Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội với công tác an sinh xã hội hiện nay
lượt xem 2
download
Bài viết Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội với công tác an sinh xã hội hiện nay trình bày các nội dung chính sau: Phật giáo với vấn đề an sinh xã hội; Phật giáo thành phố Hà Nội với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn lịch sử hiện nay; Tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa và vận động tăng, ni, phật tử, các nhà hảo tâm ủng hộ các phong trào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội với công tác an sinh xã hội hiện nay
- GIÁO HỘI PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ HÀ NỘI VỚI CÔNG TÁC AN SINH XÃ HỘI HIỆN NAY GS.TS. NGUYỄN NGỌC CƠ1* ThS. TRƯƠNG VĂN HIỆP** Tóm tắt: Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ hàng ngàn năm trước và cho đến nay giáo lý đạo Phật đã thấm sâu vào đời sống văn hóa của các cộng đồng dân cư nước ta. Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã có nhiều đóng góp trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Với phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”và với mong muốn mang lại cho con người cuộc sống hạnh phúc, an lạc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng vận động tăng ni, phật tử cả nước sống trong chánh tín để ánh sáng giác ngộ của phật pháp đi vào đời sống thực tiễn, tích cực triển khai các hoạt động cứu khổ độ sinh, đảm bảo an sinh xã hội, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo nên nét đẹp văn hóa, thấm đượm tình nghĩa đồng loại, đồng bào. Hà Nội là thủ đô của cả nước, đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Từ khi mở rộng địa giới đến nay, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội, Hà Nội cũng đứng trước nhiều vấn đề nan giải, như: thất nghiệp, nghèo đói, trẻ em lang thang, khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội gia tăng, môi trường bị tàn phá, tệ nạn xã hội phát triển mạnh… Các vấn đề này đang trở thành thách thức trong việc hướng đến sự phát triển hài hòa. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, Phật giáo ngày càng có vai trò quan trọng, góp phần hỗ trợ Nhà nước thực hiện tốt công tác an sinh và đảm bảo công bằng xã hội. Với những đóng góp to lớn, tích cực vào công tác an sinh xã hội, Hội Phật giáo thành phố đã và đang khẳng định vai trò đặc biệt của mình trong đời sống xã hội, đồng thời khẳng định được sức sống của Phật giáo trong sự phát triển của dân tộc qua các thời kỳ lịch sử. 1. Phật giáo với vấn đề an sinh xã hội Ngay từ buổi đầu hình thành, Phật giáo đã thể hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn chúng sinh. Trong giáo lý của đức Phật có “Lục độ” tức sáu hạnh của Bồ tát (Bố thí, * Khoa Lịch sử, Trường ĐHSP Hà Nội. ** Trường Đại học Giao thông Vận tải, Hà Nội.
- 142 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ), là con đường dẫn đến sự giác ngộ. Trong “Lục độ”, độ đầu tiên là thực hành bố thí, tức là đề cao những người có lòng thương và hành động về lòng thương rộng lớn đối với tất cả người và vật. Đồng thời, giáo lý Phật giáo cũng quan niệm con người cần có lòng từ, bi, hỉ, xả (Tứ vô lượng tâm) để đi đến con đường giải thoát, đây là nhân tố chủ yếu giúp phát triển tâm từ bi, hạnh cứu khổ, đưa đến việc định hướng cho mọi hoạt động của Phật giáo cho con người và vì con người. Ngoài ra, các kinh Khuyến phát bồ đề tâm văn, Diệu pháp Liên Hoa kinh,… đều nhắc đến tinh thần vô ngã, vị tha, tức khuyên con người sống có trách nhiệm với cộng đồng, biết thể hiện lòng nhân ái của mình đến với người khác. Đạo Phật luôn đề cao lòng từ bi, nhân ái. Khi vào Việt Nam, tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo nhanh chóng hòa quyện cùng những triết lý sống của dân tộc Việt: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”... Đây là nguyên nhân quan trọng giúp cho Phật giáo gắn bó keo sơn và đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Hoạt động từ thiện không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một biểu hiện quan trọng chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo. Ở góc nhìn tôn giáo học, chức năng hỗ trợ xã hội được hiểu: “Dù ít hay nhiều, con người thường phải đối mặt với khó khăn, hiểm nguy, thất bai, thiên tai, bệnh tật,… cái chết của những những người thân thuộc, yêu quí và cái chết của chính bản thân mình. Trong những lúc như thế, cuộc sống con người rất dễ bị tổn thương và trở nên vô nghĩa, niềm tin tôn giáo giúp cho con người khó bị rơi vào tuyệt vọng hơn. Một số tôn giáo còn cung cấp cho con người những biện pháp cầu nguyện, cúng bái thần linh trong niềm tin rằng rằng những việc làm như vậy sẽ giúp cải thiện được tình hình”1. Ở đây, chức năng này của tôn giáo không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ con người bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn biểu hiện thông qua những hành động mang tính thực tiễn, nổi bật là sự hỗ trợ vật chất trong hoạt động hành đạo, góp phần trong công tác an sinh xã hội. Phật giáo, một tổ chức xã hội lớn và có uy tín ở Việt Nam, trước nay đã là nguồn vốn xã hội quan trọng, đồng cùng nhà nước và các tổ chức khác trong các hoạt động từ thiện xã hội để hỗ trợ người dân, góp phần lớn cho việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội của nước ta. Tinh thần Phật giáo và dân tộc Việt Nam đều mang tính nhân văn sâu sắc, cùng hướng đến những con người chẳng may gặp bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, những hoạt động hành thiện, giúp người, cứu đời của Phật giáo còn mang một ý 1 Trần Hồng Liên, Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2010, trang 14.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 143 nghĩa quan trọng khác là góp phần cùng nhau nỗ lực thực hiện an sinh, phúc lợi xã hội vì sự phát triển cộng đồng, thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa đạo với đời, phản ánh rõ nét chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam. 2. Phật giáo thành phố Hà Nội với công tác an sinh xã hội trong giai đoạn lịch sử hiện nay 2.1. Thành lập hệ thống Tuệ Tĩnh đường, phòng khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân Trước tình hình quá tải tại các bệnh viện, nhu cầu được khám, chữa bệnh của người dân tăng cao, đồng thời góp phần chia sẻ với nhân dân những khó khăn trong lĩnh vực y tế mà Nhà nước chưa thể đáp ứng kịp thời, Hội Ðông y thành phố Hà Nội kết hợp Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội xây dựng một số trung tâm Tuệ Tĩnh đường tại chùa để khám chữa bệnh nhân đạo, miễn phí cho người dân, nhất là các gia đình chính sách, người nghèo, người tàn tật. Trong số những Tuệ Tĩnh Đường được thành lập, tiêu biểu là Trung tâm khám chữa bệnh Tuệ Tĩnh đường tại chùa Vạn Phúc (xã Phủ Lỗ - huyện Sóc Sơn - Hà Nội) và Trung tâm khám chữa bệnh Tuệ Tĩnh đường II tại chùa Ðại Phúc (phường Ðại Mỗ - quận Nam Từ Liêm - Hà Nội). Tuệ Tĩnh Đường Vạn Phúc được thành lập vào tháng 10 năm 2017. Đây là Trung tâm Tuệ Tĩnh Đường đầu tiên và cũng là sự tiếp nối của những hoạt động khám chữa bệnh, phát thuốc từ thiện tới các đối tượng chính sách, đồng bảo nghèo ở vùng sâu vùng xa mà chùa đã thực hiện trong nhiều năm qua nhằm mục đích: “Tuyên truyền, tư vấn, hướng dẫn, bảo vệ sức khỏe bằng phương pháp y học cổ truyền dân tộc; Khám chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, nhân dân và Phật tử khi có nhu cầu; Tuyên truyền tinh thần của Thiền sư Tuệ Tĩnh theo phương châm “Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”, khuyến khích tăng ni, phật tử trồng thuốc nam ở gia đình, quanh chùa vừa làm cảnh vừa làm thuốc và thu trữ thuốc theo thời vụ để có sẵn thuốc chữa bệnh kịp thời”1. Hoạt động chính của Tuệ Tĩnh đường Vạn Phúc là khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân địa phương và các vùng lân cận. Hiện tại, công tác khám chữa bệnh được tổ chức vào thứ bảy và chủ nhật hàng tuần. Nguồn kinh phí hoạt động do nhà chùa phát tâm kêu gọi nhân dân phật tử đóng góp. Sau gần một năm hoạt động, Tuệ Tĩnh đường Vạn Phúc đã khám chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền cho hơn 2000 bệnh nhân là đối tượng chính sách, người nghèo… Với tổng kinh phí trên 500 triệu đồng2. 1 https://nguoiphattu.com/tin-tuc/mien-bac/11606-ha-noi-le-khai-truong-tue-tinh-duong-tai-chua-van-phuc.html. 2 https://www.phatsuonline.com/chua-van-phuc-kham-tu-van-suc-khoe-cho-benh-nhan-nhiem-chat-doc-da-cam-tp-ha-noi.
- 144 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Từ mô hình này, Hội Ðông y và Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã đưa ra mục tiêu phấn đấu mỗi năm đưa vào hoạt động ba trung tâm Tuệ Tĩnh Đường, để mỗi quận, huyện có một trung tâm trợ giúp người bệnh. Đầu năm 2018, Trung tâm khám chữa bệnh Tuệ Tĩnh, Đường II tại chùa Ðại Phúc (phường Ðại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, Tp. Hà Nội) chính thức khai trương để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, góp phần vào việc chăm lo sức khỏe cộng đồng. Hiện tại, Tuệ Tĩnh đường Đại Phúc đang tổ chức khám, tư vấn miễn phí cho người dân vào hai ngày cuối tuần và đang nghiên cứu để tư vấn sức khoẻ cho nhân dân vào tất cả các ngày trong tuần. Bên cạnh hệ thống Tuệ Tĩnh đường, các phòng khám chữa bệnh miễn phí cho nhân dân tại các chùa cũng được thành lập, tiêu biểu như các chùa Trăm Gian (xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, Tp. Hà Nội), chùa Linh Sơn (phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội), chùa Liên Phái (phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội). Chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ, Tp. Hà Nội) không chỉ được biết đến như một ngôi chùa cổ, có kiến trúc độc đáo, mà còn nổi tiếng là ngôi chùa có nhiều đóng góp cho công tác an sinh xã hội. Trên góc độ trợ giúp y tế, từ rất sớm, nhà chùa đã mở “phòng khám từ thiện” để tổ chức các buổi khám chữa bệnh miễn phí cho người dân với sự tham gia cộng tác của hàng chục giáo sư, bác sĩ có lòng hảo tâm, ưa hành thiện ở những bệnh viện lớn Hà Nội. Trải qua hơn 20 năm, các hoạt động khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí vẫn diễn ra đều đặn vào những ngày cuối tuần. Chính nhờ hoạt động thăm khám diễn ra thường xuyên, nên nhiều người dân đã phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Phát huy tinh thần tương thân tương ái, lòng từ bi của Đức Phật, các chùa Linh Sơn và chùa Liên Phái đã kết hợp cùng các bác sỹ, y sỹ, lương y của Hội Đông y, bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương và các bệnh viện trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành lập hai phòng khám nhân đạo. Trong hàng chục năm qua, những phòng khám nhân đạo này luôn duy trì và phát huy tốt hoạt động khám chữa bệnh. Đã có hàng nghìn người thuộc các gia đình chính sách, cựu quân nhân, thanh niên xung phong, nạn nhân chất độc da cam, người khuyết tật, người già neo đơn, Phật tử được khám chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí. Với tâm nguyện “vừa chữa thân bệnh và chữa tâm bệnh”, đồng thời phát huy tinh thần “từ bi cứu khổ cứu nạn” của Phật giáo và đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam, các Tuệ Tĩnh đường với các phòng khám chữa bệnh miễn
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 145 phí đã có những hoạt động thiết thực đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng, đồng thời góp phần làm giảm bớt gánh nặng cho y tế Nhà nước nhất là với các đối tượng như dân nghèo, trẻ em bị khuyết tật và những người nhiễm HIV/ AIDS. Qua thực tiễn khám chữa bệnh nhân đạo của các cơ sở Phật giáo, đã tạo nên sự gắn bó giữa đạo với đời góp phần khẳng định bản chất nhân ái của Phật giáo. 2.2. Thành lập Trung tâm Tư vấn, nuôi dưỡng người nhiễm HIV/AIDS Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á là khu vực đang chịu nhiều tác động mạnh theo chiều hướng dịch chuyển của đại dịch HIV/AIDS trên thế giới. Do vậy, Đảng và Nhà nước đã coi HIV/AIDS không chỉ là vấn đề y tế mà còn là vấn đề xã hội, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn dân, các cấp, các ngành, các tôn giáo cùng tham gia vào công cuộc phòng, chống. Trong những năm qua, cuộc chiến chống HIV/AIDS ở Việt Nam là cuộc chiến của toàn xã hội, trong đó tôn giáo có nhiều thế mạnh và cũng đã tham gia rất tích cực vào chương trình này. An ủi và hàn gắn là một trong những chức năng thực tiễn của tôn giáo. Những bệnh nhân nhiễm HIV, ngoài việc mang trong mình những mầm bệnh, thường có hành vi tâm lý thất thường như cuồng sảng, lệch lạc nhận thức, trầm uất, lo lắng... Vì vậy, bên cạnh việc điều trị thân bệnh, họ rất cần điều trị bằng tâm lý. Điều này, trong thực tiễn, nhà chùa là những môi trường tư vấn hiệu quả nhất, các tăng ni là những nhà tâm lý tư vấn nghiệp dư với cách cung ứng điều trị tâm lý tốt nhất, phù hợp nhất. Với tinh thần nhập thế, Phật giáo góp phần cùng toàn nhân loại ngăn chặn bệnh dịch thế kỷ HIV/AIDS và xoa dịu nỗi đau của những người không may bị nhiễm bệnh. Trong nhiều năm qua, tại các chùa Pháp Vân (Hoàng Mai), Bồ Đề (Long Biên) đã sớm thành lập cơ sở nuôi người nhiễm HIV/AIDS cũng như thành lập các trung tâm tư vấn phòng chống HIV/AIDS. Chùa Pháp Vân là một ngôi Cổ Tự, nằm ở phía Nam Hà Nội, thuộc Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai. Đã nhiều năm nay, ngôi chùa được biết đến với những phong trào nổi bật như từ thiện, an sinh xã hội và đặc biệt là hỗ trợ những người bị nhiễm HIV/AISD. Xuất phát từ yêu cầu của nhiều gia đình phật tử có người thân không may mang trong mình căn bệnh thế kỷ này, sư thầy Thích Thanh Huân rất thương tâm và đã ấp ủ kế hoạch muốn làm một việc gì đó để giúp đỡ họ. Sau những khoá tập huấn và những chuyến đi thực tế nước ngoài, sư thầy đã học được nhiều kinh nghiệm bổ ích để áp dụng tại các ngôi chùa ở Việt Nam. Với trách nhiệm của người tu sĩ, đứng trước nỗi đau khổ của nhân loại, sư thầy Thích Thanh Huân đã họp nhóm giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS. Được sự giúp đỡ của Ủy ban
- 146 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thành hội Phật giáo Hà Nội, cùng các cấp chính quyền và nhân dân phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, chùa Pháp Vân không chỉ trở thành nơi sinh hoạt thường xuyên của những người nhiễm HIV/AIDS, đây còn là nơi Thành hội Phật giáo Hà Nội đặt văn phòng tư vấn chăm sóc giúp đỡ người bệnh do chính sư thầy Thích Thanh Huân làm Phó văn phòng. Để hoạt động tư vấn có hiệu quả, sư thầy đã thành lập câu lạc bộ Hương Sen. Đến nay, câu lạc bộ đã có hơn 300 thành viên tham gia với bốn thành phần: tu sĩ, tình nguyện viên, người có HIV và cộng đồng thiện nguyện, trong đó có 16 người làm nòng cốt và 40 thành viên thường trực. Hàng tuần, các thành viên câu lạc bộ tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về HIV/AIDS. Trong các buổi sinh hoạt, câu lạc bộ thường mời các bác sỹ, chuyên gia đến giảng bài về HIV/AIDS và sinh hoạt với hội viên. Với những kiến thức đã được tập huấn, các thành viên câu lạc bộ lại tuyên truyền trong cộng đồng và tham gia tư vấn tại văn phòng. Chùa Bồ Đề cũng được biết đến là một trong những cơ sở tư vấn và nuôi dưỡng người nhiễm HIV/AIDS ở Hà Nội. Với truyền thống đạo đức, luân lý của dân tộc Việt Nam trên tinh thần “lá lành đùm lá rách” và tâm nguyện “phục vụ chúng sinh là thiết thực cúng dàng Chư Phật”, nhà chùa đã mở rộng vòng tay nhân ái, xiết chặt tình thương giữa người với người trong xã hội, là nơi gắn kết cộng đồng, là địa chỉ tin cậy cho những người nhiễm HIV. Hiện nay, chùa đang chăm sóc một số cháu nhiễm HIV, đồng thời cũng là địa chỉ tin cậy luôn mở rộng vòng tay tiếp tục đón nhận những mảnh đời bất hạnh, những trẻ thơ thiếu may mắn bị nhiễm HIV. Những hoạt động trên đây là những việc làm mang ý nghĩa xã hội rất lớn, góp phần cứu rỗi những con người lầm lạc và giúp xóa đi sự kỳ thị, mặc cảm, đồng thời góp phần hạn chế sự lây lan của căn bệnh thế kỷ này trong cộng đồng. 2.3. Thành lập các lớp học tình thương, lớp học miễn phí tại chùa Xuất phát từ thực tế, trong xã hội có một bộ phận người nghèo, trẻ khuyết tật, trẻ mồ côi đến độ tuổi đến trường nhưng không đủ kinh phí theo học tại các trường công lập và tư thục, đồng thời để góp phần giải quyết gánh nặng xã hội cho Nhà nước trong việc đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ, tại một số ngôi chùa trên địa bàn thành phố Hà Nội đã mở các lớp học tình thương, lớp học miễn phí, trong đó tiểu biểu nhất là lớp học tình thương tại chùa Đông Cựu Đồi (huyện Chương Mỹ), lớp học miễn phí tại các chùa Pháp Vân (Hoàng Mai), chùa Đình Quán (Bắc Từ Liêm)… Chùa Đông Cựu Đồi hay thường được gọi là chùa Hương Lan ở thôn Đông Cựu, xã Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội, không chỉ được biết đến
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 147 là nơi linh thiêng, mà còn là mái nhà, mái trường yên ấm của những trẻ em khuyết tật, những số phận bất hạnh. Xuất phát từ tình thương cưu mang và nâng đỡ những đứa trẻ không may mắn được biết chữ để các em tiếp tục con đường học tập, nhà sư Thích Đàm Tiền đã lên kế hoạch mở một lớp học cho những đứa trẻ này. Cơ duyên đã giúp nhà sư gặp được cô Lê Thị Hòa - là giáo viên kiêm tổng phụ trách trường tiểu học Đông Sơn (Đông Sơn, Chương Mỹ, Hà Nội), vốn là một phật tử hay lui tới chùa cũng có chung ý tưởng muốn giúp những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học hành sa sút, không theo kịp bạn bè cùng lớp và một số em khuyết tật không thể theo học tại trường, từ đó, nhà sư đã bàn với cô Lê Thị Hòa và cô Nguyễn Thị Thoan - Hiệu trưởng trường tiểu học Đông Sơn mở một lớp học tại chùa, dạy phụ đạo vào các ngày thứ bảy và chủ nhật. Tâm nguyện của sư thầy và các cô giáo đã được nhiều người dân trong vùng và chính quyền ủng hộ. Ngày 14/10/2007, tại ngôi chùa Hương Lan, lớp học mang tên “Tình thương” đã ra đời. Lớp học ban đầu có 27 em học sinh học lực yếu và 8 em khuyết tật. Sau một năm lớp học đi vào hoạt động, 27 học sinh có học lực yếu trước đó đã theo kịp các bạn và trở về trường. Từ đây, những gia đình có con em bị khuyết tật trong xã, rồi đến những em không may mắn trong huyện đã đưa con em mình tới chùa để xin học. Số lượng học sinh đến xin học tăng theo từng năm: Năm 2007 chỉ có 6 “con”, năm học 2008 - 2009 là 31 “con”, năm học 2010 - 2011 tăng lên đến 38 “con” ở 8 xã trong huyện1. Đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động, lớp học đã tiếp nhận thêm 60 cháu thuộc nhiều địa phương trong huyện theo học. Trong đó, phần lớn là các cháu khuyết tật, nhiễm chất độc màu da cam, câm điếc bẩm sinh, thiểu năng trí tuệ hoặc mắc chứng bệnh down… Một số là những học sinh yếu kém, những học sinh này chủ yếu là con em các gia đình nghèo, có hoàn cảnh khó khăn. Đến với những lớp học tình thương, ngoài được học các môn văn hóa theo chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các em học sinh còn được học thêm một chương trình giáo lý của nhà Phật, nhằm “giúp các em giảm bớt nghiệp kiếp trước, để kiếp này sớm bình phục và trở thành người bình thường”2. Một số nhà chùa còn kết hợp với tình nguyện viên là các giáo viên, giảng viên đang giảng dạy ở một số trường học trên địa bàn Hà Nội mở một số lớp học miễn phí cho các đối tượng là học sinh, sinh viên, người lao động nghèo. Trong số đó, tiêu biểu phải kể đến như: Lớp học tiếng Anh miễn phí do cô giáo Trần Thị Hương Duyên tổ chức tại 1 http://www.phattuvietnam.net/lop-hoc-tinh-thuong-noi-cua-phat/amp/. 2 https://phatgiao.org.vn/lop-hoc-tinh-thuong-tai-chua-huong-lan-cho-tre-em-ngheo-khuyet-tat- d34344.html.
- 148 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... chùa Pháp Vân vào các sáng chủ nhật hàng tuần, lớp học tiếng Trung miễn phí do nhóm Đạo Phật Ngày Nay tại Hà Nội và chùa Đình Quán phối hợp tổ chức tại chùa Đình Quán (Bắc Từ Liêm). Các lớp học tình thương, miễn phí góp phần chung tay giải quyết gánh nặng xã hội cho Nhà nước trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Đây cũng là một hình thức áp dụng giáo lý Phật giáo vào giải quyết vấn đề xã hội. 2.4. Thành lập các cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi và nuôi dưỡng người già cô đơn Xuất phát từ tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của đức Phật, việc chăm lo cho những người bất hạnh trong đó có trẻ mồ côi bị bỏ rơi, người già neo đơn, được xem là một hoạt động thường xuyên và có ý nghĩa lớn của Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội. Hiện nay, một số các cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, nuôi dưỡng người già không nơi nương tựa, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành phố đang hoạt động ổn định, hiệu quả, trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến các cơ sở như chùa Bồ Đề (Long Biên), chùa Trăm Gian (Chương Mỹ)... Chùa Bồ Đề là một ngôi chùa nhỏ ở thôn Phú Viên, xã Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội. Chùa không chỉ nổi tiếng bởi cảnh quan, kiến trúc cổ kính cũng như những giá trị về mặt tâm linh, mà còn là mái nhà của hàng chục trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa. Cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi, nuôi dưỡng người già không nơi nương tựa tại chùa Bồ Đề được thành lập từ năm 1989 do Ni sư Thích Đàm Lan trụ trì tại chùa sáng lập. Ban đầu, chỉ có 10 trẻ mồ côi, sau tăng dần lên 15 trẻ. Những ngày mới thành lập, nhà chùa gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn, nhưng với tấm lòng vị tha, các Ni đã chắt chiu từng đồng tiền để nuôi các em. Đến nay, trong chùa có hơn 60 em đang được nuôi dưỡng, em nhỏ nhất mới gần một tuổi, em lớn nhất đang học lớp 12. Hầu hết các em đều bị người thân bỏ lại hoặc lang thang, vạ vật đói khát một nơi nào đó được tìm thấy đem đến gửi chùa. Với tôn chỉ “trang trải tình thương, lòng từ bi để xoa dịu một phần nào cho các em nhỏ thiếu may mắn”, nhà chùa đã luôn quan tâm chăm sóc các em về mọi mặt hoàn toàn miễn phí, được cắp sách đến trường, trau dồi trí thức mong sau này khi lớn lên sẽ trở thành một công dân tốt, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội. Không chỉ có con trẻ, chùa Bồ Đề còn là chốn nương tựa của người cao tuổi cô đơn. Tuy không thành lập nhà dưỡng lão nhưng nhà chùa vẫn đón nhận, chăm sóc các cụ già có nhu cầu nương thân cửa Phật. Người già cô đơn, không nơi nương tựa hầu hết là những người nghèo, sức khỏe kém, do vậy, trong cuộc sống họ gặp
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 149 vô vàn khó khăn. Trong khi tuổi thọ trung bình của người dân hiện nay ngày càng tăng, hệ thống các nhà dưỡng lão gần như không phát huy được vai trò của mình trong việc đáp ứng nhu cầu người già, thì việc thành lập các cơ sở nuôi dưỡng chăm lo cho người cao tuổi, đặc biệt là những người già cô đơn không nơi nương tựa là một trong những hoạt động từ thiện quan trọng, góp phần giảm bớt gánh nặng cho nhà nước. Chùa Trăm Gian cũng là cơ sở nuôi dạy trẻ mồ côi được nhiều người biết đến. Từ năm 2002, ngôi chùa này đã trở thành tổ ấm của những đứa trẻ bị bỏ rơi, những mảnh đời cơ nhỡ. Trong suốt nhiều năm qua, sư thầy Thích Đàm Khoa – trụ trì chùa Trăm Gian đã trở thành người mẹ, người cha của hàng chục đứa trẻ, đa phần các em đều bị bỏ rơi từ lúc lọt lòng và được thầy đưa về chùa nuôi dưỡng. Thương các em, dù công việc bận rộn, nhưng sư thầy Thích Đàm Khoa vẫn luôn dành thời gian để chăm sóc, dạy dỗ các em trở thành những công dân tốt, những người có ích cho xã hội. 2.5. Tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa và vận động tăng, ni, phật tử, các nhà hảo tâm ủng hộ các phong trào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội Công tác đền ơn đáp nghĩa được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội. Trong nhiều năm qua, Giáo hội đã quyên góp và xây dựng hàng trăm ngôi nhà tình nghĩa cho những hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng, đặc biệt là cho các hộ gia đình là Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Hàng chục tỷ đồng được quyên góp để góp phần chia sẻ và làm dịu bớt mất mát của những gia đình có người thân là thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng. Tinh thần tương trợ, giúp đỡ các hộ gia đình nghèo cũng được chú trọng. Ngoài các hoạt động trên, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội còn vận động tín đồ, chức sắc và nhân dân tích cực hưởng ứng việc quyên góp, hỗ trợ công tác an sinh xã hội như: ủng hộ kinh phí xây dựng nhà Đại đoàn kết, ủng hộ quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, “vì người nghèo”, quỹ khuyến học, xây nhà tình thương, nhà dưỡng lão. Tham gia các hoạt động nhân đạo, như: mổ mắt miễn phí cho các bệnh nhân nghèo bị đục thuỷ tinh thể, tham gia chương trình “tiếp sức mùa thi” giúp đỡ các thí sinh tham dự kỳ thi đại học, cao đẳng hàng năm và hiến máu nhân đạo… Các hoạt động cứu trợ xã hội, nhân đạo từ thiện, xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái... diễn ra thường xuyên thật sự có ý nghĩa sâu sắc, xuất phát từ tư tưởng đại từ đại đức, từ bi, cứu khổ, cứu nạn của đạo Phật. Qua các hoạt động đó, Giáo hội đã huy động được sự đóng góp sâu rộngcủa toàn xã hội với nguồn kinh phí lớn, chẳng hạn như năm 2018 vận động đóng góp hơn “15.600.000.000 (Mười năm tỷ sáu trăm triệu đồng), trong đó có một số quận huyện có đóng góp
- 150 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... tiêu biểu: quận Long Biên: 2.342 triệu đồng; huyện Thường Tín: 1.926 triệu đồng; huyện Gia Lâm: 1.500 triệu đồng; quận Hai Bà Trưng: 2.553 triệu đồng; quận Ba Đình: 1.530 triệu đồng; huyện Mỹ Đức: 2.550 triệu đồng; quận Hà Đông: 1.500 triệu đồng; huyện Thanh Trì: 1.700 triệu đồng”1. Nửa đầu năm 2019, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội tiếp tục nỗ lực vận động đóng góp vào công tác xóa đói, giảm nghèo, chữa bệnh, cứu giúp người bệnh có hoàn cảnh khó khăn; đồng thời vận động tăng ni, phật tử và toàn xã hội đóng góp tiền, hàng, vật phẩm trị giá hàng chục tỷ đồng để giúp đỡ đồng bào vùng bão lũ tại các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… góp phần khắc phục thiệt hại, sớm ổn định cuộc sống. Tổng số kinh phí làm công tác từ thiện xã hội trong sáu tháng đầu năm 2019 là hơn 10.000.000.000 (hơn mười tỷ đồng). Trong đó có một số quận huyện tiêu biểu như: quận Long Biên: 1.150 triệu đồng; huyện Thường Tín: 1.026 triệu đồng; huyện Gia Lâm: 1.500 triệu đồng; quận Tây Hồ: 800 triệu đồng; quận Hai Bà Trưng: 1.253 triệu đồng; quận Nam Từ Liêm: 700 triệu đồng; quận Ba Đình: 730 triệu đồng; huyện Mỹ Đức: 2.050 triệu đồng; quận Hà Đông: 1.500 triệu đồng; huyện Thanh Trì: 900 triệu ; huyện Sóc Sơn: 700 triệu; huyện Mê Linh: 450 triệu… Ban Từ thiện xã hội thành phố xây tặng nhà tình nghĩa và tặng quà nhân dịp tết Nguyên đán năm Kỷ Hợi với số tiền là 420 triệu đồng; chùa Bồ Đề cưu mang 70 cháu, 14 cụ già cô đơn sáu tháng đầu năm với số tiền là 700 triệu đồng2. Một trong những công tác từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội để lại nhiều tình cảm sâu nặng cho người dân, tín đồ Phật giáo tại địa phương, đó chính là việc thực hiện các nồi cháo tình thương tại một số bệnh viện như: Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi trung ương, Bệnh viện Nội tiết Trung ương, Bệnh viện Xanh Pôn... Chương trình “Nồi cháo tình thương” tuy giá trị nhỏ, nhưng những bát cháo này mang đến nguồn động viên tinh thần lớn, giúp những người bệnh nghèo tiếp tục vượt lên hoàn cảnh, tích cực điều trị để sớm khỏe mạnh trở về bên gia đình. Đặc biệt, từ nhiều năm nay, các chùa Hòe Nhai, chùa Thanh Nhàn, chùa Thiên Phúc, chùa Đình Quán… đều đặn tổ chức nấu và phát cháo từ thiện cho các bệnh nhân hàng tuần tại các bệnh viện trên địa bàn thành phố. Bên cạnh mong muốn sẻ chia bớt nỗi khốn khó cho người bệnh, các thành viên của tổ chức còn mong các bệnh nhân trong lúc khổ sở nhất vẫn cảm thấy cuộc đời có nhiều điều tươi đẹp. 1 Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2018 và Chương trình công tác phật sự năm 2019. 2 Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, Báo cáo sơ kết công tác phật sự 6 tháng đầu năm 2019 và Chương trình công tác phật sự năm 6 tháng cuối năm 2019.
- MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 151 Thực hành công tác đền ơn đáp nghĩa và vận động tăng ni, phật tử, các nhà hảo tâm, người dân trong nước và kiều bào ta ở nước ngoài đóng góp, ủng hộ cả vật chất, tinh thần vào các phong trào xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, cũng chính là cơ hội để Phật giáo đi sâu và gắn kết với cộng đồng dân tộc, trước hết nhằm xoa dịu nỗi đau khổ của những người chịu nhiều bất hạnh trong cuộc sống, đóng góp cho đất nước những giá trị nhân văn tốt đẹp, to lớn nhất từ giáo lý “vô ngã, vị tha” của đạo Phật. 3. Kết luận Trong những năm qua, bằng những hoạt động vừa mang tính từ thiện vừa mang tính xã hội diễn ra đều đặn, thường xuyên như: Tổ chức nhiều phòng khám chữa bệnh miễn phí giúp nhiều người bớt được khó khăn, đặc biệt là hệ thống Tuệ Tĩnh đường được thành lập, hằng năm bốc thuốc chữa bệnh miễn phí cho hàng nghìn người với trị giá hàng tỷ đồng tiền thuốc; mở trường khuyết tật, lớp học tình thương xóa mù chữ; chăm sóc nuôi dạy trẻ mồ côi, nuôi dưỡng người già cô đơn, trợ cấp người nghèo đói bệnh tật, hoạn nạn; tham gia hoạt động xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ đồng bào thiên tai… Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội đã thiết thực góp phần vào việc thực hiện công tác nhân đạo, từ thiện, đồng thời góp phần làm giảm gánh nặng về chi ngân sách của Nhà nước cho những hoạt động này. Thông qua các hoạt động an sinh xã hội, các Tăng Ni, Phật tử cũng có những cơ hội giúp ích cho đời, cho việc hướng thiện, tăng trưởng lòng từ bi hỉ xả cũng là góp phần đẩy lùi các ác, cái xấu đang từng ngày diễn ra trong xã hội hiện nay. T ÀI L I ỆU T H A M K H ẢO 1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, Báo cáo tổng kết công tác phật sự năm 2018 và Chương trình công tác phật sự năm 2019. 2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội, Báo cáo sơ kết công tác phật sự 6 tháng đầu năm 2019 và Chương trình công tác phật sự năm 06 tháng cuối năm 2019. 3. Kỷ yếu hội thảo, Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện, Nxb Tôn giáo, 2017. 4. Trần Hồng Liên, Tìm hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2010.
- 152 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 5. https://nguoiphattu.com/tin-tuc/mien-bac/11606-ha-noi-le-khai-truong-tue-tinh- duong-tai-chua-van-phuc.html 6. https://phatgiao.org.vn/lop-hoc-tinh-thuong-tai-chua-huong-lan-cho-tre-em-ngheo- khuyet-tat-d34344.html 7. https://www.phatsuonline.com/chua-van-phuc-kham-tu-van-suc-khoe-cho-benh- nhan-nhiem-chat-doc-da-cam-tp-ha-noi/ http://www.phattuvietnam.net/lop-hoc-tinh-thuong-noi-cua-phat/amp/
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ năng xã hội của trẻ khuyết tật trí tuệ ở các cơ sở giáo dục đặc biệt, thành phố Huế
13 p | 400 | 12
-
Biểu hiện niềm tin tôn giáo qua hành vi tham dự các ngày lễ, khóa tu của tín đồ Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 60 | 7
-
Thực trạng hoạt động can thiệp cho trẻ tự kỷ ở các trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thành phố Hồ Chí Minh
8 p | 107 | 7
-
Nghiên cứu chuyển đổi số trong giáo dục vùng Đông Nam Bộ và thành phố Cần Thơ: Chủ đề "Khai phá dữ liệu - Kiến tạo giá trị" - Kỷ yếu hội thảo
360 p | 12 | 7
-
Trách nhiệm xã hội và chính sách cổ tức của công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh: Phân tích bằng mô hình hồi quy ngưỡng
8 p | 106 | 6
-
Nghiên cứu hành vi giáo dục giới tính của cha mẹ cho trẻ mẫu giáo thành phố Hà Tĩnh
3 p | 13 | 3
-
Cộng đồng giáo xứ của người Công giáo thành phố Hồ Chí Minh: Tiếp cận tiểu văn hóa
25 p | 18 | 3
-
Thực trạng và giải pháp nâng cao tính tích cực học tập của sinh viên trong dạy học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh tại Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
6 p | 28 | 3
-
Đánh giá học phần đáp ứng chuẩn đầu ra tại Trường Đại học Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh: Lý luận và thực tiễn
7 p | 15 | 3
-
Đề xuất xây dựng mô hình trường tiến tiến, hội nhập quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay
9 p | 3 | 2
-
Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn
14 p | 46 | 2
-
Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh với công tác an sinh xã hội của đất nước
12 p | 6 | 2
-
Giáo hội Phật giáo thành phố Hà Nội với vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên hiện nay
15 p | 7 | 2
-
Nhận diện văn hóa học tập của học sinh ở các trường trung học phổ thông Thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018
6 p | 3 | 2
-
Công tác từ thiện xã hội của giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ hiện nay
8 p | 7 | 1
-
Thực trạng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động kể chuyện sáng tạo ở các trường mầm non thành phố Thái Nguyên
11 p | 12 | 1
-
Lễ nhạc Phật giáo Nam Bộ ở Thành phố Hồ Chí Minh
5 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn