Tưới ngập
lượt xem 34
download
Tưới ngập là tạo nên trên mặt đất một lớp nước nhất định và dần dần thấm vào đất. Phương pháp này áp dụng cho các cây trồng ưa nước như lúa, cói, một số cây thức ăn gia súc hoặc áp dụng trong trường hợp rửa mặn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tưới ngập
- Tưới ngập Tưới ngập là tạo nên trên mặt đất một lớp nước nhất định và dần dần thấm vào đất. Phương pháp này áp dụng cho các cây trồng ưa nước như lúa, cói, một số cây thức ăn gia súc hoặc áp dụng trong trường hợp rửa mặn. Phương pháp này có những ưu nhược điểm sau: - Ưu điểm: + Điều hoà được nhiệt độ trong ruộng có lợi cho sự sinh trưởng của cây trồng nhất là những lúc thời tiết nống hoặc lạnh quá. + Kìm hãm được sự sinh trưởng của cỏ dại. + Giảm bớt nồng độ các chất có hại trong tầng đất canh tác nhất là trong vùng mặn hoặc chua mặn. - Nhược điểm:
- + Độ thoáng khí kém. + Hoạt động của vi sinh vật trong đất không điều hoà. Do vậy cần có chế độ tưới thích hợp cho từng loại cây trồng và kỹ thuật tưới tốt, hạn chế được những tác hại do chúng gây ra. Khi tưới ngập cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau: - Luôn luôn giữ cho ruộng có một lớp nước theo yêu cầu của chế độ tưới đã quy định. Đảm bảo chất dinh dưỡng phân bón không bị rửa trôi và đất đai không bị xói mòn. - Đảm bảo đất không phát triển theo con đường lầy hoá, tái mặn. - Nâng cao hiệu suất tưới và hệ số sử dụng nước hữu ích.
- 3.2.1.1. San phẳng mặt ruộng San phẳng mặt ruộng là cơ sở để có thể khống chế lớp nước tưới trên mặt ruộng một cách chặt chẽ theo yêu cầu của chế độ tưới đã quy định. - Ruộng không bằng phẳng, mức tưới trong ruộng chênh lệch nhau, chỗ nhiều, chỗ ít dẫn đến sinh trưởng phát dục không đều. - Ruộng bằng phẳng nâng cao được chất lượng và hiệu suất công tác tưới, các khâu: làm cỏ, bón phân được thuận lợi. Mặt khác, có thể mở rộng thêm kích thước thửa ruộng, hệ số sử dụng đất cao. Thuận lợi cho cơ giới hoá. - Mức chênh lệch mặt ruộng cho phép là 5 cm. Trong quá trình san phẳng mặt ruộng cần chú ý các yêu cầu sau:
- - Đảm bảo cho mặt ruộng có một độ dốc nhất định, thích hợp với yêu cầu của kỹ thuật tưới, khoảng 0,0005. - Đảm bảo mặt ruộng sau khi san bằng có độ phì nhiêu đồng đều và màu mỡ không bị giảm. - Khối lượng công tác san bằng ít nhất, cự ly di chuyển từ chỗ đào đến chỗ đắp là ngắn nhất. Có hai cách san bằng mặt ruộng: san cơ bản và san thường xuyên hàng năm: - San cơ bản là san cho mặt ruộng có độ dốc thích hợp, khối lượng san thường khá lớn, thường thực hiện khi thiết kế đồng ruộng. - San thường xuyên: sau khi san cơ bản, trong quá trình sản xuất, khi áp dụng
- kỹ thuật tưới thấy chưa hợp lý. Vì vậy, hàng năm trước mỗi vụ, cần sửa sang hoặc san bằng lại mặt ruộng. Khối lượng san nhỏ, thường kết hợp cùng với cày bừa. 3.2.1.2. Xây dựng đủ công trình tưới tiêu trên ruộng Khi tưới ngập đồng ruộng phải chia thành từng thửa có bờ dọc, bờ ngang bao quanh. Tuỳ theo địa hình dốc nhiều hay dốc ít và mức độ san phẳng thiết kế thửa ruộng to hay nhỏ. Vấn đề có ý nghĩa trong tưới ngập là chất lượng bờ ruộng. Bờ bao quanh mỗi thửa phải đảm bảo giữ được lớp nước ngập trên ruộng, không để nước rò rỉ và thẩm lậu, vì vậy bờ phải được xây dựng ổn định, chắc chắn, phải bảo quản bờ tốt.
- Trên đồng ruộng phải xây dựng đủ công trình lấy nước, tháo nước, có mạng lưới mương rãnh đảm bảo tưới tiêu nước đến từng thửa ruộng. Tránh tình trạng tràn từ ruộng này sang ruộng khác, bào mòn, rửa trôi phân bón và đất đai. - Những vùng hay bị úng cần hoàn chỉnh công trình và hệ thống tiêu nước. - Những vùng mặn và chua mặn công trình và hệ thống tiêu cần làm được cả nhiệm vụ thau chua, rửa mặn. - Những thung lũng ở trung du, miền núi thường có nước ngầm cao nên các công trình tưới tiêu giữa ruộng phải có tác dụng ngăn ngừa nguồn nước ngầm chảy từ núi ra, xâm nhập vào đồng ruộng. Hạ mức nước ngầm để ngăn chặn đất phát triển
- theo con đường lầy hoá. 3.2.1.3. Khống chế lượng nước tưới, tiêu chuẩn tưới thích hợp. Ở những vùng khác nhau, đối với từng loại cây trồng cần xác định đúng đắn chế độ tưới, lượng nước tưới và tiêu chuẩn tưới. Trong tưới ngập vấn đề này càng có ý nghĩa lớn. Tiêu chuẩn tưới tăng lên vượt quá yêu cầu gây lãng phí nước, rửa trôi chất dinh dưỡng trong đất, đất thiếu thoáng khí, mức nước ngầm dâng cao, làm mỏng tầng đất bộ rễ hoạt động, đất có thể bị lầy hoá, tái mặn. Tiêu chuẩn tưới càng tăng, hệ số sử dụng nước hữu ích càng giảm, tổng lượng
- nước tưới vượt quá mức quy định gây khó khăn cho kế hoạch phân phối nước. Khống chế lượng nước tưới và tiêu chuẩn tưới thích hợp sẽ góp phần hạn chế được nhược điểm của phương pháp tưới ngập. Cần bố trí những thiết bị đo nước ở các công trình lấy nước, ở từng thửa ruộng. Trong quá trình tưới, cần bố trí tưới ở ruộng cao trước, ruộng thấp sau để lợi dụng lượng nước thừa trong mương tưới cũng là phương pháp sử dụng nước tiết kiệm.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Một số kỹ thuật tưới cây lương thực và hoa màu
140 p | 360 | 119
-
Báo cáo: Sử dụng phương pháp tưới hiện đại trong sản xuất rau
11 p | 317 | 69
-
Tưới hợp lý cho lúa xuân
4 p | 174 | 61
-
Chế độ tưới cho lúa cấy - Thời kỳ cây đẻ nhánh
3 p | 126 | 14
-
Khắc phục rau, màu bị ngập úng
3 p | 120 | 14
-
Quản lý, khai thác tài nguyên hệ sinh thái rừng ngập mặn, bãi bồi các xã ven biển huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng
12 p | 73 | 7
-
Ảnh hưởng của điều kiện ngập úng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây sắn giống BK và KM94 đột biến
9 p | 44 | 5
-
Quản lý tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu: Thực tiễn từ dự án “Smart Farming” được thực hiện bởi trường Đại học Trà Vinh
9 p | 68 | 5
-
Ảnh hưởng của biện pháp tưới tiết kiệm và xử lý rơm đến sinh trưởng và năng suất lúa trên đất phù sa tại Bình Minh - Vĩnh Long
10 p | 59 | 4
-
Thanh lọc giống lúa chịu hạn từ Ngân hàng giống của Trường Đại học Cần Thơ
6 p | 68 | 4
-
Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của chi phí đầu tư trong quá trình thực hiện một số dự án tiêu úng tại Thanh Hóa
3 p | 28 | 3
-
Chọn lọc giống sắn tiềm năng chống chịu điều kiện ngập úng thông qua sự biểu hiện hình thái - sinh lí
10 p | 30 | 3
-
Ảnh hưởng của phương thức trồng, mật độ và tuổi lâm phần đến tăng trưởng loài cây trồng rừng ngập mặn tỉnh Thái Bình
10 p | 12 | 3
-
Đánh giá khả năng tổng hợp ARNtt và các tính trạng sinh lý liên quan của gen chịu ngập Sub1A ở cây lúa (Oryza sativa L.)
6 p | 62 | 3
-
Nghiên cứu ứng dụng công nghệ đất ngập nước kiến tạo xử lý nước ô nhiễm phục vụ tưới tiêu nông nghiệp
3 p | 45 | 2
-
Ảnh hưởng của kỹ thuật tưới tiết kiệm nước đến động thái kẽm trong đất lúa phù sa sông Hồng
7 p | 68 | 1
-
Chế độ tưới và diễn biến hàm lượng phốt pho dễ tiêu trong đất trồng lúa
6 p | 46 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn