TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
TỶ LỆ VÀ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN<br />
TĂNG HUYẾT ÁP Ở DÂN TỘC THÁI 35 - 64 TUỔI TẠI 2 HUYỆN<br />
CỦA TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2014<br />
Trần Thị Lành*; Hoàng Văn Lương**; Trần Thị Thanh Hương***<br />
Phạm Thế Xuyên****; Nguyễn Minh Sang***<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: xác định tỷ lệ tăng huyết áp (THA) và một số yếu tố liên quan đến THA của người<br />
dân tộc Thái 35 - 64 tuổi tại Điện Biên năm 2014. Đối tượng và phương pháp: mô tả cắt ngang,<br />
sử dụng phương pháp STEPs của Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) trên người dân tộc Thái<br />
nhóm tuổi 35 - 64 đang sống tại huyện Tuần Giáo và huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Kết quả<br />
và kết luận: tỷ lệ THA 38,2%; tuổi càng cao tỷ lệ THA càng nhiều, nam có tỷ lệ THA cao hơn nữ<br />
có ý nghĩa thống kê (p < 0,001); THA có mối liên quan với tần suất sử dụng rượu trong 30 ngày<br />
vừa qua, chưa phát hiện mối liên quan với tình trạng sử dụng thuốc lá, chế độ ăn rau quả cũng<br />
như hoạt động thể lực; THA có mối liên quan chặt chẽ với chỉ số khối cơ thể (BMI) và vòng eo.<br />
* Từ khóa: Tăng huyết áp; Yếu tố liên quan; Dân tộc Thái; Điện Biên.<br />
<br />
The Rate and Some Related Elements to Hypertension of Thai<br />
Ethnic Aged 35 - 64 Years in Two Districts of Dienbien Province in 2014<br />
Summary<br />
Objectives: To investigate the prevalence and some related factors of hypertension of Thai<br />
people 35 - 64 years old at Dienbien 2014. Subjects and methods: Cross-sectional study was<br />
conducted on 966 Thai people aged 35 - 64 living in Tuangiao and Dienbien districts by applied<br />
STEPs method. Results: Prevalence of hypertension was 38.2%; the rate of hypertension is<br />
higher by age, men had higher rate of hypertension than women and the difference is<br />
statistically significant (p < 0.001); hypertension has been correlated with the frequency of<br />
alcohol use in the last 30 days, but no relation to the status of tobacco use, diet vegetables and<br />
physical activity was found. Hypertension was closely associated with body mass index (BMI)<br />
and waist measures.<br />
* Key words: Hypertension; Related factor; Thai ethnic; Dienbien province.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu<br />
≥ 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương<br />
<br />
≥ 90 mmHg [1]. THA là một trong những<br />
yếu tố nguy cơ trung gian chính của bệnh<br />
không lây nhiễm và bệnh tim mạch.<br />
<br />
* Trường Cao đẳng Y tế Điện Biên<br />
** Học viện Quân y<br />
*** Trường Đại học Y Hà Nội<br />
**** Sở Y tế tỉnh Điện Biên<br />
Người phản hồi (Corresponding): Trần Thị Lành (lanhyt@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 28/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 16/05/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 01/06/2016<br />
<br />
41<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
Theo báo cáo toàn cầu về bệnh không lây<br />
nhiễm của TCYTTG năm 2010, trong<br />
khoảng 57 triệu trường hợp tử vong năm<br />
2008 có 36 triệu người tử vong (63%) là<br />
do bệnh không lây nhiễm, đặc biệt<br />
nguyên nhân hàng đầu của tử vong do<br />
bệnh không lây nhiễm trên toàn cầu là<br />
bệnh tim mạch [6]. Ước tính năm 2025,<br />
trên toàn thế giới sẽ có khoảng 1,56 tỷ<br />
người bị THA [5]. Tại Việt Nam, theo điều<br />
tra của Viện Tim mạch (2008) trên 8<br />
tỉnh/thành phố trong cả nước, có tới<br />
25,1% dân số (tương đương 11 triệu<br />
người) ≥ 25 tuổi bị THA [4]. Yếu tố nguy<br />
cơ phổ biến gây THA thường liên quan<br />
tới lối sống, cụ thể là: hút thuốc lá, ít hoạt<br />
động thể lực, lạm dụng rượu-bia, chế độ<br />
ăn không hợp lý và thói quen ăn mặn. Có<br />
thể thấy các yếu tố này phần nào liên<br />
quan đến văn hóa. Mặc dù ở Việt Nam đã<br />
có nhiều nghiên cứu về THA, nhưng<br />
chưa có nghiên cứu nào được thực hiện<br />
trên dân tộc Thái, một dân tộc có thói<br />
quen ăn uống, sinh hoạt khác với các<br />
nhóm dân tộc khác. Vì vậy, chúng tôi thực<br />
hiện nghiên cứu này nhằm: Xác định tỷ lệ<br />
THA và mô tả một số yếu tố liên quan tới<br />
THA của người dân tộc Thái 35 - 64 tuổi<br />
tại Điện Biên năm 2014.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
Người dân tộc Thái, nhóm tuổi 35 - 64<br />
có hộ khẩu tại huyện Tuần Giáo và Điện<br />
Biên, không phân biệt giới, trình độ học<br />
vấn, không bị câm điếc, không bị rối loạn<br />
tâm thần, rối loạn trí nhớ, không mắc<br />
bệnh cấp tính và tình nguyện tham gia<br />
nghiên cứu.<br />
42<br />
<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
* Công cụ nghiên cứu: bộ công cụ<br />
STEPs của TCYTTG đã được dịch ra<br />
tiếng Việt và hiệu chỉnh cho phù hợp với<br />
Việt Nam; thước đo chiều cao, cân đo<br />
trọng lượng, máy đo huyết áp.<br />
* Phương pháp thu thập số liệu: nhóm<br />
điều tra viên gồm 10 người thuộc chuyên<br />
ngành y tế công cộng, điều dưỡng viên<br />
được tập huấn về cách thức thu thập số<br />
liệu và quy trình triển khai nghiên cứu.<br />
* Phân tích kết quả: nhập số liệu bằng<br />
phần mềm Epi.data, phân tích bằng phần<br />
mềm Stata 15.0. Số liệu được phân tích<br />
mô tả hoặc tương quan. So sánh giữa<br />
các biến liên tục bằng test khi bình<br />
phương và t-test khi so sánh các biến rời<br />
rạc. Các mức chuẩn để xác định tình<br />
trạng yếu tố nguy cơ và tình trạng trung<br />
gian dựa trên tiêu chuẩn của TCYTTG<br />
như sau:<br />
- Tiêu thụ rượu bia: dựa trên tần suất<br />
sử dụng rượu bia trong 30 ngày vừa qua.<br />
- Tiêu thụ rau/quả: dưới mức bình<br />
thường khi tiêu thụ < 5 đơn vị rau,<br />
quả/ngày.<br />
- THA: được phân theo các mức độ<br />
sau:<br />
+ Huyết áp bình thường: huyết áp tâm<br />
thu < 130 mmHg và/hoặc huyết áp tâm<br />
trương < 85 mmHg.<br />
+ Tiền THA (huyết áp bình thường<br />
cao): huyết áp tâm thu 130 - 139 mmHg<br />
và/hoặc huyết áp tâm trương 85 - 89 mmHg.<br />
+ THA: huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg<br />
và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90 mmHg.<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
* Địa điểm nghiên cứu: huyện Tuần<br />
Giáo và huyện Điện Biên.<br />
<br />
Thay số vào công thức tính được n =<br />
800 người, thực tế đã điều tra 966 người.<br />
* Cách chọn mẫu: chọn 2 huyện của<br />
tỉnh Điện Biên, là 2 huyện mà người dân<br />
tộc Thái sống chủ yếu. Danh sách tất cả<br />
người dân trong độ tuổi từ 35 - 64 tuổi tại<br />
2 huyện được cộng tác viên dân số thu<br />
thập. Chọn ngẫu nhiên đơn 966 người<br />
trong danh sách.<br />
<br />
* Thời gian: từ tháng 3 đến 5 - 2014.<br />
* Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ<br />
mẫu cho nghiên cứu ngang, mô tả<br />
n = Z21 - α/2<br />
<br />
p (1 - p)<br />
d2<br />
<br />
Trong đó:<br />
<br />
* Đạo đức nghiên cứu: nghiên cứu<br />
được sự đồng ý của chính quyền địa<br />
