Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÂY NHIỄM KHUẨN BỆNH VIỆN<br />
TRÊN BỆNH NHÂN CÓ TỔN THƯƠNG DA HỞ<br />
TẠI BV. DA LIỄU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2011 – 2012<br />
Nguyễn Thị Diệu My*, Nguyễn Tất Thắng**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Chuyên khoa Da liễu phần lớn bệnh nhân nhập viện có da bị thương tổn cũng đồng nghĩa với tổn<br />
hại hàng rào bảo vệ của cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, vì vậy nhiễm khuẩn bệnh viện là vấn đề được<br />
quan tâm hàng đầu tại bệnh viện Da Liễu, do nhiễm khuẩn bệnh viện làm gia tăng tần suất bệnh, tăng chí phí<br />
điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tử vong và tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc.<br />
Mục tiêu nghiên cứu : Xác định tỷ lệ và yếu tố nguy cơ gây NKBV tại bệnh viện trên bệnh nhân có tổn<br />
thương da hở tại BV Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp cắt ngang mô tả, nghiên cứu bệnh chứng trên 102 bệnh nhân có<br />
tổn thương da hở tại thu thập được tại Bệnh viện Da Liễu Thành Phố Hồ Chí Minh từ 1/3/2011 – 29/2/2012.<br />
Kết quả: Tỉ lệ NKBV chung chiếm 53,9%. NKBV ở từng khoa phòng như sau: Khoa Lâm Sàng 1 (44,4%),<br />
Khoa Lâm Sàng 2 (59,4%), Khoa Phục Hồi Chức Năng (50%). Về vi khuẩn gây NKBV: NKBV do 1 vi khuẩn<br />
(89,1%), đồng nhiễm 2 vi khuẩn (10,9%). Vi khuẩn thường gặp trong NKBV: Staphylococcus aureus (22,9%),<br />
Pseudomonas aeruginosa (22,9%), Staphylococcus coagulase (-) (13,2%), Acinebacter spp (6,6%), E. coli (6,6%).<br />
Yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn bệnh viện: bệnh nhân có tổn thương da hở lứa tuổi trên 60, bệnh nhân có tổn<br />
thương da hở nằm chung phòng với BN có nhiễm khuẩn da thì có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn.<br />
Kết luận: Tại Bệnh viện Da Liễu TP. HCM tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện chung rất cao (53,9%). Các bệnh<br />
nhân có tổn thương da hở lứa tuổi trên 60 và các bệnh nhân có tổn thuơng da hở nằm chung phòng với các bệnh<br />
nhân có nhiễm khuẩn da thì có nguy cơ nhiễm khuẩn bệnh viện rất cao.<br />
Từ khóa: Yếu tố nguy cơ, nhiễm khuẩn bệnh viện, tổn thương da hở<br />
<br />
ABSTRACT<br />
INCIDENCE AND RISK FACTORS OF NOSOCOMIAL INFECTIONS<br />
IN PATIENTS WITH OPENED SKIN DAMAGES<br />
AT HOSPITAL OF DERMATO - VENEREOLOGY OF HCMC IN 2011-2012<br />
Nguyen Thi Dieu My, Nguyen Tat Thang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 - Supplement of No 1 - 2013: 349 - 356<br />
Background: Hospitalized patients with skin damages means their external barriers against microbial<br />
infections has been broken, therefore nosocomial infections (NI) are considered as the most important issue at<br />
Hospital of Dermato –Venereology. Nosocomial infections cause increases in morbidity, treatment cost,<br />
hospitalized duration, mortality and develop a number of antimicrobial resistant bacteria.<br />
Objective: to determine incidences of infectious agents and risk factors on patients with opened skin<br />
damages at Hospital of Dermato -Venereology of HCMC<br />
Methods: Descriptive, cross-sectional study on 102 patients with opened skin damages at Hospital of<br />
Dermato-Venereology from 1/3/2011 to 29/2/2012.<br />
* Bệnh viện Da Liễu TP. HCM<br />
** Bộ Môn Da Liễu Đại học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: PGS.TS Nguyễn Tất Thắng ĐT: 0903350104<br />
Email: thangngtat@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
349<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Results: General nosocomial infections incidence was 53.9%. These incidences in specific departments were<br />
as followed: Clinical 1 (44.4%), Clinical 2 (59.4%), Rehabilitation (50%). Causative agents of nosocomial<br />
infections were as followed: by 1 bacteria (89.1%), co-infection by 2 bacteria (10.9%). Commonly found bacteria<br />
were S. aureus (22.9%), P. aeruginosa (22.9%), coagulase (-) Staphylococcus (13.2%), Acinetobacter spp (6.6%),<br />
and E. coli (6.6%). Risk factors of nosocomial infections: patients over 60 years old with opened skin damages,<br />
patients with opened skin damages in the same room with patients has skin infections are at higher risk.<br />
Conclusions: Incidence of nosocomial infections at Hospital of Dermato -Venereology of HCMC were very<br />
high (53.9%). Patients over 60 years old with opened skin damages and patients with opened skin damages in the<br />
same room with patients has skin infections are at very high risk of nosocomial infections.<br />
Keywords: Risk factors, nosocomial infections, opened skin damages<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Chuyên khoa Da liễu phần lớn bệnh nhân<br />
nhập viên có da bị thương tổn cũng đồng nghĩa<br />
với tổn hại hàng rào bảo vệ của cơ thể chống lại<br />
sự xâm nhập của vi khuẩn, vì vậy nhiễm khuẩn<br />
bệnh viện là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại<br />
bệnh viện Da Liễu, do nhiễm khuẩn bệnh viện<br />
làm gia tăng tần suất bệnh, tăng chí phí điều trị,<br />
kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ tử vong và<br />
tạo ra một số vi khuẩn kháng thuốc. NKBV có<br />
nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng như trong<br />
nước, tại BVDL có vài nghiên cứu khảo sát tỉ lệ<br />
NKBV, tuy nhiên các nghiên cứu này chưa đề<br />
cập đến các yếu tố nguy cơ gây NKBV, hơn nữa<br />
tỉ lệ các NKBV thay đổi theo thời gian. Đề tài này<br />
tiến hành nhằm tìm ra tỷ lệ các tác nhân gây<br />
NKBV và các yếu tố nguy cơ để từ đó tìm ra giải<br />
pháp nhằm giảm tỉ lệ NKBV.<br />
<br />
Dân số đích<br />
Những bệnh nhân nhập viện trên 48 giờ tại<br />
Bệnh viện Da Liễu TP Hồ Chí Minh từ<br />
01/03/2011 đến 29/02/2012.<br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Xác định tỉ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện.<br />
- Xác định các vi khuẩn và tình trạng kháng<br />
thuốc.<br />
- Đánh giá các yếu tố nguy cơ gây nhiễm<br />
khuẩn bệnh viện trên bệnh nhân có tổn thương<br />
da hở tại Bệnh viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh từ<br />
1/3/2011 – 29/2/2012.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Phương pháp cắt ngang mô tả, nghiên cứu<br />
bệnh chứng.<br />
<br />
Dân số nghiên cứu<br />
Những bệnh nhân nhập viện trên 48 giờ tại<br />
các khoa lâm sàng 1, 2 và khoa phục hồi chức<br />
năng BVDL TP. HCM có tổn thương da hở từ<br />
tháng 01/03/2012 – 29/2/2012.<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu<br />
Bệnh nhân nội trú nhập viện sau 48 giờ. Có<br />
tổn thương da hở.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Bệnh nhân mới nhập viện trong vòng 48 giờ.<br />
Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
Biến số nghiên cứu<br />
Biến phụ thuộc<br />
Nhiễm khuẩn bệnh viện.<br />
Các loại nhiễm khuẩn bệnh viện.<br />
Tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện.<br />
Biến số độc lập<br />
Tuổi, giới, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn, tổn<br />
thương da hở, thời gian nằm viện, thời gian<br />
trung bình nhiễm khuẩn bệnh viện, bệnh da.<br />
<br />
Biến số gây nhiễu<br />
Vi khuẩn thường trú trên da.<br />
Sai lệch do người quan sát.<br />
<br />
350<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
Sơ đồ nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Không có TTDH<br />
<br />
Bệnh nhân nhập viện được khám và làm<br />
các xét nghiệm thường qui<br />
<br />
Không đưa vào<br />
nghiên cứu<br />
<br />
- Có TTDH<br />
- BN đồng ý tham gia nghiên cứu<br />
Bệnh nhân được đưa vào chương trình<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Cấy dịch tiết và làm kháng sinh đồ lần thứ nhất<br />
h<br />
trong vòng 48 từ khi bắt đầu nhâp viện<br />
<br />
Cấy dịch tiết và làm kháng sinh đồ lần thứ hai sau<br />
h<br />
48 nhâp viện<br />
<br />
Nếu có thêm 1 hoặc 2 tác nhân NK mới<br />
trở lên<br />
<br />
Ghi nhận ca nhiễm khuẩn bệnh viện<br />
<br />
Thông tin khảo sát<br />
Bệnh nhân có tổn thương da hở, các bệnh lí<br />
đi kèm.<br />
<br />
Phân tích số liệu<br />
Thu thập và xử lý theo chương trình Epi-info<br />
2000. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả,<br />
phân tích hồi qui tương quan.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
Từ 1/3/2011 – 29/2/2012 với 102 bệnh nhân<br />
nội trú tại bệnh viện Da Liễu Tp. HCM, chúng<br />
tôi thu thập được các kết quả sau đây:<br />
<br />
Tần số và tỉ lệ bệnh nhân phân bố theo đặc<br />
điểm dân số học<br />
Yếu tố dịch tễ<br />
1 – 10<br />
11 – 20<br />
Nhóm tuổi<br />
<br />
Tần số<br />
5<br />
4<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
4,9<br />
3,9<br />
<br />
21 – 30<br />
<br />
13<br />
<br />
12,7<br />
<br />
31 – 40<br />
41 – 50<br />
<br />
13<br />
21<br />
<br />
12,7<br />
20,6<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Yếu tố dịch tễ<br />
51 – 60<br />
>60<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần số<br />
26<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
25,5<br />
<br />
20<br />
102<br />
<br />
19,6<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tôi thì<br />
gần ½ trường hợp từ 40 – 60 tuổi, tuổi trung bình<br />
là 45 tuổi, nhỏ nhất 3 tuổi và lớn nhất là 83 tuổi.<br />
Trong đó trẻ em chiếm 8% trường hợp.<br />
Điều này cũng phù hợp với độ tuổi nằm điều<br />
trị tại khoa nội trú bệnh viện Da liễu Tp. HCM<br />
chủ yếu là người lớn, còn trẻ em chỉ chiếm tỷ lệ<br />
nhỏ.<br />
Yếu tố dịch tễ<br />
Giới<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần số<br />
78<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
76,5<br />
<br />
24<br />
102<br />
<br />
23,5<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tôi thì<br />
nam nhiều hơn nữ, chiếm ¾ trường hợp. Kết<br />
quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số<br />
nghiên cứu trước đây(3,10).<br />
<br />
351<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
Yếu tố dịch tễ<br />
Nghề nghiệp Công nhân viên<br />
Công nhân<br />
Nông dân<br />
Học sinh – sinh viên<br />
Buôn bán<br />
Nội trợ<br />
Nghề tự do<br />
Khác<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần số<br />
7<br />
17<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
6,9<br />
16,7<br />
<br />
27<br />
14<br />
15<br />
2<br />
17<br />
3<br />
<br />
26,5<br />
13,7<br />
14,7<br />
2,0<br />
16,7<br />
2,9<br />
<br />
102<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: nghề nghiệp chủ yếu là nông dân<br />
chiếm ¼ trường hợp, kế đến là công nhân – buôn<br />
bán và học sinh - sinh viên chiếm gần ½ tổng số<br />
trường hợp.<br />
<br />
Bệnh da trên đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh da<br />
Pemphigus<br />
Pemphigoid<br />
Duhring<br />
Ig A đường<br />
Chàm<br />
Lổ đáo bệnh<br />
phong<br />
Vẩy nến mủ<br />
Trúng độc da<br />
do thuốc<br />
Loét da<br />
<br />
Tần Tỉ lệ % Bệnh da Tần số Tỉ lệ %<br />
số<br />
28<br />
27,5 Viêm da mủ<br />
3<br />
2,9<br />
hoai thư<br />
5<br />
4,9<br />
Chốc<br />
3<br />
2,9<br />
4<br />
3,8<br />
Zona<br />
2<br />
2<br />
1<br />
1,0<br />
Nấm sâu<br />
2<br />
2<br />
16<br />
15,7<br />
Lupus đỏ<br />
2<br />
2<br />
12<br />
11,8<br />
Ung thư da<br />
2<br />
2<br />
6<br />
7<br />
<br />
5,9<br />
6,9<br />
<br />
5<br />
<br />
4,9<br />
<br />
Viêm mạch<br />
Khác<br />
<br />
2<br />
2<br />
<br />
2<br />
2<br />
<br />
Nhận xét: Pemphigus chiếm trên ¼ tổng số<br />
trường hợp, kế đến là bệnh chàm 15,7%, và lỗ<br />
đáo trên bệnh nhân phong chiếm 11,8%.<br />
<br />
Các bệnh đi kèm<br />
Mắc bệnh đi kèm<br />
Tiểu đường<br />
Cao huyết áp<br />
Mề đay<br />
Viêm gan<br />
Viêm phế quản mạn<br />
Bệnh khác<br />
Không có bệnh đi kèm<br />
<br />
Tần số<br />
1<br />
6<br />
1<br />
1<br />
1<br />
2<br />
90<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
0,98<br />
5,9<br />
0,98<br />
0,98<br />
0,98<br />
1,96<br />
88,2<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
102<br />
<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tôi thì<br />
hầu hết bệnh đi kèm là cao huyết áp chiếm ½<br />
tổng số các trường hợp có bệnh đi kèm. Bệnh<br />
gây suy giảm miễn dịch chỉ có 1 trường hợp<br />
bệnh nhân tiểu đường (chiếm 0,98%).<br />
<br />
352<br />
<br />
Tỉ lệ các NKBV<br />
Tỷ lệ NKBV chung<br />
Có NKBV<br />
Không có NKBV<br />
Tổng<br />
<br />
Tần số<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
55<br />
47<br />
102<br />
<br />
53,9<br />
46,1<br />
100<br />
<br />
Tỉ lệ NK tại các khoa trong BV<br />
Tần số<br />
Có NKBV Không NKBV<br />
Khoa lâm sàng 1<br />
Khoa lâm sàng 2<br />
Khoa săn sóc đặc biệt<br />
Khoa phục hồi chức<br />
năng<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
12<br />
38<br />
0<br />
5<br />
<br />
15<br />
26<br />
1<br />
5<br />
<br />
44,4<br />
59,4<br />
0<br />
50<br />
<br />
55<br />
<br />
47<br />
<br />
53,9<br />
<br />
Nhận xét: trong nghiên cứu này thì tỷ lệ<br />
NKBV chiếm 53,9% tổng số trường hợp. Trong<br />
đó tỷ lệ NKBV ở khoa lâm sàng 1 là 44,4%, khoa<br />
lâm sàng 2 là 59,4%, khoa phục hồi chức năng là<br />
50%, như vậy tỷ lệ NKBV ở các khoa phòng gần<br />
tương đương nhau. Riêng tại khoa săn sóc đặc<br />
biệt chỉ ghi nhận 1 trường hợp và không có<br />
nhiễm khuẩn bệnh viện.<br />
So sánh tỷ lệ NKBV của chúng tôi so với các<br />
nước khác nhau, thì chúng tôi nhận thấy rằng tỉ<br />
lệ NKBV của chúng tôi cao hơn so với các nghiên<br />
cứu trong nước và một số nghiên cứu của ngoài<br />
nước. Tỉ lệ NKBV của chúng tôi gần tương<br />
đương với nghiên cứu của Sarginson(11) (Anh)<br />
(41,9%) và của Abramczyk(1) (Brazil) (46,1%). Sở<br />
dĩ tỉ lệ NKBV cao như vậy có lẽ trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi chỉ ở các đối tượng có thương tổn<br />
da hở như các bệnh da: Phemphigus, chàm, vẩy<br />
nến mủ,… là những bệnh da làm tổn thương<br />
hàng rào bảo vệ của cơ thể làm cho vi khuẩn dễ<br />
dàng xâm nhập. Hơn nữa bệnh nhân nhập viện<br />
thường tình trạng bệnh nặng có tổn thương da<br />
chiếm phần lớn diện tích da của cơ thể, bệnh<br />
nặng làm bong tróc lớp thượng bì của da dẫn<br />
đến tình trạng mất nước điện giải và protein qua<br />
vùng da bị thương tổn dẫn đến suy kiệt cơ thể là<br />
điều kiện thuận lợi cho NKBV. Bệnh nhân có tổn<br />
thương da hở nằm chung phòng với bệnh nhân<br />
da thường chứ không được nằm trong phòng<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br />
cách ly hoặc phòng vô trùng đó cũng là điều<br />
kiện thuận lợi cho các NKBV.<br />
Nghiên cứu của chúng tôi chỉ khảo sát tỷ lệ<br />
NKBV ở đối tượng có tổn thương da hở đây là<br />
đối tượng nghiên cứu có nguy cơ cao vì vậy tỉ lệ<br />
NKBV ở đây sẽ cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ<br />
NKBV chung.<br />
<br />
Các tác nhân gây NKBV<br />
Đồng nhiễm các vi khuẩn NKBV<br />
Đồng nhiễm vi khuẩn<br />
Nhiễm 1 vi khuẩn<br />
Nhiễm 2 vi khuẩn<br />
Nhiễm trên 2 vi khuẩn<br />
Tổng cộng<br />
<br />
Tần số<br />
49<br />
6<br />
0<br />
55<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
89,1<br />
10,9<br />
0<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: hầu hết bệnh nhân chỉ nhiễm 1 tác<br />
nhân (89,1%), chỉ có 10,9% bệnh nhân bị nhiễm<br />
đồng thời 2 tác nhân gây bệnh, và không có<br />
trường hợp nào nhiễm trên hai loại vi khuẩn<br />
trên một mẫu bệnh phẩm. Tỉ lệ nhiễm đa vi<br />
khuẩn trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn<br />
so với một số nghiên cứu của các tác gỉả trong<br />
nước như nghiên cứu của Vũ Thị Kim Cương tỉ<br />
lệ nhiễm trên 2 vi khuẩn trong một mẫu bệnh<br />
phẩm được phân lập là 16,9%(1), tỉ lệ đa khuẩn<br />
của Trần Văn Hưng là 31,2%(9). Tỉ lệ đa nhiễm<br />
khuẩn của chúng tôi thấp hơn của các tác giả<br />
trước đó có lẽ tất cả những bệnh nhân tổn<br />
thương da hở được cấy vi khuẩn lúc nhập viện<br />
vì vậy chúng tôi có thể loại trừ được sự đồng<br />
nhiễm của các vi khuẩn của bệnh nhân trước khi<br />
nhập viện, hơn nữa nghiên cứu của chúng tôi<br />
thực hiện ở bệnh viện chuyên khoa Da liễu, tập<br />
trung những bệnh nhân tổn thương da hở, còn<br />
các nghiên cứu khác thực hiện ở bệnh viện đa<br />
khoa nên khả năng nhiễm các vi khuẩn từ nhiều<br />
nguồn bệnh khác nhau.<br />
<br />
Vi khuẩn gây NKBV<br />
VK phân lập<br />
Staphylococcus aureus<br />
<br />
Tần số<br />
14<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
22,9<br />
<br />
Pseudomoonas aeruginosa<br />
Staphylococcus coagulase (-)<br />
<br />
14<br />
8<br />
<br />
22,9<br />
13,2<br />
<br />
Acinetobacter Spp<br />
E. coli<br />
Klebsiella Spp<br />
Staphylococcus spp<br />
<br />
4<br />
4<br />
3<br />
3<br />
<br />
6,6<br />
6,6<br />
4,9<br />
4,9<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa I<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
VK phân lập<br />
Streptococcus spp<br />
Enterobacter spp<br />
Enterobacter aerogenes<br />
Proteus mirabitis<br />
Enterobacter cloaceae<br />
<br />
Tần số<br />
3<br />
3<br />
2<br />
1<br />
1<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
4,9<br />
4,9<br />
3,3<br />
1,6<br />
1.6<br />
<br />
Proteus vulgaris<br />
<br />
1<br />
61<br />
<br />
1.6<br />
100<br />
<br />
Nhận xét: trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
phân lập được 13 tác nhân gây bệnh, trong đó có<br />
3 loại vi khuẩn thường gặp đó là S. aureus chiếm<br />
22,9%, P. aeruginosa chiếm 22,9% và kế đến là S.<br />
coagulase (-) chiếm 13,2%. Trong đó tỉ lệ nhiễm<br />
khuẩn S. aureus trong nghiên cứu của chúng tôi<br />
cao hơn so với nghiên cứu của các tác giả nghiên<br />
cứu trước đây, có lẽ đây cũng là một đặc trưng<br />
của nhiễm khuẩn ngoài da trên bệnh nhân có tổn<br />
thương da hở. Nhiễm khuẩn P. aeruginosa tương<br />
đương với nghiên cứu của tác giả Raymond là<br />
31,5%(10) và của của V.T.K Cương là 29,5%(14).<br />
Nhiễm vi khuẩn Staphylococcus coagulase (-) trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi là 13,2%, tỷ lệ này<br />
tương đương với nghiên cứu của Richard<br />
14,7%(11) và cao hơn nhiều so với nghiên cứu của<br />
V.T.K Cương là 2,1% (14), sự khác biệt này có lẽ do<br />
nghiên cứu của tác giả khảo sát trên nhiều vị trí<br />
khác nhau trên cơ thể trong NKBV còn trong<br />
nghiên cứu của chúng tôi là trên đối tượng là<br />
bệnh nhân có tổn thương da hở. Như vậy các vi<br />
khuẩn trên đây là các vi khuẩn thường gặp trên<br />
bệnh nhân có tổn thương da hở. Việc xác định<br />
tác nhân gây bệnh thường gặp cũng nhằm<br />
hướng tới việc lựa chọn kháng sinh trong điều<br />
trị nhiễm khuẩn trong trường hợp không có làm<br />
kháng sinh đồ hoặc chờ đợi kết quả của kháng<br />
sinh đồ.<br />
Vi khuẩn ít gặp hơn trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi đó là Acinetobacter spp chiếm tỷ lệ 6,6%<br />
và E. coli chiếm tỷ lệ 6,6%. Tỷ lệ này thấp hơn so<br />
với các nghiên cứu trước, theo Chang(2) thì tỷ lệ<br />
nhiễm Acinetobacter spp là 19%, V.T.K Cương thì<br />
tỉ lệ nhiễm E. coli 13,3%(1). Đây cũng có lẽ là điểm<br />
khác của NKBV trên bệnh nhân có tổn thương<br />
da hở và các NKBV khác.<br />
<br />
353<br />
<br />