intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ung Thư Vú

Chia sẻ: Nguyễn Thị Tú Uyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

426
lượt xem
101
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

...Người ta mắc bệnh ung thư vú khi các tế bào trong vú, vì một nguyên nhân gì chưa rõ, bỗng mọc và lớn mạnh một cách bất thường, chiếm hết cả vú và lan ra các bộ phận khác. Loại ung thư vú thông thường nhất là ung thư các ống dẫn sữa, nhưng các tuyến sữa hoặc các mô tế bào khác cũng có thể là nơi bị ung thư. Có đến 200,000 bà bị định bệnh ung thư vú mỗi năm tại Mỹ và có 40,000 bà bị chết vì căn bệnh này. Ngoài ra, một số...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ung Thư Vú

  1. Ung Thư Vú Bác Sĩ Nguyễn Thị Nhuận ...Người ta mắc bệnh ung thư vú khi các tế bào trong vú, vì một nguyên nhân gì chưa rõ, bỗng mọc và lớn mạnh một cách bất thường, chiếm hết cả vú và lan ra các bộ phận khác. Loại ung thư vú thông thường nhất là ung thư các ống dẫn sữa, nhưng các tuyến sữa hoặc các mô tế bào khác cũng có thể là nơi bị ung thư. Có đến 200,000 bà bị định bệnh ung thư vú mỗi năm tại Mỹ và có 40,000 bà bị chết vì căn bệnh này. Ngoài ra, một số nhỏ các ông cũng có thể bị ung thư vú. Tuy trong những năm qua, đã có rất nhiều tiến triển trong việc định và chữa bệnh ung thư vú, người ta vẫn nhấn mạnh đến sự quan trọng của việc khám phá bệnh sớm cũng như thay đổi lối sống cho tốt đẹp hơn và dùng thuốc tamoxifen để giảm thiểu những nguy cơ của bệnh ung thư vú. Triệu chứng bệnh ung thư vú Khám phá ra bệnh sớm là yếu tố quyết định trong việc chữa trị. Tỉ lệ sống sót 5 năm là 95% nếu bệnh được chữa trong những thời kỳ sớm nhất. Do đó, chúng ta nên biết về những triệu chứng của căn bệnh này. Những triệu chứng này như sau: 1. Một cục u trong vú. Đa số những cục u này không phải là ung thư . Tuy nhiên, triệu chứng thông thường nhất của ung thư vú chính là một cục u hoặc một chỗ dầy lên trong vú. Thường thường cục u này không đau. 2. Chẩy nước trong hay có máu từ núm vú. 3. Núm vú bị kéo vô trong hay lõm vào. 4. Kích thước của vú thay đổi. 5. Da chỗ vú bị phẳng ra hay lõm xuống. 6. Da chỗ vú bị đỏ hay lỗ chỗ như vỏ cam. Nhiều bệnh khác của vú cũng gây ra nhiều thay đổi. Do đó, không phải thay đổi nào của vú cũng là triệu chứng của bệnh ung thư. Nếu bạn có cục u trong vú và chưa đến tuổi tắt kinh, bạn có thể chờ qua một kỳ kinh nguyệt để xem cục u có thay đổi không. Nếu không, bạn nên đi khám bệnh ngay. Những yếu tố dễ gây bệnh 75% các trường hợp bệnh ung thư vú không rơi vào một khu yếu tố dễ gây bệnh nào cả. Ngược lại, dù bạn có một hay nhiều yếu tố dễ gây bệnh, chưa chắc bạn sẽ bị ung thư vú. Những yếu tố này như sau: 1. Phái tính: Ung thư vú xẩy ra cho các bà nhiều hơn. Các ông cũng bị nhưng rất ít. 2.Tuổi: Càng lớn tuổi, các bà càng dễ bị ung thư vú. Gần 80% ung thư vú xẩy ra ở tuổi 50 hay lớn hơn. Các cô tuổi dưới 25 rất ít bị bệnh. Vào tuổi 82, tỉ lệ bị ung thư vú là 1/8. 3. Đã từng bị ung thư vú: Nếu bạn đã bị ung thư ở một bên vú, bạn sẽ dễ bị ung thư ở vú kia hơn. 4. Tiền sử gia đình: Nếu bạn có mẹ hay chị em gái bị ung thư vú, bạn sẽ dễ bị bệnh hơn. Nói một cách tổng quát, càng có nhiều thân nhân bị ung thư vú trước tuổi tắt kinh, bạn càng dễ bị. Có một thân nhân bị ung thư vú, nguy cơ bị bệnh của bạn tăng gấp đôi. Nếu có nhiều thân nhân bệnh, nguy cơ càng tăng cao hơn. 5. Yếu tố gien di truyền: 5 tới 10% ung thư vú là do di truyền. Một hư hại nào đó trong các gien BRCA 1 hay BRCA 2 sẽ làm cho bạn dễ bị ung thư hơn. Những gien này giúp đỡ bị ung thư bằng cách làm ra chất protein giữ cho các tế bào khỏi mọc lộn xộn. Các bà gốc người Ashkenazi (người Do Thái miền Đông và Trung Âu) dễ bị hư hại các gien này làm họ dễ bị mắc bệnh hơn. 6. Cân quá nặng: Nếu bạn lên cân sau tuổi dậy thì và sau tuổi tắt kinh, bạn sẽ dễ bị ung thư hơn. Càng dễ bị hơn nếu số mỡ dư nằm ở phần trên của cơ thể như bụng thay vì ở đùi và mông.
  2. 7. Có tiếp xúc với chất estrogen: Càng tiếp xúc lâu với estrogen, càng dễ bị ung thư. Nếu bạn tắt kinh sau 55 tuổi hay bắt đầu có kinh trước 12 tuổi tức thời gian cơ thể tiết ra estrogen dài hơn, bạn dễ bị bệnh hơn. Cũng vậy nếu bạn chưa từng có con hay có thai lần đầu khi dã quá tuổi 35. 8. Chủng tộc: Đàn bà da trắng dễ bị ung thư vú hơn đàn bà da đen và Mễ. Tuy nhiên đàn bà có lợi tức thấp lại bị chết do bệnh này nhiều hơn, nguyên do là vì thiếu điều kiện để được khám phá ra bệnh và chữa trị sớm. 9. Uống thuốc hormone: Vào tháng 7 năm 2002, cơ quan National Institute of Health đã công bố kết quả một khảo cứu cho thấy thuốc hormong estrogen và progesterone vẫn thường được viết toa cho các bà tuổi tắt kinh uống có thể gây ra ung thư vú và làm khó nhận ra trên hình quang tuyến chụp vú. 10. Thuốc ngừa thai: Những thông tin về thuốc ngừa thai hiện vẫn chưa rõ ràng. Nghiên cứu công bố năm 2002 cho thấy thuốc này không làm tăng nguy cơ ung thư trong khi Hội Ung Thư Hoa Kỳ cho biết phụ nữ dùng thuốc ngừa thai có thể bị tăng nguy cơ ung thư chút ít 11. Hút thuốc lá: Cuộc nghiên cứu năm 2001 ở Mayo Clinic cho thấy hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư vú nơi phụ nữ có thân nhân bị ung thư vú và buồng trứng. 12. Tiếp xúc với những chất gây ung thư: Các chất như PAH có trong khói thuốc lá và thịt đỏ nướng khét có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư vú. 13. Uống rượu quá nhiều: Phụ nữ uống quá hơn 1 ly rượu mỗi ngày có nguy cơ bị ung thư vú 20% nhiều hơn người không uống. 14. Giấc ngủ trái khoáy: Những người vì nghề nghiệp phải đi ngủ vào những giờ trái khoáy như ngủ ngày và làm đêm có thể bị tăng nguy cơ ung thư vú. Người ta cho rằng chất melatonin bị đè nén khiến buồng trứng phải tiết ra chất estro- -gen nhiều hơn làm dễ bị ung thư. Dò tìm và định bệnh Dò tìm bệnh, tức tìm những dấu hiệu về bệnh trước khi triệu chứng bệnh xuất hiện là một việc rất quan trọng để có thể tìm ra bệnh sớm hầu việc chữa trị được tốt đẹp. Sau đây là những cách dò tìm bệnh: 1. Tự khám vú: Từ nhiều năm qua, phụ nữ thường được khuyên nên tự khám vú mỗi tháng bắt đầu từ 20 tuổi, hi vọng sẽ khám phá ra được bệnh sớm hơn. Tuy nhiên, sau một cuộc khảo sát lớn ở Shanghai, người ta thấy rằng tự khám vú không làm giảm số tử vong vì bệnh ung thư mà chỉ làm cho những người này phải đi làm biopsy sau khi khám phá thấy những cục u trong vú nhiều hơn. Vào tháng 3 năm 2003, hội Ung Thư Hoa Kỳ đã ngưng khuyên phụ nữ khám vú mỗi tháng, chỉ làm khi nào thấy cần mà thôi. Tuy vậy, phụ nữ cũng nên làm quen với vú của mình để khi có sự thay đổi, ta sẽ nhận biết. Cũng nên hỏi kỹ bác sĩ của mình về phương pháp khám vú cho đúng cách. 2. Khám vú do các nhân viên y tế: Hội Ung Thư Hoa Kỳ khuyên bạn nên được khám bởi nhân viên y tế mỗi 3 năm một lần, trừ khi bạn có tiền sử gia đình bị ung thư. Sau tuổi 40, bạn nên được khám mỗi năm. Bác sĩ sẽ khám vú, tìm cục u hoặc những thay đổi khác cũng như khám những hạch bạch huyết nơi nách. 3. Chụp hình vú: Hội Ung Thư Hoa Kỳ khuyên nên chụp hình vú mỗi năm cho phụ nữ trên 40 tuổi vì chụp hình có thể tìm thấy những cục u không thấy khi khám bằng tay. Tuy nhiên, hình chụp này cũng không phải là câu trả lời thỏa đáng. Có tới 10- 15% ung thư vú không thấy trên hình chụp, ngay cả khi đã sờ thấy cục u, do mô tế bào vú quá đặc. Đôi khi hình chụp lại cho thấy những vấn đề khiến bệnh nhân phải làm thêm những thử nghiệm khác một cách vô ích. Nhiều thông tin trái ngược nhau đã được đưa ra trong thời
  3. gian gần đây về lợi ích của việc chụp hình vú. Vào tháng Tư năm 2003, một cuộc khảo sát rộng lớn về việc này đã được công bố kết quả, trong đó cho thấy hình chụp vú làm giảm bớt tử vong ung thư vú ở phụ nữ 40 tới 69 tuổi, bớt tới 28%. Do đó, Hội Ung Thư Hoa Kỳ vào tháng 5, 2003 đã đưa ra lời khuyên các bà vẫn phải nên chụp hình vú mỗi năm từ 40 tuổi trở đi. Ngoài ra còn nên: 1) Nếu ở khoảng tuổi 20 và 30, nên đến bác sĩ khám vú mỗi 3 năm, và từ 40 tuổi, mỗi năm 2) Biết rõ vú của mình và để ý những thay đổi. Tự khám vú nếu muốn 3) Nếu trong gia đình có người bị ung thư vú hay có gien ung thư, cần nói chuyện với bác sĩ của mình. Có thể bạn cần được khám hay chụp hình thường xuyên hơn. Nên hẹn chụp hình sau khi có kinh để vú đỡ đau hơn. Cũng nên chụp cùng lúc với cuộc khám định kỳ mỗi năm. Phụ nữ không có bảo hiểm y tế có thể dùng dịch vụ của những chương trình đặc biệt giúp chụp hình miễn phí hay lệ phí thấp. 4) Những thử nghiệm dò tìm khác: Gồm có CAD (Computer aided detection), Digital Mammography, MRI, Ductal Lavage, Siêu Âm Vú. Các thời kỳ bệnh ung thư Sau khi định bệnh, bác sĩ còn cần phải xác định thời kỳ ung thư để tùy theo đó mà chữa trị. Những thời kỳ ung thư vú như sau: 1. Thời kỳ 0: ung thư tại chỗ (in situ). Tuy ung thư chưa lan ra các bộ phận khác hay những mô bình thường lân cận, nó cũng cần được cắt đi để khỏi lan ra. Tìm ra ung thư ở thời kỳ này để chữa là thời gian tốt nhất. 2. Thời kỳ 1 tới 4 là ung thư đã có khả năng lan ra. Thời kỳ 1, ung thư còn nhỏ và chỉ lan gần, có nhiều khả năng được chữa khỏi. Càng về sau, ở những thời kỳ cao hơn, ung thư càng khó chữa. Vào thời kỳ 4, ung thư đã lan ra những cơ quan khác như óc, xương hay gan, rất khó chữa dứt. Chữa trị Khi bị định bệnh ung thư vú, bệnh nhân chẳng những cảm thấy rất lo buồn mà còn phải tìm hiểu để quyết định về những phương cách chữa trị. Trong đa số các trường hợp ung thư vú, không một cách chữa nào có thể thích hợp cho tất cả mọi người. Bệnh nhân cần được hướng dẫn để chọn một cách chữa thích hợp nhất cho mình. Bệnh nhân nên tìm kiếm một vài quan điểm khác nhau về cách chữa bệnh của mình từ những chuyên gia. Nên hỏi nhiều câu hỏi nếu vẫn cảm thấy chưa hiểu rõ. Ngoài ra, bệnh nhân có thể đọc sách hay lên các Web site như Hội Ung Thư Hoa Kỳ hay Susan G. Komen Breast Cancer Foundation để tìm hiểu thêm. Bệnh nhân cũng có thể nói chuyện với những người đã từng trải qua thời kỳ chữa trị để tìm hiểu kinh nghiệm của họ. Những cách chữa trị bệnh ung thư vú có thể được kể ra như sau: 1. Giải phẫu: Thời trước, cách giải phẫu duy nhất để chữa bệnh ung thư vú là cắt bỏ toàn diện vú, tức cắt hết vú, những bắp thịt ngực bên dưới và những hạch bạch huyết liên hệ dưới nách. Ngày nay, ít khi nào người ta dùng cách giải phẫu này mà dùng những cách sau: a. Cắt bỏ cục u: chỉ lấy cục u ra, chừa lại vú. b. Cắt vú bán phần: cắt bỏ cục u, một số mô tế bào chung quanh, và một vài hạch bạch huyết. c. Cắt vú đơn giản (simple mastectomy): cắt nguyên vú. d. Cắt vú toàn diện cách mới: Cắt bỏ vú và các hạch bạch huyết dưới nách nhưng chừa lại bắp thịt ngực. e. Sinh thiết (biopsy) hạch bạch huyết “lính gác”: Ung thư vú thường lan trước nhất đến các hạch bạch huyết dưới nách. Do đó, bệnh nhân cần được khám nghiệm các hạch này. Nếu bác sĩ của bạn không làm thủ thuật này, bạn cần hỏi tại sao. Trước kia, bác sĩ thường lấy càng nhiều hạch bạch huyết ra càng tốt. Nhưng việc này sẽ
  4. gây ra tê, nhiễm trùng và sưng mạch bạch huyết. Do đó, bây giờ, người ta chỉ lấy đi những hạch bạch huyết “lính gác” tức những hạch mà ung thư lan ra đầu tiên hết. Nếu những hạch này bình thường, ít khi có cơ hội các hạch khác đã bị xâm nhập. 2. Xạ trị: Tức dùng tia quang tuyến X cao độ để giết các tế bào ung thư làm cục u nhỏ lại. Nếu bạn chỉ mổ lấy cục u ra, hoặc nếu thử nghiệm sinh thiết cho thấy có tế bào ung thư trong ít nhất là 4 hạch dưới nách, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên dùng xạ trị sau cuộc mổ. 3. Hóa trị: Tức dùng thuốc để giết tế bào ung thư. 4. Trị bằng hormone (kích thích tố) : Thường dùng để chữa những bệnh ung thư đã lan rộng hoặc là một cách phụ thêm để ngăn ngừa ung thư tái xuất hiện. Thuốc gồm có Tamoxifen và Aromatase Inhibitors. Một vài cách chữa trị khác đang trong vòng thử nghiệm. Phòng ngừa Nguyên nhân của bệnh ung thư vú vẫn chưa được tìm ra. Tuy nhiên, bạn có thể theo những lời khuyên dưới đây để giảm thiểu bớt nguy cơ mắc bệnh: 1. Uống một viên thuốc aspirin mỗi tuần. Trước khi uống, nên hỏi ý kiến bác sĩ của mình vì có những bệnh không uống thuốc này được. 2. Giảm uống rượu. 3. Giữ đừng cân quá nặng. 4. Nếu cần uống thuốc hormone, nên nói chuyện kỹ với bác sĩ. 5. Vận động thường xuyên. 6. Ăn thức ăn nhiều chất sợi. 7. Ăn ít chất mỡ. 8. Ăn nhiều rau và trái cây. 9. Tránh tiếp xúc với các chất diệt sâu bọ. 10. Tránh dùng trụ sinh bừa bãi. Bs Nguyễn Thị Nhuận
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2