UNG THƯ ĐẠI TRÀNG – PHẦN 2
lượt xem 5
download
Hoá trị là biện pháp sử dụng các loại thuốc chống ung thư đặc biệt để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ung thư đại tràng giai đoạn đầu Hoá chất trị tiền phẫu Những ưu điểm và nhược điểm của hoá trị trong ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Hoá trị đối với ung thư đại tràng giai đoạn cuối (ung thư thứ phát) Ưu điểm và nhược điểm của hoá trị trong ung thư đại tràng giai đoạn cuối Cách tiến hành hoá trị Các tác dụng phụ Ung thư đại tràng giai đoạn đầu Trong...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: UNG THƯ ĐẠI TRÀNG – PHẦN 2
- UNG THƯ ĐẠI TRÀNG – PHẦN 2 HÓA TRỊ CHỮA UNG THƯ ĐẠI TRÀNG Hoá trị là biện pháp sử dụng các loại thuốc chống ung thư đặc biệt để tiêu diệt các tế bào ung thư. Ung thư đại tràng giai đoạn đầu Hoá chất trị tiền phẫu Những ưu điểm và nhược điểm của hoá trị trong ung thư đại tràng giai đoạn đầu. Hoá trị đối với ung thư đại tràng giai đoạn cuối (ung thư thứ phát) Ưu điểm và nhược điểm của hoá trị trong ung thư đại tràng giai đoạn cuối Cách tiến hành hoá trị
- Các tác dụng phụ Ung thư đại tràng giai đoạn đầu Trong điều trị ung thư ruột kết và trực tràng, hoá trị là biện pháp chủ yếu được dùng sau phẫu thuật. Mục đích là làm giảm các nguy cơ ung thư tái phát (biện pháp này còn được gọi là hoá chất trị hậu phẫu). Hoá trị đôi khi được sử dụng trước phẫu thuật để xử lý các khối u ở trực tràng và được gọi là hoá chất trị tiền phẫu. Xạ trị cũng được sử dụng song song với hoá trị và biện pháp này được gọi là hoá xạ trị kết hợp tiền phẫu. Hoá chất trị tiền phẫu Hoá trị tiền phẫu chủ yếu được sử dụng để điều trị các khối u ở trực tràng. Mục đích của việc điều trị này là làm giảm kích thước của khối u và giúp việc phẫu thuật loại bỏ các khối u này dễ dàng hơn và có thể tránh được việc phải dùng hậu môn giả vĩnh viễn. Ưu điểm và nhược điểm của hoá trị trong ung thư đại tràng giai đoạn đầu Nếu nguy cơ ung thư tái phát thấp thì hoá trị chỉ có thể làm giảm bớt một chút nguy cơ tái phát ung thư. Mặt khác, nếu nguy cơ ung thư tái phát cao, thì hoá trị có thể làm giảm đáng kể nguy cơ này.
- Điều quan trọng là bạn phải nói chuyện với bác sĩ của mình về những nguy cơ và lợi ích của hoá trị đối với trường hợp bệnh của bạn để có thể cân bằng giữa lợi ích mà hoá trị đem lại và những tác dụng phụ do biện pháp hoá trị này gây ra, từ đó quyết định xem bạn có chấp nhận biện pháp điều trị này không. Hoá trị sau phẫu thuật trong ung thư đại tràng thường dùng loại thuốc có tên là 5-fluorouracil (5FU). 5FU thường được dùng kết hợp với một loại vitamin tên là axid folinic để làm tăng hiệu quả điều trị của thuốc. Có nhiều cách để tiến hành liệu pháp hoá trị này. Bác sĩ sẽ giải thích cho bạn toàn bộ quá trình cụ thể của liệu pháp trị liệu này. Các thử nghiệm nghiên cứu đang được tiến hành với các liệu pháp điều trị sau phẫu thuật khác, bao gồm việc sử dụng một vài loại thuốc hoá trị khác được dùng dưới dạng tiêm hoặc viên uống. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cân nhắc việc tham gia vào thử nghiệm nghiên cứu để đánh giá hiệu quả của những biện pháp điều trị này. Hoá trị trong ung thư đại tràng giai đoạn cuối (ung thư thứ phát) Hoá trị cũng có thể được sử dụng trong trường hợp khối u đã lan sang những bộ phận khác trong cơ thể (gọi là ung thư thứ phát hay ung thư giai đoạn
- cuối). Nhiều người không gặp trở ngại gì sau lần điều trị đầu tiên, nhưng ở một số người, ung thư tái phát hoặc lan sang những bộ phận khác trong cơ thể, được gọi là ung thư đại tràng thứ phát. Đôi khi, trong lần chẩn đoán đầu tiên phát hiện bệnh ung thư thì khối u cũng đã lan ra ngoài vùng ruột. Những bộ phận trong cơ thể thường bị khối u từ ruột kết và trực tràng lan đến nhất là thận và phổi. Mặc dù ung thư đại tràng thứ phát không thể chữa khỏi được, nhưng bác s ĩ vẫn khuyên bạn nên điều trị bằng hoá trị. Mục đích của việc hoá trị là làm nhỏ khối u và giảm nhẹ bớt các biểu hiện của bệnh và đôi khi có thể kéo dài cuộc sống. Hoá trị giúp làm nhỏ khối u trước khi các khối u được lấy ra khỏi thận, hoặc hiếm gặp hơn là ở phổi. Ưu điểm và nhược điểm của hoá trị trong điều trị ung thư đại tràng giai đoạn cuối. Có một số các ưu điểm và nhược điểm của hoá trị trong các trường hợp và điều quan trọng là bạn phải trao đổi với chuyên gia về ung thư. Không thể dự đoán được hoá trị có tác dụng đối với một trường hợp bệnh cụ thể không, nhưng nếu người bệnh tương đối khoẻ mạnh thì có nhìêu khả
- năng liệu pháp hoá trị có tác dụng hơn và bệnh nhân cũng ít gặp phải các tác dụng phụ hơn so với người ốm yếu. Nếu bạn không muốn dùng liệu pháp hoá trị, bác sĩ sẽ cho bạn thuốc để kiểm soát các biểu hiện do ung thư gây nên. Biện pháp này được gọi là điều trị hỗ trợ hoặc điều trị giảm đau. Bác sĩ của bạn sẽ xem xét một số việc trước khi yêu cầu bạn quyết định chọn liệu pháp điều trị cho mình. Những vấn đề mà bác sĩ cần xem xét bao gồm ung thư thứ phát nằm ở vị trí nào, tình trạng sức khoẻ của bạn và các liệu pháp hoá trị mà bạn đã trải qua trước đây. Những loại thuốc hoá trị thông dụng nhất trong điều trị ung thư ruột giai đoạn cuối là: • 5FU, dùng kết hợp với vitamin axid folinic. • Irrinotecan • Oxaliplatin • Viên tegafur và uracil • capecitabine
- Một số thử nghiệm nghiên cứu đang được tiến hành để tìm ra các loại thuốc mới dùng cho điều trị ung thư ruột kết và trực tràng giai đoạn cuối và để tìm ra cách tốt nhất cho việc dùng các lại thuốc hiện tại (những loại đ ược nói đến ở trên). Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tham gia vào một thử nghiệm nghiên cứu sử dụng các loại thuốc hoá trị mới hoặc các liệu pháp điều trị mới. Nếu khối u bắt đầu phát triển trở lại trong hay sau đợt hoá trị lần một, bạn sẽ được áp dụng một loại hoá trị khác (được gọi là điều trị đợt hai). Đôi khi bạn phải áp dụng đến đợt hoá trị thứ ba. Các phần về kiểm soát đau trong ung thư và kiểm soát các biểu hiện trong ung thư trên website này sẽ giải thích cho bạn các biểu hiện đau và triệu trứng nào có thể kiểm soát được. Trang này còn cung cấp cho bạn những thông tin về các biện pháp hỗ trợ từ các chuyên gia y tế và các nguồn khác. Hoá trị được tiến hành như thế nào. Một số thuốc hoá trị được dùng dưới dạng viên hoặc con nhộng. Các thuốc này được nuốt cùng với nước. Thuốc dạng con nhộng chủ yếu được dùng điều trị cho những người mắc bệnh ung thư ruột kết và trực tràng ở giai đoạn cuối.
- Hầu hết những người mắc bệnh ung thư ruột kết và trực tràng đều được điều trị bằng thuốc hoá trị dưới dạng thuốc tiêm vào ven (tiêm tĩnh mạch). Thuốc được truyền vào người qua một ống nhỏ mỏng được cài vào ven ở chỗ gập của cánh tay (gọi là đường PICC), hoặc qua một ống nhựa nhỏ đặt trong ngực của bạn (gọi là đường trung tâm). Đường PICC là một ống được luồn vào dưới ven và nối với vùng gần tim của bạn. Hoá trị đôi khi còn được thực hiện bằng một máy bơm di động nhỏ, kích thước bằng máy nghe Walkman. Bơm này được gắn vào đường trung tâm hoặc đường PICC của bạn. Một lượng thuốc cho phép sẽ được bơm vào đường máu trong một khoảng thời gian nhất định. Với biện pháp điều trị này, bạn có thể về nhà cùng với máy bơm và do vậy thời gian phải ở bệnh viện ít hơn. Với một số người mà bệnh ung thư đại tràng đã lan đến thận thì các thuốc hoá trị được đưa thẳng vào thận của bệnh nhân. Một đợt hoá trị được thực hiện qua ven ở cánh tay hoặc qua đường trung tâm hoặc đường PICC. Một đợt hoá trị có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày. Nếu một đợt hoá trị kéo dài vài giờ, thì các đợt hoá trị sẽ được nhắc lại hàng tuần và kéo dài vài tháng và bệnh nhân có thể về nhà sau mỗi đợt hoá trị.
- Nếu đợt hoá trị kéo dài vài ngày, bạn cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi vài tuần trước khi thực hiện đợt hoá trị tiếp theo. Như vậy sẽ giúp cho cơ thể bạn phục hồi sau những tác dụng phụ của đợt hoá trị vừa qua. Một đợt hoá trị và khoảng thời gian nghỉ ngơi sau đó sẽ tạo nên một vòng hoá trị. Bạn có thể sẽ phải ở trong bệnh viện để điều trị. Cũng có thể bạn đ ược về nhà. Chuyên gia của bạn sẽ trao đổi với bạn về vấn đề này. Số vòng hoá trị phụ thuộc vào giai đoạn ung thư của bạn và vào mức độ tác dụng của thuốc trên cơ thể bạn. Tác dụng phụ Hoá trị đôi khi gây ra những tác dụng phụ không dễ chịu, nhưng hoá trị sẽ giúp làm giảm những triệu chứng do ung thư gây nên. Hầu hết mọi người đều phải chịu một vài tác dụng phụ, nhưng những tác dụng phụ này có thể kiểm soát được bằng thuốc. Những tác dụng phụ thường gặp phải và các cách làm giảm nhẹ chúng được miêu tả dưới đây. Suy giảm sức đề kháng Trong khi các loại thuốc tương tác với các tế bào ung thư trong cơ thể của bạn, chúng cũng tạm thời làm giảm số lượng tế bào bạch cầu bình thường. Khi những tế bào bạch cầu bình thường này giảm đi, bạn sẽ dễ bị viêm
- nhiễm hơn. Bạn cần tránh những nơi đông người, nơi bạn có thể tiếp xúc với những bệnh truyền nhiễm, và tránh tiếp xúc với những người đã bị viêm nhiễm, như những người bị cảm lạnh, cảm cúm trong khi lượng bạch cầu trong máu của bạn đang ở mức thấp. Bạn cần liên hệ với bác sĩ hoặc bệnh viện nếu bạn có bất cứ biểu hiện nhiễm trùng nào, như sốt cao (trên 38 độ C hoặc 100.5 độ F), hoặc nếu bạn đột ngột cảm thấy không khoẻ (thậm chí ở nhiệt độ cơ thể bình thường). Trong thời gian hoá trị, máu của bạn sẽ được kiểm tra thường xuyên và nếu cần thiết, bạn sẽ phải dùng kháng sinh để điều trị viêm nhiễm. Mệt mỏi Chắc chắn bạn sẽ rất mệt và phải hoạt động thật chậm. Hãy làm những gì vừa sức của bạn, đừng cố gắng quá sức. CancerBACUP có một phần nói về việc chống chọi với sự mệt mỏi, có thể giúp ích cho bạn. Buồn nôn Một số thuốc làm bạn cảm thấy buồn nôn và nôn. Có các loại thuốc làm giảm cảm giác ốm rât hiệu quả, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm đáng kể cảm giác buồn nôn và nôn. Bác sĩ của bạn sẽ kê đơn thuốc cho bạn. Hãy cho bác
- sĩ của bạn hoặc y tá biết những loại thuốc chống ốm nào không có tác dụng với bạn, bởỉ vì có vài loại thuốc khác nhau có thể dùng được. Ỉa chảy Một số loại thuốc hoá trị dùng trong điều trị ung thư ruột có thể gây ỉa chảy. Ỉa chảy có thể bắt đầu vài ngày sau khi bắt đầu điều trị. Nếu bạn dùng thuốc dạng viên hoặc con nhộng ở nhà, bạn cần cho bác sĩ hoặc y tá của mình biết rằng bạn bị ỉa chảy, họ có thể sẽ cho dừng loại thuốc đang điều trị. Nếu bạn bị ỉa chảy, bác sĩ của bạn sẽ cho bạn thuốc làm giảm ỉa chảy và giảm nhu động ruột. Bạn cũng có thể cải thiện tình hình bằng việc ăn chế độ nhiều chất xơ. Phần chế độ ăn và bệnh nhân ung thư trên website ungthu.net sẽ cho bạn lời khuyên về vấn đề này. Nếu bạn phải đặt hậu môn giả hoặc mở thông ruột thì việc chống trọi với căn bệnh ỉa chảy do hoá trị sẽ khó khăn hơn và y tá về ruột và chuyên gia ung thư của bạn có thể cho bạn lời khuyên và trợ giúp. Một số người thấy rằng họ cần ở gần toalet trong thời gian điều trị và trong một thời gian sau điều trị. Việc này sẽ rất khó chịu, nhưng tình hình sẽ dần được cải thiện một vài tuần sau khi kết thúc đợt điều trị.
