intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

47
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu giảm 1/3 số trẻ nhẹ cân hiện nay là một trong những mục tiêu của chương trình CSSKSS tại Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. Xác định tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh con nhẹ cân tại tỉnh Bình Phước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bình Phước

TỶ LỆ TRẺ NHẸ CÂN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN<br /> TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC<br /> Nguyễn Văn Khoa*, Huỳnh Nguyễn Khánh Trang**<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Giảm 1/3 số trẻ nhẹ cân hiện nay là một trong những mục tiêu của chương trình CSSKSS tại<br /> Việt Nam trong giai đoạn 2001-2010. Xác định tỷ lệ trẻ nhẹ cân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sinh con nhẹ<br /> cân tại tỉnh Bình Phước.<br /> Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang trên 518 phụ nữ sống tại Bình Phước có tuổi thai từ 37 tuần đến hết<br /> tuần thứ 41, sanh từ 10/2007 đến 02/2008. Chọn mẫu cụm theo phương pháp xác suất tỷ lệ.<br /> Kết quả: Tỉ lệ trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu là 11% với KTC 95%: 8,32 – 13,68. Các yếu tố ảnh hưởng đến<br /> tỉ lệ trẻ nhẹ cân ghi nhận: Điều kiện kinh tế ở mức nghèo nguy cơ gấp 2,87 lần (OR=2,87 với KTC95% [1,127,32], sản phụ không khám thai hoặc chỉ khám 1 lần trong thai kỳ nguy cơ gấp 3,2 lần (OR=3,2 với KTC95%<br /> [1,65-6,23], sản phụ có chế độ dinh dưỡng kém khi mang thai nguy cơ gấp 7,41 lần (OR=7,41 với KTC95%<br /> [2,85-19,24].<br /> Kết luận: Cần có sự hỗ trợ hơn nữa về việc cung ứng các dịch vụ y tế, tăng cường khám thai định kỳ và<br /> giúp xóa đói giảm nghèo.<br /> Từ khóa: trẻ nhẹ cân<br /> <br /> ABSTRACT<br /> PREVALENCE OF LOW BIRTH WEIGHT AND FACTORS ASSOCIATED IN BINH PHUOC<br /> PROVINCE<br /> Nguyen Van Khoa, Huynh Nguyen Khanh Trang<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 114 - 118<br /> Objective: Reducing onew third of babies born with a low birth weight (LBW) is one of the objectives of<br /> reproductive health program in Vietnam from 2001 to 2010. Searching for prevalence and factors associated with<br /> delivery low birth weight babies in Binh Phuoc province.<br /> Design: Cross-sectional study which survey interviewed 518 pregnant women, having gestation aged 3741weeks delivered from 10/2007 to 02/2008 in Binh Phuoc province. Sample size selected Probability Proportional<br /> to Size (PPS).<br /> Result: Prevalence of LBW was 11% (CI 95% [8.32-13.68]). Factors associated with delivery of LBW<br /> consist of: living on poverty OR=2.87 CI95% [1.12-7.32], receives prenatal care at most one time OR=3.2 CI95%<br /> [1.65-6.23], nutrition insufficient during pregnancy OR=7.41 CI95% [2.85-19.24]. Conclusion: Needs have<br /> more than supporting to help from health services, intensive prenatal care and further the poverty- alleviation<br /> movement.<br /> Keyword: low<br /> <br /> birth<br /> <br /> weight<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hàng năm, trên thế giới có khoảng 3,9 triệu<br /> tử vong nhi, trong đó nguyên nhân do nhẹ cân<br /> chiếm 50%. Thống kê tại Mỹ năm 1997, tỉ lệ trẻ<br /> <br /> nhẹ cân là 8%, ở Đông Nam Á tỉ lệ này là 20 đến<br /> 30% và có 70 – 80% tử vong nhi có liên quan đến<br /> nhẹ cân. Theo số liệu tại Việt Nam năm 2005,<br /> 25% trẻ suy dinh dưỡng có nguồn gốc từ tình<br /> trạng suy dinh dưỡng bào thai(5).<br /> <br /> * Bộ môn Sản Trường Trung Học Y Tế tỉnh Bình Phước ** Bộ môn Phụ Sản ĐHYD thành phố Hồ Chí Minh<br /> <br /> Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br /> <br /> 1<br /> <br /> Tỉ lệ trẻ nhẹ cân (Low Birth Weight: LBW)<br /> thay đổi theo từng châu lục, theo điều kiện phát<br /> triển kinh tế của từng quốc gia. Theo Bittar Z(3)<br /> nghiên cứu trên 3.347 sản phụ cho thấy tỉ lệ LBW<br /> ở miền nam Beirut 1998 là 5,43%, tại Hàn Quốc<br /> 2001 tỉ lệ LBW và rất nhẹ cân là 8,4%, tại Việt<br /> Nam 1994 tỉ lệ LBW là 14(5).<br /> <br /> lần khám thai, uống viên sắt, dinh dưỡng<br /> trong thai kỳ, ra máu âm đạo, khả năng nhiễm<br /> sốt rét, giới tính thai nhi.<br /> <br /> Các yếu tố về phía mẹ liên quan đến việc<br /> sanh bé nhẹ cân có thể xuất hiện từ lúc còn nhỏ,<br /> trước khi mang thai, trong quá trình mang thai,<br /> các yếu tố đó có thể do bệnh tật của người mẹ, có<br /> thể liên quan đến địa dư, chủng tộc, kinh tế, xã<br /> hội, do một số bệnh lý của người mẹ, dinh<br /> dưỡng của người mẹ, do cách chăm sóc thai(1,2).<br /> Ngoài ra những yếu tố liên quan đến thai nhẹ<br /> cân thay đổi theo từng quốc gia, theo sự phát<br /> triển về kinh tế, xã hội. Vì vậy, việc tìm ra các<br /> yếu tố liên quan đến thai nhẹ cân cho từng vùng<br /> miền khác nhau là quan trọng để hạn chế tỉ lệ<br /> thai nhẹ cân cho từng vùng miền đó nói riêng và<br /> cho quốc gia nói chung (7).<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> <br /> Bình Phước là một tỉnh miền núi, dân tộc ít<br /> người chiếm 20% dân số, tỉ lệ người nghèo 10%<br /> dân số(11). Là tỉnh mà tỉ lệ một số bệnh còn lưu<br /> hành khá cao như sốt rét, lao, bướu cổ, tỉ lệ trẻ<br /> em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi năm 2007 là<br /> 23,5%, tỉ lệ sanh còn ở mức cao 2,1%. Hiện nay<br /> tại tỉnh Bình Phước, tỉ lệ thai nhẹ cân vẫn chưa<br /> có một thống kê đầy đủ, yếu tố nào tác động đến<br /> người mẹ trong việc sanh con nhẹ cân ở tỉnh<br /> Bình Phước? Trong các yếu tố đó thì cái nào có<br /> tác động mạnh và có thể can thiệp?<br /> Vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành<br /> nghiên cứu <br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> 1 Xác định tỉ lệ của trẻ sơ sinh nhẹ cân tại<br /> tỉnh Bình Phước.<br /> 2 Xác định một số yếu tố liên quan việc<br /> sanh trẻ nhẹ cân: Tuổi sản phụ, nghề, dân tộc,<br /> điều kiện kinh tế, phương tiện đi lại, khoảng<br /> cách từ nhà đến trạm y tế, học vấn, số lần<br /> sanh, sẩy thai, viêm nhiễm đường sinh dục, số<br /> <br /> Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br /> 2<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Cắt ngang<br /> Thai phụ sống tại Bình Phước từ ba năm trở<br /> lên, có tuổi thai từ 37 tuần đến hết tuần thứ 41,<br /> chuyển dạ sanh từ tháng mười 2007 đến tháng<br /> hai 2008.<br /> Thời gian nghiên cứu từ tháng 10/2007 đến<br /> 02/2008. Chọn mẫu cụm theo phương pháp xác<br /> suất tỷ lệ với cỡ của cộng đồng.<br /> Bước 1: Lập danh sách tất cả 93 xã – phường<br /> của 8 huyện thị thuộc tỉnh Bình Phước.<br /> Bước 2: Ước tính số phụ nữ mang thai cộng<br /> dồn trong 5 tháng của 93 xã (phường) bằng cách<br /> lấy dân số giữa năm 2007 của từng xã nhân cho<br /> tỉ lệ sanh (2,1%), sau đó nhân cho 5/12 và cộng<br /> dồn lại. Tổng cộng khoảng 7841 thai phụ.<br /> Bước 3: Dự kiến chọn 30 cụm để khảo sát.<br /> Tính hệ số K = 7.841/30 = 262. Dùng bảng ngẫu<br /> nhiên chọn một số ngẫu nhiên trong khoảng [0 –<br /> 262], chọn được số 138. Cụm đầu tiên được chọn<br /> là cụm có số cộng dồn 138, các cụm tiếp theo<br /> được tính theo công thức 138 + n (262). Với n =<br /> 1,2,3...29.<br /> Bước 4: Dự tính số sản phụ cần phỏng vấn<br /> trong từng cụm, tính khoảng cách k trong mỗi<br /> cụm, sau đó tiến hành phỏng vấn theo hệ số k<br /> cho đến khi đủ số sản phụ cần khảo sát.<br /> <br /> Z 21−α<br /> <br /> (1-P)P / d 2 với độ tin cậy<br /> <br /> Z 1−α = 1,96.<br /> <br /> Chọn P = 50%. Độ chính<br /> <br /> Cỡ mẫu: n =<br /> 95% nên<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> xác là: 6% tức d = 0,06.<br /> Tính ra n tối thiểu là 259. Để loại hiệu ứng do<br /> thiết kế, mẫu tính trên được nhân 2. Nhự vậy số<br /> mẫu trong nghiên cứu là: 518 sản phụ<br /> <br /> Thu thập số liệu<br /> Phỏng vấn trực tiếp sản phụ bằng bộ câu hỏi<br /> <br /> trong lúc chờ sanh hoặc sau khi sanh. Cân bé với<br /> cân được kiểm định.<br /> Kết quả được xử lý với phần mềm thống kê<br /> STATA 10.0<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Bảng 1. Đặc điểm dân số nghiên cứu<br /> Đặc điểm<br /> Tuổi<br /> <br /> Nghề nghiệp<br /> <br /> Dân tộc<br /> <br /> Kinh tế<br /> <br /> Phương tiện di<br /> chuyển<br /> Khoảng cách từ<br /> nhà đến trạm y tế<br /> <br /> Học vấn<br /> <br /> Số lần sanh<br /> <br /> Tiền sử sảy thai<br /> Tiền sử bệnh phụ<br /> khoa<br /> <br /> Số lần khám thai<br /> <br /> Uống viên sắt<br /> <br /> Dinh dưỡng trong<br /> thai kỳ<br /> Ra máu âm đạo<br /> Khả năng nhiễm<br /> sốt rét<br /> Giới tính bé<br /> <br /> Dịch tể<br /> 35<br /> Công chức<br /> Công nhân<br /> Làm rẫy<br /> Kinh<br /> Ít người<br /> Khá<br /> Đủ sống<br /> Nghèo<br /> Xe máy<br /> Xe đạp<br /> Đi bộ<br /> < 5 km<br /> 5 – 10 km<br /> > 10 km<br /> Mù chữ<br /> Cấp I<br /> Cấp II<br /> ≥ Cấp III<br /> Lần 1<br /> Lần 2<br /> >2<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> ≥ 3 lần<br /> 2 lần<br /> 1 lần<br /> Không khám<br /> Đủ<br /> Không đầy đủ<br /> Không uống<br /> Đầy đủ<br /> Trung bình<br /> Kém<br /> Không<br /> Có<br /> Không<br /> Có<br /> Nam<br /> <br /> Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br /> <br /> N =518 (%)<br /> 48 (9,27)<br /> 435 (83,98)<br /> 35 (6,760<br /> 66 (12,74)<br /> 125 (24,13)<br /> 327 (63,13)<br /> 408 (78,76)<br /> 110 (21,24)<br /> 168 (32,43)<br /> 269 (51,93)<br /> 81 (15,64)<br /> 283 (54,63)<br /> 198 (38,22)<br /> 37 (7,14)<br /> 68 (13,13)<br /> 304 (58,69)<br /> 146 (28,19)<br /> 82 (15,83)<br /> 289 (55,79)<br /> 106 (20,46)<br /> 41 (7,92)<br /> 179 (34,56)<br /> 173 (33,4)<br /> 166 (32,05)<br /> 484 (93,44)<br /> 34 (6,56)<br /> 394 (76,06)<br /> 124 (23,94)<br /> 285 (55,02)<br /> 181 (34,94)<br /> 30 (5,79)<br /> 22 (4,25)<br /> 273 (52,7)<br /> 227 (43,82)<br /> 18 (3,47)<br /> 379 (73,17)<br /> 108 (20,85)<br /> 31 (5,98)<br /> 498 (96,14)<br /> 20 (3,86)<br /> 436 (84,17)<br /> 82 (15,83)<br /> 284 (54,83)<br /> <br /> Đặc điểm<br /> <br /> Dịch tể<br /> Nữ<br /> <br /> N =518 (%)<br /> 234 (45,17)<br /> <br /> Nhận xét: Tuổi chủ yếu trong lứa tuổi 19 -35<br /> (83,98%). Nghề chủ yếu là làm rẫy (63,13%). Tỉ lệ<br /> người Kinh (78,76%) cao hơn so với dân tộc<br /> thiểu số (21,24%). Đa số các thai phụ sống cách<br /> nơi có trạm y tế từ 5 – 10 km (58,69%). Phương<br /> tiện sử dụng nhiều là xe máy (54,63%). Học vấn<br /> trên 90% từ cấp 2 trở xuống. Đa số kiện kinh tế<br /> đủ sống (51,93%), sản phụ thuộc dạng nghèo<br /> (15,64%). Sanh con lần thứ 3 cao (32,05%). Số sản<br /> phụ có tiền sử sẩy 6,56%. Khám tiền thai 3 lần<br /> trở lên (55,02%), tuy nhiên không khám lần nào<br /> (4,25%). Có 52,70% uống viên sắt đầy đủ trong<br /> thai kỳ. 73,17% sản phụ có chế độ dinh dưỡng<br /> đầy đủ. Ra máu âm đạo bất thường trong thai kỳ<br /> 3,86%. 15,83% có khả năng nhiễm sốt rét trong<br /> thai kỳ…<br /> Cân nặng trung bình của 518 trẻ là: 2.983,71 ±<br /> 392,63 gram. Trong 518 sản phụ trong mẫu<br /> nghiên cứu có 57 sản phụ sinh con nhẹ cân,<br /> chiếm tỉ lệ 11%. Với p = 0,11, ta tính được SD =<br /> 0,0137. Hệ số tin cậy 95%: Z(1- α/2) = 1,96. Tính<br /> được: 95%CI = 0,11 + 0,0268 = 0,0832- 0,1368. Vậy<br /> tỉ lệ trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu là: 11% với<br /> KTC 95%: 8,32 – 13,68.<br /> Bảng 2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trẻ<br /> nhẹ cân<br /> Yếu tố<br /> Dân tộc<br /> Tuổi<br /> Khoảng cách<br /> Phương tiện<br /> Nghề nghiệp<br /> Học vấn<br /> Điều kiện kinh tế<br /> Số lần khám tiền thai<br /> Uống viên sắt<br /> Dinh dưỡng trong thai kỳ<br /> Khả năng nhiễm sốt rét<br /> <br /> OR<br /> 0,81<br /> 1,28<br /> 3,66<br /> 2,01<br /> 0,78<br /> 0,48<br /> 21,13<br /> 4,40<br /> 0,34<br /> 18,27<br /> 4,89<br /> <br /> KTC 95%<br /> 0,33 – 1,98<br /> 0,74 – 2,22<br /> 1,66 - 8,23<br /> 0,96 – 4,19<br /> 0,39 – 1,58<br /> 0,23 – 0,99<br /> 9,59 – 46,56<br /> 2,30 – 8,39<br /> 0,11 – 1,10<br /> 6,92 – 48,19<br /> 1,95 – 12,23<br /> <br /> Nhận xét: Theo phân tích cho thấy trong các<br /> yếu tố liên quan đến kinh tế - xã hội thì các yếu<br /> tố có có sự khác biệt có ý nghĩa về phương diện<br /> thống kê là: khoảng cách và điều kiện kinh tế.<br /> Bên cạnh đó các yếu tố chăm sóc của thai kỳ lần<br /> này có các yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê<br /> <br /> 3<br /> <br /> là: số lần khám tiền thai, dinh dưỡng và khả<br /> năng nhiễm sốt rét trong thai kỳ của sản phụ.<br /> Bảng 3. Phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh<br /> hưởng sinh trẻ nhẹ cân<br /> Yếu tố<br /> Điều kiện kinh tế<br /> Số lần khám tiền thai<br /> Dinh dưỡng trong thai kỳ<br /> <br /> OR<br /> 2,87<br /> 3,20<br /> 7,41<br /> <br /> KTC 95%<br /> 1,12 – 7,32<br /> 1,65 - 6,23<br /> 2,85 - 19,24<br /> <br /> Nhận xét: Qua bảng phân tích hồi qui đa<br /> biến tổng thể ta thấy trong các yếu tố liên quan<br /> đến tỉ lệ trẻ nhẹ cân thì những yếu tố sau đây có<br /> ảnh hưởng mạnh hơn cả: điều kiện kinh tế,<br /> khám tiền thai và dinh dưỡng trong thai kỳ.<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Dựa vào tỉ lệ LBW đặc trưng cho từng khu<br /> vực, tổ chức Y Tế Thế Giới năm 2000 chia làm 3<br /> khu vực dịch tễ lớn với các tỉ lệ TNC khác nhau:<br /> nhóm các nước phát triển là 7% (4), các nước đang<br /> phát triển là 16,5% và các nước chậm phát triển<br /> là 18,6%. Theo thống kê của UNICEF và WHO<br /> cho 192 nước trên toàn cầu năm 2000 thì tỉ lệ trẻ<br /> nhẹ cân ở Việt Nam là 9% trong đó có khoảng<br /> 29% trẻ em không được cân lúc sanh(5). Ở các<br /> nước phát triển, tỉ lệ trẻ nhẹ cân ngày một giảm<br /> dần thay vào đó là tỉ lệ trẻ thừa cân ngày một<br /> tăng lên. Còn ở các nước đang phát triển và nhất<br /> là các nước kém phát triển thì tỉ lệ trẻ nhẹ cân<br /> vẫn còn cao và thật khó để hạ thấp tỉ lệ này<br /> xuống ở mức mong muốn (6).<br /> Với 518 mẫu được khảo sát trong nghiên<br /> cứu của chúng tôi, số sản phụ sanh con nhẹ<br /> cân là 57 người, chiếm tỉ lệ 11% KTC 95%: 8,32<br /> -13,68. Nhìn chung tỉ lệ này khá cao so với một<br /> số nghiên cứu và báo cáo trong những năm<br /> gần đây. Với 30 cụm được chọn ngẫu nhiên<br /> trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi chỉ có 3<br /> cụm thuộc thị trấn, thị xã, số còn lại là những<br /> cụm thuộc vùng ven hoặc vùng sâu. Có thể<br /> điều này cũng góp phần làm tăng tỉ lệ trẻ nhẹ<br /> cân trong nghiên cứu của chúng tôi. Vì trẻ nhẹ<br /> cân thường có hai dạng đó là trẻ nhẹ cân do<br /> sanh non tháng và trẻ nhẹ cân do suy dinh<br /> dưỡng bào thai tuổi thai từ 37 tuần trở lên.<br /> Trong nghiên cứu này, chúng tôi tập trung vào<br /> <br /> Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br /> 4<br /> <br /> trẻ nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai và vì<br /> một số khó khăn nhất định chúng tôi không<br /> thể khảo sát được trẻ nhẹ cân do sanh non. Vì<br /> vậy, việc chọn những sản phụ có tuổi thai từ<br /> 37 tuần trở lên trong nghiên cứu của chúng tôi<br /> phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đề ra.<br /> Tiến hành phân tích các yếu tố liên quan đến<br /> kinh tế xã hội. Kết quả ở bảng 2 cho thấy rằng<br /> trong các yếu tố liên quan về kinh tế xã hội trong<br /> nghiên cứu này có các yếu tố liên quan có ý<br /> nghĩa về phương diện thống kê là: Khoảng cách,<br /> điều kiện kinh tế.<br /> Qua so sánh sự khác biệt về tỉ lệ trẻ nhẹ cân<br /> ở các nhóm khác nhau trong mỗi yếu tố liên<br /> quan ở trên ta có thể rút ra một số yếu tố nguy<br /> cơ của trẻ nhẹ cân trong nghiên cứu này là: Sản<br /> phụ sống ở những nơi cách xa trung tâm xã hay<br /> thị trấn trên 10 km, sản phụ có điều kiện kinh tế<br /> ở mức nghèo. Bình Phước là tỉnh có diện tích<br /> khá lớn, hiện đứng thứ 6 trên toàn quốc, tỉnh có<br /> 93 xã phường nhưng chỉ có 1 thị xã và 7 thị trấn,<br /> đó là nơi dân cư tập trung tương đối đông đúc,<br /> số xã còn lại phần lớn là xã vùng ven biên giới và<br /> xã thuộc vùng sâu, vùng xa. Trong khi đó theo<br /> nhận định của Sở Y tế thì nguồn lực của ngành y<br /> tế vẫn còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất, trang<br /> thiết bị y tế còn thiếu, lạc hậu, không đồng bộ ở<br /> các tuyến, nhân lực còn thiếu, trình độ còn hạn<br /> chế, toàn tỉnh mới chỉ có 29/93 xã đạt Chuẩn<br /> Quốc Gia về Y tế xã, mạng lưới y tế thôn bản vẫn<br /> còn đang tiếp tục củng cố, nâng cao trình độ để<br /> hoạt động có hiệu quả (5). Vì vậy, việc chăm sóc<br /> sức khỏe cho những hộ dân sống ở những nơi<br /> hẻo lánh là khó đảm bảo được. Theo số liệu của<br /> cục thống kê tỉnh Bình Phước, hiện nay toàn tỉnh<br /> có 15 xã biên giới, 20 xã nghèo (xã 135), có 72 xã<br /> thuộc vùng khó khăn. Thu nhập bình quân đầu<br /> người còn thấp khoảng 700.000 đồng/ người/<br /> tháng, những người có thu nhập dưới 500.000<br /> đồng/ người/ tháng được xếp vào diện nghèo.<br /> Hiện nay, khoảng cách giàu – nghèo ở Bình<br /> Phước ngày một nới rộng.<br /> Theo nghiên cứu của Reichman RE và cộng<br /> sự , những bà mẹ sanh lần đầu ở tuổi vị thành<br /> (1,10)<br /> <br /> niên sẽ có tỉ lệ sanh con nhẹ cân tăng gấp 3 lần so<br /> với nhóm khác, nguyên nhân do cơ thể của<br /> những bà mẹ tuổi vị thành niên chưa đáp ứng<br /> đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời<br /> ý thức về chăm sóc thai nhi của những bà mẹ<br /> này cũng chưa thật sự đúng đắn.<br /> Minagawa AT cùng cộng sự (2006)(9), bằng<br /> một nghiên cứu bệnh chứng nhằm tìm ra các<br /> yếu tố nguy cơ của trẻ nhẹ cân ở Sao Paulo đã<br /> cho thấy việc khám tiền thai rất quan trọng trong<br /> việc phát hiện và điều trị các trường hợp thai<br /> chậm phát triển trong tử cung. Ngoài ra, trong<br /> quá trình khám thai người thầy thuốc còn giúp<br /> cho sản phụ hiểu một cách đúng đắn hơn về việc<br /> chăm sóc thai nhằm sớm phát hiện ra những bất<br /> thường của thai nhi (2,7,8). Mặc dù đã ý thức được<br /> tầm quan trọng trong việc chăm sóc tiền thai ở<br /> những năm gần đây của các sản phụ tại Bình<br /> Phước. Tuy nhiên, do một số yếu tố khách quan<br /> mà việc đi khám tiền thai của một số sản phụ hết<br /> sức khó khăn, nhất là những sản phụ sống ở<br /> vùng sâu, vùng xa. Điều này giải thích tại sao<br /> vẫn có đến 4,25% sản phụ trong mẫu nghiên cứu<br /> không hề đi khám thai trong suốt thai kỳ.<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> 5.<br /> <br /> 6.<br /> <br /> 7.<br /> <br /> 8.<br /> 9.<br /> <br /> 10.<br /> <br /> 11.<br /> <br /> Abrams, B. & Newman, V. (1991). Small-for-gestational-age<br /> birth: maternal predictors and comparison with risk factors of<br /> spontaneous preterm delivery in the same cohort. Am J<br /> Obstet Gynecol, 164(3), 785-790.<br /> Nguyễn Thị Tuyết Anh. (2006). Phân tích các yếu tố liên quan<br /> đến cân nặng con: Luận văn thạc sĩ y học, trang 5 -24.<br /> Bittar Z. Rates of perinatal mortality and low birth weight<br /> among 3367 consecutive births in south of Beirut. J Med<br /> Liban. 1998 May-Jun;46(3):126-30<br /> Goldenberg RL, Culhane JF. Low birth weight in the United<br /> States. Am J Clin Nutr. 2007 Feb;85(2):584-90.<br /> Dinh PH, To TH, Vuong TH, Hojer B, Persson LA Maternal<br /> factors influencing the occurrence of low birthweight in<br /> northern Vietnam. Ann Trop Paediatr. 1996 Dec;16(4):327-33.<br /> Hosain GM, Chatterjee N, Begum A, Saha SC. Factors<br /> associated with low birthweight in rural Bangladesh. J Trop<br /> Pediatr. 2006 Apr;52(2):87-91. Epub 2005 Jul 13<br /> Kulvanitchaiyanunt A. Study of the prognostic value of the<br /> pregnant nutrition graph (Vallop Curve) to predict the<br /> incidence of low birth weight infants. J Med Assoc Thai. 2005<br /> Jan;88(1):9-14.<br /> Huỳnh Nguyễn Khánh Trang. (2006). Lá nhau - dây rốn. Sản<br /> phụ khoa tập 1, trang. 69 - 80).Nhà xuất bản Y học, Tp HCM.<br /> Minagawa AT, Biagoline RE, Fujimori E, de Oliveira IM,<br /> Moreira AP, Ortega LD. Low birth weightand maternal<br /> conditions in pre-natal. Rev Esc Enferm USP. 2006<br /> Dec;40(4):548-54<br /> Reichman NE, Teitler JO. Paternal age as a risk factor for low<br /> birthweight. Am J Public Health. 2006 May;96(5):862-6. Epub<br /> 2006 Mar 29.<br /> Trung tâm phòng chống sốt rét tỉnh Bình Phước (2006), Báo<br /> cáo phòng chống sốt rét 2006. Tỉnh Bình Phước.<br /> <br /> Qua nghiên cứu cắt ngang trên 518 sản phụ,<br /> chúng tôi rút ra một số kết luận sau:<br /> 1. Tỉ lệ trẻ nhẹ cân trong mẫu nghiên cứu là<br /> 11% với KTC 95%: 8,32 – 13,68.<br /> 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ trẻ nhẹ cân<br /> trong nghiên cứu này là: Điều kiện kinh tế của<br /> sản phụ ở mức nghèo. Sản phụ không đi khám<br /> tiền thai hoặc chỉ đi khám có 1 lần trong thai kỳ.<br /> Sản phụ có chế độ dinh dưỡng kém trong quá<br /> trình mang thai.<br /> 3. Các yếu tố không liên quan đến tỉ lệ trẻ<br /> nhẹ cân trong nghiên cứu này là: Dân tộc,<br /> phương tiện, nghề nghiệp, khoảng cách, học<br /> vấn, số lần sanh, tiền sử sẩy thai, uống viên sắt,<br /> khả năng nhiễm sốt rét, ra máu âm đạo bất<br /> thường, giới tính thai nhi.<br /> <br /> Chuyên Đề Sản Phụ Khoa<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0