phương; đối tượng được cung cấp đầy<br />
đủ mục tiêu, nội dung nghiên cứu; đối<br />
tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu;<br />
được tư vấn nếu kết quả xét nghiệm hoặc<br />
đo lường bất thường.<br />
<br />
+ Z: hệ số tin cậy, với ngưỡng xác<br />
suất = 5%, có Z (1- α/2) = 1,96.<br />
+ d: sai số tuyệt đối chấp nhận được,<br />
chọn d = 0,03 (3%).<br />
+ p = 0,25 (25%) (tỷ lệ THA theo điều<br />
tra quốc gia) [4].<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm của đối tƣợng nghiên cứu.<br />
434 nam và 532 nữ tham gia nghiên cứu, gần 90% đối tượng tham gia nghiên cứu<br />
có trình độ học vấn từ tiểu học (cấp 1) trở xuống. Tỷ lệ nữ mù chữ/không đi học cao<br />
(87,2%), tỷ lệ này ở nam là 35,0%. Sự khác biệt về trình độ học vấn giữa nam và nữ<br />
có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.<br />
2. Tỷ lệ THA của ngƣời dân tộc Thái 35 - 64 tuổi tại Điện Biên.<br />
Bảng 1: Phân bố tình trạng THA theo giới.<br />
Đối tƣợng<br />
<br />
Tổng số đối tượng<br />
nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
đã loại trừ người được<br />
chẩn đoán THA hoặc<br />
đang dùng thuốc<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Chung<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
Không<br />
<br />
241 (55,5)<br />
<br />
356 (66,9)<br />
<br />
597 (61,8)<br />
<br />
Có<br />
<br />
193 (44,5)<br />
<br />
176 (33,1)<br />
<br />
369 (38,2)<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
434<br />
<br />
532<br />
<br />
966<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
177 (42,5)<br />
<br />
281 (56,3)<br />
<br />
458 (50,0)<br />
<br />
Tiền THA<br />
<br />
133 (31,9)<br />
<br />
127 (25,4)<br />
<br />
260 (28,4)<br />
<br />
THA<br />
<br />
107 (25,7)<br />
<br />
91 (18,2)<br />
<br />
198 (21,6)<br />
<br />
Cộng<br />
<br />
417<br />
<br />
499<br />
<br />
916<br />
<br />
THA<br />
<br />
p<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
(* Bao gồm các đối tượng đã được chẩn đoán THA hoặc đang điều trị thuốc THA;<br />
** Loại bỏ các đối tượng được chẩn đoán THA và đang dùng thuốc điều trị).<br />
43<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
<br />
Trong số đối tượng được điều tra, 38,2% bị THA bao gồm cả các đối tượng đã<br />
được chẩn đoán THA hoặc đang điều trị thuốc THA (44,5% ở nam và 33,1% nữ). Tính<br />
riêng đối tượng chưa được chẩn đoán THA và đang dùng thuốc điều trị, tỷ lệ tiền THA<br />
28,4% (nam 31,9%; nữ 25,4%); huyết áp cao 21,6% (nam 25,7%; nữ 18,2%). Sự khác<br />
biệt về tỷ lệ THA giữa 2 giới có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Tỷ lệ này cao hơn ở<br />
nhóm 25 - 64 tuổi tại vùng nông thôn của Thái Nguyên [3], cũng như đối tượng THA<br />
nhóm 40 - 79 tuổi tại thành phố Việt Trì, Phú Thọ [2].<br />
<br />
35 - 44 tuổi<br />
<br />
45 - 54 tuổi<br />
<br />
55 - 64 tuổi<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố tỷ lệ THA theo nhóm tuổi.<br />
Tỷ lệ THA tăng dần theo nhóm tuối, tuổi càng cao, tỷ lệ THA càng nhiều, nhóm tuổi<br />
55 - 64 có tỷ lệ THA (48,0%) cao hơn 2 lần so với nhóm tuổi 35 - 44 (19,0%) và gấp<br />
khoảng 1,5 lần so với nhóm tuổi 45 - 54. Ở mọi lứa tuổi, nam có tỷ lệ THA cao hơn nữ<br />
8 - 10%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Kết quả này phù hợp với xu<br />
hướng mắc bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh THA nói riêng trên thế giới và ở<br />
Việt Nam [4, 6].<br />
3. Một số yếu tố liên quan tới THA của ngƣời dân tộc Thái 35 - 64 tuổi tại Điện<br />
Biên năm 2014.<br />
Bảng 2: Liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ về lối sống với bệnh THA.<br />
THA<br />
(n = 369)<br />
<br />
Không THA<br />
(n = 597)<br />
<br />
n (%)<br />
<br />
n(%)<br />
<br />
Sử dụng thuốc lá<br />
Hiện tại đang hút thuốc<br />
<br />
81 (22,0)<br />
<br />
133 (22,3)<br />
<br />
0,905<br />
<br />
Hút thuốc hàng ngày<br />
<br />
78 (21,1)<br />
<br />
122 (20,4)<br />
<br />
0,793<br />
<br />
Yếu tố nguy cơ về lối sống<br />
<br />
p<br />
<br />
Sử dụng rượu: tần suất sử dụng rượu trong 30 ngày qua<br />
5 - 6 ngày/tuần<br />
<br />
68 (18,4)<br />
<br />
54 (9,1)<br />
<br />
1 - 4 ngày/tuần<br />
<br />
16 (4,3)<br />
<br />
30 (5,0)<br />
<br />
< 0,001<br />
<br />
44<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 5-2016<br />
1 - 3 ngày/tuần<br />
<br />
52 (14,1)<br />
<br />
74 (12,4)<br />
<br />
1 - 3 ngày/tháng<br />
<br />
62 (16,8)<br />
<br />
119 (19,9)<br />
<br />
< 1 lần/tháng<br />
<br />
171 (46,3)<br />
<br />
320 (53,6)<br />
<br />
361 (97,8)<br />
<br />
572 (95,8)<br />
<br />
Sử dụng rau-quả (chất xơ)<br />
< 5 đơn vị chuẩn<br />
<br />
0,093<br />
<br />
≥ 5 đơn vị chuẩn<br />
<br />
8 (2,2)<br />
<br />
25 (4,2)<br />
<br />
Thấp<br />
<br />
53 (14,4)<br />
<br />
80 (13,4)<br />
<br />
Trung bình<br />
<br />
77 (20,9)<br />
<br />
100 (16,8)<br />
<br />
Cao<br />
<br />
239 (64,8)<br />
<br />
417 (69,9)<br />
<br />
Phân mức hoạt động thể lực<br />
<br />
Chưa phát hiện thấy mối liên quan<br />
giữa THA với tình trạng sử dụng thuốc<br />
lá, rau quả, cũng như hoạt động thể lực.<br />
Có mối liên quan giữa THA và tần suất<br />
sử dụng rượu trong 30 ngày, p < 0,001.<br />
Điều này chứng tỏ, uống rượu thường<br />
xuyên là yếu tố nguy cơ của bệnh THA.<br />
Tuy nhiên, con số này không phải là<br />
<br />
0,209<br />
<br />
nhỏ, cần có một chiến lược can thiệp<br />
bằng truyền thông, tư vấn để người dân<br />
hiểu mức độ nguy hại của rượu, giúp họ<br />
tự cai và giảm uống rượu cũng như cai<br />
thuốc, bỏ hút thuốc nhằm giảm tỷ lệ<br />
THA. Đây là một vấn đề khó đối với<br />
dân tộc Thái với thói quen uống rượu tự<br />
nấu.<br />
<br />
Bảng 3: Mối liên quan giữa THA với một số chỉ số nhân trắc.<br />
THA<br />
<br />
Không THA<br />
<br />
(n = 369) n (%)<br />
<br />
(n = 597) n (%)<br />
<br />
OR thô<br />
(95%CI)<br />
<br />
OR hiệu chỉnh tuổi, giới<br />
(95%CI)<br />
<br />
< 18,5<br />
<br />
71 (19,3)<br />
<br />
40 (6,7)<br />
<br />
0,9 (0,58 - 1,41)<br />
<br />
0,75 (0,47 - 1,19)<br />
<br />
18,5 - 22,9<br />
<br />
62 (16,9)<br />
<br />
92 (15,5)<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
23 - 24,9<br />
<br />
202 (54,9)<br />
<br />
392 (65,9)<br />
<br />
1,31 (0,91 - 1,88)<br />
<br />
1,29 (0,89 - 1,88)<br />
<br />
≥ 25<br />
<br />
33 (9,0)<br />
<br />
71 (11,9)<br />
<br />
3,44 (2,26 - 5,26)***<br />
<br />
3,16 (2,04 - 4,91)***<br />
<br />
Bình thường<br />
<br />
343 (93,2)<br />
<br />
580 (97,6)<br />
<br />
1<br />
<br />
1<br />
<br />
Tăng<br />
<br />
25 (6,8)<br />
<br />
14 (2,4)<br />
<br />
3,02 (1,55 - 5,89)***<br />
<br />
3,4 (1,7 - 6,82)**<br />
<br />
Phân loại BMI<br />
<br />
Vòng eo<br />
<br />
THA có mối liên quan chặt chẽ với<br />
BMI và vòng eo. Nhóm đối tượng có<br />
BMI ≥ 25, tỷ lệ THA cao hơn so với nhóm<br />
<br />
có BMI 18,5 - 22,9 ở cả mô hình thô và<br />
mô hình hiệu chỉnh tuổi, giới với OR lần<br />
lượt là 3,44 (95%CI = 2,26 - 5,26) và 3,16<br />
45<br />
<br />