- Nếu ỉa chảy tiếp diễn sau thời gian nói trên, bạn cần nói chuyện với chuyên gia ung thư hoặc y tá về ruột để họ giúp bạn tìm cách đối phó với ỉa chảy. Miệng chua Bạn sẽ cảm thấy miệng chua và bị loét trong thời gian hoá trị. Hãy giữ cho miệng bạn luôn sạch bằng nước súc miệng, y tá của bạn sẽ chỉ dẫn cho bạn cách làm. Nếu miệng chua khiến bạn khó ăn, bạn có thể thay thế đồ ăn bằng các loại nước uống dinh dưỡng. Rụng tóc Hãy hỏi bác sĩ của bạn xem loại thuốc mà bạn đang dùng có làm cho bạn bị rụng hết tóc không. Hầu hết các thuốc sử dụng trong điều trị ung thư ruột không làm rụng hết tóc, nhưng một số thuốc cũng làm cho tóc bạn rụng đi một phần. Nếu tóc bạn rụng hết, nó sẽ mọc trở lại sau khi kết thúc đợt điều trị. Đau nhức bàn tay và bàn chân Đau nhức và đỏ lòng bàn tay và gan bàn chân có thể xảy ra khi bạn dùng thuốc 5FU hoặc capecitabine trong thời gian dài hoặc khi thuốc được bơm vào cơ thể liên tục. Hiện tượng này được gọi là triệu trứng đau nhức gan bàn
- tay bàn chân. Vitamin có thể giúp giảm bớt tác dụng phụ này và các loại kem giữ ẩm thông thường có thể giúp giảm bớt triệu trứng đau nhức, nóng ran này. Tê liệt hoặc ngứa ran Thuốc oxaliplatin gây ảnh hưởng đến các đầu dây thần kinh và gây ra rối loạn thần kinh ngoại biên, gây ra cảm giác tê liệt hoặc nóng ran ở bàn tay, bàn chân, cổ hoặc họng. Đôi khi những triệu chứng này bắt nguồn từ việc bệnh nhân bị lạnh, như uống đồ uống lạnh hoặc do thời tiết lạnh. Triệu chứng tê liệt và ngứa ran có thể không xảy ra trong đợt hoá trị đầu tiên. Hoặc nếu có xảy ra thì các triệu chứng cũng sẽ giảm dần khi đợt hoá trị kết thúc. Mặc dù bạn sẽ thấy rất khó khăn khi phải chịu đựng những tác dụng phụ này, nhưng chúng c ũng dần biến mát sau khi đợt hoá trị kết thúc. Hãy nói với bác sĩ của bạn về những tác dụng phụ mà bạn gặp phải, vì nhiều trong số những tác dụng phụ đó có thể giảm nhẹ được bằng thuốc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ngoại bụng: Ung thư đại-trực tràng
41 p | 378 | 154
-
Giáo trình Bệnh học ngoại khoa bụng: Phần 2 - NXB Quân đội Nhân dân
113 p | 224 | 80
-
Những Điều Cần Biết về Ung thư Đại Trực Tràng (Phần 1)
5 p | 246 | 59
-
Những Điều Cần Biết về Ung thư Đại Trực Tràng (Phần 2)
6 p | 218 | 54
-
Ung thư đại tràng ( Phần 2)
7 p | 227 | 49
-
Ung thư trực tràng. (Kỳ 2)
6 p | 100 | 23
-
Ung thư đại tràng phải – Phần 2
11 p | 123 | 16
-
ĐIỀU TRỊ UNG THƯ ĐẠI TRÀNG GIAI ĐOẠN II-III
28 p | 340 | 15
-
Ung thư đại tràng phải – Phần 1
9 p | 154 | 15
-
Ung thư đại tràng trái – Phần 2
11 p | 71 | 13
-
Ebook Tìm hiểu lịch sử của Bệnh ung thư: Phần 2
384 p | 29 | 6
-
Phương pháp phòng và điều trị bệnh ung thư: Phần 2
90 p | 7 | 6
-
Ung thư đại tràng trái (Phần 1)
8 p | 110 | 4
-
Tiểu đường làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng
3 p | 67 | 3
-
Giáo trình Bệnh tiêu hóa gan mật: Phần 2
211 p | 17 | 3
-
Nghiên cứu cắt đại tràng trực tràng qua nội soi ổ bụng
8 p | 47 | 2
-
Bài giảng Ung thư đại cương: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
66 p | 5 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn