Tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng chứng đau ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày xác định tỷ lệ chứng đau và phân tích một số đặc điểm lâm sàng chứng đau ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Gồm 500 bệnh nhân có chứng đau điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh từ tháng 09/2018 tới tháng 04/2019, bệnh nhân được chẩn đoán bệnh theo mã bệnh, đủ khả năng hoàn thành các bộ câu hỏi phỏng vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng chứng đau ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103
- JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.15 - No5/2020 Tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng chứng đau ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103 Rate and characteristics of pain in patients treated at the Neurology Department - 103 Military Hospital Nguyễn Đức Thuận Bệnh viện Quân y 103 Tóm tắt Mục tiêu: Xác định tỷ lệ chứng đau và phân tích một số đặc điểm lâm sàng chứng đau ở bệnh nhân điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103. Đối tượng và phương pháp: Gồm 500 bệnh nhân có chứng đau điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh từ tháng 09/2018 tới tháng 04/2019, bệnh nhân được chẩn đoán bệnh theo mã bệnh, đủ khả năng hoàn thành các bộ câu hỏi phỏng vấn và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân được thu thập thông tin theo mẫu bệnh án thống nhất về đặc điểm chung, đặc điểm về các kiểu đau, vị trí, cường độ, tính chất và căn nguyên đau. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân nam có đau/ nữ là 1,09/1. Tỷ lệ bệnh nhân điều trị nội trú có chứng đau tại Bộ môn Thần kinh là 34,01%. Đau cấp tính và mạn tính chiếm tỷ lệ lần lượt là 50,8% và 49,2%, đau thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,8%, đau cảm thụ và hỗn hợp chiếm tỷ lệ thấp hơn với 31,2% và 32%; đau ở vùng lưng, hông và chi dưới (50,8%), đau đầu (34,8%), bệnh nhân đau mức độ vừa, nặng và rất nặng lần lượt chiếm 36,6%, 41,2% và 8,4%, điểm cường độ đau trung bình theo thang số là 6,66 ± 1,8, tăng cảm đau gặp ở 38,2% bệnh nhân. Tính chất đau thường gặp ở bệnh nhân là đau âm ỉ (43,5%) và đau nhức buốt (29,6%). Kết luận: Bệnh nhân có chứng đau chiếm khoảng một phần ba (34,01%) tổng số bệnh nhân điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103. Tỷ lệ đau cấp tính (50,8%) và mạn tính (49,2%) gần bằng nhau. Đặc điểm lâm sàng với đau thần kinh, đau cảm thụ và đau hỗn hợp (98%) với tính chất đau âm ỉ và nhức buốt (73,1%), ở vùng thắt lưng và chân (50,8%) và cường độ trung bình tới mạnh và rất mạnh (86,2%) chiếm chủ yếu. Từ khóa: Tỷ lệ, đau, đau mạn tính, Bộ môn Thần kinh - Bệnh viện Quân y 103. Summary Objective: To determine the rate of pain and analyze some clinical characteristics of pain in inpatient patients at the Department of Neurology - 103 Military Hospital. Subject and method: 500 patients treated at the Department of Neurology, from September 2018 to April 2019, the patient was diagnosed by the disease code, was able to complete the interview questions and agreed to participate in the study. All patients’ information were collected according to a uniform medical record of general characteristics; characteristics of pain types, location, intensity, nature and etiology. Result: The proportion of male patients with pain/female was 1.09/1. The rate of inpatient individuals suffering from pain in the Department of Neurology was 34.01%. Acute and chronic pain accounted for 50.8% and 49.2%, respectively; neuropathic pain accounted for the highest rate with 34.8%, nociceptive and Ngày nhận bài: 6/4/2020, ngày chấp nhận đăng: 16/4/2020 Người phản hồi: Nguyễn Đức Thuận; Email: thuanneuro82@gmail.com - Bệnh viện Quân y 103 26
- JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.15 - No5/2020 mixture pain accounted for the lower proportion with 31.2% and 32%; pain in the back, hip and lower limbs (50.8%), headache (34.8%); patients with moderate, severe and very severe pain accounted for 36.6%, 41.2% and 8.4%, respectively; mean pain intensity score on Numerical Rating Scale of 6.66 ± 1.8; hyperneuralgia was seen in 38.2% of patients. The common pain character in patients was dull pain (43.5%) and sharp pain (29.6%). Conclusion: Patients with pain accounted for about one third (34.01%) of the total number of inpatient individuals at the Department of Neurology - 103 Military Hospital. The rates of acute (50.8%) and chronic pain (49.2%) were nearly equal. Clinical characteristics with neuralgia, sensory pain, mixture pain (98%) with dull pain, sharp pain (73.1%); in the lumbar and leg areas (50.8%) and moderate to severe and very severe pain (86.2%) occupied mainly. Keywords: Rate, pain, Department of Neurology. 1. Đặt vấn đề theo dữ liệu lâm sàng và cận lâm sàng, tuổi từ 18 trở lên. Theo Hiệp hội Nghiên cứu Đau Quốc tế (International Association for the Study of Pain - Đồng ý tham gia nghiên cứu. IASP) năm 1994: “Đau là một cảm giác khó chịu và sự Tiêu chuẩn loại trừ chịu đựng về cảm xúc, chủ yếu đi kèm theo tổn thương tổ chức hoặc mô tả như là một tổn thương Bệnh nhân không giao tiếp và hoặc không hợp tổ chức, hoặc cả hai”. Đau là một triệu chứng phổ tác được. Bệnh nhân không chấp nhận tham gia biến trên lâm sàng cũng như trong cộng đồng và nghiên cứu. đang dần trở thành một yếu tố tác động lên gánh 2.2. Phương pháp nặng kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia [1], [4]. Kiểm soát chứng đau là một đòi hỏi cấp thiết và là nhiệm Thiết kế nghiên cứu kiểu mô tả cắt ngang, có vụ quan trọng của Ngành Y tế. Từ nhiều năm nay, Bộ phân tích và chọn cỡ mẫu thuận tiện. Bệnh nhân môn - Khoa Thần kinh (gồm Khoa Thần kinh và Khoa được khám lấy thông tin theo mẫu bệnh án thống Đột quỵ), Bệnh viện Quân y 103 là nơi thu dung, nhất. Đặc điểm về đau được thống kê theo vị trí (đau điều trị, kiểm soát chứng đau ở nhiều bệnh lý khác đầu, mặt, cổ, vai, tay, ngực, bụng, thắt lưng hông, chi nhau đạt nhiều kết quả tốt [1]. Đã có những công dưới), tính chất (đau như đâm xuyên, đau như điện trình nghiên cứu về vấn đề này nhưng chưa đồng bộ giật, đau cháy bỏng, đau âm ỉ, đau căng tức, đau âm ỉ, ở cả hai khoa [2]. Vì vậy, đề tài được thực hiện nhằm đau tê cứng, đau buồn bực, kiến bò), cường độ (đau mục tiêu: Xác định tỷ lệ chứng đau và phân tích một nhẹ, đau vừa, đau nặng, đau rất nặng tính theo số đặc điểm lâm sàng của đau ở bệnh nhân điều trị thang điểm số: Numeric Rating Scale-NRS với đau nội trú tại hai khoa: Khoa Thần kinh và Khoa Đột nhẹ: 1 - 3 điểm, đau trung bình: 4 - 6 điểm, đau quỵ. nặng: 7 - 8 điểm, đau rất nặng, tàn phế: 9 - 10 điểm), kiểu đau (tăng cảm đau, loạn cảm đau, dị cảm đau, 2. Đối tượng và phương pháp vô cảm đau), căn nguyên đau (đau thần kinh, đau cảm thụ, đau hỗn hợp, đau cấp tính, đau mạn tính). 2.1. Đối tượng Tăng cảm đau là tình trạng tăng đáp ứng kích thích Gồm 500 bệnh nhân điều trị nội trú tại Khoa đau với những kích thích dưới ngưỡng gây đau. Thần kinh (A4) và Khoa Đột quỵ (A14) Bệnh viện Loạn cảm đau là tình trạng xuất hiện đau với ngay Quân y 103 từ tháng 09/2018 đến tháng 4/2019. các kích thích vô hại. Dị cảm (Paresthesia): Xuất hiện các cảm giác bất thường không do kích thích từ bên Tiêu chuẩn lựa chọn ngoài. Vô cảm đau là đau không phụ thuộc kích Bệnh nhân tỉnh táo, có biểu hiện đau, chẩn thích. Đau thần kinh là chứng đau do những thương đoán bệnh căn cứ vào chẩn đoán của khoa điều trị tổn nguyên phát hoặc những rối loạn chức năng 27
- TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 15 - Số 5/2020 trong hệ thần kinh cảm giác gây nên. Đau cảm thụ 3.1. Những đặc điểm chung là đau do tổn thương tổ chức gây kích thích vượt Từ tháng 9/2018 đến tháng 4/2019 có 1.470 ngưỡng đau. Đau hỗn hợp gồm cả 2 loại đau cảm bênh nhân được khám và sàng lọc. Trong đó, Khoa thụ và đau thần kinh. Thần kinh (A4) có 900 bệnh nhân, Khoa Đột quỵ Phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 22.0. (A14) có 570 bệnh tổng số có 500/1470 (34,01%) 3. Kết quả bệnh nhân có triệu chứng đau đủ tiêu chuẩn được chọn lựa để phân tích kết quả. Bảng 1. Một số đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu Đặc điểm Số lượng (n = 500) Tỷ lệ %/Trung bình Tuổi (năm) 56,49 ± 16,89 (min 18; max 94) Giới (Nam/nữ) 266/234 1,09/1 Viên chức, văn phòng 39 7,8% Bộ đội 84 16,8% Công nhân - nông dân 89 17,8% Nghề nghiệp Hưu trí 127 25,4% Đối tượng khác 161 32,2% Thời gian đau (năm) 1,65 ± 2,16 (min 0,25; max 10) Đau cấp tính 254 50,8% Kiểu đau Đau mạn tính 246 49,2% Độ tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là 56,49 ± 16,89 tuổi. Trong đó, tuổi cao nhất là 94 tuổi và thấp nhất là 18 tuổi, nhóm tuổi từ 60 - 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 26%, chiếm 1/4 số bệnh nhân nghiên cứu. Thấp nhất là nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi, chiếm tỷ lệ 7,2%. 3.2. Một số đặc điểm lâm sàng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Biểu đồ 1. Tỷ lệ các căn nguyên đau (n = 500) Đau thần kinh chiếm tỷ lệ cao nhất với 34,8%. Tiếp đến, đau cảm thụ và hỗn hợp thấp hơn với 31,2% và 32%. Nhóm bệnh nhân đau tâm lý có 8/500 bệnh nhân chiếm 1,6% và 2/500 (0,4%) bệnh nhân đau dị biệt. 28
- JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.15 - No5/2020 Hình 1. Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau (n = 500) Khoảng một nửa số bệnh nhân đau ở vùng lưng, hông và chi dưới (50,8%), cao hơn hẳn các vị trí còn lại. Bệnh nhân có đau đầu, chiếm 174/500 (34,8%), 10% số bênh nhân đau vùng cổ, vai, tay. Đau vùng mặt và ngực bụng chiếm tỷ lệ ít nhất với 1,4% và 3%. Biểu đồ 2. Phân bố bệnh nhân theo cường độ đau (n = 500) Ở nghiên cứu này, điểm cường độ đau trung bình theo thang số là 6,66 ± 1,8. Trong đó, bệnh nhân đau mạn tính (n = 246) có mức đau theo thang điểm số là 6,67 ± 1,70; gần 80% bệnh nhân có mức độ đau từ vừa đến nặng, trong đó 36,6% bệnh nhân đau mức độ vừa và 41,2% bệnh nhân đau mức độ nặng. 13,8% bệnh nhân đau nhẹ, 8,4% còn lại là đau rất nặng. Bảng 2. Phân bố bệnh nhân theo kiểu đau Đặc điểm Số lượng (n = 500) Tỷ lệ % Loạn cảm đau 140 28,0 Vô cảm đau 107 21,4 Dị cảm đau 62 12,4 Tăng cảm đau 191 38,2 Bệnh nhân loạn cảm đau, và tăng cảm đau chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu đau và thấp nhất là dị cảm đau chiếm 12,4%. 29
- TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 15 - Số 5/2020 Bảng 3. Phân bố bệnh nhân theo tính chất đau Đặc điểm Số lượng (n = 500) Tỷ lệ % Đau âm ỉ 217 43,4 Đau nhức buốt 148 29,6 Đau như điện giật 80 16,0 Đau đâm xuyên 9 1,8 Đau cháy bỏng 15 3,0 Đau tê cứng 31 6,2 Tổng 500 100 Tính chất đau thường gặp ở bệnh nhân là đau đánh giá cũng không đồng nhất. Tuy nhiên, một âm ỉ (43,5%), đau nhức buốt (29,6%), thấp nhất là điểm cần nhận thấy là, dù ở lứa tuổi, nghề nghiệp đau đâm xuyên gặp ở 9/500 (1,8%). hay vị trí địa lý nào thì cũng bắt gặp người bệnh với 4. Bàn luận chứng đau và đau cũng chiếm một tỷ lệ tương đối trong cơ cấu bệnh nói chung. Đây là một nội dung 4.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên quan trọng trong chăm sóc, quản lý người bệnh cần cứu được chú ý để nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc Trong khoảng thời gian 5 tháng từ tháng sống của cộng đồng. 04/2018 tới tháng 04/2019, có tất cả 1470 bệnh Độ tuổi trung bình của bệnh nhân nghiên cứu là nhân (900 bệnh nhân ở Khoa Thần kinh và 570 ở 56,49 ± 16,89 tuổi. Trong đó, nhóm tuổi từ 50 - 59 Khoa Đột quỵ) được sàng lọc và có 500 (34,01%) tuổi và 60 - 69 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 20,2% và bệnh nhân có biểu hiện đau, trong đó đau mạn tính 26% theo thứ tự, chiếm gần 1/2 tổng số bệnh nhân chiếm gần một nửa với 49,2%. Tỷ lệ này nằm trong nghiên cứu. Các nhóm tuổi còn lại chiếm tỷ lệ thấp tỷ lệ mà những nghiên cứu trước đây đã công bố. hơn, thấp nhất là nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi Theo kết quả nghiên cứu của Lily RMZ năm 2014, (7,2%). Theo Phan Việt Nga năm 2017 trong nghiên đau ở người trưởng thành ở châu Á, chiếm tỷ lệ thấp cứu chứng đau tại Khoa Thần kinh, Bệnh viện Quân y nhất là 7% ở Malaysia, cao nhất là 61% ở Campuchia 103, tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng đau nhiều nhất và Bắc Irắc [3]. Didier Bouhassira (2008), tỷ lệ đau ở nhóm bệnh nhân tuổi từ 60 - 69 tuổi, đạt 22,6%, mạn tính ở người trưởng thành ở Pháp là 31,7% [5]. nhóm tuổi từ 50 - 59 tuổi và nhóm tuổi trên 70 Donald Schopflocher và cộng sự (2011) cho thấy tỷ chiếm tỷ lệ thấp hơn 21,4% và 18,4% theo thứ tự. Thấp lệ đau mạn tính ở người Canada là 18,9%, tỷ lệ người nhất là nhóm tuổi dưới 20, chiếm 0,2% tổng số bệnh cao tuổi nhiều hơn người trẻ, nữ nhiều hơn nam, nhân nghiên cứu. Có thể thấy là nhóm bệnh nhân tuổi trong đó có xấp xỉ 1 nửa số bệnh nhân có triệu từ 50 trở lên chiếm hơn 1/2 số bệnh nhân có triệu chứng đau trên 10 năm [6]. Tại Việt Nam, theo chứng đau [5], [2]. Kết quả này cũng thấy được như nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương và cộng sự trong nghiên cứu của chúng tôi. So sánh với một số trong một nghiên cứu đau tại cộng đồng ở Việt Nam nghiên cứu chứng đau ở cộng đồng thì tỷ lệ có khác (trên 12.000 bệnh nhân) tỷ lệ đau mạn tính là chủ yếu là do khác nhau về thiết kế nghiên cứu. 42,55% [2]. Nghiên cứu của Đỗ Thị Lệ Thúy và cộng Tỷ lệ nam và nữ ở nghiên cứu này lần lượt là sự tại Khoa Tâm Thần kinh, Bệnh viện 198 Bộ Công 53,2% và 46,8% (nam/nữ = 1,09/1). Kết quả của an thì tỷ lệ đau trong khoa năm 2015 và 2016 lần chúng tôi cũng cho tương tự với nhận xét của các lượt là 43,4% và 56,6%. Tỷ lệ đau ở các nghiên cứu nghiên cứu khác là tỷ lệ bệnh nhân nam có đau cao có khác nhau do tiêu chuẩn lựa chọn và chỉ tiêu 30
- JOURNAL OF 108 - CLINICAL MEDICINE AND PHARMACY Vol.15 - No5/2020 hơn so với nữ (Đỗ Thị Lệ Thúy 2016, Nguyễn Văn cũng là đặc điểm thường gặp ở bệnh nhân đau mạn Chương 2015). Tuy nhiên, ở nghiên cứu của Nguyễn tính, và đặc trưng của chứng đau thần kinh (là loại Thị Thanh Thủy năm 2017 thấy tỷ lệ nam mắc chứng gặp nhiều nhất ở nghiên cứu của chúng tôi) và cũng đau trong cộng đồng thấp hơn nữ giới (nam: thấy tương tự như các công bố trước đây. 31,82%, nữ: 68,18%) [3]. Sự khác biệt này có thể là do Bệnh nhân điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là bệnh nhân đa số có cường độ đau trung bình và nặng với điểm nội trú, ở nghiên cứu trên lại là cộng đồng chung, trung bình cường độ đau theo thang điểm số là 6,66 với tỷ lệ nữ tham gia nghiên cứu 66,4% và tác giả tập ± 1,8, chiếm khoảng 80%. Thậm chí có tới 8,4% bệnh trung nhiều hơn ở chứng đau do các bệnh cơ- nhân đau rất nặng. Điều này cũng dễ lí giải vì khi xương-khớp. đau ở mức độ như trên thì bệnh nhân thường không Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có chịu đựng được và tìm đến những chuyên khoa để đau cấp tính chiếm khoảng 1 nửa (50,2%), đây là được điều trị. Ở một số chứng bệnh như đau thần những chứng đau mới xuất hiện, thời gian đau kéo kinh số V, đau sau zona thần kinh, đau ở bệnh nhân dài nhỏ hơn 3 tháng. Những bệnh nhân đã tìm tới thoát vị đĩa đệm giai đoạn cấp, đau đầu migraine, bệnh viện để được khám và điều trị. Ngoài lí do, do đau đầu chuỗi hay xuất huyết khoang dưới nhện thì đau với cường độ dữ dội buộc bệnh nhân phải đi đau rất nổi bật và đau thường dữ dội vượt sức chịu khám còn có một lí do quan trọng khác đó là ý thức đựng của bệnh nhân. Thuốc giảm đau thông thường với chứng đau đã được nâng cao. Bệnh nhân muốn sẽ khó có tác dụng, đòi hỏi phải can thiệp chuyên được khám và điều trị đúng chuyên khoa, không tự khoa sâu. Nhìn chung, bệnh nhân đau thần kinh, ở nhà tìm các phương pháp điều trị không đặc hiệu, vùng thắt lưng và đau cường độ mạnh là điểm nổi dễ dẫn tới điều trị sai, chịu nhiều tác dụng phụ thậm bật về đặc điểm lâm sàng đau ở nghiên cứu của chí những biến chứng nguy hiểm. chúng tôi. 4.2. Một số đặc điểm lâm sàng đau của bệnh 5. Kết luận nhân nghiên cứu Ở nghiên cứu này, bệnh nhân có chứng đau Đau thần kinh, đau cảm thụ và hỗn hợp là ba chiếm khoảng một phần ba (34,01%) tổng số bệnh loại đau chủ yếu trong nghiên cứu này với tỷ lệ lần nhân điều trị nội trú tại Bộ môn Thần kinh - Bệnh lượt là 34,8%, 31,2% và 32%. Theo Jane CB (2010), tỷ viện Quân y 103. Tỷ lệ đau cấp tính (50,8%) và mạn lệ đau thần kinh hoặc có các đặc điểm của đau thần tính (49,2%) gần bằng nhau. Đặc điểm lâm sàng với kinh chiếm tỷ lệ 8% và 7% theo thứ tự. Trong đó, đau thần kinh, đau cảm thụ và đau hỗn hợp (98%) 37% đau thần kinh là ở vùng thắt lưng [7]. Theo Erica với tính chất đau âm ỉ và nhức buốt (73,1%), ở vùng B de MV và cộng sự năm 2012 nghiên cứu 1.597 thắt lưng và chân (50,8%) và cường độ trung bình bệnh nhân, trong đó có 10% là đau thần kinh [8]. Tỷ tới mạnh và rất mạnh (86,2%) chiếm chủ yếu. lệ ở nghiên cứu chúng tôi cao hơn ở các tác giả khác Tài liệu tham khảo là do bệnh lý thoát vị đĩa đệm cột sống được các tác giả xếp là đau cột sống thuộc nhóm bệnh cơ xương 1. Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Minh Hiện, Nguyễn khớp và không điều trị ở Khoa Thần kinh. Trong khi Văn Tuấn, Trần Thị Bích Thảo, Hoàng Thị Dung, Lê đó, nhóm bệnh này gây chèn ép rễ thần kinh, đang Quang Toàn, Thái Sơ (2015) Nghiên cứu thoát vị được điều trị tại Bộ môn - Khoa chúng tôi và thường đĩa đệm cột sống thắt lưng tại Bộ môn - Khoa Nội chiếm tỷ lệ cao (30,69%) so với những bệnh lý khác Thần kinh, Bệnh viện Quân y 103 - Học viện Quân [1]. Cũng chính vì vậy, bệnh nhân đau vùng thắt y: Số liệu thu thập trong 10 năm gần đây (2004 - 2013) với 4.718 bệnh nhân. Tạp chí Y Dược học lưng ở nghiên cứu này cũng chiếm tỷ lệ cao nhất. Quân sự, số 3, tr. 5-11. Bệnh nhân tới điều trị vì chứng đau âm ỉ và nhức buốt cả ngày đêm cũng chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây 31
- TẠP CHÍ Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Tập 15 - Số 5/2020 2. Nguyễn Văn Chương (2016) Đau thần kinh, cơ chế 5. Didier B et al (2008) Prevalence of chronic pain lâm sàng và điều trị. Thần kinh học toàn tập, tr. with neuropathic characteristics in the general 287-292. population. PAIN, Elsevier 136 (3): 380-387. 3. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2017) Nghiên cứu đặc 6. Donald S at el (2011) The prevalence of chronic điểm đau mạn tính và đau mạn tính hệ cơ pain in Canada. Pain res Manage 16(6): 445-450. xương khớp tại Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án 7. Erica B de MV at el (2012) Prevalence, Tiến sĩ y học, Học viện Quân y. characteristics, and factors associated with 4. Lily RMZ et al (2014) A systematic review of the chronic pain with and without Neuropathic prevalence and measurement of chronic pain in characteristics in São Luís, Brazil . Journal of Pain Asian adults. Pain Management Nursing: 1-13. and Symptom Management 44(2): 239-251. 8 Jane CB (2010) Diagnosis and classification of neuropathic Pain. Pain clinical updates 18(7): 45-49. 32
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân suy tim mạn tính có rung nhĩ
7 p | 84 | 9
-
Tỷ lệ nhiễm virus viêm gan và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh viêm gan ở bệnh nhân suy thận mạn có lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
3 p | 89 | 9
-
Đặc điểm lâm sàng và di truyền học trẻ mắc hội chứng Alagille tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
7 p | 11 | 5
-
Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm lâm sàng một số thể bệnh phong hàn theo y học cổ truyền
9 p | 11 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh nhân gút theo tiêu chuẩn EULAR/ACR 2015 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam
9 p | 30 | 3
-
Nghiên cứu tình hình và đặc điểm viêm phổi ở bệnh nhân có hình ảnh tổn thương dạng đám mờ ngoại vi ở phổi tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu năm 2023–2024
5 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và các yếu tố liên quan đến nhiễm nấm da tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
8 p | 4 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nguyên nhân tràn dịch màng phổi tại khoa Nội hô hấp Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022
7 p | 4 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng lao phổi mạn tính tại tỉnh Bình Định từ 1997 đến 2010
6 p | 69 | 2
-
Tỷ lệ và đặc điểm loạn sản phế quản phổi ở trẻ sinh dưới 32 tuần tại khoa hồi sức sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 2
5 p | 11 | 2
-
Khảo sát tỷ lệ và đặc điểm bệnh nhân ung thư biểu mô vảy đầu - cổ tại Bệnh viện Trung Ương Huế
7 p | 46 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh mô liên kết hỗn hợp
7 p | 56 | 2
-
Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm ứ huyết phổi ở bệnh nhân suy tim bằng siêu âm phổi
6 p | 5 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và protein V600E của ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú
4 p | 2 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ngộ độc cấp methanol tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai
5 p | 5 | 1
-
Đặc điểm lâm sàng trầm cảm ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú
4 p | 1 | 0
-
Tỷ lệ, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân viêm phổi cộng đồng nhập viện do nhóm vi khuẩn PES
5 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn