intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tự thử đường máu như thế nào?

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

91
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tự thử đường máu như thế nào? Theo những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, các bệnh nhân ĐTĐ cần có máy thử đường máu riêng (glucometer) để có thể tự kiểm tra đường máu thường xuyên tại nhà. Kèm theo máy thử là một bút bấm, kim bấm máu và các que thử Dùng bút bấm kim vào đầu ngón tay, sau đó nặn lấy 1 giọt máu để nhỏ lên que thử (đã được nối một đầu vào máy thử hoặc để ngoài). Thông thường máy sẽ báo kết quả sau...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tự thử đường máu như thế nào?

  1. Tự thử đường máu như thế nào?
  2. Theo những khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới và Hiệp hội ĐTĐ Mỹ, các bệnh nhân ĐTĐ cần có máy thử đường máu riêng (glucometer) để có thể tự kiểm tra đường máu thường xuyên tại nhà. Kèm theo máy thử là một bút bấm, kim bấm máu và các que thử Dùng bút bấm kim vào đầu ngón tay, sau đó nặn lấy 1 giọt máu để nhỏ lên que thử (đã được nối một đầu vào máy thử hoặc để ngoài). Thông thường máy sẽ báo kết quả sau 15-30 giây. Kết quả có thể biểu thị bằng đơn vị mmol/l hoặc mg/dl. - Khi nào nên thử đường máu? Khi mới bắt đầu điều trị nên thử 2-4 lần mỗi ngày, thường là trước khi ăn sáng (được coi là lúc đói), trước ăn trưa, trước ăn tối và trước khi đi ngủ. Đôi khi sẽ phải thử thường xuyên hơn như sau khi ăn 2 giờ hoặc nửa đêm, đặc biệt trong những ngày mới thay đổi thuốc, bị ốm hoặc khi có biểu hiện hạ đường máu hay tăng đường máu. Tuy nhiên khi đường máu đã ổn định thì bạn có thể thử thưa hơn, ví dụ 1-2 lần/ tuần. - Bạn có thể mua máy thử đường máu tại các cửa hàng bán dụng cụ y tế. Lưu ý là có rất nhiều loại máy khác nhau, mỗi loại máy lại cần có que thử riêng. Riêng bút và kim chích máu thì có thể sử dụng chung.
  3. - Nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc y tá chuyên khoa ĐTĐ để chọn được loạ i máy thử thích hợp nhất cả về mặt kinh tế cũng như độ tiện dụng... Cũng nên tìm hiểu các thông tin cần thiết như thử đường máu như thế nào, khi nào và ở đâu, có phải thử thường xuyên không? Phải làm gì khi kết quả thử đường máu có vẻ không chính xác? Nếu nghi ngờ kết quả đường máu không chính xác, hay đường máu cao hoặc thấp bất thường, nhưng bạn không thấy có biểu hiện gì đặc biệt thì hãy: - Kiể m tra xem que thử có quá hạn chưa? - Que thử có phù hợp với máy không hoặc đã chỉnh máy theo mã (code) của hộp giấy mới chưa. - Lấy máu có đủ không? - Đưa que thử vào máy có đúng cách không? - Que thử tuy còn hạn dùng nhưng có thể bị ảnh hưởng bởi khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng... Khi đã mở một hộp giấy thử thì chỉ nên sử dụng trong vòng 3 tháng. - Kiể m tra ngón tay lúc lấy máu đã khô chưa, có còn dính cồn không?
  4. - Máy thử có sạch, có bị rơi hay va đập gì không? - Kiể m tra pin của máy. Cũng giống như thử máu tĩnh mạch, kết quả 2 lần thử liền nhau (có khi với cùng một giọt máu) có thể cho kết quả khác nhau, nhưng không được vượt quá 2 mmol/l. Có khuyến cáo là nếu nghi ngờ, bạn nên thử lạ i ngay bằng một que thử mới và chú ý thực hiện đúng như hướng dẫn. Thông thường, tất cả các máy thử đều có kèm một lọ dung dịch chuẩn dùng để kiểm tra độ chính xác của máy. Tuy nhiên lọ dịch chuẩn này giá khá đắt, và chỉ có tác dụng trong vòng vài tháng sau khi mở lọ lần đầu tiên, vì vậy nếu nghi ngờ máy không chính xác hoặc có vấn đề trục trặc, bạn có thể liên hệ với văn phòng của hãng sản xuất, nhà phân phối máy tại Việt Nam để được kiể m tra hoặc hướng dẫn kiểm tra.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2