạo ra cuộc sống tốt đẹp, bình an cho mọi thành viên trong xã hội. 1. Tinh thần an sinh xã hội của phật giáo qua công tác từ thiện Từ thiện là một từ Hán Việt. Theo từ điển Hán Việt Thiều Chửu, từ thiện (慈 善) là kết hợp giữa hai từ Từ (thương yêu, như là nhân từ (thương người), từ tâm (lòng thương)) và Thiện (tốt lành). Vậy từ thiện có nghĩa là làm việc tốt từ lòng yêu thương (người). Từ thiện là một hành động trợ giúp người yếu kém, có thể thông qua hình thức quyên góp. Từ thiện trong tư tưởng Phật giáo được thể hiện qua các kinh điển, như kinh Địa Tạng Vương Bồ Tát: “Địa ngục chưa hết người thì ta thề không thành Phật. Chỉ khi nào chúng sinh được độ hết thì ta mới chứng Bồ đề” (Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ đề), kinh
  3. 328 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Hoa Nghiêm có câu: “Không cầu yên lành cho bản thân, mà chỉ nguyện để chúng sinh thoát khổ” (Bất vi tự kỷ cầu an lạc, đãn nguyện chúng sinh đắc ly khổ), hay như kinh Dược Sư (khi ngài A Nan hỏi bằng cách nào để thoát khỏi những tai nạn, đức Phật trả lời): “Nếu có chúng hữu tình nào ăn ở bất hiếu, ngũ nghịch, hủy nhục ngôi Tam Bảo, phá hoại phép vua tôi, hủy phạm điều cấm giới thì vua Diêm Ma pháp vương tùy tội nặng nhẹ mà hành phạt. Vì thế ta khuyên chúng hữu tình nên thắp đèn làm phan, phóng sanh, tu phước khiến khỏi được các tai ách, khỏi gặp những tai nạn”. Kinh Diệu pháp Liên Hoa đề cập đến công đức của người phát tâm từ bi giúp chúng sinh: “Nếu Thiện nam tử! Thiện nữ nhơn thành tựu bốn pháp, thời sau khi Như Lai diệt độ sẽ đặng kinh Pháp Hoa này: Một là được các đức Phật hộ niệm, hai là trồng các cội công đức, ba là trong chánh định, bốn là phát lòng cứu tất cả chúng sanh”. Đề cập đến sự giúp ích cho đời qua công tác an sinh xã hội, Kinh Chư đức phước điền số 683 đức Phật dạy: Tạo lập chùa, phòng tăng, giảng đường Tạo lập vườn cây ăn trái, hồ tắm, cây bong mát, nơi mát mẻ Bố thí thuốc men, chữa bẹnh cho mọi người Làm thuyền đò chắc chắn để cứu giúp dân chúng Bắt cầu giúp người ốm yếu qua lại Đào giếng gần đường để giúp người khát được uống Làm nhà xí, giúp đỡ việc vệ sinh tiện lợi. Theo Phật giáo, những giáo lý căn bản của nhà Phật như: Tứ vô lượng tâm (từ, bi, hỷ, xả), Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, trí tuệ), Tứ nhiếp (bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự) là các đức hạnh căn bản thể hiện trách nhiệm đối với người khác. Những việc làm như việc thiện, phóng sanh, tu phước... giúp con người có được một cuộc sống bình an, thoát khỏi tai họa. Ngoài ra, triết lý “vô duyên đại từ, đồng thể đại bi”, tinh thần vô ngã, vị tha, v.v... có tác dụng khuyên con người sống có trách nhiệm với cộng đồng, biết thể hiện lòng nhân ái của mình đến với người khác. Trách nhiệm xã hội của Phật giáo chính là trách nhiệm đạo đức, là tinh thần luôn xả thân vì người khác, quan tâm tới người khác, nguyện cứu độ những người không có duyên chính là thể hiện một tình cảm vô điều kiện, là một hành động thiện tự nhiên chứ không phải vì thỏa mãn cái tôi, được như vậy thì mới có thể “đồng thể đại bi” (coi người khác như chính bản thân mình), từ đó cảm
