intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tuyển tập Tâm lý học - Phạm Minh Hạc

Chia sẻ: Physical Funny | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1476

906
lượt xem
186
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Tuyển tập Tâm lý học" gồm các có 4 quyển: quyển 1 các công trình nghiên cứu, quyển 2 hành vi và hoạt động, quyển 3 nhập môn tâm lý học, quyển 4 tâm lý học VưGôtxki. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm kiến thức có trong tuyển tập này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tuyển tập Tâm lý học - Phạm Minh Hạc

  1. TUYỂN TẬP TÂM LÝ HỌC TUYỂN TẬP TÂM LÝ HỌC Tác giả: PHẠM MINH HẠC TỂU SỬ TÁC GIẢ Giáo sư - Viện sĩ Phạm Minh Hạc sinh ngày 26-10-1935 tại thôn Đông Phù, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội. Học Đại học Văn khoa Hà Nội (1954-1955), tốt nghiệp Đại học Tâm lý học (1962), Tiến sĩ Tâm lý học (1971), Tiến sĩ Khoa học Tâm lý học (1977) tại trường Đại học tổng hợpp Lômônôxôp, Nga, được phong Giáo sư (1984), phong Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học chính trị Nga (1999). Uỷ viên Trung ương Đảng khoá VI, VII, VIII (1986 - 2001), Đại biểu Quốc hội khoá VII, VIII (1981- 1991), Viện phó rồi Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục (1980-1987), Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Giáo
  2. dục (1985-1990), Thứ trưởng thứ nhất Bộ Giáo dục và Đào tạo (1990-1996), Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam (1989-1996), phó Chủ tịch rồi ủy viên Uỷ ban UNESCO Việt Nam (1990 - đến nay), Uỷ viên Uỷ ban dân số và kế hoạch hoá gia đình (1990-1996), Chủ tịch Uỷ ban quốc gia chống mù chữ (1989 - 2001), Phó trưởng ban thứ nhất Ban Khoa giáo Trung ương (1996 - đến nay), Phó Chủ tịch Thường trực rồi uỷ viên Hội đồng lý luận Trung ương (1996 - đến nay), Chủ tịch Hội tâm lý - giáo dục học Việt Nam (1990 - đến nay). Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước (từ 2001) Viện trưởng Viện Nghiên cứu con người (2000 - đến nay), Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (1983 - 1988), Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục (1983-1987), báo Dân trí (1997- 2001), Tạp chí Nghiên cứu con người (từ 5 - 2002). LỜI TỰA Cuốn sách này bao gồm những công trình khoa học tôi đã thực hiện trong 40 năm qua (1962- 2002), từ ngày về công tác tại Tổ Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội, sau khi tốt nghiệp Phân khoa Tâm lý học thuộc Khoa Triết học Trường
  3. Đại học Quốc gia Mátxcơva mang tên Lômônôxốp. Lúc đó, tuy mới là bước đầu, nhưng tôi đã ấp ủ ý tưởng phải góp phần xây dựng nền tâm lý học nước nhà, coi đó là nhiệm vụ thiêng liêng của đời mình, cùng với ý thức, tuy chưa sâu sắc rằng giảng dạy ở đại học muốn tốt, phải nghiên cứu khoa học. Vì vậy, ngay từ năm dạy học đầu tiên của tôi, tôi đã cùng với các bạn đồng nghiệp trong Tổ tiến hành một công trình thực nghiệm tâm lý học trí nhớ ở học sinh phổ thông cơ sở và phổ thông trung học Yên Hoà, Từ Liêm, Hà Nội. Đây là công trình nghiên cứu tâm lý học thực nghiệm đầu tiên ở nước ta. Bên cạnh công trình này, tôi đã tiến hành nghiên cứu lý luận, thể hiện qua việc phân tích một cuốn sách giáo khoa xuất bản ở Sài Gòn. Sau đó vài năm, với tư cách là tổ trưởng Tổ Tâm lý học của Khoa Tâm lý - giáo dục, tôi đã cùng với anh chị em trong tổ xây dựng một giáo trình tâm lý học. Vừa soạn vừa dạy thử và rút kinh nghiệm, mặc dù trong những điều kiện sơ tán cực kỳ khó khăn, khi ở trên rừng Đại Từ, Thái Nguyên, khi ở Phủ Cừ, Hưng Yên. Chúng tôi đã lao động không mệt mỏi, say sưa lên lớp, thảo luận sửa giáo trình rất sôi nổi, cẩn thận, lao động miệt mài... Năm 1969, trước khi được Tổ cử
  4. đi học nghiên cứu sinh, bộ giáo trình đã được hoàn thành và được Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản vào năm 1970. Cuốn sách này đến nay vẫn được nhiều giảng viên, sinh viên sử dụng. Về nước sau khi bảo vệ xong luận án phó tiến sĩ tại Hội đồng khoa học Khoa Tâm lý học Trường Đại học quốc gia Lômônôxốp, Mátxcơva, với tư cách là Phó trưởng ban Tâm lý học Viện Khoa học giáo dục, tôi đã đi sâu vào tâm lý học sư phạm. Công trình nghiên cứu tâm lý học đáng kể trong thời kỳ này do tôi chỉ đạo là nghiên cứu nhiều mặt của hoạt động tâm lý của học sinh Bắc Lý, Hà Nam. Toàn thể các cán bộ Ban Tâm lý học đã tập trung gần hai tháng sống tại Bắc Lý, hàng ngày tiến hành thực nghiệm nghiên cứu trí nhớ, tư duy, chú ý, nhân cách... học sinh cấp II (nay gọi là trung học cơ sở) Bắc Lý, chiều tối thăm và tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, cuộc sống thực của các em. Số liệu thu thập được đã được tính toán rất cẩn thận, phân tích lý luận khá chu đáo trong mấy tháng tại Phùng Thượng, Sơn Tây (nay thuộc Hà Tây), địa điểm sơ tán của Viện. Rất tiếc, nay mới chỉ tìm thấy một bài do tôi viết và được đưa vào tập sách này. Đây là một công trình thực nghiệm đầu tiên về tâm lý lứa tuổi và sư phạm ở nước
  5. ta. Sau 18 tháng công tác tại Ban Tâm lý học Viện Khoa học giáo dục, tháng 12 năm 1972 tôi được cử đi làm thực tập sinh cao cấp để viết luận án tiến sĩ (nay ở ta gọi là tiến sĩ khoa học). Đánh giá luận án phó tiến sĩ, Hội đồng khoa học Khoa Tâm lý học Trường Đại học Quốc gia Mátxcơva đã đề nghị cho tôi tiếp tục đề tài nghiên cứu tâm lý học thần kinh về trí nhớ để làm luận án tiến sĩ khoa học, nhưng các đồng chí lãnh đạo giáo dục nước nhà lúc đó lại giao nhiệm vụ cho tôi khi làm luận án tiến sĩ khoa học, phải làm "một đề tài nào đó rộng hơn một phòng thí nghiệm". Tới Mátxcơva, sau ba tháng đọc sách, trao đổi với các giáo sư, nhất là với Giáo sư, Viện sĩ N. Lêônchiép, tôi đã hoàn thành đề cương nghiên cứu theo hướng tìm tòi con đường xây dựng và phát triển khoa học tâm lý. Được Hội đồng khoa học Khoa Tâm lý học thông qua đề cương nghiên cứu, tôi bắt tay vào triển khai đề tài với sự tư vấn của GS.VS Lêônchiép, cuối cùng đặt tên cho luận án là Hành vi và hoạt động và bảo vệ thành công vào mùa hè năm 1977. Lần này (7-1977) về nước, tôi được phân công làm Trưởng ban Ban Tâm lý học Viện Khoa học
  6. giáo dục. Bên cạnh công tác quản lý và giảng dạy trong mấy năm này (1977-1980) tôi chủ trì đề tài nghiên cứu học sinh trường phổ thông - công nông nghiệp của Bộ Công an đặt tại Thủy Nguyên, Hải Phòng. Tôi đã trực tiếp tiến hành thực nghiệm và tổng kết tập trung vào vấn đề nhân cách. Có thể coi đây là một trong các công trình mở đầu những thực nghiệm tâm lý học nhân cách ở nước ta. Sản phẩm giảng dạy trong thời kỳ này - tác phẩm Nhập môn tâm lý học được Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1980, nay các bạn có thể đọc trong Tuyển tập này. Những năm tiếp theo (1981-1987), mặc dù tuy quá bận rộn với công tác quản lý tôi vẫn kiên trì dành một số thời gian nhất định vào công tác nghiên cứu khoa học. Theo sự đề xuất của tôi, được lãnh đạo Viện thông qua, tôi tập trung chỉ đạo triển khai một đề tài lớn: "Nghiên cứu hoạt động dạy - học từ cấp độ nhân cách đến cấp độ toàn xã hội" - đề tài của toàn Viện, trong đó tôi trực tiếp cùng với anh chị em Ban Tâm lý học tiến hành thực nghiệm ở Trường phổ thông cơ sở Ngô Sĩ Liên, Hà Nội, thực hiện đề tài cụ thể "Nghiên cứu hoạt động chủ đạo của học sinh cấp II (nay là THCS)". Rất tiếc vì tôi phải thuyên chuyển công
  7. tác nên đề tài của Viện không tổng kết được. Còn sản phẩm của đề tài của Ban Tâm lý học mãi đến năm 2001 mới tập hợp lại được thành một tập kỷ yếu và được Viện Khoa học giáo dục cho xuất bản vào dịp kỷ niệm 40 năm thành lập Viện Khoa học giáo dục. Bài của tôi trong tập kỷ yếu đó cũng được tuyển vào tập sách này. Đây là một trong những vận dụng những điều tôi học tập được và đã phản ánh trong tập sách Hành vi và hoạt động trong việc xây dựng nền tâm lý học nước nhà. Cũng từ hai đề tài kể ở đây, đồng thời với cương vị công tác quản lý mới, tôi đã dành một phần thời gian và trí tuệ vào việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục nước nhà. Kết quả nghiên cứu theo hướng này bắt đầu từ 1981, tức là từ khi tôi được cử làm Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục và một phần kết quả nghiên cứu đã được phản ánh trong tác phẩm Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999, tái bản 2002). Sau đó, từ 1991, các kết quả nghiên cứu tâm lý học mà tôi đã thu được theo hướng nhân học văn hóa - xã hội, được đúc kết trong tác phẩm Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện
  8. đại hóa (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001). Các công trình trong Tuyển tập này đã cung cấp cơ sở lý luận cho hai tác phẩm trên cùng với hai hướng nghiên cứu tương ứng, sau đó tôi đã tiếp tục nghiên cứu phương pháp luận, lý luận tâm lý học và phổ biến khoa học tâm lý trên một số các bài báo và chúng được tập hợp để đưa vào phần cuối của Tuyển tập. Viết mấy dòng tựa đề tập sách, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Nhà nước đã đào tạo tôi thành một cán bộ khoa học và sự cảm ơn to lớn đối với các bạn đồng nghiệp, các tập thể khoa học mà tôi đã có dịp cùng công tác về sự hợp tác hết sức quý báu, vì không có sự hợp tác đó của các bạn chắc chắn không thể có được tập sách này, cũng như các công trình khác của tôi. Đặc biệt, tôi muốn được gửi lời cảm ơn trân trọng tới Nhà xuất bản Giáo dục, nơi đỡ đầu cho các tác phẩm của tôi ra đời phục vụ bạn đọc trong suốt mấy chục năm qua. Tập sách chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Mong được sự chỉ giáo của bạn đọc gần xa. Ngọc Hà, Tết Nhâm Ngọ 2002 TÁC GIẢ
  9. Nhập đề. TÂM LÝ HỌC VÀ CUỘC SỐNG BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TÂM LÝ HỌC VIỆT NAM Quyển I. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Quyển II. HÀNH VI VÀ HOẠT ĐỘNG Quyển III. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC Quyển IV. TÂM LÝ HỌC VƯGỐTXKI SÁCH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ Created by AM Word2CHM
  10. Nhập đề. TÂM LÝ HỌC VÀ CUỘC SỐNG BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG TÂM LÝ HỌC VIỆT NAM TUYỂN TẬP TÂM LÝ HỌC Nền khoa học của nước ta là một trong những thành tựu tốt đẹp nhất của Cách mạng tháng Tám. Trong nền khoa học ấy, tâm lý học là một trong những ngành khoa học mới ra đời trong kháng chiến chống thực dân Pháp và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, rồi tiếp tục phát triển trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Ngay từ lúc còn trứng nước và trong suốt quá trình phát triển, Tâm lý học của chúng ta luôn luôn gắn bó với cuộc sống. Bài giảng tâm lý học ở đại học đã mau chóng chuyển thành bài nói chuyện phổ thông cho nông dân, công nhân, bộ đội và bà con công thương... Từ chỗ mới nghiên cứu tâm lý học đại cương, chúng ta đã sớm đi vào nghiên cứu tâm lý học sư phạm và lứa tuổi, tiếp đó đã mở ra các hướng nghiên cứu tâm lý học quân sự, tâm lý học tư pháp, tâm lý học y học, tâm lý học thể thao, tâm lý học dân tộc, tâm lý học quản lý, tâm lý học nghệ thuật, và gần đây là tâm lý học điện ảnh, tâm lý học phụ nữ, tâm lý
  11. học công dân, tâm lý học thương nghiệp, v.v... Như vậy, tâm lý học cũng như các ngành khoa học khác, đã từ cuộc sống mà ra và gắn bó với cuộc sống, phục vụ yêu cầu của cách mạng, của đất nước. Nhờ vậy đội ngũ những người nghiên cứu tâm lý học ngày càng phát triển. Tâm lý học gắn liền với cuộc sống là phương châm và nguyên tắc chỉ đạo toàn bộ hoạt động của từng cơ sở nghiên cứu và giảng dạy tâm lý học. Đó cũng là lẽ tồn tại của khoa học nói chung và của tâm lý học nói riêng. Bởi vì, cuộc sống của con người và xã hội loài người có một chất lượng đặc trưng, một thành tố không thể thiếu - đó là tâm lý. Từ thế kỷ IV trước Công nguyên, Arixtốt đã có ý nói tới ba loại tâm hồn tương ứng với ba cuộc sống: cuộc sống thực vật, cuộc sống động vật và cuộc sống của con người. Con người đã được nuôi dưỡng và sinh nở; con người không thể thiếu cảm thụ, ước mong và vận động; con người bao giờ cũng là con người có biểu tượng, thích tưởng tượng, biết lập luận và lý giải. Tất cả các chức năng đó ở con người (nuôi dưỡng và sinh nở, cảm thụ và vận động, ước mong và
  12. biểu tượng, tưởng tượng và lý giải...) hợp thành cuộc sống tâm lý. Có thể phân biệt cuộc sống tâm lý với cuộc sống sinh vật, tựa như cuộc sống tinh thần với cuộc sống cơ thể. Có người còn nói tới cái chết tâm lý khác với cái chết cơ thể của họ. Trình bày những điều trên đây là nhằm khẳng định lại một lần nữa chân lý đơn giản về vai trò của tâm lý trong đời sống cũng như xác định lại vị trí của tâm lý học trong cuộc sống. Vị trí ấy chỉ có thể có được với điều kiện những người nghiên cứu tâm lý học thực thi được vai trò ấy. Chính vì vậy, nếu có một bảng phân loại các khoa học ở Việt Nam hiện nay thì đương nhiên trong đó có tâm lý học. Có thể coi đây là một thành tựu quý báu của đội ngũ cán bộ tâm lý học Việt Nam. Ở bảng phân loại này, tâm lý học là khoa học hạt nhân trong nhóm khoa học đào tạo con người; nhóm khoa học này giữ vị trí chủ chốt trong cả nhóm các khoa học về con người. Cuộc sống của con người là một dòng hoạt động bao gồm dòng tính tích cực, dòng ý thức, dòng tư duy. Dòng hoạt động ấy nhằm vào một đối tượng cụ
  13. thể để thay đổi đối tượng hoặc lĩnh hội nội dung phản ánh nhận thức về đối tượng đó. Đấy là việc khách thể hóa hoạt động ra bên ngoài đối tượng, hoặc tách vật thể biến thành hoạt động bên trong. Nghiên cứu mối liên quan giữa hoạt động và thực tiễn là mối quan tâm thường xuyên của các nhà triết học, các nhà tâm lý học. Thực tiễn của loài người là thực tiễn do các thế hệ nối tiếp nhau tạo ra; do đó, hoạt động của loài người được gọi là thực tiễn xã hội - lịch sử. Trong triết học cũng như trong tâm lý học, từ hoạt động đi liền với từ thực tiễn, cũng như với từ đối tượng. Phạm trù hoạt động với tính cách là một phương pháp tiếp cận, bao hàm nội dung của cả thuật ngữ hoạt động thực tiễn hay hoạt động đối tượng. Tâm lý học vận dụng phương pháp tiếp cận hoạt động đã đem lại những kết quả to lớn mở ra triển vọng tốt đẹp đưa tâm lý học vào cuộc sống. Đồng thời, nền tâm lý học này ngày càng có tác dụng tích cực và thiết thực cho cuộc sống: một mặt, nghiên cứu cơ chế khách thể hóa hoạt động, tức cơ chế tạo ra sản phẩm; mặt khác, đi vào nghiên cứu cơ chế tách khỏi vật thể biến thành lực lượng bản chất của chủ thể, tức là cơ chế hình thành và phát triển nhân cách. Đó là lô gích
  14. của đối tượng khoa học. Còn trong cuộc sống, quá trình cải tạo biến đổi, sáng tạo thế giới bên ngoài cũng là quá trình cải biến, sáng tạo thế giới bên trong của chủ thể quá trình hình thành và phát triển nhân cách. Thực tiễn đổi mới của đất nước đòi hỏi phân bố lại cho đúng sức lao động, tức là làm cho mọi người tích cực hoạt động trong lĩnh vực được phân công, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có ích (sản phẩm vật chất, sản phẩm tinh thần, sản phẩm tự tiêu dùng, sản phẩm hàng hóa). Tâm lý học có thể và phải đóng góp vào việc đẩy mạnh hoạt động của xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng con người. Đồng thời rất cần chú ý tới động cơ vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì lợi ích của người lao động và lợi ích của mọi người. Đó chính là động cơ của hoạt động. Đó cũng là yêu cầu đối với nạn giáo dục đang đổi mới trong việc giáo dục thế hệ trẻ nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Như vậy, nói hoạt động là nói tới hoạt động thực tiễn, hoạt động đối tượng. Đó là hoạt động của chủ thể. Trong quá trình hoạt động, chủ thể trở thành nhân cách và hoặc hoàn thiện, hoặc ngược lại, suy
  15. thoái nhân cách. Nói đến nhân cách là nói đến một hệ thống thái độ: chủ thể - khách thể, chủ thể - chủ thể, chủ thể - bản thân. Do đó, phạm trù hoạt động đòi hỏi phải đi liền với phạm trù nhân cách; tương tự như vậy, phương pháp tiếp cận hoạt động nhân cách không thể tách rời phạm trù giao lưu (giao tiếp). Trong cuộc sống cũng như trong khoa học, với tư cách là sự phản ánh một cách khái quát, một cách trừu tượng lô gích của cuộc sống, giao lưu là điều kiện của hoạt động, là một trong những con đường cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành, phát triển và hoàn thiện (hoặc suy thoái) nhân cách. Trong những điều kiện nhất định, giao lưu có sự thể hiện và vận hành đặc thù, và lúc đó, giao lưu xuất hiện như một dạng hoạt động thực tiễn của con người. Những năm qua, nhất là trong năm 1985, giới tâm lý học ở nhiều nước đã sôi nổi tranh luận vấn đề này. Có ý kiến cho rằng, về lý luận, cần có sự gắn bó hoạt động với giao lưu. Được như vậy thì có thể giải quyết được một số khó khăn mà lý luận tâm lý học đại cương về hoạt động đang gặp phải và mở ra triển vọng cho lý luận này. Năm 1982, tại Hội nghị tâm lý học toàn quốc lần thứ VI, chúng ta đã đề xuất phương
  16. hướng lý luận giải quyết thỏa đáng vấn đề này. Trong thời gian qua, có một số công trình nghiên cứu của Ban Tâm lý học Viện Khoa học giáo dục và một số đơn vị khác đã thu được kết quả bước đầu và đã góp phần khẳng định phương hướng lý luận đó thông qua tác động nâng cao hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Sự ra đời và phát triển của tâm lý học ở Việt Nam gắn bó hữu cơ với thời đại quang vinh nhất trong lịch sử dân tộc, mở đầu từ Cách mạng tháng Tám. Lúc đầu, tâm lý học xuất hiện với tính cách là một môn học ở trường cao đẳng sư phạm và các trường lítxê (PTTH thời Pháp thuộc). Giáo trình và sách giáo khoa dùng trong các trường đó viết phỏng theo tâm lý học của Phunquiê (Pháp), giới thiệu cho học sinh, sinh viên Việt Nam nền tâm lý học nhị nguyên duy tâm nội quan. Tinh thần ấy tiếp tục trong chương trình và sách giáo khoa tâm lý học xuất bản ở miền Nam Việt Nam (1954-1960). Có một điều khác biệt là họ bổ sung tâm lý học nhân vị. Nhưng bên cạnh đó, có những tư tưởng, quan niệm về thế giới, đạo lý, con người,... bắt nguồn từ cuộc sống chân chính của người lao động, từ sức
  17. mạnh của dân tộc có nền văn hóa lâu đời, phát triển trong sự nghiệp đấu tranh dựng nước và giữ nước. Những tư tưởng quan niệm ấy nói riêng, nền văn minh của dân tộc ta nói chung đã ghi lại trong thơ ca dân gian, sử sách, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, thành tinh thần Việt Nam bất diệt. Nghiên cứu thơ ca, một số tác giả (Nguyễn Hồng Phong, v.v...) đã đi đến một số nhận xét khái quát về tâm lý dân tộc: cần cù, dũng cảm, yêu độc lập tự do, giàu tính sáng tạo, v.v... Những phẩm chất tiến bộ ấy mang thêm một chất lượng mới nhờ ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin do Chủ tịch Hồ Chí Minh - người cộng sản Việt Nam đầu tiên đem lại. Đề cương văn hóa của Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra năm 1943 được thực hiện và thu được kết quả ngay trong những năm kháng chiến cực kỳ gian khổ, cũng như trong những năm khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Cũng như các khoa học khác, tâm lý học được Đảng và Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quan tâm và tạo mọi điều kiện để xây dựng từ nền tảng. Cùng với
  18. việc thành lập Trường ĐHSP Hà Nội (1958), Tổ Tâm lý học và Giáo dục học ra đời, một số người được phân công tìm hiểu học tập và giảng dạy tâm lý học. Để xây dựng chương trình giáo trình bộ môn này, họ đã tập trung sức vào nghiên cứu sách giáo khoa tâm lý học Xô-viết. Kết quả đầu tiên của công việc này là Nguyễn Đức Minh, Phạm Cốc, Đỗ Thị Xuân cùng với dịch giả Chu Quý đã biên soạn được một cuốn sách giáo khoa tâm lý học. Lần đầu tiên một số thành tựu của tâm lý học mác-xít, mà đại biểu là tâm lý học Xô-viết, được giới thiệu có hệ thống với sinh viên và bạn đọc Việt Nam. Những người làm công tác tâm lý học ở Việt Nam lúc đó đề ra cho mình nhiệm vụ hàng đầu là học tập các cơ sở của tâm lý học mác-xít. Nhờ những công trình của các nhà tâm lý học xô-viết, những người đầu tiên phát hiện ra chủ nghĩa Mác cho tâm lý học, đã biết được rằng, có một nền tâm lý học dựa trên cơ sở phương pháp luận mác-xít. Theo đường lối phát triển khoa học của Đảng Cộng sản Việt Nam, những người làm công tác tâm lý học ngay từ đầu đã khẳng định cho mình rằng, nền tâm lý học mà họ bắt tay vào xây dựng là nền tâm lý học mác-xít.
  19. Năm 1955, lần đầu tiên trong số sinh viên được Chính phủ gửi đi học ở nước ngoài, có sinh viên đi Liên Xô học Tâm lý học và Giáo dục học. Một lớp học được tổ chức kéo dài hai năm (1959-1961) cho cán bộ giảng dạy tâm lý học và giáo dục học Trường ĐHSP Hà Nội. Hai chuyên gia Liên Xô là P.A Praxétxki và P.I Xamaucốp được mời giảng bài về tâm lý học và giáo dục học, vận dụng vào nhiều mặt công tác thực tiễn của trường sư phạm và tập dượt phương pháp nghiên cứu của các khoa học này. Có thể nói, đây là một trong những viên gạch đầu tiên của nền tâm lý học và giáo dục học mới ở nước ta. Đội ngũ những người làm công tác tâm lý học ngày một đông đảo, các tổ chức nghiên cứu tâm lý học xuất hiện trong Viện Khoa học giáo dục (1961), Viện Triết học (1966), v.v... Cùng với các tổ chức ấy, các tổ bộ môn Tâm lý - Giáo dục học trong các trường sư phạm lần lượt được thành lập. Đồng thời, nhiều ngành (quân đội, công an, thể dục thể thao và các tổ chức quần chúng) cũng có những bộ phận nghiên cứu, giảng dạy bộ môn khoa học này. Một trong những vấn đề đặt ra cho các nhà
  20. tâm lý học ngay từ năm 1962 và cũng là sự quan tâm hàng đầu của các cơ quan phụ trách bộ môn này là đồng thời với việc học tập lý luận chung, phương pháp luận mác-xít, phải làm sao cho ngày càng có đông đảo cán bộ công tác trong lĩnh vực này nắm được các phương pháp cụ thể, nghiên cứu các hiện tượng tâm lý ở con người Việt Nam. Đó là cách đúng nhất để chuyển tâm lý học, với tư cách là một bộ môn trong các trường chuyên nghiệp, thành khoa tâm lý học, với tư cách là một bộ phận của nền khoa học dân tộc. Trong năm 1964, lần đầu tiên trên báo chí xuất hiện bài giới thiệu một công trình thực nghiệm về trí nhớ của học sinh Việt Nam. Đó là kết quả nghiên cứu của tất cả cán bộ giảng dạy Tổ Tâm lý học Trường ĐHSP Hà Nội, tiến hành trong năm 1962-1963. Ngoài việc luyện phương pháp nghiên cứu cho các cán bộ ấy, công trình này còn có mục đích xác định các chỉ số tâm lý người Việt Nam. Các số liệu đó cho thấy, các chỉ số phát hiện ở đây không khác các chỉ số về trí nhớ đã có trong công trình nghiên cứu của tác giả các nước: cũng thấy được con số thần kỳ 7 +/- 2, cũng thấy sơ đồ biểu diễn sự quên, v.v... Những khác biệt giữa học sinh Việt Nam và học sinh cùng lứa tuổi ở các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2