TỶ LỆ NHIỄM HELICOBACTER PYLORI Ở BỆNH NHÂN UNG THƢ<br />
DẠ DÀY TẠI HÀ NỘI VÀ KHU VỰC NÔNG THÔN NGOÀI HÀ NỘI<br />
Trần Văn Hợp*, Lê Trung Thọ*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu nghiên cứu: chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích sau: (1) Xác định tỉ lệ<br />
nhiễm H. pylori ở bệnh nhân ung thư dạ dày khu vực Hà Nội, vùng đồng bằng phụ cận và một số mối liên<br />
quan; (2) Xác định các loại mô bệnh học của ung thư dạ dày theo phân loại WHO năm 2000.<br />
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện ở 205 trường hợp ung thư dạ dày đựoc nội soi sinh<br />
thiết tại phòng nội soi Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội, Bệnh viện Bộ NN & PTNT,<br />
Bệnh viện Bưu điện Hà Nội thời gian từ 6/2006- 6/2007. Phân loại mô bệnh học ung thư dạ dày theo phân<br />
loại WHO 2000, xác định H. pylori trên mô bệnh học bằng nhuộm Giemsa và trên test urease.<br />
Kết quả: Tỉ lệ nam/ nữ là 1,7/1. Bệnh có xu hướng tăng dần theo tuổi và tỉ lệ bệnh cao ở tuổi trên 50<br />
chung cho cả 2 giới và riêng cho từng giới. Tỉ lệ bệnh ở khu vực Hà Nội - 33,2% ở các tỉnh đồng bằng phụ<br />
cận Hà Nội là 66,8%. Về mô bệnh học chủ yếu là ung thư biểu tuyến (86,4%), trong đó loại tuyến ống<br />
chiếm tỉ lệ cao (58,7%). Loại ung thư biểu mô tế bào nhỏ và loại không biệt hoá có tỉ lệ thấp (2,9% và 6,8%).<br />
Tỉ lệ nhiễm H. pylori là 66,3%. Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở các tỉnh phụ cận cao hơn ở khu vực Hà Nội<br />
(70,1% so với 60,3%). Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở ung thư biểu mô tuyến cao hơn loại biểu mô tế bào nhỏ và<br />
loại không biệt hoá.<br />
Kết luận: ung thư dạ dày có sự khác biệt giữa nam và nữ, giữa các vùng địa dư, giữa các loại mô bệnh<br />
học và tỉ lệ nhiễm H. pylori.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
HELICOBACTER PYLORI INCIDENCE OF GASTRIC CANCER PATIENTS IN HANOI CITY<br />
AND HANOI NEXT COUNTRYSIDES<br />
Tran Van Hop, Le Trung Tho * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 11 – Supplement of No 3 - 2007: 75 - 79<br />
Objectives: To study the rate of Hp infection, the classification of gastric cancer by WHO (2000)<br />
classification.<br />
Methods: Studying on 205 gastric cancer patients who were biopsied by endoscopy at Bach mai<br />
hospital, Thanh nhan hospital Post hospital and Hospital of agricultural – minister from 6/2006 – 6/2007.<br />
Gastric cancer was classificalted by WHO – 2000. HP was identified by Giemsa staining on slides and<br />
urease test .<br />
Results: Male/female ratio was 1.7/1. This disease was tending to increase in older patients. This<br />
incidence was the highest in over 50 years old, in both and each sex. In HaNoi, gastric cancers occupied<br />
33.2%, while in Hanoi –next countryside’s, these are high (66.8%). Histological, adenocarcinoma in the<br />
highest (86.4%), while tubular type was 58.7%, small cell and undifferential type were lower (2.9% and<br />
6.8% in turn). Hp incidence was 66.3%. These incidence were higher in Hanoi –next countrysides than in<br />
Hanoi city (70.1% contrast 60.3%). Hp incidence was higher in tubular type than small cell and<br />
undifferential type.<br />
Conclusions: Gastric cancer was different significantly between male and female, histological type and<br />
HP incidence, among areas..<br />
* BM Giải phẫu bệnh, Đại Học Y Hà Nội<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học<br />
<br />
75<br />
<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
Ung thư dạ dày có tỉ lệ bệnh và tỉ lệ tử<br />
vong cao giữa các loại u ác tính. Theo Hiệp hội<br />
chống ung thư quốc tế, ung thư dạ dày chiếm<br />
khoảng 10,5% các loại ung thư nói chung và là<br />
nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2, sau ung<br />
thư phổi trên toàn cầu(8). Việt Nam là nước<br />
nằm trong khu vực có tỉ lệ ung thư dạ dày cao.<br />
Tuy chưa có nghiên cứu dịch tễ học trên phạm<br />
vi cả nước, nhưng theo nghiên cứu của Bệnh<br />
viện K Hà Nội và của một số tác giả cho thấy<br />
ung thư dạ dày chiếm vị trí thứ 2 ở cả nam và<br />
nữ. ở nam ung thư dạ dày chỉ sau ung thư<br />
phổi, ở nữ sau ung thư vú(2).<br />
Về nguyên nhân gây ung thư dạ dày, ngày<br />
nay người ta nói nhiều tới vai trò của H. pylori.<br />
Qua nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỉ lệ<br />
nhiễm H. pylori ở bệnh nhân ung thư dạ dày<br />
chiếm từ 60% - 80% các trường hợp bệnh.<br />
Bằng nghiên cứu dịch tễ học tại các Trung tâm<br />
nghiên cứu của nhiều quốc gia, Tổ chức Y tế<br />
thế giới (WHO) đã xếp H. pylori vào nhóm I<br />
các tác nhân gây ung thư dạ dày.<br />
Việt Nam hơn một thập kỷ qua, đã có<br />
nhiều nghiên cứu về H. pylori với các bệnh lý<br />
dạ dày, tá tràng, nhưng nghiên cứu về tỉ lệ<br />
nhiễm H. pylori ở bệnh nhân ung thư dạ dày<br />
tại Hà Nội và khu vực đồng bằng phụ cận Hà<br />
Nội chưa có nghiên cứu nào được công bố.<br />
Mục đích của nghiên cứu là : 1. Xác định tỉ lệ<br />
nhiễm H. pylori ở bệnh nhân ung thư dạ dày<br />
khu vực Hà Nội, vùng đồng bằng phụ cận và<br />
một số mối liên quan. 2. Xác định các típ mô<br />
bệnh học của ung thư dạ dày theo phân loại<br />
WHO năm 2000.<br />
<br />
ĐỐI TƢỢNG-PHƢƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tƣợng nghiên cứu<br />
Bệnh nhân ung thư dạ dày được nội soi<br />
sinh thiết tại Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện<br />
<br />
Thanh Nhàn Hà Nội, Bệnh viện Bộ NN &<br />
PTNT, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội. Thời gian<br />
nghiên cứu từ tháng 6/2006 đến tháng 6/2007.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn<br />
Bệnh nhân thuộc khu vực nội ngoại thành<br />
Hà Nội và khu vực đồng bằng phụ cận Hà<br />
Nội: Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam,<br />
Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hải Phòng,<br />
Bắc Ninh. Mô bệnh học chẩn đoán xác định là<br />
ung thư.<br />
<br />
Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Mỗi bệnh nhân được sinh thiết 3 - 4 mảnh<br />
ở vùng tổn thương, rìa tổn thương và ngoài<br />
vùng tổn thương 3cm. Một mảnh ngoài tổn<br />
thương được thử teste urease để phát hiện H.<br />
pylori. Các mảnh còn lại được cố định formol<br />
10%, sau đó chuyển, vùi nến, cắt mảnh theo kỹ<br />
thuật vi thể thường quy. Các tiêu bản được<br />
nhuộm HE, PAS và Giemsa.<br />
Phân tích tổn thương trên kính hiển vi<br />
quang học. Phân loại mô bệnh học ung thư dạ<br />
dày theo phân loại của WHO năm 2000. Xác<br />
định H. pylori bằng teste urease và trên tiêu<br />
bản nhuộm Giemsa.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊNCỨU<br />
Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới và địa dƣ<br />
Bảng 1 : Phân bố bệnh nhân theo tuổi, giới<br />
Tuổi<br />
Nam<br />
Nữ<br />
<br />
20 - 29 30 - 39 40 - 49 50 - 59 60 - 69 70 Cộng<br />
<br />
N<br />
<br />
2<br />
<br />
7<br />
<br />
28<br />
<br />
30<br />
<br />
%<br />
<br />
1,5<br />
<br />
5,4<br />
<br />
21,5<br />
<br />
23,1<br />
<br />
N<br />
<br />
3<br />
<br />
6<br />
<br />
9<br />
<br />
19<br />
<br />
%<br />
<br />
4,0<br />
<br />
8,0<br />
<br />
12,0<br />
<br />
25,3<br />
<br />
5<br />
<br />
13<br />
<br />
37<br />
<br />
49<br />
<br />
2,4<br />
<br />
6,3<br />
<br />
18,1<br />
<br />
23,9<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
31<br />
<br />
32<br />
<br />
130<br />
<br />
23,9 24,6 100<br />
16<br />
<br />
22<br />
<br />
75<br />
<br />
21,3 29,4 100<br />
47<br />
<br />
54<br />
<br />
205<br />
<br />
22,9 26,4 100<br />
<br />
Tuổi mắc bệnh thấp nhất là 23, cao nhất là 88.<br />
Tuổi trung bình 54,7. Bệnh có xu hướng tăng dần<br />
theo tuổi, tỉ lệ cao từ tuổi 50 trở lên riêng cho<br />
từng giới và chung cho cả 2 giới. Nam có tỉ lệ<br />
bệnh cao hơn nữ. Tỉ lệ nam/ nữ = 1,7/1.<br />
<br />
Bảng 3 : Tỉ lệ nhiễm H. pylori theo địa dư<br />
Địa dư<br />
<br />
33,2%<br />
<br />
Hà Nội<br />
Ngoài Hà Nội<br />
Cộng<br />
<br />
Hà Nội<br />
Ngoài Hà Nội<br />
<br />
66,8%<br />
<br />
Nhiễm H. pylori<br />
n<br />
%<br />
41/68<br />
60,3<br />
96/137<br />
70,1<br />
136/205<br />
66,3<br />
<br />
Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân các tỉnh<br />
đồng bằng lân cận Hà Nội cao hơn khu vực<br />
Hà Nội (70,1% so với 60,3%).<br />
Bảng 4 : Tỉ lệ nhiễm H. pylori theo típ mô bệnh học<br />
<br />
Biểu đồ 1 : Phân bố bệnh nhân theo địa dư<br />
Tỉ lệ ung thư ở các tỉnh đồng bằng lân cận<br />
Hà Nội cao hơn ở khu vực Hà Nội (66,8% so<br />
với 33,2%).<br />
<br />
Các típ mô bệnh học<br />
Bảng 2 : Các típ mô bệnh học (theo WHO 2000)<br />
Ung thư biểu mô tuyến<br />
. Tuyến ống<br />
. Tuyến nhú<br />
. Tuyến nhầy<br />
. Tế bào nhân<br />
Ung thư biểu mô tế bào nhỏ<br />
Ung thư biểu mô không biệt hoá<br />
Loại khác<br />
. Ung thư biểu mô tế bào vảy<br />
. Ung thư biểu mô tuyến vảy<br />
. Ung thư hắc tố<br />
. MALT<br />
<br />
n<br />
177<br />
108<br />
15<br />
17<br />
37<br />
6<br />
14<br />
8<br />
3<br />
1<br />
1<br />
3<br />
<br />
%<br />
86,4<br />
52,7<br />
7,3<br />
8,3<br />
18,1<br />
2,9<br />
6,8<br />
3,9<br />
1,5<br />
0,5<br />
0,5<br />
1,5<br />
<br />
Hầu hết ung thư biểu mô dạ dày thuộc loại<br />
biểu mô tuyến (86,4%), trong đó loại tuyến<br />
ống chiếm tỉ lệ cao nhất 52,7%.<br />
Ung thư biểu mô tế bào nhỏ và loại không<br />
biệt hoá có tỉ lệ thấp.<br />
<br />
Tỉ lệ nhiễm H. pylori và một số mối liên quan<br />
<br />
33,7%<br />
<br />
NhiÔm H.Pylori : 136<br />
66,3%<br />
<br />
Kh«ng nhiÔm H. Pylori : 69<br />
<br />
Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân ung thư<br />
dạ dày là 66,3%.<br />
<br />
Nhiễm H. pylori<br />
n<br />
%<br />
Ung thư biểu mô tuyến<br />
177<br />
123<br />
69,5<br />
. Tuyến ống<br />
108<br />
76<br />
70,4<br />
. Tuyến nhú<br />
15<br />
10<br />
66,7<br />
. Tuyến nhầy<br />
17<br />
11<br />
64,7<br />
. Tế bào nhân<br />
37<br />
26<br />
70,2<br />
Ung thư biểu mô tế bào nhỏ<br />
6<br />
3<br />
50,0<br />
Ung thư biểu mô không biệt hoá 14<br />
8<br />
57,1<br />
Loại khác<br />
8<br />
2<br />
25,0<br />
. Ung thư biểu mô tế bào vảy<br />
3<br />
. Ung thư biểu mô tuyến vảy<br />
1<br />
. Ung thư hắc tố<br />
1<br />
. MALT<br />
3<br />
2<br />
66,7<br />
Típ mô bệnh học<br />
<br />
n<br />
<br />
- Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở ung thư biểu mô<br />
tuyến là 69,5% cao hơn nhóm ung thư biểu mô<br />
tế bào nhỏ và loại không biệt hoá.<br />
- Có 2/3 trường hợp u MALT nhiễm H. pylori.<br />
<br />
BÀNLUẬN<br />
Tuổi giới và địa dƣ<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh<br />
nhân trẻ tuổi nhất là 23, cao tuổi nhất là 88;<br />
tuổi trung bình 54,7. Tỉ lệ bệnh ở bệnh nhân<br />
trên 50 chiếm tới 73,2% (150/205 trường hợp),<br />
tuổi dưới 50 chỉ có 26,8%. Nhìn chung bệnh có<br />
xu hướng tăng dần theo tuổi ở chung cho cả<br />
hai giới và riêng cho từng giới. Kết quả nghiên<br />
cứu này cũng tương tự như một số tác giả<br />
trong nước và nước ngoài. Theo nghiên cứu<br />
của Nguyễn Văn Chủ (2003) tuổi trung bình<br />
của bệnh nhân ung thư dạ dày là 55,1 11,3(4).<br />
Nghiên cứu của Rosai J. (2004) và của Owen<br />
D.V (2004) cũng nhận thấy bệnh có tỉ lệ cao từ<br />
50 tuổi trở lên(5,6). Owen cho rằng bệnh tăng<br />
dần theo tuổi là do sức đề kháng của cơ thể<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học<br />
<br />
77<br />
<br />
giảm sút dẫn tới các đột biến về nhiễm sắc thể<br />
từ đó tạo điều kiện xuất hiện các tế bào ác tính<br />
phát triển thành ung thư(5).<br />
<br />
Về giới<br />
Theo nhiều nghiên cứu ở trong nước và<br />
nước ngoài đều cho thấy tỉ lệ ung thư dạ dày ở<br />
nam giới cao hơn nữ giới. Nghiên cứu của<br />
chúng tôi tỉ lệ bệnh nam/ nữ là 1,7/1. Tuy<br />
nhiên, các nhóm tuổi < 40 và tuổi 70 dường<br />
như bệnh ở nữ cao hơn nam (bảng 1).<br />
<br />
Về địa dƣ<br />
Bệnh nhân ung thư dạ dày ở khu vực Hà<br />
Nội chiếm 33,2% còn ở các tỉnh đồng bằng phụ<br />
cận Hà Nội như Hà Tây, Hải Dương, Hà Nam,<br />
Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hải<br />
Phòng< chiếm 66,8%. Sở dĩ tỉ lệ bệnh ở các<br />
tỉnh cao hơn 2 lần Hà Nội, có lẽ do đối tượng<br />
trong nghiên cứu của chúng tôi chủ yếu là<br />
bệnh nhân của Bệnh viện Bạch Mai, còn các cơ<br />
sở khác như Bệnh viện Thanh Nhàn, Bệnh<br />
viện Bộ NN & PTNT, Bệnh viện Bưu điện có<br />
số lượng ít hơn nhiều. Điều này có thể giải<br />
thích Bệnh viện Bạch Mai là trung tâm y tế lớn<br />
của cả nước nên người bệnh từ các tỉnh phần<br />
lớn đều đến khám tại Bạch Mai. Chính vì vậy<br />
mà số liệu của chúng tôi có khác so với điều<br />
tra cơ bản của Bệnh viện K Hà Nội. Để xác<br />
định tỉ lệ ung thư theo các vùng địa dư, cần<br />
phải có nghiên cứu điều tra dịch tễ học trên<br />
phạm vi cả nước trong thời gian tới.<br />
<br />
Các típ mô bệnh học<br />
Chúng tôi áp dụng phân loại mô bệnh học<br />
ung thư dạ dày của WHO năm 2000. ở phân<br />
loại mới này có bổ xung thêm nhóm ung thư<br />
biểu mô tế bào nhỏ và có đánh mã số cho từng<br />
loại để tiện trao đổi thông tin giữa các trung<br />
tâm nghiên cứu ung thư trên phạm vi toàn<br />
cầu. Theo phân loại WHO 2000, trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi phần lớn là loại biểu mô<br />
tuyến (chiếm 86,4%), trong đó chủ yếu loại<br />
biểu mô tuyến ống (52,7%), các loại khác có tỉ<br />
lệ thấp hơn như ung thư tế bào nhiễm 18,1%,<br />
tuyến nhầy 8,3% và tuyến nhú là 7,3%. Chúng<br />
<br />
tôi gặp 6 trường hợp ung thư tế bào nhỏ chiếm<br />
2,9% và ung thư biểu mô không biệt hoá 14<br />
trường hợp (6,8%). Trường hợp ung thư biểu<br />
mô tế bào nhỏ và loại không biệt hoá có thể<br />
nhầm với loại không phải biểu mô, lúc này cần<br />
nhuộm hoá mô miễn dịch, trong đó CK (+) sẽ<br />
giúp cho chẩn đoán xác định. Theo nghiên cứu<br />
của các tác giả khác, ung thư dạ dày chủ yếu là<br />
loại biểu mô tuyến, trong đó típ tuyến ống<br />
chiếm tỉ lệ cao hơn cả, sau đó là loại tế bào<br />
nhẫn và tuyến nhày(5).<br />
Trong các loại ung thư biểu mô hiếm gặp ở dạ<br />
dày như ung thư tế bào vảy, tuyến vảy trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi đều có, loại tế bào vảy 3 trường hợp tuyến vảy 1 trường hợp và đều ở<br />
vùng tâm vị. Đặc biệt chúng tôi gặp 1 trường hợp<br />
ung thư tế bào hắc tố ở dạ dày, 3 trường hợp u<br />
lymphô niêm mạc dạ dày (MALT).<br />
<br />
Tỉ lệ nhiễm H. pylori và một số mối liên quan<br />
- Tỉ lệ nhiễm H. pylori ở bệnh nhân ung thư<br />
dạ dày trong nghiên cứu là 66,3% (136/205<br />
trường hợp) tương tự như kết quả của một số<br />
tác giả(7). Tuy nhiên ở một số nghiên cứu có tỉ<br />
lệ nhiễm H. pylori cao hơn hoặc thấp hơn. Điều<br />
này có thể giải thích do mẫu lấy sinh thiết<br />
nhiều hay ít. Qua phân tích chúng tôi nhận<br />
thấy rằng ở trong mô ung thư hầu như không<br />
có H. pylori, chúng chỉ xuất hiện ở niêm mạc<br />
ngoài vùng ung thư. Bởi vậy khi sinh thiết cần<br />
phải lấy nhiều mảnh không chỉ ở vùng tổn<br />
thương mà phải ở cả ở ngoài vùng tổn thương.<br />
Vai trò của H. pylori với ung thư dạ dày đã<br />
được xác định. Từ kết quả nghiên cứu dịch tễ<br />
học của các trung tâm nghiên cứu ở nhiều<br />
quốc gia, tổ chức y tế thế giới đã xếp H. pylori<br />
vào nhóm I trong các tác nhân gây ung thư dạ<br />
dày. Mặc dù cơ chế gây bệnh của H. pylori tới<br />
ung thư dạ dày hiện vẫn còn những tranh<br />
luận, nhưng các tác giả đều thấy rằng H. pylori<br />
gây viêm dạ dày mạn tính dẫn tới viêm teo, dị<br />
sản ruột, loạn sản. Đây là chuỗi quá trình tổn<br />
thương trong tiến triển tự nhiên của quá trình<br />
phát triển ung thư dạ dày. Người ta cho rằng<br />
<br />
việc điều trị tiệt trừ H. pylori ở bệnh nhân<br />
viêm, loét dạ dày và việc phòng nhiễm H.<br />
pylori sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ mắc ung thư<br />
dạ dày.<br />
- Xét mối liên quan giữa tỉ lệ nhiễm H.<br />
pylori với típ mô bệnh học cho thấy ở ung thư<br />
biểu mô tuyến tỉ lệ nhiễm H. pylori cao hơn<br />
(69,5%) so với típ ung thư biểu mô tế bào nhỏ<br />
và loại không biệt hoá (50% và 57,1%). Tuy<br />
nhiên giữa các thứ típ trong nhóm ung thư<br />
biểu mô tuyến thì không có sự khác biệt rõ rệt<br />
(bảng 4). Các trường hợp ung thư biểu mô tế<br />
bào vảy, tuyến vảy và u hắc tố H. pylori đều<br />
âm tính. Riêng u MALT có 3 trường hợp thì 2<br />
H. pylori (+) chiếm 66,7%. Một số tác giả nước<br />
ngoài cho rằng MALT có liên quan chặt chẽ<br />
với H. pylori và việc điều trị tiệt trừ H. pylori có<br />
thể chữa khỏi MALT.<br />
- Phân tích tỉ lệ nhiễm H. pylori theo địa dư<br />
nhận thấy rằng ở khu vực Hà Nội là 60,3%<br />
(41/68 trường hợp), còn ở các tỉnh phụ cận Hà<br />
Nội là 70,1% (96/137 trường hợp). Như vậy có<br />
thể nhận xét tỉ lệ nhiễm H. pylori ở nông thôn<br />
cao hơn ở thành phố. Điều này cũng phù hợp<br />
với nhận định của nhiều tác giả và có thể giải<br />
thích do điều kiện vệ sinh, môi trường ở nông<br />
thôn còn hạn chế hơn so với thành phố. Theo<br />
nghiên cứu ở cộng đồng bằng test huyết thanh<br />
chẩn đoán của Vương Tuyết Mai (2001) và<br />
nghiên cứu sự lây nhiễm H. pylori trong hộ gia<br />
đình ở miền Bắc Việt Nam của Nguyễn Văn<br />
Bàng (2004) cũng cho nhận xét tương tự(1,5).<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
1. Ung thư dạ dày gặp ở nam nhiều hơn nữ,<br />
tỉ lệ nam/ nữ là 1,7/1. Bệnh có xu hướng tăng dần<br />
theo tuổi, tỉ lệ bệnh cao từ 50 tuổi trở lên chung<br />
cho cả hai giới và riêng cho từng giới. ở khu vực<br />
Hà Nội bệnh chiếm 33,2%, ở các tỉnh đồng bằng<br />
phụ cận Hà Nội chiếm 66,8%.<br />
<br />
2. Về mô bệnh học chủ yếu là ung thư biểu<br />
mô tuyến (86,4%) loại ung thư biểu mô tế bào<br />
nhỏ và loại không biệt hoá có tỉ lệ thấp (2,9%<br />
và 6,8%). Trong ung thư biểu mô tuyến típ<br />
tuyến ống chiếm tỉ lệ cao hơn cả (58,7%) sau<br />
đó là típ tế bào nhẫn (18,1%), loại tuyến nhầy,<br />
tuyến nhú tương tự nhau (8,3 và 7,3%). Các<br />
loại ung thư biểu mô tế bào vảy, tuyến vảy, tế<br />
bào hắc tố, MALT đều gặp với tỉ lệ rất thấp.<br />
3. Tỉ lệ nhiễm H. pylori trong ung thư dạ<br />
dày là 66,3%. Bệnh nhân ở các tỉnh đồng bằng<br />
phụ cận Hà Nội có tỉ lệ nhiễm H. pylori cao<br />
hơn khu vực Hà Nội (70,1% so với 60,3%). Tỉ<br />
lệ nhiễm H. pylori ở ung thư biểu mô tuyến là<br />
69,5% cao hơn loại tế bào nhỏ và loại không<br />
biệt hoá (50% và 57,1%). Không có sự khác biệt<br />
về tỉ lệ nhiễm H. pylori giữa các thứ típ của<br />
ung thư biểu mô tuyến. Riêng u MALT có 2/3<br />
trường hợp H. pylori (+).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh – Tế Bào Bệnh Học<br />
<br />
Kelsen DP. (2002). Gastrointestinal oncology Principles<br />
and practice. 109-310.<br />
Nguyễn Bá Đức và CS (2006). Nghiên cứu dịch tễ học,<br />
chẩn đoán, điều trị, phòng chống một số bệnh ung thư ở<br />
Việt Nam (vú, gan, dạ dày, phổi, máu). Bộ Khoa học &<br />
Công nghệ, Bệnh viện K, tr. 5 - 52.<br />
Nguyễn Văn Bàng (2004). Lây nhiễm Helicobacter Pylori<br />
trong hộ gia đình nhiều thế hệ ở miền bắc Việt Nam. Tạp<br />
chí y học dự phòng - tập 14, số 5, 54-59.<br />
Nguyễn Văn Chủ (2003). Nghiên cứu mô bệnh học và một<br />
vài đặc điểm hoá mô miễn dịch ung thư dạ dày tại Bệnh<br />
viện K Hà Nội từ 1/2002 - 6/2003. Luận văn Thạc sỹ y học<br />
- Đại học Y Hà Nội.<br />
Owen D.A. 2004. The stomach, In: Sternberg's diagnostic<br />
surgical pathology practice of gastroenterology. Current<br />
medicine Vol 1, p. 2225 - 2236.<br />
Rosai J. 2004. Surgical pathology. Ninth edition vol 1,<br />
p.662 - 665.<br />
Trần Văn Hợp (1998). Vai trò của Helicobacter với ung<br />
thư dạ dày. Chuyên đề giải phẫu bệnh – Y pháp. Phụ<br />
chương Y học Việt Nam. Tr29-33.<br />
Vương Tuyến Mai (2001). Điều tra tình hình nhiễm<br />
Helicobacter Pylori trong cộng đồng bằng kỹ thuật ELISA.<br />
Luận văn tốt nghiệp BSNT. Đại học Y Hà Nội.<br />
<br />
79<br />
<br />