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 329 thông, chia sẻ và giúp đỡ họ một cách vô điều kiện trên tinh thần bình đẳng,không vụ lợi, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ. Từ nhận thức học thuyết Duyên khởi: “Cái này có thì cái kia có, cái này không thì cái kia không, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt” nhận ra mối tương quan giữa mọi vật, mọi việc, giữa những con người khác nhau trong xã hội. Tư tưởng an sinh xã hội, những hoạt động từ thiện của Phật giáo đã đi vào suy nghĩ, lối sống của người dân Việt Nam, khích lệ mọi người quan tâm đến số phận của cộng đồng, xây dựng lối sống có trách nhiệm, không bám lấy lợi ích vật chất, sống thanh cao, tự tại. Chính thông qua thái độ từ bi, không nề hà việc cưu mang, cứu vớt những số phận bất hạnh mà Phật giáo đã cảm hoá được con người, dẫn dắt họ làm điều thiện, khơi dậy được các giá trị nhân văn theo truyền thống của dân tộc, ảnh hưởng tích cực tới đời sống tâm hồn con người, hướng con người phát triển tâm thiện lành từ bi tế thế. Điều này không chỉ khẳng định những giá trị tích cực, đúng đắn mà đạo Phật đã đóng góp cho xã hội. Sự lan tỏa đạo đức và triết lý Phật giáo một phần đã cảm hóa con người. Đó là điều quan trọng tạo điều kiện cho Phật giáo truyền bá sâu rộng và bám rễ lâu bền cùng dân tộc, góp phần định hình những giá trị đạo đức và lối sống cho con người Việt Nam hiện nay. 2. Tịnh xá Phú Cường với việc thực hiện an sinh xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương Tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng đều có mục đích đem lại sự an vui cho mọi người. Phật giáo truyền vào Việt Nam từ hơn 2000 năm. Đối với vùng Tây Nguyên của Tổ quốc Việt Nam, số lượng tín đồ theo Phật giáo đại đa số đều người Kinh còn các dân tộc thiểu số khác theo Phật rất ít. Theo số liệu năm 2008 của Ban Tôn giáo Chính phủ, “cộng đồng dân tộc thiểu số Tây Nguyên theo đạo Công giáo, đặc biệt đạo Tin Lành. Năm 2005, ở khu vực Tây Nguyên có gần 300 ngàn người dân tộc thiểu số theo đạo Công giáo và trên dưới 400 ngàn người theo đạo Tin Lành (Gia Lai: 70.946 người; Kon Tum: 8.950 người; Đăk Lăk và Đăk Nông: 130.515 người; Lâm Đồng: 68.500 người...). Từ thông tin trên cho thấy, đến khoảng năm 2010 người đồng bào dân tộc thiểu số Tây nguyên theo Phật giáo chưa có bao nhiêu. Năm 2011 tịnh xá Phú Cường (tại thôn Phú Cường, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) được thành lập. Lúc bấy giờ chỉ có vài người đồng bào ờ làng Tà Ròn trong xã xin quy y theo Phật. Đầu năm 2013, khoảng 30 người đồng bào ở làng Blo (xã Blang, huyện Chư Sê) xin
  5. 330 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... quy y. Tháng 10 năm 2013, 350 người ở 2 làng Hlú và Mung (thuộc xã Ia Blang) xin quy y theo Phật giáo. Tháng 9 năm 2014, 50 người làng Koái xin quy y và tháng 1 năm 2015 thêm 15 người ở làng Koái tiếp tục xin quy y. Rồi tiếp tục các làng: Tor, Gang, Á (xã Ia Lốp), làng Kueng Thoa, Kueng O, Tà Kuk (xã Ia Pal), Làng O Grưng (xã Ia Ko), làng Kueng Đơn (xã H Bông), làng Chư Ruồi, Kjai (xã Kông HTôk)… lần lượt về quy y tu học. Tính đến năm 2017, khoảng trên 700 phật tử người dân tộc thiểu số JRai, Ba Na thuộc 14 làng thuộc 5 xã (Ia Pal, H Bông và Ia Blang, Ia Ko và Kông HTốk) của huyện Chư Sê đã quy y và sinh hoạt tu học tại tịnh xá Phú Cường. Tính đến ngày 13 tháng 9 năm 2019, chúng tôi đã hướng dẫn quy y cho khoảng 1900 người đồng bào hai dân tộc JRai và Ba Na thuộc 2 huyện Chư Sê và chư Pưh trở thành Phật tử tại tịnh xá Phú Cường. Tính đến ngày 5 tháng 1 năm 2019 số lượng đồng bào dân tộc thiểu số JRai và Ba Na đã quy y Phật theo chúng tôi khoảng 2300 người (bao gồm 31 làng). Có những làng họ đi theo Phật giáo gần hết như Hlú, Koái, Teng Nong, Kueng Đơn. Năm 2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai và Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai cho thành lập Tịnh xá Ngọc Đồng (tại xã Ia blang, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) dành cho 500 Phật tử dân tộc thiểu số JRai và Ba Na sinh hoạt. Hiện nay chúng tôi đang xin phép xây dựng cơ sở mới với tên Tịnh xá Ngọc Chư (ngay trong làng Chư Ruồi - Sul, xã Kông HTôk, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai cho hơn 500 Phật tử đồng bào dân tộc JRai và Ba Na của 2 xã Kông HTôk và Ayun sinh hoạt. Sở dĩ có số lượng phật tử 2300 người theo chúng tôi học Phật , có cuộc sống an vui là vì hoạt động an sinh của chúng tôi đã đáp ứng nhu cầu cấp thiết để vượt qua khó khăn hiện tại của chính họ. Thực hiện tinh thần từ, bi, hỉ, xả (tứ vô lượng tâm), vô ngã, vị tha của đạo Phật, chúng tôi không ngại gian khổ, ngoài việc hướng dẫn họ về tịnh xá Phú cường, tịnh xá Ngọc Đồng sinh hoạt tu học, còn vào tận các buôn làng cách xa tịnh xá cả 15 - 20 km để hướng dẫn họ tu học phật pháp. Chúng tôi thường xin những áo quần cũ gửi đến cho họ mặc. Mỗi năm liện hệ được khoảng 2 đoàn Bác sĩ từ Tp. Hồ Chí Minh về khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện Chư Sê (trong đó có các phật tử theo đạo Phât). Đối với các em thanh thiếu niên, chúng tôi xin sách của các em học sinh người Kinh đã học qua, gom lại từng bộ rồi gửi tặng các em học sinh người dân tộc thiểu số JRai, Ba Na. Có những em đi học trường cách nhà rất xa từ 3 đến 7 km, chúng tôi xin xe đạp cho các em có thể đi học thuận tiện hơn. Hằng năm, tịnh xá Phú Cường đều tổ chức Khóa tu Mùa hè cho gần 500 tu 7 ngày, trong số đó có khoảng 100 em
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 331 phât tử người Dân tộc thiểu số cũng xin tham gia. Nhờ đó, các em được hiểu sâu Phật pháp, có sân chơi bổ ích.sẽ là cơ hội quý báu để xây dựng lại những nét đẹp trong tâm hồn tuổi trẻ, tạo nền tảng vững chắc cho các em trong tương lai khi phải đối diện với đời sống quá nhiều phức tạp, bất an; tạo dựng niềm tin và sức mạnh về một lối sống lành mạnh, bảo tồn những giá trị tinh thần cao đẹp của dân tộc, hướng đến đời sống chân, thiện, mỹ, xa rời các tệ đoan tiêu cực của xã hội. Ngoài ra, qua những lần giảng giải Phật pháp, hướng dẫn người dân hướng thiện, tránh ác và đa số các Phật tử này đã thực hiện Ngũ giới của người phật tử tại gia. Trong sinh hoạt tập tục có nhiều thay đổi như phong tục uống rượu 3 ngày sau khi chôn cất để chia buồn khi có người chết nay giảm còn uống 1 ngày hoặc uống nước ngọt thay rượu. Tại làng Tung Ke (xã Ayun, huyện Chư Sê) còn bỏ được tập tục: 1/ Người mẹ sắp sinh hoặc vừa sinh con ra thì mẹ chết, đứa con đó phải buộc phải chôn sống theo mẹ; 2/ Khi vợ hoặc chồng chết thì người vợ hoặc chồng còn sống không được tắm 1 tháng, v.v… Sự chuyển hóa của 2300 người Phật tử 2 dân tộc thiểu số JRai và Ba Na đang sinh hoạt tại tịnh xá Phú Cường (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) thật có kết quả rõ ràng. Một số họ có thờ bàn Phật trong gia đình, biết ăn chay, đi chùa, tịnh xá lễ Phật, đọc kinh, học Phật pháp.Với những người Đồng bào dân tộc thiêu số Tây Nguyên, sống trong cảnh nghèo khó; cái đói cái rét thường xuyên. Con cái sinh ra đã được mang lên nương, lên rẫy. Nay, đi theo Phật, được học Phật, được giác ngộ rất nhiều về đạo Phật, họ biết ghi nhớ Tứ ân (ân cha mẹ, ân Tam bảo, ân chúng sinh và ân tổ quốc). Theo Phật, quy y Tam Bảo giữ 5 giới để làm người tốt: không giết hại, không trôm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Nhiều người theo Phật đã bỏ được rượu, họ yêu thương mọi người, bỏ được nhiều thói xấu, tập tục xấu. Theo đạo Phật, họ càng yêu quý đất nước Việt Nam này. Vì thế, sống phải tuân theo pháp luật, không nghe kẻ xấu, làm điều xấu để làng bản được yên bình, gia đình được hạnh phúc. Như thế, có thể nói rằng, Phật giáo mang lại sức mạnh tinh thần, giúp con người có thể giải tỏa căng thẳng do áp lực cuộc sống, đem đến hạnh phúc an vui cho mọi người. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Con người vì nhiều nguyên nhân không được như ý khác nhau dẫn đến không đủ khả năng tự lo liệu được cho cuộc sống tối thiểu của bản thân và gia đình. Tương đồng triết lý sống của người Việt Nam: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”... Phật giáo luôn đề
  7. 332 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH Xà HỘI... cao tinh thần nhân ái,từ bi, lấy lòng từ, bi, hỷ, xả, vô ngã, vị tha để giúp đời và cứu người như thuyết Nhân quả của Phật giáo “Ở hiền gặp lành”, “Gieo nhân nào gặt quả ấy”đã hòa quyện với lối tư duy của người Việt để tạo thành triết lý sống tưởng đơn giản nhưng mang giá trị nhân văn sâu sắc,đề cao tinh thần hướng thiện một cách thực tế thông qua việc chia sẽ những khó khăn đau khổ, cứu giúp con người khi hoạn nạn. Công tác an sinh xã hội của tịnh xá Phú Cường phần nào giúp khoảng 2300 người Phật tử đồng bào 2 dân tộc JRai và Ba Na đang sinh sống tại 31 buôn làng xung quanh tịnh xá Phú Cường cải thiện mức sống thấp, giúp họ tránh được mối đe dọa của cuộc sống thường ngày hoặc giúp họ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống liên quan đến một số tập tục như giảm hoặc không uống rượu, những quy định không còn phù hợp khi gia đình có người chết... Đặt niềm tin vào Phật giáo (nơi mang lại cho con người một sức mạnh tinh thần to lớn) bảo đảm an sinh xã hội, là yêu cầu và điều kiện cần thiết giúp con người có thể giải tỏa căng thẳng do áp lực cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho sự ổn định, phát triển đất nước. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay, không thể phủ nhận rằng đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, công tác an sinh xã hội đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, đưa lại các giá trị tích cực trong xã hội, nhưng cũng còn nhiều khó khăn, thách thức, nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục, như: Tình trạng ô nhiễm môi trường khá nặng nề do khói bụi, do hóa chất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp,do chất thải công nghiệp, v.v... làm thiệt hại sản xuất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tỷ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo ngày càng tăng. Sự biến đổi của khí hậu, thiên tai lũ lụt, hạn hán, v.v... đẩy con người đứng trước các nguy cơ của bệnh dịch, nghèo đói. Sự tác động và phát triển của các ngành công nghiệp sẽ làm cho tình hình người nhập cư đến các thành phố lớn rất nhiều, khiến họ đứng trước những thách thức lớn bởi những biến đổi nhanh về thị trường, đất đai, biến đổi khí hậu, thiên tai... lối sống mà họ hình như chưa hề được chuẩn bị để đối phó. Cho nên, liên quan đến nhà ở, quyền sử dụng đất, điều kiện sinh hoạt không bảo đảm, lại bị đe dọa bởi bệnh tật và bạo lực. Hơn nữa, đời sống của nhân dân ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn như: thiếu việc làm, tình trạng tái nghèo, thiếu khả năng chăm sóc sức khỏe... Trong bối cảnh đó, rất cần sự tham gia của toàn xã hội vào an sinh xã hội. Cho nên, là một tôn giáo lớn tại Việt Nam, Phật giáo có điều kiện thuận lợi để tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội, góp phần chia sẻ gánh nặng với chính quyền và xã hội.
