Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
TỶ LỆ VÀ MỨC ĐỘ TRẦM TRỌNG CỦA TÌNH TRẠNG MÒN NGÓT RĂNG<br />
Ở MỘT NHÓM NGƯỜI VIỆT NAM TRƯỞNG THÀNH<br />
Trần Thu Thuỷ*, Trần Đức Thành*, Nguyễn Thị Thanh Hà*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Răng bị mòn ngót do acid (dental erosion) là một tình trạng mất chất mô răng không do sâu liên<br />
quan đến nhiều yếu tố trong đó đáng kể là lối sống. Tình trạng này hiện đang được nghiên cứu rộng rãi ở các<br />
nước đã phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, lối sống của người Việt nam cũng đang dần thay đổi<br />
với việc các loại nước giải khát và thực phẩm chế biến sẵn có tiềm năng gây mòn ngót răng ngày càng phổ biến<br />
trên thị trường. Tuy nhiên cho đến nay dường như vấn đề này vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của<br />
giới chuyên môn, cả về mặt lâm sàng cũng như phương diện sức khoẻ cộng đồng. Chưa có số liệu báo cáo chính<br />
thức nào về tình trạng mòn ngót răng. Liệu đây có phải là vấn đề sức khoẻ răng miệng cộng đồng thực sự đáng<br />
quan tâm?<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu thực hiện để bước đầu khảo sát tỷ lệ mòn răng và mức độ trầm trọng của do acid ở<br />
một nhóm người Việt Nam trưởng thành.<br />
Đối tượng và Phương pháp: Sinh viên được khám đánh giá tình trạng mòn ngót răng do acid bằng chỉ số<br />
Basic erosive Wear Examination (BEWE). 301 sinh viên năm thứ 1 Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh,<br />
tuổi trung bình 29 (23-43), tham gia nghiên cứu.<br />
Kết quả: Kết quả cho thấy 31,9% không có dấu hiệu của mòn ngót răng và 68,1% bị mòn ngót răng. Về mức<br />
độ, trong số sinh viên bị mòn ngót răng hơn một nửa (57,8% ở mức độ nhẹ (BEWE 1), 28,5 % ở mức độ trung<br />
bình (BEWE 2) và có 15,7% ở mức độ năng (BEWE 3). Đa số các ghi nhận mòn ngót răng trên các răng cửa ở<br />
mức độ nhẹ (83,5% ở hàm trên, 65,7% hàm dưới). Đối với răng sau, thường gặp nhất là răng số 6. Không có sự<br />
khác biệt cả về tỷ lệ và mức độ trầm trọng giữa nam và nữ.<br />
Kết luận: Các kết quả bước đầu cho mòn ngót răng không phải là tình trạng hiếm gặp ở mẫu nghiên cứu, có<br />
nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ răng miệng, là một tình trạng cần được quan tâm đúng mức cả về mặt thực hành<br />
lâm sàng lẫn sức khoẻ cộng đồng.<br />
Từ khoá: Mòn ngót răng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
PREVALENCE AND SEVERITY OF DENTAL EROSION AMONG A GROUP OF VIETNAMESE<br />
ADULTS<br />
Tran Thu Thuy, Tran Duc Thanh, Nguyen Thi Thanh Ha<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 176 - 180<br />
Background: Dental erosion is a multifactorial condition involved lifestyle and the subject of extensive<br />
research in developed countries. Vietnamese lifestyle has been changing with the increase of soft drinks and acidic<br />
foods available in the market. However this condition still is of no interest to both clinical dental practice and<br />
dental public health. Is this really a concerned condition in Vietnamese?<br />
Objectives: This is the first study on erosive dental wear to assess the prevalence and the severity of a group<br />
of Vietnamese adults.<br />
* Bộ môn NKCC - Khoa RHM, Đại học Y Dược TP.HCM<br />
Tác giả liên lạc: TS Trần Thu Thủy ĐT: 0913115959<br />
Email: tranthuthuyrhm@yahoo.com<br />
<br />
176<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Methods: First-year students of the Ho Chi Minh University of Medicine and Pharmacy were invited to<br />
participate. Students were interviewed about their dietary habits and knowledge of dental erosion. Three examiner<br />
recorded caries and periodontal status and one examiner recorded dental erosion using the Basic erosive Wear<br />
Examination (BEWE).<br />
Results: 107 male and 194 female participated in both the interview and dental examination. The student’s<br />
mean age was 29 (23-43). Of the 301 individuals examined, 31.9% showed no signs of erosion and 68.1%<br />
presented dental erosion. Regarding severity, mild erosion (BEWE scores 1) was observed in more than a half of<br />
students (57.8%) while BEWE score 2 and BEWE score 3 (severe erosion) was 28.5% and 15.7% respectively.<br />
Most of erosions observed on anteriors were score 1 (83.5% upper and 65.7% lower anteriors). In posteriors the<br />
first molars were the most often affected. There was no significant different in both prevalence and severity<br />
between gender.<br />
Conclusion: The results suggested that erosive dental wear is a concerned condition for Vietnamese clinical<br />
dental practice and dental public health.<br />
Key words: Dental erosion.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tuổi thọ con người càng tăng thì nhu cầu và<br />
thách thức để duy trì hàm răng khỏe mạnh và<br />
chức năng càng tăng. Trước đây khi nói đến duy<br />
trì sức khỏe răng miệng người ta thường chỉ chú<br />
ý đến việc đối phó với bệnh sâu răng, một bệnh<br />
nằm trong số những bệnh phổ biến nhất ở loài<br />
người. Các loại tổn thương mất chất mô răng<br />
khác không do sâu răng trong đó có mòn ngót<br />
răng do acid (dental erosion) ít được hay thậm<br />
chí là không được quan tâm đến. Răng bị mòn<br />
ngót do acid là một tình trạng mất chất mô răng<br />
liên quan đến nhiều yếu tố trong đó đáng kể là<br />
lối sống. Cùng với việc giảm tỷ lệ và mức độ<br />
trầm trọng của sâu răng ở các nước công nghiệp<br />
hóa thì mòn ngót răng do acid trở thành thách<br />
thức mới cho giới chuyên môn. Nhận thức về tác<br />
động của mòn ngót răng đến sức khỏe răng<br />
miệng đã thay đổi. Năm 1995 ấn bản đặc biệt<br />
“Etiology, mechanisms and implications of<br />
dental erosions” của tạp chí European Juornal of<br />
Oral Science được xuất bản. Kể từ đó mòn ngót<br />
răng đã nhận được sự quan tâm thích đáng ở các<br />
nước đã phát triển, trong cả lãnh vực nghiên cứu<br />
rộng lẫn ứng dụng lâm sàng. Số lượng bài báo<br />
công bố tăng đáng kể, từ 5 bài/năm trong thập<br />
niên 1970 đến 10 bài/năm ở những năm 1980 và<br />
hiện này là trên 50 bài công bố/nămtừ các lãnh<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
vực dịch tễ học, lâm sàng, đến các vật liệu và sản<br />
phẩm chăm sóc sức khoẻ(5).<br />
Sự gia tăng đáng kể mòn ngót răng được cho<br />
là có liên quan nhiều đến sự thay đổi lối sống(5).<br />
Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, lối sống<br />
của người Việt nam cũng đang dần thay đổi với<br />
việc các loại nước giải khát và thực phẩm chế<br />
biến sẵn có tiềm năng gây mòn ngót răng ngày<br />
càng phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên cho<br />
đến nay dường như vấn đề này vẫn chưa nhận<br />
được sự quan tâm đúng mức của giới chuyên<br />
môn, cả về mặt lâm sàng cũng như phương diện<br />
sức khoẻ cộng đồng. Chưa có số liệu báo cáo<br />
chính thức nào về tình trạng mòn ngót răng.<br />
Liệu đây có phải là vấn đề sức khoẻ răng miệng<br />
cộng đồng thực sự đáng quan tâm? Nghiên cứu<br />
thực hiện để bước đầu khảo sát tỷ lệ mòn răng<br />
do acid và mô tả mức độ trầm trọng của mòn<br />
ngót răng do acid ở một nhóm người Việt Nam<br />
trưởng thành.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
Nghiên cứu cắt ngang mô tả thực hiện trên<br />
sinh viên Đại học Y Dược Tp.HCM. Đề cương<br />
nghiên cứu đã được Hội đồng Y đức của Đại<br />
Học Y Dược Tp.HCM thông qua. Sinh viên liên<br />
thông năm thứ nhất (năm học 2013-1014) được<br />
mời tham gia nghiên cứu. Người đồng ý tham<br />
gia nghiên cứu được khám đánh giá tình trạng<br />
sức khỏe răng miệng (WHO, 1997) và tình trạng<br />
<br />
177<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
mòn ngót răng do acid (dental erosion). Nhóm<br />
khám gồm 3 giảng viên bộ môn Nha khoa công<br />
cộng và đã được tập huấn. Thông tin một số yếu<br />
tố liên quan đến mòn ngót răng (sức khoẻ chung<br />
và sức khoẻ răng miệng, thói quen chăm sóc<br />
răng miệng, thói quen ăn uống, nguồn thông tin<br />
hướng dẫn cách ăn uống lành mạnh, hoạt động<br />
thể thao) được thu thập qua bảng câu hỏi phỏng<br />
vấn. Phạm vi báo cáo này chỉ trình bày tình trạng<br />
mòn ngót răng trong mẫu khảo sát.<br />
Khám lâm sàng được thực hiện trên ghế nha<br />
khoa dưới ánh sáng đèn, có lau khô khi cần thiết.<br />
Tình trạng mòn ngót răng được đánh giá bằng<br />
chỉ số Basic Erosive Wear Examination (BEWE)(1).<br />
Chỉ số BEWE gồm bốn mức độ từ 0 tới 3: 0Không có mòn răng, 1- Bắt đầu mất kết cấu bề<br />
mặt men, 2- Tổn thương dễ dàng nhận thấy và<br />
liên quan dưới 50% diện tích bề mặt, 3- Mô cứng<br />
mất trên 50% diện tích bề mặt. BEWE 2 và BEWE<br />
3 thường tổn thương mòn ngót đã vào tới mô<br />
ngà răng. Các trường hợp có dấu chứng mòn<br />
ngót đều được chụp hình ghi nhận.<br />
Xử lý số liệu: Số liệu thu thập được nhập<br />
bằng phần mềm Epi Data 3.1 và xử lý thống kê<br />
với phần mềm SPSS 17.<br />
<br />
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN<br />
Mẫu nghiên cứu gồm 301 sinh viên năm thứ<br />
nhất hệ liên thông, 194 nữ và 107 nam. Tuổi<br />
trung bình của mẫu nghiên cứu là 29 (biên độ từ<br />
23-43 tuổi). Đây là khảo sát đầu tiên về tình trạng<br />
mòn ngót răng do acid trên người trưởng thành<br />
ở Việt nam, vì thế đối tượng nghiên cứu được<br />
chọn là nhóm sinh viên hệ liên thông ít nhất đã<br />
tốt nghiệp một hệ đào tạo đại học và có thể đã đi<br />
làm một vài năm. Mẫu này có độ tuổi tương đối<br />
tương đương với nhóm người trưởng thành hơn<br />
là nhóm sinh viên năm nhất thường quy mới<br />
trúng tuyển với độ tuổi trẻ từ 17-20.<br />
Về tỷ lệ, có 30,9% đối tượng không có dấu<br />
hiệu mòn ngót răng và 69,1% có biểu hiện mòn<br />
ngót răng. Mulic báo cáo tỷ lệ mòn ngót là 54% ở<br />
sinh viên Đại học Oslo tuổi từ 18-35(7). Tỷ lệ mòn<br />
ngót răng của sinh viên Malaysia là 68%(6), khá<br />
<br />
178<br />
<br />
tương đồng với sinh viên ĐHYD Tp.HCM. Số<br />
liệu về tỷ lệ bị mòn ngót răng trên thế giới dao<br />
động với biên độ khá rộng, theo báo cáo tổng<br />
hợp của Jaeggi và Lussi tỷ lệ này là từ 4-100% ở<br />
người trưởng thành (18-88 tuổi)(4). Việc so sánh<br />
tỷ lệ giữa các nghiên cứu khác nhau trên thế giới<br />
cho đến nay không được thuận lợi lắm do không<br />
đồng nhất về chỉ số đánh giá hoặc tuổi của mẫu<br />
nghiên cứu. Tuy vậy, với hai phần ba đối tượng<br />
có dấu hiệu của mòn ngót răng cho thấy mòn<br />
ngót răng khá phổ biến ở mẫu nghiên cứu trên<br />
sinh viên Đại học Y Dược Tp.HCM.<br />
<br />
Biểu đồ 1: Mức độ trầm trọng của tình trạng mòn<br />
ngót răng<br />
Biểu đồ 1 mô tả tỷ lệ mòn ngót răng trong<br />
mẫu sinh viên theo mức độ của tổn thương. Về<br />
mức độ, trong số sinh viên bị mòn ngót răng hơn<br />
một nửa (57,8%) ở mức độ nhẹ (BEWE 1), 28,5 %<br />
ở mức độ trung bình (BEWE 2) và có 15,7% ở<br />
mức độ nặng (BEWE 3). Các số liệu này khá<br />
tương đồng với báo cáo về tình trạng mòn ngót<br />
răng của sinh viên Đại học Oslo (18-35 tuổi) với<br />
54% có ít nhất 1 răng bị mòn ngót, 24% sang<br />
thương trong phạm vi men răng và 30% sang<br />
thương đã tiến triển vào ngà răng(7).<br />
Hình 1 trình bày hình ảnh lâm sàng các mức<br />
độ mòn ngót ghi nhận trên mẫu nghiên cứu.<br />
Mức độ nặng (BEWE 3) hầu hết xảy ra ở mặt<br />
nhai răng cối lớn. Mức độ nhẹ thường gặp ở<br />
nhóm răng cửa (83,7% răng cửa hàm trên và<br />
65,7% răng cửa hàm dưới). Mòn ngót răng do<br />
acid diễn tiến âm thầm, ở giai đoạn khởi đầu hầu<br />
như không có triệu chứng. Những thay đổi bề<br />
mặt răng gia đoạn đầu thường (bề mặt răng mất<br />
lớp kết cấu bề mặt, răng có hình ảnh sáng lóng<br />
lánh như lụa) dễ bị bỏ qua. Vì vậy vai trò của bác<br />
sĩ răng hàm mặt rất quan trọng để nhận diện<br />
những dấu hiệu ban đầu, chẩn đoán, theo dõi và<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
xử lý để ngăn ngừa sự mất chất mô răng tiến<br />
triển tiếp tục.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
trầm trọng trong nghiên cứu này tương tự các<br />
ghi nhận trong y văn(4).<br />
So sánh giữa nam và nữ, không thấy sự<br />
khác biệt theo giới ở cả tỷ lệ và mức độ trầm<br />
trọng của mòn ngót răng (Bảng 1). Theo tổng<br />
hợp của Jaeegi và Lussi từ các số liệu có được tỷ<br />
lệ mòn ngót răng ở nam hơi cao hơn nữ(4).<br />
Bảng 1: Tỷ lệ và mức độ mòn răng theo giới<br />
BEWE<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
0<br />
1<br />
<br />
34<br />
28<br />
<br />
31,8<br />
26,2<br />
<br />
59<br />
47<br />
<br />
30,4<br />
24,2<br />
<br />
2<br />
3<br />
<br />
29<br />
16<br />
<br />
27,1<br />
14,9<br />
<br />
57<br />
31<br />
<br />
29,4<br />
15,9<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Ghi nhận tình trạng mòn ngót răng do acid ở<br />
69% cá thể trong nhóm khảo sát cho thấy đây là<br />
một tình trạng khá phổ biến trong mẫu khảo sát .<br />
Không có sự khác biệt giữa nam và nữ về tỷ lệ<br />
cũng như mức độ mòn ngót.<br />
<br />
Hình 1: Hình ảnh lâm sàng mòn ngót răng (từ trái<br />
sang phải): Bắt đầu mất cấu trúc bề mặt, men răng<br />
bóng láng như lụa (BEWE1); Mòn ngót mất chất<br />
dưới 50% diện tích bề mặt (BEWE2); Mòn ngót tiến<br />
triển sâu tới lớp ngà răng trên 50% diện tích mặt<br />
nhai (BEWE3)<br />
Phân bố theo vị trí, mòn ngót răng ghi<br />
nhận được ở trên tất cả các mặt răng, thường gặp<br />
ở mặt nhai và mặt má của răng cối hàm trên và<br />
hàm dưới, mặt má răng cửa hàm trên. Trong<br />
nghiên cứu chỉ ghi nhận 3 trường hợp mòn ngót<br />
mặt khẩu cái răng cửa trên và đều ở mức độ<br />
BEWE 1. Mòn ngót răng thường gặp nhất là ở<br />
mặt nhai răng cối lớn, đặc biệt là răng cối lớn thứ<br />
1, đặc điểm phân bố vị trí tương tự như các ghi<br />
nhận trong y văn(2,3,8). Vị trí thường gặp tiếp theo<br />
là mặt ngoài răng cửa hàm trên. Các trường hợp<br />
BEWE 3 đều ở mặt nhai răng cối lớn. Nhìn<br />
chung ghi nhận về phân bố vị trí mòn ngót và độ<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Mòn ngót gặp ở đủ các mặt răng: mặt nhai,<br />
mặt má, mặt lưỡi. Vị trí hay gặp mòn ngót nhất<br />
là mặt nhai răng cối lớn, kế đến là mặt ngoài<br />
răng cửa hàm trên. Vị trí ghi nhận tổn thương<br />
nặng nhất (BEWE 3) thường ở mặt nhai răng cối<br />
lớn thứ 1. Đa số các tổn thương mòn ngót ở răng<br />
cửa đều ở mức độ nhẹ (BEWE 1).<br />
Các kết quả bước đầu cho mòn ngót răng<br />
không phải là tình trạng hiếm gặp ở mẫu nghiên<br />
cứu, có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ răng<br />
miệng. Đây chỉ là một nghiên cứu khảo sát bước<br />
đầu, cần có các nghiên cứu tiếp tục trên trên<br />
nhiều phương diện trong lãnh vực này. Đồng<br />
thời hy vọng các số liệu ban đầu này sẽ tạo được<br />
sự quan tâm của giới chuyên môn, hướng tới<br />
duy trì và gia tăng sức khoẻ răng miệng cho<br />
cộng đồng.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
Bardlett D, Ganss C, Lussi A (2008). Basic erosive wear<br />
examination (BEWE): a new scoring system for scientific and<br />
clinical needs. Clin Oral Invest, 12(Suppl 1):S65–S68.<br />
El Aidi H, Bronkhorst EM, Truin GJ (2008). A longitudinal study<br />
of tooth erosion in adolescents. J Dent Res, 7: 731-735.<br />
<br />
179<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Ganss C, Klimek J, Giese K (2001). Dental erosion in children<br />
and adolescents-a cross-sectional and longitudinal investigation<br />
using study models. Community Dent Oral Epidemiol; 29: 264-271.<br />
Jaeggi T, Lussi A (2014). Prevalence, incidence and distribution<br />
of erosion. In: Lussi A. Erosive Tooth Wear, Monogr Oral Sci., vol<br />
25, 55-73. Karger, Basel.<br />
Lussi A (2014). Erosive Tooth Wear – A Multifactorial Condition<br />
of Growing Concern and Increasing Knowledge. In: Lussi A,<br />
Erosive Tooth Wear, Monogr Oral Sci. vol 25, 1–8. Karger, Basel .<br />
Manaf ZA et al (2012). Relationship between food habits and<br />
tooth erosion occurrence in Malaysian University students.<br />
Malays J Med Sci. 2012, Apr 19(2):56-66.<br />
<br />
180<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
Mulic A (2012). On dental erosive wear among different groups<br />
in Norway. Doctoral thesis, 10-13. The Faculty of Dentistry,<br />
University of Oslo, Norway.<br />
Rodriguez JM, Austin RS, Bartlett DW (2012). In vivo<br />
measurements of tooth wear over 12 months. Caries Res; 46: 9-15.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
14/02/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
<br />
26/02/2015<br />
<br />
Người phản biện:<br />
<br />
TS Ngô Đồng Khanh<br />
<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/04/2015<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />