intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĂN CHẤN Số: 06/2006/CT-UBND CHỈ THỊ Về việc tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Văn Chấn

Chia sẻ: Nguyen Tran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

115
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Về việc tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Văn Chấn Những năm qua, thực hiện Chỉ thị số: 37/CT-TW ngày 27/7/1998 của Bộ Chính trị (Khoá VIII), Nghị quyết số: 25 của BCH Trung ương (Khoá IX), Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XV các Nghị định số: 261/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 1999 và Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về tín ngưỡng tôn giáo, ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN VĂN CHẤN Số: 06/2006/CT-UBND CHỈ THỊ Về việc tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Văn Chấn

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HUYỆN VĂN CHẤN Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: 06/2006/CT-UBND Văn Chấn, ngày 14 tháng 6 năm 2006 CHỈ THỊ Về việc tăng cường quản lý Nhà nước về tôn giáo trên địa bàn huyện Văn Chấn Những năm qua, thực hiện Chỉ thị số: 37/CT-TW ngày 27/7/1998 của Bộ Chính trị (Khoá VIII), Nghị quyết số: 25 của BCH Trung ương (Khoá IX), Pháp lệnh số 21/2004/PL-UBTVQH ngày 18 tháng 6 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá XV các Nghị định số: 261/NĐ-CP ngày 19 tháng 04 năm 1999 và Nghị định số: 22/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 03 năm 2005 của Chính phủ về tín ngưỡng tôn giáo, cùng với những tiến bộ đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, tình hình tôn giáo và công tác quản lý tôn giáo trên địa bàn huyện Văn Chấn đã có những bước chuyển biến theo hướng tích cực. Sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào có đạo được cải thiện, những nhu cầu chính đáng, hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong các tôn giáo được chính quyền tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển một cách bình đẳng, đúng với chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước góp phần ổn định chính trị xã hội của địa phương. Trong những năm qua hoạt động Tôn giáo trên địa bàn huyện Văn Chấn, một mặt đã đáp ứng nhu cầu nguyện vọng về tinh thần - Tâm Linh cho đồng bào có đạo, một mặt cùng với nhân dân trong huyện đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước như phong trào " Sống tốt đời đẹp đạo " trong đạo công giáo, " Đạo pháp - dân tộc chủ nghĩa xã hội " trong đồng bào phật giáo…, Phong trào xoá đói giảm nghèo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt trong vùng đồng bào có đạo các hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xã hội, các vi phạm pháp luật được hạn chế rõ rệt, luôn luôn giữ vững mối đoàn kết giữa đồng bào có đạo và không có đạo. Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của tình hình chính trị , kinh tế thế giới và âm mưu diễn biến hoà bình bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, tình hình tôn giáo trên địa bàn tỉnh Yên Bái nói chung và huyện Văn Chấn nói riêng, thời gian qua cũng có những diễn biến theo chiều hướng phức tạp, nổi rõ là các thủ đoạn dùng vật chất để dụ dỗ, lôi kéo người dân tộc theo đạo, tăng cường truyền đạo vào các xã vùng cao, vùng đồng bào dân tộc, vùng chưa có người theo đạo, không tuân thủ các quy định của nhà nước trong việc xây dựng cơ sở thờ tụ, hoạt động ngoài mục vụ không xin phép chính quyền, tổ chức các hoạt động tôn giáo lễ nghi ngoài cơ sở tôn giáo (trái phép), và thực hiện các hoạt động tại những điểm chưa được Nhà nước cho phép. Đáng chú ý trong thời gian từ khi xảy ra cơn bão số 7, bên cạnh các hoạt động nhân đạo, cứu trợ đồng bào bị lũ lụt thì các tổ chức, cá nhân Tôn giáo cũng đã lợi dụng việc này để phát tán tài liệu, băng hình để tuyên truyền đạo trái phép (ví dụ: Đạo Thanh Hải vô Thượng Sư) một số chức sắc tôn giáo đã lén lút hoạt động trên địa bàn huyện Văn Chấn. Công tác nắm tình hình, công tác dân vận và thực hiện chức năng quản lý Nhà nước của các ngành và các xã, thị trấn, thôn bản, khu phố…đối với tôn giáo
  2. còn bộc lộ nhiều thiếu sót, né tránh trách nhiệm, thiếu sự phối hợp đồng bộ, lúng túng trong xử lý, bị động, dẫn đến xử lý tình huống kém hiệu quả. Để thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước, các Nghị định của Chính phủ và tinh thần Chỉ thị số 25/CT-CTUBND ngày 05/12/2005 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái. Uỷ ban nhân dân huyện yêu cầu các ngành và UBND các xã, thị trấn trong huyện nghiêm túc triển khai một số nhiệm vụ và giải pháp sau đây: 1. Dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, các ngành, các địa phương, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân dân về chính sách pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo; đề cao trách nhiệm của chính quyền, cơ quan nhà nước và trách nhiệm của công dân trong việc chấp hành chính sách, pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo. Nhằm góp phần xây dựng củng cố sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ vững ổn định chính trị để đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế xã hội của huyện Văn Chấn. Quá trình giải quyết những vấn đề có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo phải lấy tuyên truyền, vận động thuyết phục là chính; kết hợp tuyên truyền, vận động, thuyết phục với tăng cường quản lý Nhà nước một cách thường xuyên theo phương châm kiên trì nhưng không chậm chễ, kiên quyết nhưng không nóng vội, mọi hành vi vi phạm chính sách pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo phải được phát hiện xử lý kịp thời từ cơ sở (Thôn, xã, thị trấn) khắc phục mọi biểu hiện né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, buông xuôi, dẫn đến bị động trong thời gian qua. 2. Chính quyền, cơ quan Nhà nước các cấp tăng cường công tác nắm tình hình chủ động tham mưu cho cấp uỷ và có kế hoạch để triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân ở vùng cao, vùng giáo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tập trung giải quyết những khó khăn về sản xuất và đời sống của nhân dân, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng lôi kéo người theo đạo trái pháp luật hoặc kích động quần chúng chống đối, khiếu kiện đông người, gây tình trạng phức tạp. 3. Các ngành chức năng và Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn phải tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước về tôn giáo và tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ cụ thể sau đây: 3.1. Phòng Dân tộc và tôn giáo thường xuyên kiểm tra, làm tốt công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo và hướng dẫn phối hợp với các ngành Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo. 3.2. Phòng văn hoá thông tin phối hợp với Phòng dân tộc và tôn giáo và ngành Bưu chính viễn thông, thống nhất tăng cường quản lý văn hoá, hoạt động văn hoá có liên quan đến tôn giáo; xử lý hành chính đối với các vi phạm về quản lý văn hoá, dịch vụ văn hoá có liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật; phối hợp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc các cấp có kế hoạch cụ thể để duy trì và đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân "Đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" đặc biệt là khu dân cư ở vùng cao, vùng dân tộc, vùng tôn giáo.
  3. 3.3. Ngành Bưu chính viễn thông phối hợp với phòng Văn hoá và UBND các xã, thị trấn quản lý chặt chẽ các cơ sở dịch vụ Internet công cộng và các thuê bao Internet cá nhân, phát hiện xử lý kịp thời các hành vi phát tán tài liệu tôn giáo có nội dung trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước. 3.4. Công an huyện: Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của ngành, làm tốt công tác nắm tình hình, phối hợp với phòng Dân tộc và tôn giáo huyện và các ngành để thực hiện những nhiệm vụ đã nêu trong Chỉ thị này. 3.5. Phòng Hạ tầng kinh tế, phòng Tài nguyên môi trường phối hợp với phòng Dân tộc và tôn giáo hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng cơ sở thờ tự cho mục đích Tôn giáo đồng thời kiểm tra, tham mưu để UBND các cấp xử lý hành chính đối với các vi phạm về xây dựng, về sử dụng đất đai, Tài nguyên môi trường liên quan đến Tôn giáo theo quy định của pháp luật. 3.6. Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn: Căn cứ vào chức năng, thẩm quyền phối hợp với phòng Dân tộc và tôn giáo huyện và các ngành chức năng để thực hiện những nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tôn giáo ở địa phương, một mặt tạo điều kiện để hoạt động Tôn giáo diễn ra bình thường đúng pháp luật đồng thời phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến chính sách tín ngưỡng tôn giáo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý. Kiểm tra, hướng dẫn đôn đốc các thôn, bản, khu phố, các ngành chức năng ở xã thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tôn giáo. Xây dựng khối Đoàn kết dân tộc giữa đồng bào có đạo và không có đạo. 4. Phòng Nội vụ và phòng Dân tộc và tôn giáo huyện cần tham mưu để UBND tiếp tục kiện toàn về tổ chức và có kế hoạch để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ chuyên trách làm công tác quản lý Nhà nước về tôn giáo, có quy chế phối hợp giữa cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về tôn giáo các cấp với các ngành, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trong công tác vận động quần chúng và quản lý Nhà nước về tôn giáo. 5. Uỷ ban nhân dân huyện đề nghị Thường trực Mặt trận tổ quốc huyện, các tổ chức đoàn thể chính trị của huyện có kế hoạch chỉ đạo và phối hợp các ngành chức năng, Uỷ ban nhân dân các xã, thị trấn trong công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động các chức sắc tôn giáo, nhân dân thực hiện tốt chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo và các nhiệm vụ đã được đề cập trong Chỉ thị này. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt sẽ được biểu dương khen thưởng, nếu thực hiện không tốt sẽ bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành. 6. Giao cho Văn phòng Uỷ ban nhân dân huyện và phòng Dân tộc tôn giáo huyện đôn đốc và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị này./. KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH Sa Quang Phụng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2