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 333 Phật giáo nói chung và tịnh xá Phú Cường nói riêng cần tiếp tục tổ chức cứu trợ từ thiện, chia sẻ mái ấm tình thương,giúp những người nghèo khổ, khó khăn (đặc biệt là các phật tử người dân tộc thiểu số) vượt qua được khó khăn trong cuộc sống và tồn tại trong xã hội để sự an sinh của họ được đảm bảo tốt đẹp. 4. Kết luận Từ ngày tịnh xá Phú Cường được thành lập (năm 2011) đến nay, song song với công tác xây dựng, công việc hoằng pháp và an sinh xã hội đến với người đồng bào dân tộc thiểu sồ JRai và Ba Na đạt nhiều kết quả khả quan. Với tinh thần “phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật”, “thương người như thể thương thân”, v.v... trong vòng 6 năm (từ 2013 - 2019), tịnh xá Phú Cường qua những việc thiện nguyện như kết hợp với các đoàn thiện nguyện khám bệnh, phát thuốc miễn phí; đào giếng; xây nhà tình thương; xây cầu, phát quà, v.v... đã đem ánh sáng Phật pháp đến các buôn làng xa xôi và giúp cho các phật tử người dân tộc thiểu số hiểu đạo Phật, đem lại cuộc sống an lành, họ biết học hỏi Phật pháp, thờ Phật nơi tư gia, thực hiện lời Phật dạy, giảm sát sanh, uống rượu, v.v... Đồng thời, có khoảng 2300 người dân tộc JRai và Ba Na (của 31 buôn làng) đã quy y Tam bảo, hướng theo đường thiện lành, chuyển hóa một số phong tục tập quá không còn phù hợp. Không những thế, từ nguyện vọng của các phật tử người đồng bào 2 dân tộc JRai và Ba Na và sự đồng ý của các cấp chính quyền và giáo hội Phật giáo tại địa phương, đã thành lập tịnh xá Ngọc Đồng (năm 2018) và hiện nay đang xin phép xây dựng tịnh xá Ngọc Chư cho hơn 500 phật tử đồng bào dân tộc JRai và Ba Na sinh hoạt. Từ đây nhận thấy, công tác an sinh xã hội góp phần tạo nên bản sắc văn hóa, đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng nước đất nước. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay, nhiều khó khăn, thách thức, nhiều hạn chế, yếu kém cần khắc phục, như: Tác hại từ tình trạng ô nhiễm môi trường, từ biến đổi của khí hậu, thiên tai lũ lụt, hạn hán; Sự tác động và phát triển của các ngành công nghiệp, v.v... khiến cho một số nhân dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn như: thiếu việc làm, tình trạng tái nghèo... Trong bối cảnh đó, rất cần sự tham gia của toàn xã hội vào an sinh xã hội. Cho nên, Phật giáo Việt Nam (trong đó có tịnh xá Phú Cường) cần tham gia tích cực vào công tác an sinh xã hội, giúp người nghèo khổ vượt qua được khó khăn trong cuộc sống, hướng về nơi an lành của Phật giáo.
  9. 334 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. TT.TS. Thích Nhật Từ, PGS.TS. Nguyễn Công Lý, Giáo hội Phật giáo Việt Nam 35 năm hình thành và phát triển, Nxb. Hồng Đức, 2016. 2. Bhikkhu Bodhi, Nguyên Nhật Trần Như Mai Việt dịch, Lời Phật dạy về sự hòa hợp trong cộng đồng và xã hội Hợp tuyển từ kinh tạng Pali, Nxb. Hồng Đức, 2017. 3. Viên Trí, Phật giáo qua lăng kính xã hội, Nxb. Hồng Đức, 2018. 4. Trần Quang Thuận, Phật giáo Việt Nam đi vào thời đại mới trước những thách thức văn hóa thời đại, Nxb. Hồng Đức, 2014. 5. Thích Trí Quang, Phật giáo nhập thế và phát triển, Nxb. Tôn giáo, năm 2008.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2