Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc
lượt xem 6
download
2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC NỮ ĐƯƠNG ĐẠI TRUNG QUỐC Sáng tác của các nhà văn nữ Trung Quốc ở hai thế hệ trước và sau có rất nhiều điểm khác biệt, nhưng nhìn chung trong văn học nữ Trung Quốc đương đại nổi bật lên những đặc điểm sau: 2.1. Yếu tố tự truyện (autobiography) khá rõ trong tác phẩm các nhà văn nữ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc
- Vài nét về văn học nữ đương đại Trung Quốc
- 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN HỌC NỮ ĐƯƠNG ĐẠI TRUNG QUỐC Sáng tác của các nhà văn nữ Trung Quốc ở hai thế hệ trước và sau có rất nhiều điểm khác biệt, nhưng nhìn chung trong văn học nữ Trung Quốc đương đại nổi bật lên những đặc điểm sau: 2.1. Yếu tố tự truyện (autobiography) khá rõ trong tác phẩm các nhà văn nữ. Trong tự truyện, nhà văn kể về chính mình bằng cái nhìn nội quan và xem mình là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Khảo sát các tác phẩm văn học nữ Trung Quốc từ năm 1985 đến nay, có thể thấy hiện tượng tự thuật rất phổ biến. Tự thuật vừa là điểm nhìn, là vị trí mà từ đấy, các cây bút nữ khái quát hóa và tái hiện đời sống hiện thực, là cảm hứng sáng tác hình thành nên thế giới của tác phẩm từ khuynh hướng tư tưởng, nội dung phản ánh cho đến bút pháp nghệ thuật, là hệ sinh thể hình tượng hiện hữu trên bề mặt tác phẩm. Trên những trang viết của các tác giả nữ, chân dung cuộc sống cá nhân nhà văn được hiển lộ rõ nét. Lý luận văn học gọi đây là hiện tượng “tự ăn mình”. Hầu hết tiểu thuyết của các nhà văn nữ đều là tiểu thuyết tự truyện (autofiction) như Jane Eyre của Charlotte Bronte, Người tình (L’Amant) của Marguerite Duras cũng là một tự truyện. Nhiều quyển tiểu thuyết được đặt tên mang chất tự truyện như Tự truyện chưa hoàn tất là câu chuyện về cuộc đời của tác giả người Anh Alice A. Bailey, Katarzyna Grochola, nữ tác giả người Ba Lan, đã thuật lại toàn bộ đời sống tinh thần của mình sau khi bị người chồng ruồng bỏ bằng chất giọng humour với Xin cạch đàn ông… Các cây bút nữ linglei của Trung Quốc gần như tái hiện chính mình trên trang sách, thậm chí đưa tên mình thành tên tác phẩm (Vệ Tuệ: Điên cuồng như Vệ Tuệ), đưa hình ảnh của mình thành ảnh bìa tạo nên hiệu ứng tự truyện ngay từ yếu tố ngoài văn bản. Từ điển Trung – Anh cho người đang yêu được Quách Tiểu Lộ sáng tác dựa trên cuốn nhật ký viết trong những năm tháng sống tại London, hay như trong Thạch thôn, một bán tự truyện được chính cô thừa nhận là: “Thạch thôn là nơi tôi chôn con cá của tôi, kí ức của tôi, tuổi thơ của tôi và mọi điều bí mật hiện thân cho quá khứ của tôi » (Lời đề từ) . Tính tự thuật cũng rất rõ trong Đỗ Quyên đỏ, Phu nhân Mao chủ tịch của Anchee Min (và cũng có kèm ảnh minh họa như Vệ Tuệ), với mục đích trước hết là để kể về những chấn động tâm hồn và số phận dữ dội, khốc liệt của mình trong sự bóp nghẹt của cuộc đại cách mạng
- Văn hoá Trung Hoa thập niên 1970, hay trong tiểu thuyết An Ni Bảo Bối... Khi chọn những thể loại mang tính hư cấu cao là tiểu thuyết và truyện ngắn, và đưa vào phương thức tự thuật, các nhà văn nữ bộc lộ rõ nhu cầu thể hiện bản thân. Họ thẳng thắn chứ không bóng gió quanh co. Những nhà văn trẻ như Vệ Tuệ, Cửu Đan, Miên Miên… họ viết những gì rất thực, gần như đang diễn ra trong cuộc đời này. Nhân vật của họ thường là giôùi trí thöùc, những cô gái hoặc đang học đại học, hoặc đã đi làm ở các công ty, công sở, kiếm được tiền, tự thân nuôi sống mình, vật vã với cuộc sống nhưng cũng dám sống hết mình vaø phaàn naøo mang boùng daùng cuûa hoï trong ñoù... 2.2. Xu hướng viết về tính dục một cách táo bạo ở các nhà văn nöõ trẻ đã ảnh hưởng rõ rệt đến sáng tác sau này của các nhà văn nöõ thế hệ trước, tạo nên một tình trạng chung là trong văn học nữ Trung Quốc yếu tố xác thịt xuất hiện với mật độ dày đặc. Có thể coi tính dục như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các tác phẩm "đình đám" nhất của văn học ñöông đại Trung Quốcgaàn ñaây được xuất bản tại Việt Nam. Từ Mạc Ngôn,Vöông Tieåu Ba (ngöôøi ñöôïc xem laø chuyeân vieát veà tính duïc) tới Giả Bình Ao, sau này là những Cửu Đan, Vệ Tuệ, Xuân Thụ... Thậm chí cả tài năng trẻ Sơn Táp cũng có nhiều đoạn đề cập đến tính dục trần trụi trong cuốn tiểu thuyết Thiếu nữ đánh cờ vây rất nổi tiếng của mình. Tuy nhiên, trong khi các nhà văn lớn như Mạc Ngôn chỉ coi tính dục như cái cớ để đưa đẩy câu chuyện, làm cho câu chuyện thêm phần sinh động thì các tác giả trẻ thuộc thế hệ 8X lại coi tính dục là điểm mấu chốt trong tác phẩm của mình, và xoay quanh nó là tình yêu, đạo đức, quan hệ xã hội... Ngay cả các nhà văn thế hệ 5X, 6X cũng đang có xu hướng viết về tính dục một cách mạnh bạo hơn trước đây. Đại dục nữ (Những người đàn bà tắm) của Thiết Ngưng miêu tả cảnh làm tình khá chi tiết. Teân goïi taùc phaåm cuõng hôi gaây soác, ñieån hình nhö Hễ sướng thì hét lên (2003) của nhà văn nữ Trì Lợi khiến người ta kinh ngạc. Hay cuốn Hãy cứu lấy bầu vú của Tất Thục Mẫn chỉ vì tên sách đã gây nhiều tranh luận. 2.3. Hướng về thành phố. Nếu như các nhà văn nam giới khá mặn mà và am hiểu rõ rệt về nông thôn như Mạc Ngôn, Giả Bình Ao, Lý Nhuệ, Dư Hoa, Khâu Hoa Đông… thì có
- thể nói, các nhà văn nữ hiện nay ít ai quan tâm đến mảng văn học nông thôn, nhất là các nhà văn 8X, 9X. Lý do là vì hầu hết họ đều sống ở thành thị, vốn sống, sở trường của họ là ở thành thị. Họ hiểu biết về xe hơi đời mới nhiều hơn là thổ nhưỡng một vùng quê. Nội dung chủ yếu trong tác phẩm của họ là viết về đô thị với nhịp sống gấp gáp, hỗn độn. Đọc truyện họ ta thấy cảnh làm ăn, buôn bán, đầu cơ, giao dịch chứng khoán, hộp đêm, quán bar… Tóm lại là hình ảnh một thành phố vừa hấp dẫn, ma mị, quyến rũ, vừa đầy cơ hội nhưng cũng đầy cạm bẫy, vô nhân… Gần đây trong cuốn Gia đình ngọt ngào của tôi (Vệ Tuệ) có nhắc đến một chuyến đi về nông thôn của nhân vật nữ, nhưng dường như đó chỉ là một cuộc phiêu lưu hơn là một sự tìm hiểu thực sự. Có thể gọi Miên Miên là nhà văn của đô thị với Kẹo nói về những cạm bẫy của thành phố đối với các cô gái trẻ mưu sinh. Xuân Thụ trong Búp bê Bắc Kinh cũng chỉ miêu tả cuộc sống đô thị là chính. Ngay cả những nhà văn nữ thế hệ 5X, 6X cũng xa dần phong vị hương thôn. Thiết Ngưng từng nổi tiếng với tác phẩm đầu tay Ôi, Hương Tuyết nói về một cô gái nông thôn mơ ước cuộc sống phồn hoa đô thị, thì sau này bà cũng chỉ hướng đối tượng là những phụ nữ thành thị như trong Cửa hoa hồng, Thành phố không mưa… giống như nàng Hương Tuyết sau khi tiếp cận văn minh đô thị thì “hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (Nguyễn Bính). Hay như Khách không mời của Kha Lăng Yến cũng miêu tả trần trụi một thành phố Bắc Kinh, ẩn chứa bên trong vẻ phồn hoa đô hội của nó là số phận của hàng nghìn công nhân mất việc sống thoi thóp bằng trợ cấp 20% lương, là những quan chức chính phủ sống phè phỡn bằng tiền tham nhũng, chiếm đất của nông dân. Đằng sau tính chất bất lương của một “nghề” – nếu có thể gọi là nghề của anh chàng Đan Đông, chuyên đi ăn tiệc trộm (gọi là rệp ăn tiệc) là tấm lòng bất bình trước cái xấu, cái ác đang hoành hành. Đây thực sự là một câu chuyện đa tầng, mê hoặc như ngụ ngôn cho thấy bức tranh đô thị của một đất nước đang phát triển… Có lẽ vì hiếm hoi những tác phẩm viết về nông thôn nên những tác phẩm man mác hương vị du lãng của An Ni Bảo Bối (Hoa bên bờ, Đảo tường vy) mới chiếm được cảm tình độc giả vì miêu tả chính xác tâm lý của người trẻ chán ghét cuộc sống đô thị, ra đi tìm kiếm và khám phá những vùng đất lạ cũng như những cảm xúc lạ của bản thân. Hoặc như Thạch thôn của Quách Tiểu Lộ cũng được độc giả tiếp nhận như một “món ăn” lạ miệng từ một nhà văn nữ, khi cô miêu tả một vùng quê miền biển với tất cả những “sở
- trường” của mình: món ăn, phong tục, thói quen, cảnh sắc… khác hẳn so với cảnh sống đô thị. 2.4. Hiện tượng nhà văn nữ thành công ở hải ngoại Một số nhà văn nữ hiện đang sinh sống và viết văn khá thành công ở nước ngoài. Có thể kể những gương mặt nổi trội như: Amy Tan, sinh và viết văn ở Mỹ, tác giả của Phúc Lạc Hội, Con gái thầy Lang…; Anchee Min sang Mỹ sống và viết ĐỗQuyên Đỏ, Phu nhân Mao chủ tịch, Nữ ho àng Phong Lan…; Sơn Táp sống, viết văn và nổi tiếng ở Pháp; Hồng Ảnh học ở Anh và viết văn khi về Trung Quốc; Quách Tiểu Lộ vừa học vừa viết ở Anh; Trương Duyệt Nhiên vừa viết vừa học ở đảo quốc Singapore; Anni Sun (tên thật là Sun Xiao Dong (Tôn Tiếu Đông) vừa học vừa viết ở Mỹ, Anh, tác phẩm: Lam sắc bỉ kí bản(Cuốn sổ màu xanh), Vườn; Kha Lăng Yến, hội viên Hội Nhà văn Trung Quốc đồng thời cũng là thành viên Hội viết văn Hollywood, hiện đang số ng tại Sanfrancisco, có rất nhiều tác phẩm nổi tiếng đ ược dựng thành phim như Thu Thu (đạo diễn Trần Xung), Tiểu Ngư (cùng viết với Lí An, đạo diễn Sylvia Chang), đồng tác giả kịch bản Mai Lan Phương (đạo diễn Trần Khải Ca). Tiểu thuyết Rệp ăn tiệc (bản dịch ở Anh và Việt Nam là Khách không mời) là tiểu thuyết đầu tay của bà viết bằng tiếng Anh; Lưu Hồng hiện sống ở Anh, dịch sách và dạy tiếng Hoa, tác phẩm: Vầng trăng sửng sốt (Spartling Moon, 2001), Cầu ba hoa (Magpie Bridge, 2003), Sự đụng chạm (The Touch, 2005), Vợ của gió Đông (Wives of the East Wind, 2007); Lisa See: nhà văn M ỹ gốc Hoa, là tác giả của khá nhiều đầu sách nổi tiếng, được dịch ra hơn 30 thứ tiếng, như Tuyết Hoa và cây quạt bí mật…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 8: Qua Đèo Ngang - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 932 | 57
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn mỹ thuật lớp 5 – bài xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ
5 p | 315 | 34
-
Giáo án tuần 15 bài Tập đọc: Bán chó - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
3 p | 244 | 28
-
Giáo án lớp 5 môn Mỹ Thuật: XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
5 p | 243 | 20
-
Bài 7: Luyện tập làm văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 213 | 10
-
Giáo án bài 7: Sau phút chia ly (trích Chinh phụ ngâm khúc) - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
8 p | 330 | 10
-
Bài 7: Quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 371 | 9
-
Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi .
7 p | 68 | 6
-
Giáo án bài 7: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
8 p | 249 | 6
-
Giáo án bài 6: Đặc điểm của văn bản biểu cảm - Ngữ văn 7 - GV.T.T.Chi
8 p | 158 | 4
-
Vai trò của nhân vật vợ Tràng trong truyện "Vợ nhặt" của Kim Lân
4 p | 39 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn