intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Công tác từ thiện xã hội của giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Công tác từ thiện xã hội của giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ hiện nay trình bày các nội dung: Cơ sở lý luận của công tác từ thiện xã hội Phật giáo; Tổng quan về thành phố Cần Thơ và Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ; Công tác từ thiện của Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ; Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Công tác từ thiện xã hội của giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ hiện nay

  1. CÔNG TÁC TỪ THIỆN XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO THÀNH PHỐ CẦN THƠ HIỆN NAY ThS. VŨ THỊ BÍCH1 Tóm tắt:Theo từng năm, hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ ngày càng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Để thiết thực chia sẻ nỗi lo chung của đồng bào, Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ đã trực tiếp dấn thân, chia sẻ với nỗi đau của những con người bất hạnh. Với tinh thần “hộ quốc an dân”, đồng hành, gắn bó cùng với dân tộc trong năm qua hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo thành phố Cần Thơ đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Từ khóa:Từ thiện xã hội; Giáo hội Phật giáo. Đặt vấn đề Trải qua gần 2000 năm tồn tại và phát triển, với bản chất từ bi, trí tuệ, vô ngã, vị tha, yêu hòa bình, tôn trọng sự sống, chân lý sống đẹp, đề cao đạo đức, đề cao tính thiện, đạo Phật đã thực sự trở thành tôn giáo truyền thống của người Việt. Phật giáo đang tiếp nối lịch sử, đoàn kết để làm tròn sứ mệnh của mình trong giai đoạn mới. Từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn thể hiện tinh thần “hộ quốc an dân”, đồng hành, gắn bó cùng với dân tộc. Thời kỳ nào Phật giáo cũng có những đóng góp quan trọng vào công cuộc dựng nước, giữ nước và bảo vệ Tổ quốc. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp, thường xuyên bị chiến tranh tàn phá. Do vậy, đời sống con người phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, thường xuyên gồng mình chống chọi với sự tàn phá của thiên tai, sự xâm lược của nhiều thế lực ngoại bang. Chính vì vậy, khi vào Việt Nam, tinh thần vì chúng sinh của Phật giáo nhanh chóng hòa quyện cùng những triết lý sống của người dân: “Lá lành đùm lá rách”, “Thương * Khoa Triết học - Học viện Chính trị khu vực 4.
  2. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 905 người như thể thương thân”, “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”. Hay thậm chí là: “Dù xây chín bậc phù đồ, không bằng làm phúc cứu cho một người”. Sự tương đồng này là một trong những cơ sở quan trọng, là cơ duyên để Phật giáo tồn tại, phát triển, đồng hành cùng với dân tộc qua những thăng trầm của lịch sử. Cùng với phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”. Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ nói riêng đang hòa mình cùng với dòng chảy phát triển của đất nước về mọi mặt từ công cuộc xây dựng tổ quốc đến đời sống xã hội. Trong đó, từ thiện xã hội của Phật giáo là hoạt động thường xuyên, giàu ý nghĩa và đã đem lại những kết quả to lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc ổn định đất nước, an sinh xã hội. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, các phương pháp thu thập số liệu, thông tin… 1. Cơ sở lý luận của công tác từ thiện xã hội Phật giáo Ngay từ buổi đầu hình thành, Phật giáo đã thể hiện tinh thần cứu khổ cứu nạn cho chúng sanh trong giáo lý của đức Phật; tinh thần Lục độ (bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ) là con đường dẫn đến sự giác ngộ, mà điều đầu tiên phải thực hiện được là thực hành bố thí. Hiểu cho thật đúng nghĩa, đó không phải là sự ban ơn, ban phúc mà là chia sẻ nỗi đau với người khác, tạo điều kiện cho người khác vượt qua khó khăn và xây dựng một cuộc sống an vui. Bố thí mang lại an vui, lợi lạc cho nhiều người, góp phần giảm thiểu những khó khăn trong đời sống, giảm thiểu niềm đau nỗi khổ. Những việc làm này vừa có giá trị đối với đời sống vật chất lẫn tinh thần. Thực hành hạnh bố thí, làm điều thiện giúp cho tình cảm con người hướng về cuộc sống chung quanh, hòa đồng với mọi người, tích phúc theo lời Phật dạy. Đạo Phật là đạo từ bị, đạo trí tuệ. Những người con Phật là những người phải biết dùng từ tâm ban trải mang lại hạnh phúc cho mọi người. Một khi đặt mình vào hoàn cảnh của người khác thì chúng ta mới cảm nhận được tâm trạng của họ và đây là yếu tố để phát triển tâm Bi tức là lòng bị mẫn thương xót muốn cứu giúp chúng sinh thoát khỏi cảnh khổ theo đúng tinh thần hành Bồ - Tát đạo. Để độ cho chúng sinh bớt khổ thì trước nhất phải biết độ mình. Ngày xưa chính Đức Thế Tôn đã dày công tu hành mới chứng thành đạo Chánh đẳng Chánh giác. Vì thế, hành giả lấy chúng sinh làm đối tượng để tu hành vì chúng ta cũng là chúng sinh, có nghĩa là chúng ta cũng còn đau khổ và ai ai cũng mong cầu hạnh phúc.
  3. 906 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Theo luật Duyên sinh, tất cả chúng sinh trong thế gian tương quan với nhau dù trực tiếp hay gián tiếp để sinh tồn. Vì thế, Phật dạy rằng: “Thế gian này chẳng nên tranh đấu với nhau bởi vì mọi người đều là một thể nhưng xưa nay con người vốn không phân biệt được nhân ngã mà thôi. Tất cả các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sanh ra, chẳng có vật nào độc lập mà tồn tại.Mình và vạn vật đã nương nhau để sống còn thì việc ban bố lòng thương và ân huệ cho chúng sinh khi mới nhìn thì giống như vì người nhưng thật ra đối với chính mình thì lợi ích còn lớn hơn”. Tiếp nối truyền thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Cần Thơ luôn hướng tới những hoạt động từ thiện, đó không chỉ là sự thể hiện tinh thần từ bi, cứu khổ cứu nạn của tín đồ Phật giáo mà còn là một biểu hiện quan trọng chức năng hỗ trợ xã hội của Phật giáo. Ở đây, chức năng này của tôn giáo không chỉ dừng lại ở sự giúp đỡ con người bằng các liệu pháp tinh thần, mà còn biểu hiện thông qua những hành động mang tính thực tiễn, nổi bật là hoạt động từ thiện. 2. Tổng quan về thành phố Cần Thơ và Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ 2.1. Tổng quan về thành phố Cần Thơ Thành phố Cần Thơ nằm ở trung tâm vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 65 km dọc bờ Tây sông Hậu với diện tích tự nhiên 1.401km 2 , theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009 có 1.188.435 người, có 65,89% là dân thành thị; dân tộc Kinh chiếm 96,95%; mật độ dân số 848 người/km 2 , quận Ninh Kiều có mật độ dân cư đông nhất 8.407 người/km 2 và mật độ dân cư thấp nhất là huyện Vĩnh Thạnh 274 người/km 2 . Cần Thơ có 9 đơn vị hành chính bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền) với 85 xã phường thị trấn. Về địa hình: phía bắc giáp tỉnh An Giang; phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long; phía tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía nam giáp tỉnh Hậu Giang. Tài nguyên thiên nhiên: Cần Thơ nằm ở khu vực bồi tụ phù sa của sông Mê Kông, trong đó sông Hậu là con sông lớn với chiều dài chảy qua thành phố Cần Thơ là 65 km, tổng lượng phù sa của sông Hậu là 35 triệu m3/năm. Sông Cái Lớn dài 20 km có khả năng tiêu thoát nước tốt. Sông Cần Thơ dài 16 km đổ ra sông Hậu, nước ngọt quanh năm, có tác dụng tưới nước trong mùa nước kém vừa tiêu úng trong mùa nước đổ; đồng thời do có hệ thống kênh rạch dày đặc nên thuận lợi cho phục vụ sản xuất nông nghiệp1. Cổng Thông tin điện tử thành phố Cần Thơ. 1
  4. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 907 2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ Đại hội Đại biểu thống nhất Phật giáo Việt Nam đã được tổ chức vào ngày 07/11/1981 tại chùa Quán Sứ - Hà Nội gồm 165 đại biểu của 9 tổ chức và các hệ phái Phật giáo trên toàn đất nước Việt Nam. Trong ngày trọng đại đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam chính thức được thành lập.       Kể từ đó Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Hậu Giang cũng được  hình thành và chính thức Đại hội đại biểu Phật giáo tỉnh Hậu Giang đã  tổ chức vào ngày 03/12/1983 tại chùa Thới Long. Năm 1992, tỉnh Hậu Giang được chia ra thành tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Cần Thơ, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Hậu Giang được đổi tên thành Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Cần Thơ; năm 2004, tỉnh Cần Thơ được chia ra thành tỉnh Hậu Giang và thành phố Cần Thơ trực thuộc Trung ương, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo tỉnh Cần Thơ được đổi tên thành Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Cần Thơ; sau khi Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam tu chỉnh lần thứ 5 tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ thứ VII, nhiệm kỳ 2012-2017, Ban Trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Cần Thơ được đổi tên thành Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ1. Từ khi thành lập đến nay, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ hoạt động tuy có sự thay đổi về địa giới hành chính, cũng như quy mô tổ chức, nhưng tăng ni phật tử thành phố Cần Thơ luôn kế thừa và giữ vững truyền thống cao quí của các thế hệ tôn túc đi trước. Suốt quá trình hoạt động Phật sự trong các nhiệm kỳ qua, Phật giáo thành phố Cần Thơ đã đạt được những thành tựu tốt đẹp, thiết thực đóng góp to lớn vào công cuộc xây dựng thành phố Cần Thơ xứng tầm đô thị trực thuộc trung ương. 3. Công tác từ thiện của Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ Thể theo phương châm “tốt đời đẹp đạo”, Phật giáo thành phố Cần Thơ đã tích cực thực hiện các công tác Từ thiện Xã hội như: ủng hộ quỹ khuyến học khuyến tài; phát quà cho bà con nghèo, xây dựng cầu đường giao thông nông thôn, hỗ trợ đồng bào bị thiên tai, lũ lụt, khám bệnh phát thuốc, châm cứu từ thiện cho đồng bào có hoàn cảnh khó khăn... Trong năm 2019, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ đã trao tặng 5 căn nhà tình thương cho đồng bào nghèo xã Thới Xuân, huyện Cờ Đỏ, tổng trị giá: 250.000.000 đồng2. Cổng thông tin Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ. 1 Ban trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ (Số:169/BC-BTS): Báo cáo tổng kết năm 2019, tr. 6. 2
  5. 908 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... Nhân dịp Khóa bồi dưỡng, khóa tu chuyên ngành Hướng dẫn Phật tử khu vực Miền Đông và Tây Nam Bộ do Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương phối hợp với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Cần Thơ trao tặng 50 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo trên địa bàn huyện Phong Điền, trị giá: 60.000.000 đồng1. Ban Từ thiện Xã hội thành phố cứu trợ 1.250 phần quà, mỗi phần trị giá 430.000 đồng cho đồng bào các tỉnh Đăk Lăk; Thanh Hóa bị thiên tai, lũ lụt; khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho đồng bào nghèo có hoàn cảnh khó khăn2. Nhân dịp lễ Dâng y Kathina, Học viện Phật giáo Nam tông Khmer được sự phát tâm của các nhà mạnh thường quân, phát 500 phần quà cho bà con có hoàn cảnh khó khăn của 3 quận, huyện: Ô Môn, Thới Lai và Cờ Đỏ, tổng trị giá là 150.000.000 đồng3. Các tự viện đều tham gia công tác từ thiện xã hội tại địa phương và các vùng lân cận, theo số liệu thống kê trong năm 2019 công tác Từ thiện Xã hội của Phật giáo thành phố Cần Thơ với kinh phí tổng cộng như sau: Số tiền Số tiền TT Đơn vị (bằng số) (bằng chữ) Bốn tỷ, bốn trăm bốn mươi chín Ban Trị sự Giáo hội Phật 1 4.449.640.000đ triệu, sáu trăm bốn mươi nghìn giáo quận Ninh Kiều: đồng Bốn tỷ, bảy trăm năm mươi bốn Ban Trị sự Giáo hội Phật 2 4.754.850.000 đ triệu, tám trăm năm mươi nghìn giáo quận Bình Thủy: đồng. Một tỷ, hai trăm bảy mươi chín Ban Trị sự Giáo hội Phật 3 1.279.970.000đ triệu, chín trăm bảy mươi nghìn giáo quận Cái Răng: đồng. Ban Trị sự Giáo hội Phật Hai tỷ, bảy trăm sáu mươi triệu, 4 2.760.500.000đ giáo quận Ô Môn: năm trăm nghìn đồng Ban Trị sự Giáo hội Phật Năm tỷ, hai trăm bảy mươi bảy 5 5.277.300.000đ giáo quận Thốt Nốt: triệu, ba trăm nghìn đồng. Ban Trị sự Giáo hội Phật Một tỷ, hai trăm bảy mươi ba 6 giáo huyện Phong Điền 1.273.500.000 đ triệu, năm trăm nghìn đồng 1 Ban trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ (Số:169/BC-BTS): Báo cáo tổng kết năm 2019, tr. 6. 2 Ban trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ (Số:169/BC-BTS): Báo cáo tổng kết năm 2019, tr. 6. 3 Ban trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ (Số:169/BC-BTS): Báo cáo tổng kết năm 2019, tr. 6.
  6. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 909 Ban Trị sự Giáo hội Phật Một tỷ, ba trăm hai mươi triệu, 7 1.320.500.000 đ giáo huyện Thới Lai: năm trăm nghìn đồng Một tỷ,hai trăm năm mươi bốn Ban Trị sự Giáo hội Phật 8 1.254.750.000đ triệu, bảy trăm năm mươi nghìn giáo huyện Cờ Đỏ: đồng Một tỷ, bốn trăm sáu mươi hai Ban Trị sự Giáo hội Phật 9 1.462.055.000 đ triệu, không trăm năm mươi giáo huyện Vĩnh Thạnh: lăm nghìn đồng Khmer:Phật giáo Nam 10 tông Khmer 900.000.000 Chín trăm triệu đồng Tổng Hai mươi bốn tỷ, bảy trăm ba cộng: 24.733.065.000 mươi ba triệu, không trăm sáu mươi lăm nghìn đồng Nguồn: Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ (Số:169/BC-BTS): Báo cáo tổng kết năm 2019. Ngoài ra trong năm 2019 hoạt động khám chữa bệnh, cấp phát thuốc từ thiện cho bà con nghèo tại 02 cơ sở phòng khám đông y Trúc Lâm Phương Nam (huyện Phong Điền) và chùa Phước An (quận Bình Thủy) với số liệu cụ thể như sau: Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam: khám chữa bệnh, cấp phát thuốc cho tổng số 12.650 lượt bệnh nhân, tổng trị giá là: 2.972.810.000đ. Chùa Phước An:khám chữa bệnh khoảng 73.000 lượt bệnh nhân và phát 511.000 thang thuốc ước tính trị giá khoảng 2.555.000.000 đồng1. Đất nước ta đã và đang thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước phát triển bền vững, đó là một thuận duyên để Phật giáo Cần Thơ thực hiện những Phật sự trọng đại trong mọi hoạt động của mình và đã thu được thành tựu đáng kể. Nhìn lại công tác từ thiện xã hội của Phật giáo Cần Thơ một số năm gần đây ta thấy hoạt động này đã đi vào nề nếp và có kết quả đáng khích lệ. Những đóng góp của Phật giáo Cần Thơ đã diễn ra liên tục và có chiều sâu. Tăng ni, phật tử đã tích cực đóng góp thiết thực để hoạt động này đạt được thành tựu viên mãn. Hoạt động từ thiện đã xác định đúng hướng đi và bám sát tôn chỉ mục đích đề ra của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm huy động nguồn lực xã hội để tăng cường sự quan tâm đối với các đối tượng bất hạnh trong xã hội. 1 Ban trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ (Số:169/BC-BTS): Báo cáo tổng kết năm 2019, tr. 7.
  7. 910 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 4. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ Các cấp cơ quan, ban ngành chính quyền thành phố cần quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa tới hoạt động của Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ, nhất là công tác từ thiện xã hội. Các cấp chính quyền cần nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động từ thiện của các tổ chức tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng. Cần nhìn nhận nó như là một nguồn lực cần phát huy để góp phần phát triển, ổn định xã hội. Từ đó, cần thật sự quan tâm sâu sát hơn nữa đến các hoạt động từ thiện của Phật giáo trên địa bàn thành phố. Ban Từ thiện Xã hội thành phố Cần Thơ cần chủ động hơn nữa trong việc xây dựng lộ trình, lập đề án cụ thể của công tác từ thiện (bao gồm cả các loại hình lộ trình ngắn, trung, dài kỳ). Hướng đến phát triển bền vững công tác từ thiện xã hội. Hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ cần nâng tầm và đi vào chiều sâu nhằm gắn kết giải quyết các vấn đề xã hội đang đặt ra thì nhất thiết phải nâng hoạt động này thành công tác xã hội. Khác với hoạt động từ thiện xã hội với ý nghĩa hỗ trợ vật chất mang tính nhất thời, công tác xã hội thúc đẩy sự thay đổi trong xã hội, thúc đẩy việc giải quyết nhiều vấn đề còn tồn đọng trong xã hội. Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ cần quan tâm chỉ đạo nhằm phát huy đúng ý nghĩa tinh thần “vô ngã vị tha, ban vui cứu khổ” của đạo Phật. Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ cần phát triển và làm phong phú thêm các hình thức từ thiện xã hội như mở thêm các văn phòng tiếp nhận trao quà từ thiện tại một số các cơ sở tôn giáo, các cơ sở sản xuất để thu hút nguồn lao động địa phương đặc biệt là các hình thức hướng nghiệp cho con em các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. người khuyết tật, kẻ mồ côi. Tính “nhập thế” của đạo Phật trong thời đại mới cần gắn với các hành động thiết thực hơn nữa để Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo Cần Thơ nói riêng mãi lưu chuyển trong dòng lịch sử dân tộc. 5. Kết luận Dù đã trãi qua nhiều biến đổi, thăng trầm cùng lịch sử dân tộc, Phật giáo Cần Thơ nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung luôn lấy đức từ bi, hỷ xả để giáo hóa chúng sinh, lấy tình thương, khoan hòa làm phương châm hành đạo. Đồng thời, điều đó lại được hiện thực hóa thông qua các hành động cụ thể và thiết thực trong công tác từ thiện xã hội mang tính nhân văn sâu sắc góp phần tạo nên những giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam hiện nay. Vì vậy, với những kết quả đã đạt được
  8. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG PHẬT SỰ GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN SINH XÃ HỘI... 911 trong năm qua, công tác từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ rất đáng trân trọng, cần được nhân rộng và phát triển hơn nữa để trong thời gian tới Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, góp sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Lê Bá Trình, PGS.TS. Trần Thị Kim Oanh, TS. Trần Văn Anh,Phát huy vai trò Phật giáo tham gia xã hội hóa công tác xã hội, từ thiện, Nxb Tôn giáo, H 2017. 2. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo thành phố Cần Thơ (Số:169/BC-BTS): Báo cáo tổng kết năm 2019. 3. Nguyễn Quốc Tuấn, Đặc điểm và vai trò của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 20, Nxb Từ điển bách khoa, 2012. 4. Cổng thông tin Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ. 5. Cổng thông tin điện tử thành phố Cần Thơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2