intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ tính toán vị trí chuẩn, xác định khu vực tìm kiếm và xây dựng kế hoạch tìm kiếm cứu nạn trên biển

Chia sẻ: ViSumika2711 ViSumika2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

57
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày tổng quan về các bước tiến hành hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển trong đó tập trung vào quy trình xây dựng kế hoạch, phân tích và xác định các nội dung tính toán có thể thực hiện tự động bằng phần mềm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hỗ trợ tính toán vị trí chuẩn, xác định khu vực tìm kiếm và xây dựng kế hoạch tìm kiếm cứu nạn trên biển

Thông tin khoa học công nghệ<br /> <br /> ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỖ TRỢ<br /> TÍNH TOÁN VỊ TRÍ CHUẨN, XÁC ĐỊNH KHU VỰC TÌM KIẾM VÀ<br /> XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TÌM KIẾM CỨU NẠN TRÊN BIỂN<br /> Nguyễn Đức Định*, Trần Bình Minh, Hoàng Văn Toàn,<br /> Nguyễn Phú Pha, Đỗ Ngọc Phục<br /> Tóm tắt: Trong tìm kiếm cứu nạn trên biển, việc xây dựng kế hoạch toàn diện cho<br /> công tác tìm kiếm cứu nạn là rất cần thiết. Xây dựng kế hoạch thích hợp và chính<br /> xác sẽ dẫn tới thành công của hoạt động tìm kiếm cứu nạn, nếu không thì việc tìm<br /> kiếm sẽ vô vọng, không có hiệu quả. Trong bài báo này, tác giả trình bày tổng quan<br /> về các bước tiến hành hoạt động tìm kiếm cứu nạn trên biển trong đó tập trung vào<br /> quy trình xây dựng kế hoạch, phân tích và xác định các nội dung tính toán có thể<br /> thực hiện tự động bằng phần mềm. Trong phần cuối, tác giả sẽ giới thiệu phần mềm<br /> hỗ trợ xây dựng kế hoạch tìm kiếm cứu nạn trên biển trên nền hải đồ số.<br /> Từ khóa: Tìm kiếm cứu nạn; Bản đồ số; Hải đồ số; Vị trí chuẩn; Khu vực tìm kiếm; Bản đồ xác suất.<br /> <br /> 1. MỞ ĐẦU<br /> Hoạt động tìm kiếm cứu nạn (TKCN) là một công tác mang tính nhân đạo, đồng<br /> thời cũng là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi quốc gia, mọi tổ chức, mọi lực lượng.<br /> TKCN là công việc rất cần thiết trong hoạt động giao thông đặc biệt là trên biển<br /> bởi những khó khăn trong việc xác định vị trí của đối tượng tìm kiếm do ảnh<br /> hưởng của yếu tố thời tiết, dòng chảy. Hoạt động TKCN liên quan đến nhiều tổ<br /> chức, lực lượng, diễn ra trên cả đất liền, trên không, trên biển và gồm 2 nội dung là<br /> tìm kiếm và cứu nạn. Trong bài báo này, tác giả trình bày về TKCN trên biển trong<br /> đó tập trung chính vào vấn đề tìm kiếm các mục tiêu trôi nổi trên biển thông qua<br /> việc phân tích quy trình xây dựng kế hoạch TKCN trên biển để từ đó xác định các<br /> nội dung tính toán có thể hỗ trợ bằng phần mềm và thể hiện các nội dung của kế<br /> hoạch TKCN khi có tình huống xảy ra trên bản đồ số.<br /> 2. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TKCN TRÊN BIỂN<br /> Kế hoạch TKCN là một văn kiện quan trọng trong TKCN, bao gồm phần thể<br /> hiện trên bản đồ và phần lời thuyết minh, được chia thành kế hoạch hàng năm và<br /> kế hoạch khi có tình huống xảy ra. Kế hoạch TKCN hàng năm không phụ thuộc<br /> vào các tình huống xảy ra trong thực tế, thông tin ít biến động, được xây dựng dựa<br /> trên việc dự đoán tình huống và khả năng huy động lực lượng, phương tiện nhằm<br /> đưa ra phương án xử lý, kế hoạch hiệp đồng, tổ chức chỉ huy, thông tin liên lạc<br /> trong hoạt động TKCN. Kế hoạch TKCN trên biển khi có tình huống xảy ra phụ<br /> thuộc vào từng tình huống cụ thể, thông tin thay đổi liên tục theo các điều kiện môi<br /> trường, bao gồm nhiều công việc tính toán có thể hỗ trợ bằng phần mềm.<br /> 2.1. Các bước tiến hành hoạt động TKCN trên biển<br /> Quy trình tiến hành hoạt động TKCN trên biển bao gồm 5 bước chính [1] [2] là:<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 253<br /> Công nghệ thông tin<br /> <br /> Phân tích tình huống và đánh giá tình hình; Hành động ban đầu; Xây dựng kế<br /> hoạch; Hành động; Kết thúc. Trong đó, bước xây dựng kế hoạch yêu cầu phải được<br /> thể hiện trên bản đồ và gồm nhiều nội dung có thể hỗ trợ bằng phần mềm.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 1. Các bước tiến hành hoạt động TKCN trên biển.<br /> 2.2. Quy trình xây dựng kế hoạch TKCN trên biển khi xảy ra tình huống<br /> Khi có tình huống TKCN xảy ra, công tác xây dựng kế hoạch TKCN trên biển<br /> được thực hiện theo quy trình dưới đây:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 2. Quy trình xây dựng kế hoạch TKCN khi có tình huống xảy ra.<br /> Trong quy trình này, các bước lớn 1,2,4,5 được đưa vào để có cái nhìn toàn<br /> cảnh về hoạt động TKCN trên biển. Các bước cụ thể của công tác xây dựng kế<br /> hoạch TKCN trên biển nằm trong bước 3.<br /> 2.3. Dự kiến vị trí xảy ra tai nạn, xây dựng diện tích tìm kiếm<br /> Việc đầu tiên của trong xây dựng kế hoạch TKCN trên biển là dự kiến vị trí xảy<br /> <br /> <br /> 254 N. Đ. Định, …, Đ. N. Phục, “Ứng dụng công nghệ thông tin … cứu nạn trên biển.”<br /> Thông tin khoa học công nghệ<br /> <br /> ra tai nạn, ta gọi đó là vị trí chuẩn. Vị trí chuẩn có thể là một trong các dạng sau:<br /> Điểm chuẩn: Ðược thể hiện bằng vĩ độ/kinh độ, khoảng cách và phương vị từ<br /> một điểm nhận biết được. Xác suất phân bố xung quanh điểm chuẩn theo quy luật<br /> phân bố chuẩn, càng gần điểm chuẩn mật độ xác suất càng cao.<br /> Đường chuẩn: Là một đường giả định hoặc đường theo lộ trình mà phương tiện<br /> bị nạn (PTBN) có thể có dọc theo hoặc hai phía đường này. Xác suất phân bố đồng<br /> đều dọc theo đường chuẩn và phân bố chuẩn về hai phía đường chuẩn.<br /> Vùng chuẩn: Là vùng có khả năng có ĐTBN, chẳng hạn vùng đánh cá hoặc<br /> vùng hoạt động của phương tiện. Xác suất phân bố trong vùng là đồng đều.<br /> Trong tính toán vị trí chuẩn luôn có sai số nhất định, ngoài ra, các ĐTBN mất<br /> khả năng điều khiển còn bị ảnh hưởng bởi độ trôi dạt trên biển.<br /> 2.3.1. Độ trôi dạt trên biển<br /> PTBN mất khả năng điều khiển có thể bị trôi dạt trên biển do ảnh hưởng của gió<br /> hoặc dòng.<br /> Trôi dạt do gió (LW): Gió tác động vào phần nổi của PTBN làm cho chúng bị<br /> trôi dạt. Ðộ trôi dạt do gió được dưới dạng biểu diễn bằng véc tơ, hướng phụ thuộc<br /> vào hình dáng phần nổi của PTBN nhưng nói chung là lấy theo chiều gió thổi. Vận<br /> tốc trôi do gió (m/h) tính toán theo công thức:<br /> LW  k .Vg (1)<br /> Trong đó: LW là véc tơ độ trôi dạt do gió; k là hệ số thực nghiệm tính toán<br /> bằng thả các dạng PTBN trôi trong gió nhiều lần và lấy giá trị trung bình; Vg là<br /> vận tốc gió (m/h).<br /> Trôi dạt do dòng: Dòng chảy làm cho ĐTBN trôi dạt theo hướng và vận tốc của<br /> nó. Trên biển có các loại loại dòng chảy sau:<br /> - Dòng chảy do gió (WC): Tạo ra bởi tác động của gió thổi một hướng không<br /> đổi trong thời gian dài. Véc tơ dòng chảy do gió có thể tính toán theo công thức:<br /> 0,013Vg<br /> WC  (2)<br /> Sin<br /> Trong đó:WC là véc tơ dòng chảy do gió; Vg: vận tốc gió (m/h); : là vĩ độ vị<br /> trí tính toán.<br /> - Dòng chảy (SC): Là dòng chảy chính chảy trên phạm vi rộng, có thể tính toán<br /> dựa trên quan sát trực tiếp hiện trường hoặc bằng atlat dòng chảy.<br /> - Dòng thuỷ triều (TC): Có thể tính chúng bằng biểu đồ về dòng triều, bằng tài<br /> liệu về các yếu tố khí tượng hải dương vùng biển Việt Nam và lân cận.<br /> Véc tơ trôi dạt tổng hợp (TWC): Chỉ ra hướng và tốc độ trôi dạt của ĐTBN<br /> dưới tác dụng của môi trường biển, là tổng hợp tất cả các véc tơ nêu trên.<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 255<br /> Công nghệ thông tin<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 3. Véc tơ trôi dạt tổng hợp.<br /> Quãng đường trôi dạt ĐTBN được tính theo công thức:<br /> S  TWC .t (3)<br /> Trong đó: S là quãng đường trôi dạt tính theo m; TWC là vận tốc trôi dạt tổng<br /> hợp (m/h); là thời gian từ thời điểm nhận biết cuối cùng đến thời điểm bắt đầu tìm<br /> kiếm tính theo giờ.<br /> 2.3.2. Sai số có thể mắc phải của việc xác định vị trí xảy ra tai nạn<br /> Các thông số dự kiến là nguyên nhân gây ra sai số, biết được tổng các sai số là<br /> rất quan trọng vì nó quyết định nên tìm kiếm như thế nào để tối đa hoá cơ hội tìm<br /> thấy ĐTBN.<br /> Sai số xác định vị trí bị nạn X: Tùy thuộc vào phương tiện tìm kiếm cứu nạn<br /> (PTTKCN), phương pháp xác định mà vị trí bị nạn nhận được có sai số khác nhau.<br /> Tốt nhất là tính bằng phương pháp chuyên môn, nếu không có điều kiện thì có thể<br /> tham khảo từ Bảng tra cứu sai số vị trí có thể của PTBN và PTTKCN [2].<br /> Sai số vị trí các PTTKCN Y: Khả năng các PTTKCN xác định chính xác khu<br /> vực tìm kiếm có ảnh hưởng đến kích thước vùng rà soát. Sai số này tính toán như<br /> đối với sai số xác định vị trí bị nạn X.<br /> Sai số tính toán độ trôi dạt De: Tính chất trôi dạt của một số kiểu PTBN được<br /> xác định tương đối chính xác bằng thực nghiệm nhưng đối với các loại PTBN khác<br /> thì chỉ có thể ước tính. Hơn nữa, hầu hết các nghiên cứu độ trôi dạt chưa được thực<br /> hiện với tốc độ gió lớn. Thông tin về gió, dòng do gió, dòng chảy nhiều lúc không<br /> chính xác để có thể tính quỹ đạo mục tiêu. Tỷ lệ sai số độ trôi dạt thường ở mức<br /> giữa 1/8 và 1/3 đoạn đường dịch chuyển. Tổng sai số có thể của vị trí bị nạn được<br /> xác định theo nguyên tắc sai số bình phương trung bình theo công thức:<br /> <br /> E X 2  Y 2  De 2 (4)<br /> Trong đó: E là tổng sai số có thể của vị trí bị nạn; X là sai số xác định vị trí bị<br /> nạn; Y là sai số vị trí các PTTK; De là sai số tính toán độ trôi dạt.