intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phật giáo Việt Nam với an sinh xã hội thời hiện đại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việt Nam đã có nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày càng có nhiều vấn đề xã hội phát sinh trở thành thách thức cho Việt Nam hướng đến an sinh xã hội bền vững. Bài viết Phật giáo Việt Nam với an sinh xã hội thời hiện đại trình bày các nội dung: Khái niệm và bản chất của an sinh xã hội; Phật giáo với công tác an sinh xã hội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phật giáo Việt Nam với an sinh xã hội thời hiện đại

  1. PHẬT GIÁO VIỆT NAM VỚI AN SINH XÃ HỘI THỜI HIỆN ĐẠI THÍCH GIÁC MINH HỮU1* Tóm tắt: Phật giáo đã tạo nên những kỳ tích vĩ đại cho dân tộc Việt Nam, không những về tinh thần hộ quốc trong quá khứ, mà còn góp phần ổn định “an sinh xã hội” qua công tác từ thiện và nhiều hoạt động khác, như: khóa tu mùa hè, hoằng pháp vùng sâu vùng xa, cây cầu nghĩa tình, ngôi nhà tình nghĩa, cứu trợ bão lụt… là chủ đề tham luận trong vài viết: “Phật giáo với an sinh xã hội thời hiện đại”. Từ khóa: Phật giáo với an sinh xã hội thời hội nhập và xu hướng toàn cầu hóa. Đặt vấn đề Với vị thế của mình Phật giáo có: “Truyền thống đồng hành cùng dân tộc của Phật giáo” [1, tr.4] nên Phật giáo đặc biệt quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội, góp phần ổn định và phát triển đất nước thời hội nhập quốc tế trong tinh thần: “Tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam trong quá trình hội nhập”[7]. Phật giáo đã tạo nên những kỳ tích vĩ đại cho dân tộc Việt Nam, không những về tinh thần hộ quốc trong quá khứ, mà còn góp phần ổn định an sinh xã hội và phát triển đất nước Việt Nam trong thời kì phát triển và hội nhập quốc tế hiện nay. 1. Khái niệm và bản chất của an sinh xã hội Đến năm 1941, Tổ chức Lao động Quốc tế, viết tắt là “ILO” chính thức dùng thuật ngữ này trong các Công ước Quốc tế. Nội dung của an sinh xã hội đã được ghi trong Tuyên ngôn nhân quyền do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948. Trong bản Tuyên ngôn có viết: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền hưởng an sinh xã hội. Quyền đó đặt cơ sở trên sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa cần cho nhân cách và sự tự do phát triển con người...”. Mỗi quốc gia có các cách hiểu khác nhau về vấn đề an sinh xã hội, nhưng theo (ILO) có * Chùa Khánh Ngọc, thôn Quần Ngọc, xã Khánh Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
  2. 1074 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... hiểu đơn giản là : “An sinh xã hội là sự bảo đảm của cộng đồng đối với các thành viên của mình thông qua một loạt biện pháp công nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do mất đi khả năng thu nhập để bảo đảm đời sống tối thiểu”. Điều 29, 34 Hiến pháp năm 2013 của nước ta có ghi: “Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội” và “Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội”, điều này cũng đã được cụ thể hoá trong nhiều văn bản như: Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Người cao tuổi, Luật Người khuyết tật… Trong thực tế, Việt Nam đã rất chú trọng đến các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo, đối tượng dễ bị tổn thương; chủ động phòng ngừa, giảm tới mức thấp nhất và khắc phục những rủi ro do tác động của kinh tế, xã hội, sự cố môi trường, phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo hiểm, khuyến khích và tạo điều kiện để mọi người tiếp cận, tham gia các loại hình bảo hiểm, mở rộng các hình thức giúp đỡ, cứu trợ, tăng độ bao phủ, nhất là đối với các đối tượng khó khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương… Như vậy, về mặt bản chất, an sinh xã hội góp phần đảm bảo thu nhập và đời sống cho các công dân trong xã hội, thông qua biện pháp chung với mục đích tạo ra sự an sinh cho mọi người trong xã hội. Bản chất của an sinh xã hội là góp phần bảo đảm đời sống cho mọi người trong xã hội có cuộc sống tốt đẹp, bình yên cho mọi người trong cộng đồng. Vì vậy, an sinh xã hội mang tính tính nhân văn cao đẹp. Vì vậy bảo đảm an sinh xã hội là yêu cầu, cần và đủ cho sự ổn định, phát triển của một quốc gia, bảo đảm cho công dân được hưởng quyền về an sinh xã hội. Bảo đảm an sinh xã hội là yêu cầu và điều kiện cần thiết của sự ổn định, phát triển đất nước, góp phần hiện thực hóa các quyền xã hội của mọi người dân. Việt Nam coi trọng việc phát triển bảo đảm an sinh xã hội, bảo đảm chất lượng sống cho người dân ngày càng được an toàn là thiết thực nhất thực hiện các quyền xã hội của mọi người, đồng thời, cũng là động lực và mục tiêu xuyên suốt của sự nghiệp đổi mới đất nước. Hệ thống an sinh xã hội bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tiếp cận dần với chuẩn mức quốc tế. Từ nhiều năm nay an sinh xã hội được xác định là một chính sách quan trọng nằm trong chiến lược phát triển của đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 và bổ sung, phát triển năm 2011 và đặc biệt Nghị quyết số 15-NQ/TW, ngày 1/6/2012, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020”, đã coi bảo đảm an sinh xã hội là nhiệm vụ thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản hình thành hệ thống an sinh xã hội, cho phép người dân tiếp cận được các dịch
  3. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1075 vụ công cơ bản ở mức tối thiểu [8] góp phần từng bước nâng cao cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của nhân dân. 2. Phật giáo với công tác an sinh xã hội Việt Nam trên đà đường hội nhập sâu vào đa phương quốc tế, thì Phật giáo cũng phải theo kịp tình hình hội nhập của dân tộc, nếu muốn tồn tại và phát triển cũng phải có: “hướng đi vào cuộc đời, vào xã hội có nhiều phương cách khác nhau, đó chính là phương tiện của chúng ta hành đạo” [3, tr.176]. Vai trò của Phật giáo đối với công tác an sinh cộng đồng, xã hội theo hướng nào?. Cơ sở lý luận để Phật giáo có thể làm tốt công tác an sinh xã hội, giúp người dân chính là: “Ở nhà hiếu thảo với cha mẹ, ra đường thì hộ quốc an dân, Ngồi một mình lo tu thân” [7]. Tức là Phật giáo phải đảm bảo một ba vế là: (Giúp nước an dân), là điểm tương đồng trong triết lý Phật giáo với lý tưởng của Đảng vì sự ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Trong báo cáo Chính trị tại Đại hội XI của Đảng ghi rõ: “Bảo đảm an sinh xã hội… trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt, có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương”. Chủ trương này phù hợp với tinh thần: “Phụng sự chúng sinh là cúng dường Phật” [4, tr.519]. Sự tương đồng về ý nghĩa này là một trong những cơ sở quan trọng, để Phật giáo song hành cùng với dân tộc Việt trong tồn tại và phát triển, thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo Đại thừa với các hoạt động từ thiện xã hội, hòa quyện cùng triết lý sống của dân tộc: “thương người như thể thương thân” [9]. Cũng là thể hiện tinh thần “mọi người có thể nắm tay nhau sống một cuộc sống an lành trên nền tảng Đạo lý từ bi bình đẳng của đức Phật” [10, tr.22]. Sự lương thiện của Phật giáo là một trong những nguồn gốc của chủ nghĩa nhân đạo và nhân văn sâu sắc, đề cao con người, lấy con người là trung tâm, là đối tượng có thể chuyển hóa tất cả với triết lý, quí trọng tinh thần bình đẳng, bác ái của đấng Giác Ngộ khi Người nói: “Ta là Phật đã thành, còn tất cả chúng sinh đều là Phật sẽ thành vị lai” [11, tr.292]. Tư tưởng bình đẳng, hòa bình của Phật giáo, lòng từ bi, trí tuệ vô úy, khuyên nhắc mọi người luôn lấy chữ hiếu hạnh làm đầu: “hạnh hiếu là hạnh Phật, tâm hiếu là tâm Phật” [2, tr.309], v.v. là những giá trị đạo đức, thiện lành cao thượng, thiết thực góp phần bảo vệ an sinh xã hội, khích lệ mọi người quan tâm đến cộng đồng, xã hội, coi trọng tính nhân văn, gắn bó với vạn vật tự nhiên. Phật giáo đề cao tinh thần sống đời an vui, hạnh phúc: “Cư trần lạc đạo” [12, tr.244], góp phần xây dựng lối sống có trách nhiệm, không tham luyến trần tục, không bám lấy lợi ích vật chất, sống thanh cao, tự tại. Chính thái độ vô tư, không câu nệ tiểu tiết trong việc cưu mang, cứu vớt những số phận bất hạnh mà Phật giáo đã cảm hoá những con người, dẫn dắt họ làm điều lành, từ bỏ lối sống vị
  4. 1076 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... kỉ để quan tâm đến cộng đồng và xã hội. Sự lan tỏa đạo đức và triết lý Phật giáo một phần đã cảm hóa con người, các tăng ni, phật tử thường xuyên học tập chánh pháp, tu luyện bản thân. Đó là điều quan trọng tạo điều kiện cho Phật giáo truyền bá sâu rộng và góp phần nâng cao những giá trị đạo đức và lối sống cho con người Việt Nam trong thời hiện đại. Phật giáo xoay quanh trục (Giới - Định - Tuệ) và được coi là gắn bó với dân tộc Việt Nam lâu đời nhất, thì vấn đề “an sinh xã hội” cũng được vận dụng theo lời dạy là đem hết khả năng của mình kết hợp với tinh thần nhập thế cứu độ chúng sinh, phụng sự Đạo Pháp và Dân Tộc trong triết lý: “Phật pháp bất ly thế gian pháp” [13, tr.156], tinh thần ban vui, cứu khổ của Phật giáo được phát huy sâu rộng, gắn bó chặt chẽ cùng dân tộc Việt từ bao đời. Phật giáo quan niệm bốn tâm rộng lớn: “Tứ vô lượng tâm” [14, tr.102, 115]. Đây là nhân tố chủ yếu gúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, định hướng hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người. Phật giáo luôn khuyến khích mọi người tu đức, làm thiện chính là con đường giúp cho đời sống an lạc, thảnh thơi, không còn khổ: “Ðức Phật ra đời nhằm mục đích cứu độ chúng sinh ra khỏi vòng sanh tử luân hồi” [17, tr.293]. Phật giáo luôn đề cao tinh thần vô ngã, vị tha, khuyên con người sống có trách nhiệm với cộng đồng và muôn loài, thể hiện lòng nhân ái của mình với người khác qua vấn đề “an sinh xã hội” được thể hiện trong tinh thần ban vui, cứu khổ, cứu nạn của Phật giáo. Không chỉ là sự giúp đỡ nhân sinh bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn bằng những hành động mang tính thực tiễn, thiết thực, cụ thể như: “việc ủng hộ xóa đói giảm nghèo, xây nhà tình nghĩa, cứu trợ nan nhân bị thiên tai, v.v.”, góp phần quan trọng trong việc ổn định cuộc sống. Để thực hiện vai trò từ thiện xã hội Phật giáo thường xuyên tổ chức cứu trợ từ thiện, chia sẻ mái ấm tình thương đối với các mảnh đời bất hạnh, thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội yếu thế có thể mau chóng hoà nhập cộng đồng. Tuy nhiên, khi thực hiện vai trò bảo trợ và cứu trợ xã hội Phật giáo đã thể hiện rõ vai trò của Phật giáo luôn đề cao giá trị nhân văn, giá trị con người, đề cao trách nhiệm đối xã hội trong quá trình thực hiện công tác “an sinh xã hội” của Phật giáo theo cơ sở dữ liệu số cung cấp: “Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã xây dựng 25 bệnh viện miễn phí, 655 phòng phát thuốc, 196 lớp học tình thương cho trẻ em đường phố, 116 nhà từ thiện” [18]. Với tinh thần từ bi cứu khổ của Tăng ni, Phật tử cả nước đã nỗ lực: “cứu trợ đồng bào các tỉnh miền Bắc, miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long bị lũ lụt tàn phá; thăm và tặng quà cho đồng bào dân tộc các tỉnh Tây Nguyên, Tây Bắc; xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương; ủng hộ chiến sĩ biên phòng, hải đảo; thăm
  5. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1077 viếng thương bệnh binh và bệnh nhân nghèo khó tại các bệnh viện, trại tâm thần, nhà dưỡng lão; xây giếng, mổ mắt, tặng xe lăn và xe đạp, tặng học bổng cho người nghèo; xây cầu bê tông, đắp đường giao thông nông thôn; hiến máu nhân đạo, đóng góp quỹ vì người nghèo, học sinh hiếu học, giúp phụ nữ nghèo vượt khó; mổ chữa trị bệnh tim cho nhiều cháu bé; phát quà Tết, quà Trung thu cho các cháu thiếu nhi; cung cấp bữa ăn từ thiện cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện, phòng khám đa khoa…). Từ năm 1981 - 2011. “Các hoạt động từ thiện thu được kết quả to lớn, ước đạt hơn 2.020 tỉ đồng” [18]. Phật tử ở khắp các địa phương đều tích cực tuyên truyền xây dựng đời sống kinh tế, phát triển lâu dài. Các tăng ni, phật tử động viên nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau. Ở nhiều nơi, bà con phật tử có các chương trình tương trợ lao động, góp vốn, giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh. Phật giáo đã làm cho đời sống an sinh - xã hội có những phát triển đột phá, nhiều trường hợp người dân thoát nghèo, trong đó có một bộ phận vươn lên làm giàu. Trong hoạt động từ thiện, ngày càng xuất hiện nhiều chùa tiêu biểu ở Tp. Hồ Chí Minh như: chùa Ấn Quang, Vĩnh Nghiêm, Diệu Giác, Kim Liên, tịnh xá Trung Tâm, tịnh xá Lộc Uyển, chùa Quán Âm, Dược Sư , v.v... “Chùa Lâm Quang tọa lạc tại số 301 bến Bình Đông, phường 14, quận 8, Tp. Hồ Chí Minh nhận tất cả các cụ già là nữ (tuổi từ 55 - 80), không người thân, đặc biệt là những cụ bị bệnh tật” [18]. Trong những năm qua đã có 115 cụ sống tại chùa… Qua các hình thức từ thiện xã hội, Phật giáo kết nối với nhiều tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ, tạo nên tính liên kết an sinh xã hội rộng rãi. Ý nghĩa của điều này là khơi dậy lòng nhân ái, phát huy giá trị nhân bản, hình thành lối sống cao đẹp trong nhiều tầng lớp xã hội khác nhau… Như vậy, những hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo mang đến cho con người sự hỗ trợ vật chất trong lúc cần thiết, đồng thời cũng là một niềm an ủi tinh thần lớn lao cho những ai được tiếp cận, thụ hưởng. Cùng với Nhà nước và các tổ chức khác trong các hoạt động từ thiện xã hội, giáo hội Phật giáo Việt Nam đã hỗ trợ người dân, góp phần lớn cho việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của các hoạt động an sinh xã hội: “An sinh xã hội và phúc lợi xã hội là hệ thống các chính sách và giải pháp nhằm vừa bảo vệ mức sống tối thiểu của người dân trước những rủi ro và tác động bất thường về kinh tế, xã hội và môi trường, vừa góp phần không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân” [18]. Tuy nhiên, mức độ, phạm vi an sinh xã hội và phúc lợi xã hội của các nước có sự khác nhau, tuỳ thuộc vào sự phát triển và chính sách của quốc gia. Những hoạt động hành thiện, giúp người, cứu đời của Phật giáo Việt Nam mang một ý nghĩa quan trọng, góp phần cùng nhau nỗ lực thực hiện “an
  6. 1078 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... sinh xã hội” vì sự phát triển cộng đồng, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa đạo với đời, phản ánh rõ nét chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam là đáng ghi nhận. Đặc biệt quan tâm tới công tác giáo dục, định hướng phát triển nhân sinh trong thời đại hội nhập. Khác với những tổ chức cứu trợ xã hội đơn thuần, Phật giáo còn mang lại sức mạnh tinh thần to lớn cho những người biết đặt niềm tin đúng nơi Phật giáo, giúp cho người có thể giải tỏa những áp lực trong cuộc sống hiệu quả và lâu dài. Để thực hiện tốt an sinh xã hội, Phật giáo ngoài những hỗ trợ tức thời, trước mắt, còn phòng ngừa những vấn đề tiêu cực xảy đến với các cái nhân, cộng đồng, xã hội, thông qua các hoạt động giáo dục. Các trung tâm bảo trợ xã hội, nuôi trẻ mồ côi, trẻ khuyết tật, người già không neo đơn được thành lập. Các chương trình tiếp sức mùa thi, khoá tu mùa hè, v.v. đang được triển khai rộng trên toàn quốc. Nhiều nơi còn tổ chức dạy học cho trẻ vào các buổi tối, các ngày cuối tuần, dịp hè; nhiều chùa là điểm đến nương tựa đèn sách cho sinh viên nghèo suốt những năm đại học. Điều đó giúp cho Phật giáo gần với đời hơn. Giúp đỡ cho nhiều cảnh đời khó khăn, cứu được nhiều tâm hồn lầm lạc. Nhiều trẻ đã trưởng thành từ các trung tâm bảo trợ xã hội của Phật giáo để trở thành các giáo sư, nhà giáo, bác sĩ, doanh nhân, v.v. trở thành những công dân có ích, góp phần không nhỏ cho sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Phật giáo với mục đích cuối cùng là giải thoát, nhưng không có nghĩa là xuất thế lánh đời, mà ngược lại Phật giáo mang ý thức về cộng đồng với một tinh thần trách nhiệm xã hội cao cả: “cho Phạm hạnh này được tồn tại lâu dài, được an trú lâu dài, vì hạnh phúc của muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người” [15, tr.457]. Hành động vì lợi ích chung cho tất cả mọi người, chính là sự hoàn thành đầy đủ, tận tâm, tận lực thực hiện mọi nghĩa vụ và bổn phận của một công dân trong xã hội, chứ không phải là trốn tránh xã hội. Có lẽ vì thế mà “hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh” luôn được đề cao. Mặc dù, Phật giáo không có khái niệm “trách nhiệm xã hội”, song tinh thần trách nhiệm xã hội đã có trong tư tưởng của Phật giáo. Kinh Địa Tạng có câu: “Địa ngục vị không, thệ bất thành Phật. Chúng sinh độ tận, phương chứng Bồ đề” [16, tr.39]. Trong Phật giáo những việc làm như phóng sanh, tu phước, làm việc thiện chính là con đường để giúp con người có được một cuộc sống bình an, thoát khỏi tai họa. Ngoài ra còn nhắc đến tinh thần vô ngã, vị tha, tức khuyên con người sống có trách nhiệm với cộng đồng, biết thể hiện lòng nhân ái của mình đến với người khác. Trách nhiệm xã hội của Phật giáo chính là nêu giương đạo đức, là tinh thần luôn xả thân vị kỉ, quan tâm tới người khác. Nhiều giáo lý căn bản của nhà Phật cũng là các đức hạnh căn bản, và các đức hạnh đó cũng thể hiện trách nhiệm đối với người khác, đối với nhân sinh, đối với xã hội. Do đó, Phật giáo có nền tảng
  7. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1079 đạo đức là năm giới, tứ vô lượng, lục độ, tứ nhiếp pháp, duyên khởi… Phật giáo luôn kêu gọi bình đẳng giữa người với người, thúc đẩy sự hòa hợp trong xã hội. Chủ trương chúng sinh bình đẳng, các nước hòa bình, kêu gọi từ bi tế thế, đây là sự thể hiện cao nhất trách nhiệm xã hội của Phật giáo. Do đó, trong quá trình thực hiện công tác bảo trợ xã hội, cứu trợ xã hội nói riêng và công tác an sinh xã hội nói chung. Quan niệm về trách nhiệm xã hội của Phật giáo còn thể hiện qua tình cảm, sự quan hoài của Phật giáo đối với xã hội và nhân sinh, cụ thể là triết lý, ý nguyện cứu độ những người không có duyên chính là thể hiện một tình cảm vô điều kiện, không vì bất cứ một lý do gì, cũng không phải vì thỏa mãn cái tôi, mà thuần tuý là một hành động thiện tự nhiên. Theo tinh thần: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính” [5, tr.90]. chúng ta có thể suy luận rằng Phật giáo quan niệm tất cả mọi người đều bình đẳng với nhau, tự do ngay từ lúc sinh ra, vì vậy con người bình đẳng với nhau cả về nhân phẩm, quyền lợi và trách nhiệm. Chính vì thế, trong quá trình nhập thế hành đạo, Phật giáo đã sẵn sàng giúp đỡ tất cả mọi người, mọi giai tầng trong xã hội một cách vô điều kiện, hướng con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ, có từ thuyết duyên khởi: “cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt” [6, tr.259]. Phật giáo đã tìm thấy mối tương quan giữa mọi vật, mọi việc, giữa những con người khác nhau trong xã hội. Có lẽ vì thế, Phật giáo có sức mạnh quy tụ rất lớn mọi tầng lớp trong xã hội, tạo nên các mối dây liên hệ, khơi dậy được các giá trị nhân văn, nhân ái truyền thống của dân tộc, hướng con người vun đắp thiện tâm. Các chương trình an sinh xã hội, vì cộng đồng của Phật giáo đều có sức thu hút và lan tỏa rộng rãi trong xã hội, có ảnh hưởng tích cực tới đời sống tâm hồn con người Việt Nam. Thông qua các chương trình giáo dục, các chương trình vì cộng đồng, Phật giáo đã đi vào lối sống, nếp nghĩ của nhiều người dân Việt Nam từ những chuyện ăn ở, sinh hoạt hàng ngày đến những chuyện đạo đức, v.v. Điều này không chỉ khẳng định những giá trị tích cực mà Phật giáo đã mang lại cho xã hội và còn khẳng định sự tồn tại đúng đắn và sức sống của Phật giáo. Trong quá trình thực hiện hội nhập kinh tế ở Việt Nam hiện nay, không thể phủ nhận rằng, công tác an sinh xã hội đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ, đưa lại các giá trị tích cực trong xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều vấn đề nổi cộm chưa được giải quyết đang cần sự chung tay góp sức của các tổ chức xã hội như: Tình trạng nghèo đói và kết quả giảm nghèo chưa bền vững, chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Phân hóa giàu nghèo có xu hướng tăng, chênh lệch về thu nhập, chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị vẫn rất cao, đời sống người nông dân ngày càng bấp bênh, xã hội nông thôn Việt Nam còn nhiều khó
  8. 1080 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... khăn và buộc phải có chính sách: giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng, môi trường, tình trạng ô nhiễm môi trường khá nặng nề do khói bụi, do chất thải công nghiệp, hóa chất sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, v.v., làm thiệt hại sản xuất, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, tỷ lệ người mắc bệnh hiểm nghèo ngày càng tăng. Sự biến đổi của khí hậu, thiên tai lũ lụt, hạn hán, v.v. đẩy con người đứng trước các nguy cơ của bệnh dịch, nghèo đói, tình hình người nhập cư đến các thành phố lớn là đáng báo động đẩy họ đứng trước những thách thức lớn bởi những biến đổi nhanh về thị trường, đất đai, nghề nghiệp, lối sống mà họ hình như chưa hề được chuẩn bị để đối phó. Sự tác động và phát triển của các ngành công nghiệp, sẽ làm cho người nghèo đô thị, công nhân lao động rất dễ bị tổn thương bởi nhiều lý do như biến động về kinh tế, chính trị, xã hội trong quá trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam hiện nay đã, đang còn xuất hiện những vấn đề khó khăn, làm trở ngại cho quá trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Giải quyết những vấn đề này đòi hỏi phải có thời gian, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà nước và Phật giáo để góp phần giải quyết những vấn đề an sinh xã hội phát sinh trong thời đại hội nhập có hiệu quả hơn. 3. Kết luận Việt Nam đã có nhiều thành tựu nổi bật trong quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng. Ngày càng có nhiều vấn đề xã hội phát sinh trở thành thách thức cho Việt Nam hướng đến an sinh xã hội bền vững. Đảm bảo phát triển bền vững cho xã hội thì Phật giáo ngày càng phải đóng vai trò quan trọng hơn để góp phần hỗ trợ với Nhà nước thực hiện tốt công tác “an sinh xã hội” trong điều kiện mới của Phật giáo. Đồng thời khẳng định sự đồng hành của Phật giáo đối với sự phát triển của dân tộc trong thời kỳ hội nhập quốc tế. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Lê Cung (2014), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam (1964-1968), Nxb Thuận Hóa, Huế. 2. Ban Giáo dục Tăng ti TW (2012) Hội thảo Khoa học: Giáo dục Phật giáo - Định hướng và phát triển, vận dụng tư tưởng Phật giáo vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh - sinh viên Việt Nam hiện nay, Lưu hành nội bộ. 3. HT. Thích Trí Quảng (2002), Những Bài giảng về Hoằng pháp và Trụ trì, vài suy nghĩ về hoằng pháp trong thời hiện đại, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
  9. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 1081 4. Thích Chơn Thiện (2009), Phật học khái luận, Tiết 2. Liên hệ giữa chư tăng và cư sĩ, Nxb Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh. 5. HT. Thích Trí Quang dịch (1999) Kinh Địa Tạng, Ghi về Địa Tạng Đại Sĩ, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh. 6. Hạnh Cơ (2009) Lược giải những pháp số căn bản, Ba ngôi báu, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. 7. Thích Phước Đạt (2019), Tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam trong tiến trình hội nhập, thuvienhoasen.org. Cập nhật ngày 25/10/2019 8. Đảm bảo các dịch vụ công: y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin. 9. Thương người như thể thương thân. tailieuvanmau.vn. 10. Thích Thiện Siêu (2002) Tỏa ánh Từ Quang, Tập 2. Xã hội Ấn Độ trong thời Đức Phật, Nxb Tp. Hồ Chí Minh. 11. HT: Thích Phước Sơn (2009) Phật học Khái yếu, đạo Phật qua nhãn quan của giới tri thức, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp. Hồ Chí Minh. 12. Nguyễn Lang (2009) Việt Nam Phật giáo sử luận, Tập 1, Chương 12: Trần Nhân Tông và Thiền phái Trúc lâm, Nxb Văn học, Hà Nội, 2009. 13. Thích Như Tịnh (2008) Hành trạng chư Thiền Đức xứ Quảng, 28. Hòa thượng Thích Long Trí, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 14. Tỷ-kheo Thích Quang Nhuận (2014) Phật học khái lược 2, 12. Tứ Vô Lượng Tâm, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 15. HT. Thích Minh Châu dịch (1991) Kinh Trường bộ 2, 29. Kinh Thanh Tịnh, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh. 16. HT. Thích Trí Quang dịch (1999) Kinh Địa Tạng, Ghi về Địa Tạng Đại Sĩ, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, Tp. Hồ Chí Minh. 17. HT. Thích Thiện Hoa (2012) Phật học phổ thông 1, Khóa II, Bài thứ tám: Tứ Nhiếp pháp, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 18. Dữ liệu số Giáo hội Phật giáo: www.vbgh.vn/index.ban-tu-thien-xa-hoi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2