Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
TỶ LỆ HÚT THUỐC LÁ TRONG NHÂN VIÊN Y TẾ<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH<br />
Lê Khắc Bảo *, Lê Thị Kim Chi **, Hồ Quốc Khải ***<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Hút thuốc lá là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng tại Việt nam. Nhân viên y tế được kỳ<br />
vọng tham gia tích cực cải thiện vấn đề này. Tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá là<br />
chỉ số thống kê then chốt giúp đánh giá gánh nặng hút thuốc lá. Các chỉ số này cũng là cơ sở để xây dựng các can<br />
thiệp nhằm giảm nhẹ gánh nặng hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại bệnh viện.<br />
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ hút thuốc lá và các yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá trong nhân viên y tế<br />
tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả phân tích trên 1534 nhân viên y tế tại bệnh viện<br />
Nhân Dân Gia Định từ 15/7/2015 – 11/8/2015. Biến số nghiên cứu được thu thập qua phiếu câu hỏi tự trả lời gửi<br />
đến tận tay nhân viên y tế. Thống kê mô tả và phân tích phương sai một chiều ANOVA giúp xác định tỷ lệ hút<br />
thuốc lá và các yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá.<br />
Kết quả: Tỷ lệ đang hút thuốc lá là 9,4% nam, 0% nữ nhân viên y tế. Tỷ lệ đã cai thuốc lá là 23,2% nam,<br />
0,3% nữ nhân viên y tế. Nhân viên y tế giới nam, tuổi trên 43, làm việc tại văn phòng, làm nghề bảo vệ, lái xe,<br />
công nhân có tỷ lệ hút thuốc lá và đã cai thuốc lá cao hơn các nhóm khác có ý nghĩa thống kê, với p < 0,001 trong<br />
phép kiểm phương sai một chiều.<br />
Kết luận: 9,4% nam và 0% nữ nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia định đang hút thuốc lá. 23,2%<br />
nam và 0,3% nữ đã cai thuốc lá. Các yếu tố tiên lượng tình trạng hút thuốc lá trong nhân viên y tế là giới nam,<br />
tuổi trên 43, làm việc tại văn phòng, làm nghề bảo vệ, lái xe, công nhân.<br />
Từ khóa: đang hút thuốc lá, đã cai thuốc lá, chưa bao giờ hút thuốc lá<br />
ABSTRACT<br />
SMOKING PREVALENCE AMONG HEALTH CARE PROFESSIONALS<br />
AT NHAN DAN GIA DINH HOSPITAL<br />
Le Khac Bao, Le Thi Kim Chi, Ho Quoc Khai<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 1 - 2016: 11 - 16<br />
<br />
Background: Smoking is a serious public health problem in Vietnam. Healthcare professionals are expected<br />
to actively participate into relieving the burden. Smoking prevalence and factors predictive of smoking status are<br />
key statistical parameters to evaluate smoking burden. These parameters also provide strong bases for<br />
interventions aiming at ameliorating smoking burden among healthcare professionals in hospital.<br />
Objectives: to determine the smoking prevalence and factors predictive of smoking status among healthcare<br />
professionals in Nhan Dan Gia Dinh hospital.<br />
Methodology: A descriptive cross sectional study was conducted on 1534 healthcare professionals at Nhan<br />
Dan Gia Dinh hospital from July 15th, 2009 to August 11th, 2015. Auto-questionnaire was directly given to every<br />
healthcare professional to collect data. Descriptive statistics helped to determine the smoking prevalence. One-way<br />
ANOVA analysis allowed confirming the factors predictive of smoking status.<br />
<br />
<br />
* Đại Học Y Dược TP. HCM , ** Bệnh viện Nhân Dân Gia Định<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Khắc Bảo ĐT: 0908.888.702 Email: baolekhac@yahoo.com<br />
Hô Hấp 11<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
Results: The prevalence of current smokers is 9.4% male, 0% female healthcare professionals. The prevalence<br />
of smokers is 23.2% male and 0.3% female healthcare professionals. The healthcare professionals of male sex, of<br />
age more than 43, working in the office, whose carriers are security guards, drivers, workers present a higher<br />
prevalence of current smoking or ex smoking than other groups. The differences are statistically significant with p<br />
value less than 0.001 under one way ANOVA analysis.<br />
Conclusion: 9.4% male and 0% female healthcare professionals in Nhan Dan Gia Dinh are current smokers.<br />
23.2% male and 0.3% female healthcare professionals are smokers. The factors predictive of smoking status among<br />
healthcare professionals include male sex, age more than 43, office workers, security guards, drivers, workers.<br />
Key words: current smoker, ex-smoker, nonsmoker.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ Xác định yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút<br />
thuốc lá trong nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân<br />
Kết quả khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới<br />
Dân Gia Định.<br />
(WHO) kết hợp Trung tâm kiểm soát và ngăn<br />
ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) về tỷ lệ hút thuốc ĐỐITƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
lá trên người trưởng thành toàn cầu cho tỷ lệ Thiết kế nghiên cứu<br />
tương ứng tại Việt Nam là 47,4% nam và 1,4%<br />
Cắt ngang mô tả phân tích.<br />
nữ(5). Luật phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt<br />
Nam có hiệu lực từ 31/05/2013(3) nhằm để giải Đối tượng nghiên cứu<br />
quyết vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng Toàn bộ nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân<br />
này ở Việt Nam. Điều số 5, 17, 18 của đạo luật Dân Gia Định trong khoảng thời gian từ 15/07 –<br />
này qui định ngành y tế, đứng đầu là Bộ Y tế có 11/08/2015.<br />
trách nhiệm chủ động tham gia công tác phòng Biến số nghiên cứu<br />
chống tác hại thuốc lá và tổ chức triển khai tư<br />
Đặc điểm dân số học: tuổi tác và giới tính.<br />
vấn điều trị cai nghiện thuốc lá tại Việt Nam(3).<br />
Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá ra đời Đặc điểm công tác: đơn vị, vị trí và thâm<br />
theo đạo luật này(3) đã chọn hỗ trợ bệnh viện niên công tác ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định.<br />
Nhân Dân Gia Định triển khai thực hiện chương Tình trạng hút thuốc lá hiện tại:<br />
trình phòng, chống tái hại của thuốc lá tại bệnh Đang hút thuốc lá định nghĩa là hút thuốc lá<br />
viện. Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại ít nhất 1 điếu mỗi ngày tại thời điểm hỏi.<br />
bệnh viện và các yếu tố tiên lượng tình trạng hút Đã cai thuốc lá định nghĩa là không hút<br />
thuốc lá là các chỉ số thống kê quan trọng giúp thuốc lá vào thời điểm hỏi.<br />
đánh giá gánh nặng hút thuốc lá ban đầu và làm<br />
Chưa từng hút thuốc lá định nghĩa là hút<br />
cơ sở để xây dựng các chương trình can thiệp<br />
thuốc lá < 100 điếu cho đến thời điểm hỏi.<br />
phù hợp cho công tác phòng, chống tác hại của<br />
thuốc lá trong nhân viên y tế tại bệnh viện. Việt Thu thập biến số nghiên cứu:<br />
Nam đã có vài nghiên cứu về tỷ lệ hút thuốc lá Địa điểm và thời gian thu thập: tại các lớp<br />
trong nhân viên y tế, ví dụ tại bệnh viện Bạch tập huấn cho từng nhóm 50 người trong hai giờ<br />
mai, Hà nội(2); bệnh viện Nguyễn Tri Phương, về tác hại thuốc lá và tư vấn ngắn cai nghiện<br />
TP.HCM(1). Hiện tại, chưa có một nghiên cứu nào thuốc lá được tổ chức tại bệnh viện Nhân Dân<br />
khảo sát toàn diện tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân Gia Định trong thời gian từ 15/07/2015 –<br />
viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. 11/08/2015.<br />
Mục tiêu nghiên cứu Phương pháp thu thập: qua phiếu câu hỏi tự<br />
Xác định tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y trả lời phát cho từng nhân viên y tế trước buổi<br />
tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định. tập huấn. Nhân viên y tế đọc và trả lời bảng câu<br />
<br />
<br />
12 Chuyên Đề Nội Khoa 1<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
hỏi trong thời gian 15 phút. Nghiên cứu viên thu Tổng số nhân viên y tế n = 1534<br />
lại phiếu trả lời và kiểm tra sự hoàn chỉnh trong Phòng khám 87 (5,7)<br />
Phòng mổ 86 (5,6)<br />
phiếu trả lời.<br />
Phòng sinh 58 (3,7)<br />
Phân tích thống kê Cấp cứu – Hồi sức 155 (10,1)<br />
Các chuyên khoa ≠ 166 (10,8)<br />
Phần mềm SPSS 15.0 được sử dụng để lưu<br />
Cận lâm sàng 157 (10,2)<br />
trữ và xử lý dữ liệu. Khối văn phòng 248 (16,2)<br />
Thống kê mô tả đặc điểm dân số học, đặc Khác 12 (0,8)<br />
điểm công tác và tình trạng hút thuốc lá nhằm Bác sỹ, dược sỹ đại học 271 (17,7)<br />
Dược sỹ trung học,<br />
xác định tỷ lệ hút thuốc lá. điều dưỡng, nữ hộ sinh, hộ lý<br />
905 (59)<br />
Vị trí<br />
Thống kê phân tích phương sai một chiều công tác Kỹ thuật viên y khoa 126 (8,2)<br />
ANOVA giữa các yếu tố dân số học và đặc Nhân viên văn phòng 121 (7,9)<br />
điểm công tác với tình trạng hút thuốc lá Bảo vệ, công nhân, lái xe 111 (7,2)<br />
Ít hơn 5 năm 500 (32,6)<br />
nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng tình<br />
Thâm Từ 5 đến ít hơn 10 năm 443 (28,9)<br />
trạng hút thuốc lá. niên công Từ 10 đến ít hơn 15 năm 241(15,7)<br />
tác Từ 15 đến ít hơn 20 năm 128 (8,3)<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ 20 năm trở lên 222 (14,5)<br />
Đặc điểm dân số nghiên cứu Tình trạng hút thuốc lá trong dân số nghiên<br />
1534/1650 nhân viên trả lời phiếu câu hỏi đạt cứu<br />
tỷ lệ 93%.<br />
Tình trạng hút thuốc lá trong dân số nghiên<br />
116/1650 (7%) nhân viên không trả lời phiếu cứu được mô tả trong bảng 3.<br />
câu hỏi nghiên cứu là do bận công tác đột xuất<br />
Bảng 3: Tình trạng hút thuốc lá trong dân số<br />
không tham gia lớp học được sắp xếp theo kế<br />
nghiên cứu<br />
hoạch trước đó.<br />
Tình trạng hút thuốc lá,<br />
Nam (n = 373) Nữ (n = 1161)<br />
Đặc điểm dân số học được mô tả trong n (%)<br />
bảng 1. Đang hút thuốc lá 35 (9,4) 0 (0)<br />
Đã cai thuốc lá 86 (23,2) 3 (0,3)<br />
Bảng 1: Đặc điểm dân số học trong dân số nghiên cứu Chưa bao giờ hút 252 (67,6) 1158 (99,7)<br />
Tổng số nhân viên y tế n = 1534<br />
Trung bình 35,7<br />
Vào thời điểm khảo sát, tỷ lệ nhân viên y tế<br />
Trung vị 33 đang hút thuốc lá là 9,4% ở nam và 0% ở nữ, tỷ lệ<br />
Tuổi tác, năm<br />
Ngưỡng 19 – 60 nhân viên y tế đang hay đã từng hút thuốc lá là<br />
Khoảng tứ phân vị 29 – 43 32,6% ở nam và 0,3% ở nữ.<br />
Nam 373 (24,3)<br />
Giới tính, n (%) Yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá<br />
Nữ 1161 (75,7)<br />
Nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia trong dân số nghiên cứu<br />
Định có tuổi đời trẻ với 50% trẻ hơn 33 tuổi, đa Giới<br />
số là nữ chiếm 75,7%. Giới là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng tình trạng<br />
Đặc điểm công tác được mô tả trong bảng 2 hút thuốc lá trong nghiên cứu này: giới nam là<br />
Bảng 2: Đặc điểm công tác trong dân số nghiên cứu yếu tố tiên lượng đang hút thuốc lá (9,4% so với<br />
Tổng số nhân viên y tế n = 1534 0%, p < 0,001) hay đã cai thuốc lá (23,2% so với<br />
Lâm sàng 1111 (72,4) 0,3%, p < 0,001) (Bảng 3).<br />
Đơn vị Các khoa Nội 204 (13,3) Hầu hết nhân viên y tế là nữ trong nghiên<br />
công tác, Các khoa Ngoại 195 (12,7)<br />
n (%)<br />
cứu này đều chưa bao giờ hút thuốc lá (99,7%).<br />
Các khoa Sản 95 (6,2)<br />
Các khoa Nhi 67 (4,4)<br />
Để đánh giá các yếu tố khác ngoài giới tính có<br />
<br />
<br />
<br />
Hô Hấp 13<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
thể ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá, chúng tôi Vị trí công tác<br />
phân tích dưới nhóm tình trạng hút thuốc lá Vị trí công tác là yếu tố ảnh hưởng tình trạng<br />
trong nhân viên y tế là nam giới (n = 373) phân hút thuốc lá. Phân tích ANOVA một chiều về<br />
bố theo tuổi (Bảng 4), đơn vị công tác (Bảng 5), vị tương quan giữa yếu tố vị trí công tác với tình<br />
trí công tác (Bảng 6). trạng đang hút thuốc lá hay đã cai thuốc lá trong<br />
Bảng 4: Phân bố tình trạng hút thuốc lá theo tuổi nghiên cứu này cho thấy vị trí bảo vệ có khuynh<br />
trong nhóm dân số nam giới hướng đang hút thuốc lá, đã cai thuốc lá nhiều<br />
Nhóm tuổi n Đang hút Đã cai hơn các vị trí công tác khác và nhiều hơn có ý<br />
19 – 29 96 6,5% 7,6% nghĩa thống kê (p < 0,05) so với bác sỹ, điều<br />
30 – 33 75 7% 16,9% dưỡng, hộ lý. Phân tích này ANOVA này cũng<br />
34 – 43 102 10,1% 24,2%<br />
chứng minh so với điều dưỡng, hộ lý, kỹ thuật<br />
44 – 60 100 14,6% 38,5%<br />
viên y khoa, bác sỹ không hề hút thuốc lá ít hơn<br />
Tuổi có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).<br />
Tuổi là yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút<br />
BÀN LUẬN<br />
thuốc lá. Phân tích ANOVA một chiều về tương<br />
quan giữa bốn nhóm tuổi với tình trạng hút Tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y tế<br />
thuốc lá cho thấy nhóm tuổi 44 – 60 đang hút hay Tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, tỷ lệ<br />
đã cai thuốc lá nhiều hơn có ý nghĩa thống kê (p nhân viên y tế đang hay từng hút thuốc lá là<br />
< 0,001) so với cả ba nhóm tuổi trẻ hơn. 32,6% ở nam và 0,3% ở nữ; trong đó 9,4% nam và<br />
Bảng 5: Phân bố tình trạng hút thuốc lá theo đơn vị 0% nữ hiện đang hút thuốc lá (Bảng 3).<br />
công tác trong nhóm dân số nam giới Tỷ lệ đang hút thuốc lá của chúng tôi 9,4% ở<br />
Đơn vị n Đang hút Đã cai nam thấp hơn so với tỷ lệ này tại bệnh viện Bạch<br />
Lâm sàng 203 6,9% 17,2%<br />
Mai năm 2004 là 40,7%(2), và tỷ lệ này tại bệnh<br />
Cận lâm sàng 56 7,1% 25%<br />
Văn phòng 104 16,3% 31,7%<br />
viện Nguyễn Tri Phương năm 2008 là 32,6%(1).<br />
Lý do đầu tiên gây khác biệt là thời điểm tiến<br />
Đơn vị công tác<br />
hành nghiên cứu, cụ thể là năm 2004 cho nghiên<br />
Đơn vị công tác là yếu tố ảnh hưởng tình<br />
cứu tại bệnh viện Bạch Mai, năm 2008 cho<br />
trạng hút thuốc lá. Phân tích ANOVA một<br />
nghiên cứu tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương và<br />
chiều về tương quan giữa ba nhóm đơn vị<br />
năm 2015 cho nghiên cứu của chúng tôi. Nhìn<br />
công tác với tình trạng hút thuốc lá cho thấy<br />
chung, tỷ lệ hút thuốc lá trong nhân viên y tế tại<br />
nhân viên y tế khối văn phòng đang hút hay<br />
Việt Nam trong đó có TPHCM đang giảm dần<br />
đã cai thuốc lá nhiều hơn có ý nghĩa thống kê<br />
theo thời gian. Hội nghị sơ kết cuối tháng cuối<br />
(p < 0,001) so với khối lâm sàng, nhiều hơn<br />
năm 2014 của Sở Y tế TPHCM cho biết tỷ lệ hút<br />
nhưng chưa có ý nghĩa thống kê so với khối<br />
thuốc lá trong nhân viên y tế nam giới tại<br />
cận lâm sàng (p = 0,29).<br />
TPHCM đã giảm 9% từ 30% năm 2011 còn 21%<br />
Bảng 6: Phân bố tình trạng hút thuốc lá theo vị trí năm 2014(4).<br />
công tác trong nhóm dân số nam giới<br />
Lý do thứ hai có thể gây khác biệt là đặc<br />
Đơn vị n Đang hút Đã cai<br />
điểm dân số nghiên cứu. So với nghiên cứu tại<br />
Bác sỹ 121 5% 16,5%<br />
Điều dưỡng, hộ lý 73 1,4% 19,2% bệnh viện Nguyễn Tri Phương, dân số chúng tôi<br />
Kỹ thuật viên y khoa 43 9,3% 23,3% có ít nam giới hơn và trẻ hơn, tuổi trung bình<br />
Nhân viên văn phòng 25 4% 28% 35,7 so với 37 và tỷ lệ nam 24,3% so với 29%(1).<br />
Bảo vệ, công nhân, lái xe 20 45% 25% Giới nam và tuổi cao là hai yếu tố tiên lượng hút<br />
thuốc lá nhiều hơn tại Việt Nam.<br />
<br />
<br />
<br />
14 Chuyên Đề Nội Khoa 1<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Lý do thứ ba có thể giải thích cho sự khác giúp họ tránh đi vào con đường hút thuốc lá,<br />
biệt là cách thu thập số liệu. Nghiên cứu thực như vậy, luôn cần thiết.<br />
hiện tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương sử dụng Tuổi<br />
phiếu câu hỏi ẩn danh, trong khi đó nghiên cứu<br />
Tuổi lớn hơn 43 là yếu tố tiên lượng hút<br />
tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định sử dụng phiếu<br />
thuốc lá trong nghiên cứu chúng tôi hoàn toàn<br />
câu hỏi có ghi rõ danh tính. Việc ghi rõ danh tính<br />
phù hợp với nghiên cứu trên dân số chung tại<br />
có thể làm nhân viên y tế ngần ngại khai báo<br />
Việt Nam cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá trong nam<br />
chính xác về tình trạng hút thuốc lá của họ làm<br />
giới là cao nhất (59,5%) trong độ tuổi 45 – 64(5). Tỷ<br />
tỷ lệ đang hút thuốc lá có thể thấp giả tạo. Điều<br />
lệ hút thuốc lá cao nhất trong khoảng tuổi này có<br />
này đặc biệt có khả năng khi bệnh viện Nhân<br />
thể giải thích là do thời gian sống lâu hơn nên có<br />
Dân Gia Định hiện là một điểm sáng trong việc<br />
cơ hội thử dùng và trở nên nghiện thuốc lá cao<br />
thực hiện chương trình phòng chống tác hại<br />
hơn tuổi trẻ hơn. Ngoài ra, tuyên truyền về tác<br />
thuốc lá của ngành. Việc sử dụng một công cụ<br />
hại thuốc lá cách nay khoảng 25 năm, thời điểm<br />
khách quan như máy đo CO trong hơi thở ra có<br />
nhân viên y tế độ tuổi hơn 43 thử hút thuốc lá,<br />
thể là giải pháp giúp tăng độ chính xác và tin cậy<br />
không mạnh mẽ như thời gian 15 năm gần đây.<br />
của kết quả báo cáo, mặc dù việc sử dụng máy<br />
Hậu quả là số người thử dùng thuốc lá vào thời<br />
đo CO hơi thở ra trên một số lượng lớn nhân<br />
điểm đó cao hơn nên ngày ngày tỷ lệ đang hút<br />
viên y tế có thể là chưa khả thi trong thời điểm<br />
thuốc lá cao hơn. Bên cạnh đó, nhờ tuổi đời và<br />
hiện tại.<br />
thâm niên công tác cao hơn, các nhân viên y tế<br />
Yếu tố ảnh hưởng tình trạng hút thuốc lá tuổi đời hơn 43 có cơ hội tiếp cận và nâng cao<br />
Các yếu tố tiên đoán tình trạng hút thuốc lá nhận thức về tác hại thuốc lá nhiều hơn, vì vậy<br />
bao gồm đang hút và đã cai thuốc lá được chứng đã giải thích tỷ lệ cai thuốc lá trong nhóm này<br />
minh trong nghiên cứu chúng tôi là giới nam, cũng cao hơn nhóm trẻ. Dù vậy, tỷ lệ đang hút<br />
tuổi lớn hơn 43, làm việc văn phòng, vị trí công thuốc lá trong nhóm này vẫn cao hơn, cho thấy<br />
tác là bảo vệ, lái xe, công nhân. chỉ nâng cao nhận thức về tác hại thuốc lá là<br />
Giới chưa đủ để cai thuốc lá. Hỗ trợ giải quyết nghiện<br />
thực thể cho nhân viên y tế trong nhóm tuổi này<br />
Giới nam là yếu tố tiên lượng hút thuốc lá<br />
có thể là giải pháp mạnh mẽ để giảm tỷ lệ đang<br />
trong nghiên cứu chúng tôi hoàn toàn phù hợp<br />
hút thuốc lá ở nhóm tuổi này.<br />
với các nghiên cứu khác trên nhân viên y tế(1,2) và<br />
trên nghiên cứu trên dân số chung tại Việt Nam Nơi làm việc<br />
vốn cho tỷ lệ hút thuốc lá ở nam là 47,4% cao Làm việc văn phòng cũng là yếu tố tiên<br />
hơn hẳn ở nữ chỉ là 1,4%(5). Đặc thù văn hóa và lượng hút thuốc lá trong nghiên cứu chúng tôi là<br />
đặc điểm phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam một kết quả tương đối gây ngạc nhiên. Thực vậy,<br />
được xem là lý do giải thích cho đặc điểm về giới trên dân số chung, làm việc văn phòng có tỷ lệ<br />
này. Tuy nhiên theo quá trình hội nhập vào lối hút thuốc lá thấp nhất so với các ngành nghề<br />
sống Tây phương đang diễn ra tại Việt Nam, đặc khác với tỷ lệ hút thuốc lá là 13,9% so với tỷ lệ<br />
điểm vượt trội về giới nam hút thuốc lá này ở hút thuốc lá chung là 47,4%(5). Tuy nhiên đi sâu<br />
Việt Nam cũng sẽ dần lu mờ khi mà tỷ lệ hút phân tích, tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm làm việc<br />
thuốc lá ở nữ ngày càng cao hơn như một số văn phòng của chúng tôi là 16,3% không khác<br />
quốc gia phương Tây. Không mất cảnh giác biệt đáng kể so với dân số chung. Trong nghiên<br />
trước tỷ lệ hút thuốc lá thấp trong nhân viên y tế cứu này, lý do làm việc văn phòng nổi lên là một<br />
nữ giới, không ngừng giáo dục nâng cao nhận yếu tố tiên lượng hút thuốc lá có thể được giải<br />
thức về tác hại thuốc lá cho nhân viên y tế nữ để thích là do tỷ lệ hút thuốc lá trong nhóm làm việc<br />
<br />
<br />
<br />
Hô Hấp 15<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 20 * Số 1 * 2016<br />
<br />
liên quan trực tiếp với bệnh nhân bên lâm sàng lá ở nhóm này phải được tìm ra và vượt qua.<br />
và cận lâm sàng là thấp hơn rất nhiều so với dân Nghiện thuốc lá thực thể có thể là một lý do<br />
số chung. Như vậy, làm việc trong ngành y tế có quan trọng, do vậy việc tư vấn chuyên sâu cai<br />
thể là một yếu tố thuận lợi giảm thấp tỷ lệ hút nghiện thuốc lá cần được đặt ra trong đó nhấn<br />
thuốc lá, điều này được minh họa rõ ở tỷ lệ hút mạnh việc sử dụng thuốc điều trị cai thuốc lá.<br />
thuốc lá trong nhóm nhân viên y tế làm trong KẾT LUẬN<br />
khối lâm sàng và cận lâm sàng. Nhóm nhân viên<br />
y tế làm việc văn phòng có thể không tiếp xúc Trong nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân<br />
trực tiếp bệnh nhân nên không hưởng được lợi Dân Gia Định, tỷ lệ đang hút thuốc lá là 9,4% ở<br />
ích này vì thế vẫn hút thuốc lá như tỷ lệ trong nam, 0% ở nữ; tỷ lệ đã cai thuốc lá là 23,2% ở<br />
dân số chung. Giáo dục nâng cao nhận thức về vị nam và 0,3% ở nữ.<br />
trí làm việc trong môi trường bệnh viện cho Các yếu tố tiên lượng tình trạng hút thuốc lá<br />
nhóm nhân viên y tế làm việc văn phòng có thể trong nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia<br />
là một giải pháp tốt. Định là giới nam, tuổi trên 43, làm việc tại văn<br />
phòng, làm nghề bảo vệ, lái xe, công nhân.<br />
Nghề nghiệp<br />
Bảo vệ, lái xe, công nhân là yếu tố tiên lượng Kết quả nghiên cứu cung cấp thông số đánh<br />
hút thuốc lá trong nghiên cứu chúng tôi không giá ban đầu và giúp hoạch định kế hoạch can<br />
phải là kết quả bất ngờ. Trong nghiên cứu trên thiệp làm giảm nhẹ gánh nặng hút thuốc lá trong<br />
dân số chung, tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất cũng nhân viên y tế tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định.<br />
nằm trong nhóm ngành nghề lao động tay chân TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
và có trình độ học vấn thấp(5). Tương tự nhóm 1. Lê Khắc Bảo, Nguyễn Trung Thành (2009), ‘‘Khảo sát thực<br />
trạng hút thuốc lá của nhân viên y tế tại bệnh viện Nguyễn Tri<br />
nhân viên y tế làm việc văn phòng, tỷ lệ hút<br />
Phương thành phố Hồ Chí Minh’’, Tạp chí Y học TPHCM<br />
thuốc lá trong nhóm bảo vệ, lái xe, công nhân 2009; tập 13 phụ bản số 1; tr. 133 – 139.<br />
không khác tỷ lệ trong dân số chung 45% so với 2. Ngô Quý Châu, Nguyễn Thị Thu Huyền (2006), “Tình hình<br />
hút thuốc lá, hiểu biết và thái độ của cán bộ y tế tại bệnh viện<br />
47,4%(5). Giải pháp cho nhóm nhân viên y tế này Bạch Mai năm 2004”, Tạp chí Y học thực hành – Bộ Y tế 2006;<br />
vẫn là ưu tiên giáo dục nâng cao nhận thức về vị số 533; tr. 65 – 74.<br />
trí làm việc trong môi trường bệnh viện. Tuy 3. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012),<br />
Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.<br />
nhiên một điểm lưu ý trong kết quả nghiên cứu 4. http://www.t4ghcm.org.vn/phong-chong-tac-hai-thuoc-la/so-<br />
này là nhóm nhân viên y tế là bác sỹ, những ket-hoat-dong-phong-chong-tac-hai-thuoc-la-nganh-2502/<br />
người có nhận thức cao hơn cả về tác hại thuốc lá 5. World Health Organization and Center for disease control<br />
and prevention (2010), “Global Adult Tobacco Survey (GATS)<br />
cũng không hút thuốc lá ít hơn điều dưỡng, kỹ Viet Nam 2010”.<br />
thuật viên y khoa. Tương tự nhóm nhân viên y<br />
tế tuổi đời lớn hơn 43, việc giáo dục nâng cao Ngày nhận bài báo: 27/11/2015<br />
nhận thức về tác hại thuốc lá hơn nữa cho nhóm Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/11/2015<br />
này có lẽ sẽ không thành công vì đây là nhóm đã Ngày bài báo được đăng: 15/02/2016<br />
có nhận thức tốt. Rào cản cho hành vi cai thuốc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16 Chuyên Đề Nội Khoa 1<br />