<br /> 2.3.3. Vòng tròn xác suất vị trí bị nạn<br /> Lấy vị trí bị nạn làm tâm, quay vòng tròn bán kính bằng E ta được phạm vi có<br /> thể có của ĐTBN, tức là vị trí chuẩn với xác suất 50%. Vòng tròn xác suất vị trí bị<br /> <br /> <br /> 256 N. Đ. Định, …, Đ. N. Phục, “Ứng dụng công nghệ thông tin … cứu nạn trên biển.”<br /> Thông tin khoa học công nghệ<br /> <br /> nạn được sử dụng để xây dựng bản đồ xác xuất tính toán vùng tìm kiếm.<br /> 2.3.4. Xây dựng bản đồ xác xuất<br /> Bản đồ xác suất là vùng nhỏ nhất có chứa tất cả những vị trí có thể có của<br /> ĐTBN phù hợp với thực tế và giả định đang xét. Một kỹ thuật đơn giản là vẽ lưới<br /> bản đồ khu vực có khả năng xảy ra tai nạn và chia nó ra thành các ô, sau đó mỗi ô<br /> cần xác định một giá trị xác suất để lập một bản đồ xác suất. Các ô phải có cùng<br /> diện tích và tổng xác suất của các ô phải bằng 100%. Bản đồ xác suất của điểm<br /> chuẩn và đường chuẩn được thể hiện trên các hình dưới đây:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 4. Bản đồ xác suất cho điểm chuẩn (a) và đường chuẩn (b).<br /> Khi tìm kiếm thất bại và phải tìm kiếm lại thì cần phải xây dựng lại bản đồ xác<br /> suất. Tâm diện tích tìm kiếm mới được xác định bằng di chuyển tâm cũ theo hướng<br /> của véc tơ TWC và quãng đường trôi dạt tính đến thời điểm tính toán. Bán kính<br /> đường tròn mới bằng bán kính đường tròn cũ nhân với hệ số tìm kiếm tối ưu:<br /> Ro  fS .E (5)<br /> Trong đó: Ro, E là bán kính đường tròn xác xuất mới và cũ; fS là hệ số tìm kiếm<br /> tối ưu [2].<br /> 2.4. Lựa chọn phương tiện, phân công tiểu vùng cho các phương tiện<br /> Việc lựa chọn PTTKCN trên biển phụ thuộc vào nguồn lực TKCN hàng hải,<br /> tính năng kĩ thuật của PTTKCN. Khi phân vùng cho từng PTTKCN cụ thể cần<br /> phải đảm bảo sự phù hợp với tính năng kỹ thuật của PTTKCN, chiều rộng của khu<br /> vực hình chữ nhật được tìm kiếm theo mô hình dò tìm song song, chiều dài của các<br /> khu vực hình chữ nhật được tìm kiếm theo mô hình dò tìm phối hợp.<br /> 2.5. Tính toán chọn đường đi, vận tốc, thời gian có mặt tại khu vực TKCN<br /> Tính toán chọn đường đi, vận tốc, dự kiến thời gian có mặt tại khu vực TKCN<br /> hay còn gọi là tính toán đón đường nhằm tính toán được "thời gian ngắn nhất đến<br /> điểm đón đường" (MTTSI). Khái niệm MTTSI được sử dụng khi tốc độ của<br /> PTTKCN nhỏ hơn tốc độ của PTBN. Mục đích của MTTSI là điều động một<br /> PTTKCN mà trên đường chạy nó luôn ở một vị trí tương quan tốt nhất với PTBN<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 257<br /> Công nghệ thông tin<br /> <br /> sao cho từ vị trí đó thời gian chạy đến chỗ PTBN là nhỏ nhất. Điểm đón đường phụ<br /> thuộc vào vận tốc PTTKCN, hướng hành trình và một trong 3 phương pháp sau:<br /> <br /> Phương pháp Sử dụng Thể hiện<br /> Đón đối đầu Được sử dụng khi<br /> PTBN đang chuyển<br /> động thẳng hướng<br /> tới PPTKCN. Tính<br /> toán hướng đi, tốc độ<br /> và điểm đón đường<br /> như sau<br /> Phương pháp Được sử dụng khi<br /> đón vượt trước PTBN hành trình<br /> thẳng hướng rời xa<br /> khỏi vị trí của<br /> PTTKCN<br /> <br /> <br /> Phương pháp Được sử dụng khi<br /> chặn đón PTBN có hướng và<br /> đường xiên tốc độ (so với mặt<br /> góc hoặc chính đất) xác định được,<br /> ngang (có tính PTTKCN ở phía<br /> đến ảnh hưởng mạn của PTBN,<br /> của gió và dòng chảy là đáng kể<br /> dòng)<br /> <br /> Quy trình tác nghiệp tính toán hướng đi, tốc độ và điểm đón đường theo từng<br /> phương pháp có thể tham khảo trong Giáo trình tìm kiếm cứu nạn trên biển [2].<br /> 2.6. Lựa chọn phương thức tìm kiếm, lập kế hoạch hiện trường, dự kiến tình<br /> huống và biện pháp xử lý<br /> Các công việc trong các nội dung này chủ yếu được thể hiện dưới dạng lời<br /> thuyết minh, phụ thuộc vào ý chí và kinh nghiệm của người chỉ huy tìm kiếm cứu<br /> nạn. Thông tin chi tiết có thể tham khảo thêm trong tài liệu Quy chế phối hợp tìm<br /> kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển [1].<br /> 3. PHÂN TÍCH BÀI TOÁN XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TKCN TRÊN BIỂN<br /> 3.1. Yêu cầu về bản đồ kế hoạch TKCN trên biển<br /> Bản đồ kế hoạch TKCN cần đảm bảo các yêu cầu sau [2]:<br /> <br /> <br /> 258 N. Đ. Định, …, Đ. N. Phục, “Ứng dụng công nghệ thông tin … cứu nạn trên biển.”<br /> Thông tin khoa học công nghệ<br /> <br /> - Có tỷ lệ thích hợp đảm bảo thể hiện được toàn bộ địa giới khu vực TKCN đảm<br /> trách (thường sử dụng bản đồ tỷ lệ 1/300.000 đến 1/500.000). Đối với hàng hải,<br /> việc sử dụng chuẩn dữ liệu hải đồ số thích hợp hơn vì dữ liệu hải đồ số có các<br /> thông tin hỗ trợ đi biển như đường đẳng sâu, thủy triều, dòng chảy,...<br /> - Trên bản đồ cần thể hiện được: Lớp ranh giới hành chính, khu vực TKCN đảm<br /> nhiệm; các vị trí trọng điểm; vị trí lực lượng, phương tiện có thể huy động tham gia<br /> TKCN; phương án xử lý các tình huống TKCN; bảng kế hoạch hiệp đồng giữa các<br /> lực lượng TKCN; sơ đồ tổ chức chỉ huy, thông tin liên lạc trong hoạt động TKCN.<br /> 3.2. Phân tích, đánh giá khả năng tin học hóa một số công việc<br /> Một số công việc trong quá trình xây dựng kế hoạch TKCN có thể tính toán tự<br /> động dựa vào các thông tin đầu vào được cung cấp và các công thức.<br /> 3.2.1. Độ trôi dạt trên biển<br /> Đầu vào<br /> - Hướng và vận tốc gió: Từ các nguồn tin về thời tiết, khí tượng<br /> - Hướng và vận tốc dòng chảy: Từ các nguồn tin về thời tiết, khí tượng<br /> - Trôi dạt do dòng chảy chính (SC): Kết quả của phần mềm tính toán atlat dòng<br /> - Trôi dạt do dòng thủy triều (TC): Kết quả của phần mềm biểu đồ dòng chiều<br /> Đầu ra<br /> - Véc tơ trôi dạt do gió (LW): Hướng trùng hướng gió, vận tốc tính theo công<br /> thức (1)<br /> - Véc tơ trôi dạt dòng do gió (WC): Hướng dòng chảy, vận tốc tính theo công<br /> thức (2)<br /> - Véc tơ trôi dạt tổng hợp (TWC): Tổng hợp véc tơ WC, LW, SC, TC<br /> - Quãng đường trôi dạt (S): Tính theo công thức (3)<br /> <br /> 3.2.2. Sai số có thể mắc phải của vị trí xảy ra tai nạn<br /> Đầu vào<br /> Sai số xác định vị trí bị nạn (X) Nhập vào từ bảng tra cứu<br /> Sai số vị trí các PTTK (Y) Nhập vào từ bảng tra cứu<br /> Sai số tính toán độ trôi dạt (De) Bằng 1/8 đến 1/3 quãng đường trôi dạt S<br /> Đầu ra<br /> Tổng sai số E Tính toán theo công thức (4)<br /> <br /> 3.2.3. Vòng tròn xác xuất bị nạn<br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 259<br /> Công nghệ thông tin<br /> <br /> Đầu vào<br /> - Tổng sai số E: Tính toán theo công thức (4)<br /> - Hệ số tìm kiếm tối ưu fS: Tra bảng<br /> Đầu ra<br /> - Vòng tròn xác xuất bị nạn ban đầu: Tâm là điểm chuẩn, bán kính là E<br /> - Vòng tròn xác xuất bị nạn trong các lần tìm kiếm tiếp theo: Dịch tâm hiện tại<br /> theo TWC và quãng đường trôi dạt tính đến thời điểm tính toán, bán kính tính<br /> theo công thức (5)<br /> 3.2.4. Bản đồ xác xuất<br /> Đầu vào<br /> - Vị trí chuẩn: Kết quả của bước trước<br /> - Vòng tròn xác xuất bị nạn: Kết quả của bước trước<br /> Đầu ra: Bản đồ xác xuất xác định theo phương pháp tra cứu<br /> 3.2.5. Điểm đón đầu<br /> Đầu vào<br /> - Vị trí PTBN (A); Vận tốc PTBN (VA); Hướng chuyển động của PTBN (HTA);<br /> - Vị trí PTTKCN đã bắt đầu xuất phát (B); Vận tốc PTTKCN (VB)<br /> - Vận tốc gió (Vg); Hướng gió (HTg)<br /> Đầu ra<br /> - Thời gian gặp nhau: Theo công thức t  AB /(V A  VB )<br /> - Vị trí đón đầu P: Theo quy trình trong phần 2.5<br /> <br /> 4. PHẦN MỀM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TKCN TRÊN NỀN HẢI ĐỒ SỐ<br /> 4.1. Thông tin chung<br /> Phần mềm hỗ trợ xây dựng kế hoạch TKCN trên nền hải đồ số được phát triển<br /> dựa trên quy trình xây dựng kế hoạch TKCN trên biển và các phân tích về khả<br /> năng hỗ trợ tính toán tự động. Phần mềm góp phần rút ngắn thời gian, giảm công<br /> sức xây dựng kế hoạch và tăng hiệu quả TKCN trên biển. Đồng thời góp phần<br /> nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong huấn luyện đào tạo TKCN.<br /> Phần mềm được dùng để:<br /> - Hỗ trợ xây dựng kế hoạch TKCN trên biển hàng năm của các cơ quan, đơn vị<br /> trong quân đội và các ngành, địa phương;<br /> - Hỗ trợ xây dựng kế hoạch TKCN trên biển khi có tình huống xảy ra;<br /> <br /> <br /> <br /> 260 N. Đ. Định, …, Đ. N. Phục, “Ứng dụng công nghệ thông tin … cứu nạn trên biển.”<br /> Thông tin khoa học công nghệ<br /> <br /> - Phục vụ huấn luyện giảng dạy về TKCN.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình 5. Giao diện thể hiện vị trí chuẩn và khu vực tìm kiếm tính toán được.<br /> 4.2. Tính năng, chức năng chính của phần mềm<br /> 4.2.1. Tính năng chính<br /> - Hỗ trợ xây dựng kế hoạch TKCN trên nền hải đồ số theo các tỷ lệ hải đồ;<br /> - Hỗ trợ tính toán và thể hiện vị trí chuẩn, khu vực tìm kiếm trên nền hải đồ số;<br /> - Hỗ trợ tính toán điểm đón đường;<br /> - Hỗ trợ tính toán các tham số tiểu vùng tìm kiếm;<br /> - Hỗ trợ nhanh chóng điều chỉnh và tính toán lại các tham số khi có sự thay đổi<br /> của các yếu tố môi trường hoặc thất bại trong lần tìm kiếm đang thực hiện;<br /> 4.2.2. Chức năng chính<br /> - Tạo lập dựng kế hoạch TKCN;<br /> - Tác nghiệp và thể hiện các vị trí có thể huy động lực TKCN;<br /> - Tính toán và thể hiện vị trí chuẩn, khu vực tìm kiếm;<br /> - Tính toán và thể hiện điểm đón đường;<br /> - Tác nghiệp kí hiệu TKCN trên nền hải đồ số;<br /> - In ấn kế hoạch TKCN trên nền hải đồ số;<br /> - Trình chiếu kế hoạch TKCN phục vụ báo cáo.<br /> 4.3. Công nghệ sử dụng<br /> - Nền tảng và ngôn ngữ lập trình: .Net Framework và Microsoft Visual Studio;<br /> - Hệ quản trị CSDL: Microsoft SQL Server;<br /> - Công nghệ bản đồ số: ArcGIS;<br /> 5. KẾT LUẬN<br /> Trong bài báo này, tác giả trình bày về quy trình xây dựng kế hoạch TKCN trên<br /> <br /> <br /> <br /> Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san CNTT, 11 - 2018 261<br /> Công nghệ thông tin<br /> <br /> biển, các công thức tính toán sử dụng trong xác định vị trí chuẩn, khu vực tìm<br /> kiếm, tính toán đón đường, phân tích đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông<br /> tin trong từng bước quy trình. Phần mềm hỗ trợ xây dựng kế hoạch TKCN trên nền<br /> hải đồ số được xây dựng góp phần rút ngắn thời gian, giảm công sức trong tính<br /> toán và xây dựng kế hoạch TKCN, tăng hiệu quả TKCN trên biển.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. Quy chế phối hợp tìm kiếm, cứu nạn trên biển và trong vùng nước cảng biển,<br /> Ban hành theo Quyết định số 06/2014/QĐ-TTg ngày 20/1/2014 của Thủ<br /> tướng Chính phủ.<br /> [2]. Nguyễn Đình Doanh, “Giáo trình tìm kiếm cứu nạn trên biển”, Học viện Hải<br /> quân, 2007.<br /> [3]. Sổ tay tìm kiếm cứu nạn trên không và trên biển, VMRCC Hà Nội, 2003<br /> ABSTRACT<br /> APPLICATION OF INFORMATION TECHNOLOGY<br /> IN CACULATION LANDMARK LOCATION, SEARCH AREA<br /> AND BUILDING SEA SEARCH AND RESCUE PLAN<br /> In search and rescue at sea, building good plan for search and rescue<br /> activity is necessary. A suitable and correct plan lead to success of search<br /> and rescue task, otherwise to inefficent and hopeless search. In this paper, we<br /> overview about search and rescue activity steps at sea and focus on building<br /> plan process, analysis and determine caculation task can support by sofware.<br /> Finally, we introdure a software using to support building search and rescue<br /> plan on digital chart.<br /> Keywords: Search and rescue; Digital chart; Landmark location; Search region; Probability map.<br /> <br /> <br /> Nhận bài ngày 28 tháng 6 năm 2018<br /> Hoàn thiện ngày 04 tháng 10 năm 2018<br /> Chấp nhận đăng ngày 05 tháng 11 năm 2018<br /> <br /> <br /> Địa chỉ: Viện Công nghệ thông tin/Viện KH-CN quân sự.<br /> *<br /> Email: dinhnd76@gmail.com.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 262 N. Đ. Định, …, Đ. N. Phục, “Ứng dụng công nghệ thông tin … cứu nạn trên biển.”<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1