Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi .
lượt xem 6
download
Trên Phụ nữ tân văn, Phan Khôi, như một người chuyên nghiệp sống bằng ngòi bút, vẫn kiêm nhiệm nhiều vai trò: vai trò dịch giả (ví dụ trích dịch Tư Mã Thiên, Tư Mã Dung, Hàn Dũ, v.v…), vai trò nhà ngôn ngữ thực hành với đủ loại công việc, từ việc đề xuất "viết chữ quốc ngữ cho đúng, dùng danh từ cho trúng", "đính chánh lại cách xưng tên của người Việt Nam", cảnh tỉnh đồng bào đừng thổi phồng khác biệt phương ngữ mà vô tình chia rẽ dân tộc ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi .
- Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi
- Trên Phụ nữ tân văn, Phan Khôi, như một người chuyên nghiệp sống bằng ngòi bút, vẫn kiêm nhiệm nhiều vai trò: vai trò dịch giả (ví dụ trích dịch Tư Mã Thiên, Tư Mã Dung, Hàn Dũ, v.v…), vai trò nhà ngôn ngữ thực hành với đủ loại công việc, từ việc đề xuất "viết chữ quốc ngữ cho đúng, dùng danh từ cho trúng", "đính chánh lại cách xưng tên của người Việt Nam", cảnh tỉnh đồng bào đừng thổi phồng khác biệt phương ngữ mà vô tình chia rẽ dân tộc (Tiếng hay văn Việt Nam cũng chỉ có một mà thôi), phản đối chủ trương dạy tiểu học bằng chữ nho,… Ông cũng đảm nhận vai trò người sửa văn, dọn vườn văn mà ông cao hứng tự phong cho mình "vai ngự sử trên đàn văn". Cũng có thể thấy ông trong vai trò người giúp việc lấp các khoảng trống cho toà soạn bằng những mẩu "tạp trở" thông tin đủ thứ chuyện cổ kim đông tây. Ông vừa thử vai hương sư dạy cách làm văn quốc ngữ (tập bài hướng dẫn Phép làm văn của ông đăng Phụ nữ tân văn từ 23.10 đến 30.11.1930, hết bài thứ tư thì dừng lại), vừa lặp lại vai trò "thày đồ" dạy chữ nho (tập bài giảng nhan đề Hán văn độc tu phụ đề tiếng Pháp là Chinois sans maitre của ông được báo Đuốc nhà Nam in và phát hành như một phụ trương trước khi đăng trên Phụ nữ tân văn liền trong 20 kỳ, từ 18.8 đến 29.12.1932, sau này Phan Khôi cho đăng lại trên Sông Hương, 1936-37). Ở phương diện thuần văn học, bên cạnh loạt bài chuyên về văn học của tác gia phụ nữ và văn học về đề tài phụ nữ như đã nêu trên, ở Phụ nữ tân văn, Phan Khôi còn có những bài mang tính khái quát lý thuyết về thể loại (Giới thiệu lối văn phê bình nhân vật; Một lối văn mà xứ ta chưa có: nhật ký; Sự nghị luận sai lầm bởi dùng chủ quan; Cái địa vị khôi hài trên đàn văn; Sử với tiểu thuyết; Lối văn học của bình dân), về văn chương và nghề văn nói chung (Một ít nghiên cứu văn học về thần mùa xuân; Sự dùng điển trong thơ văn và sự chú thích; Cái bịnh ăn cắp của Tàu; Văn học chữ Hán của nước ta;Sách tiếu lâm đời xưa). Tất nhiên trong loạt bài vở đó ta không thể quên bài báo Một lối thơ mới trình chánh giữa làng thơ (đăng phụ trương Tết của Đông tây ở Hà Nội, sau đó đăng Phụ nữ tân văn 10.3.1932), bài báo đề xướng "thơ mới" được coi như tín hiệu phát động phong trào thơ mới tiếng Việt (1932-45).
- Tờ báo thứ tư ở Sài Gòn mà Phan Khôi tham gia là nhật báo Trung lập. Lượng bài Phan Khôi viết và đăng tờ này có lẽ là lớn nhất so với lượng bài của ông đăng bất cứ tờ nào trong số ba tờ báo Sài Gòn đã nêu trên. Trước hết là mục hài đàm Những điều nghe thấy mà toà soạn dành riêng cho ông viết với bút danh Thông Reo (10 ngày đầu ký là Tha Sơn). Từ 2.5.1930 đến ngày Trung lập bị đóng cửa, Phan Khôi đã viết trên 600 bài cho mục này. Về văn chính luận, một việc rất đáng kể là chỉ hơn một tháng từ ngày ra tờ Trung lập đổi mới, Phan Khôi đã khởi ra cuộc bút chiến giữa hai tờ Trung lập – Đuốc nhà Nam xoay quanh thái độ của các giới tai mắt đối với các sự biến vừa xảy ra lúc đó ở Nam Kỳ (nông dân biểu tình bị đàn áp đổ máu, các nhân vật hàng đầu của đảng Lập hiến dấu mặt im lặng…). Các bài viết tuy ký Trung Lập nhưng, như Phan Khôi sau đó ít lâu sẽ nói rõ, tất cả đều do một tay bút ông viết ra. Ông đã đi từ việc bình luận về thái độ của những người được coi là làm chính trị (là nghị viên hội đồng quản hạt hoặc hội đồng thành phố, tham gia một đảng được gọi là đảng Lập hiến…) trước những sự biến liên quan đến vận mệnh dân chúng, chuyển sang bình luận về các vấn đề của đảng Lập hiến Nam Kỳ. Đối thủ của ngòi bút Phan Khôi lần này là chủ nhiệm Đuốc nhà Nam Nguyễn Phan Long. Khi ông này trả đũa bằng thủ đoạn bôi nhọ cá nhân người viết bút chiến với báo mình (mượn một câu ở sách Luận ngữ để thoá mạ nhân cách Phan Khôi), Phan Khôi đã thẳng thắn công khai nguồn dư luận mờ ám mang tính vu cáo vẫn lan truyền bằng rỉ tai trong giới về mình (theo đó người ta đồn ông là mật thám của khâm sứ Trung Kỳ), nhân đây Phan Khôi buộc tội Nguyễn Phan Long khơi ra chuyện vô bằng cứ đó là "đã bôi lọ cái tên của ông trong làng báo", "làm xấu trong trường ngôn luận". Một bài bình luận cũng rất đáng kể nữa là bài báo đăng 4 kỳ nhan đề Vấn đề cải cách trong đó Phan Khôi nêu kinh nghiệm Nhật Bản và Trung Hoa để khẳng định ý kiến mình: "muốn duy tân cải cách thì phải bắt [= bắt đầu] từ học thuật tư tưởng mà duy tân cải cách trước"; đó là một chủ kiến có không ít căn cứ. Về phương diện văn học, một điều khá nổi bật là khi hai ông Bùi Thế Mỹ và Phan Khôi làm với Đông Pháp thời báotrong năm 1929 đã ra được "Phụ trương văn chương", thì đến khi hai ông này làm với Trung lập, cũng ra được "Phụ trương văn chương" vào
- mỗi thứ bảy hằng tuần (khởi đầu vào đúng ngày 2.5.1931, như lặp lại điểm thời gian đáng nhớ của giới làm báo ở Sài Gòn), cũng do Bùi Thế Mỹ là chủ bút; từ 2.5.1931 đến 29.5.1933 ra được cả thảy 104 kỳ. Ở mỗi kỳ, ngoài những mục nhỏ như "Văn uyển" đăng sáng tác thơ, "Giấy thừa mực vụn" đăng tạp văn hoặc chuyện làng văn, còn có một lượng khá lớn bài vở trong đó bước đầu giới thiệu những khái quát văn học sử Việt Nam (ví dụ bài Ngôn ngữ và văn chương Việt Nam của Bùi Kỷ từ PTVC số 8 đến PTVC số 13), nêu các vấn đề mang tính lý luận văn nghệ, giới thiệu văn chương nước ngoài, bàn thảo để nhận diện những hiện tượng như "đạo văn", hiện tượng nhà văn bị cáo giác là có những sáng tác gây tổn thương phong hoá, v.v… Ngoài 4 tờ báo tiếng Việt kể trên, Phan Khôi còn cộng tác với một hoặc một vài tờ báo chữ Hán của Hoa kiều ở Chợ Lớn. Một trường hợp đã biết rõ là tờ Quần báo hồi đầu năm 1929 đã đăng bài Phan Khôi chỉ ra chỗ sai của báo ấy khi đăng một bài thơ, nói là của tác gia Trung Hoa Ngô Bội Phu nhưng thực ra là thơ của tác gia Việt Nam là vua Thành Thái; sau đó báo đăng liền 2 kỳ bài Chính trị gia khẩu đầu chi Khổng Tử của ông; ở cả hai bài ông đều ký là Khải Minh Tử. Cũng trong những năm sống và viết báo tại Sài Gòn này, Phan Khôi còn đồng thời cộng tác với một số tờ báo ở Hà Nội. Trước hết là những bài viết có trọng lượng học thuật của ông đăng các báo trong Nam được không ít tờ báo ngoài Bắc nhưNgọ báo, Đông tây, Thực nghiệp, v.v… đăng lại; thứ hai là loại bài ông viết riêng cho các báo ở Hà Nội. Đó, chẳng hạn là loạt bài trong mục Độc thư tùy bút đăng trên báo Phổ thông từ 2.9 đến 7.10.1930. Chủ bút Đông tây là Hoàng Tích Chu (1897-1933) đặc biệt ưa thích ngòi bút Phan Khôi, đưa đăng lại những bài viết tinh quái của Thông Reo (bài về "cái bót-phơi" dự đoán Phạm Quỳnh sẽ vào kinh làm bộ trưởng, bài so sánh cô Ba Trà với Nguyễn Văn Bá để trào lộng sự tiến hóa của những người nổi tiếng đất Sài Thành, v.v…), sau lần chủ nhiệm Đông tây vào Nam gặp gỡ đồng nghiệp, hồi cuối 1930, người ta bắt đầu thấy Phan Khôi có những bài viết riêng cho tờ báo này, khi ấy được coi như tờ báo của giới trẻ đất Bắc. Đó là loạt bài trích thư Nguyễn Pho kể chuyện ngành Trung Hoa học ở trường Đại học bên Pháp (Đông tây, 23.5; 30.5; 3.6.1931), tiếp đó là những bài về học thuật (Đôi điều nên biết về Nho giáo, ĐT, 26.8; 2.9; 5.9; 23.9; 30.9.1931), về việc trừng trị quan lại ăn hối lộ (ĐT, 21.10.1931; 28.11.1931), nhận xét về sự thiếu vệ sinh và văn hóa đô thị nói chung
- của người Việt (ĐT, 14.10.1931), bàn về quyền tự do ngôn luận (ĐT, 21.11.1931; 12.12.1931), đặc biệt là loạt bài tham gia luận bàn về "vấn đề quốc học" do những tranh cãi giữa Trịnh Đình Rư và Lê Dư khởi ra. Đây là cuộc tranh luận có quy mô rộng, thu hút chú ý của nhiều học giả khắp nơi, được nhiều tờ báo trong Nam ngoài Bắc đăng tải, song những cứ điểm của cuộc tranh luận này là ba tờ: Phụ nữ tân văn và Trung lập trong Nam, Đông tây ngoài Bắc. Phan Khôi tham gia cuộc tranh luận này chủ yếu bằng cách nêu phản đề (Luận về quốc học, ĐT, 12.8.1931; 15.8.1931; Nhân vấn đề quốc học, ĐT 24.10.1931; 7.11.1931; 14.11.1931; Bất điều đình, ĐT, 19.12.1931), v.v… Chính bài Một lối "thơ mới" trình chánh giữa làng thơ, Phan Khôi cũng đưa đăng lần đầu trên Tập văn mùa xuân, một phụ trương Tết (Nhâm Thân 1932) của báo Đông tây ở Hà Nội, hơn một tháng sau mới cho đăng lại trên Phụ nữ tân văn ở Sài Gòn. Tháng 4 năm 1933, khi Phan Khôi từ Sài Gòn ra Hà Nội thì tờ Đông tây đã bị đóng cửa (sau số 222 ngày 25.7.1932), nhà báo Hoàng Tích Chu đã mất. Phan Khôi hầu như chỉ còn duy nhất một "cố nhân" là Thực nghiệp dân báo, lúc này bước vào năm thứ 14 nhưng đã đến hồi tàn tạ. Từ giữa tháng 5 năm ấy, ông bắt đầu tái xuất hiện trên tờ này, chủ yếu là trong vai Bướng Nhân của mục "Bướng Nhân nhật ký" (từ 25.5 đến 4.7.1933); tiếp đó, chừng như để đối phó với những thóc mách trong làng báo Hà Thành, ông bỏ mục cũ ấy lập mục mới "Chuyện dóc tổ", nhưng chỉ sau 2 kỳ (25.8; 26.8.1933) thì chấm dứt cộng tác với Thực nghiệp dân báo. Từ 17.9.1933, Phan Khôi bắt đầu xuất hiện trên tờ Phụ nữ thời đàm. Tờ này vốn ra mắt từ cuối 1930 như một nhật báo, thường bộc lộ quan niệm bảo thủ của giới nhà nho đất Bắc trên vấn đề phụ nữ; đến thời gian này, báo đang ở tình trạng ngắc ngoải. Nhận lời với ông bà Nguyễn Văn Đa, chủ nhân tờ này, Phan Khôi bắt tay cải tổ tờ báo, chuyển nó sang dạng tuần báo. Với tờ tuần báo Phụ nữ thời đàm, tập mới này, Phan Khôi có 22 tuần làm việc cật lực, cả trong vai trò chủ bút, cả trong vai trò cây viết chính. Một trong những điểm chủ yếu khi ông làm tờ "nữ báo" này là tờ báo đã trình ra một thái độ xã hội cấp tiến, khác hẳn thái độ bảo thủ của tờ báo cũ, nhất là trên vấn đề phụ nữ. Hầu như số nào cũng có một bài ngắn, ký Phan Khôi hoặc P.K., nêu một khía cạnh liên quan đến nữ giới: giảng giải về "ý
- nghĩa thật sự của vấn đề phụ nữ ở xứ ta" (PNTĐ, 17.9.1933), nêu các việc đáng quan tâm gắn với phụ nữ và trẻ em như: giáo dục tiểu học (PNTĐ, 1.10.1933), làm sách giáo khoa (PNTĐ, 8.10.1933), lập ấu trĩ viên (PNTĐ, 22.10.1933), khuyến khích phụ nữ học nghề thuốc (PNTĐ, 12.11.1933), cổ vũ phụ nữ chơi thể thao (PNTĐ, 24.12.1933), thậm chí đề xuất việc soạn sách giáo khoa riêng cho nữ sinh trong hệ thống trường nữ học (PNTĐ, 4.2.1934). Phan Khôi cho độc giả thấy, tờ "nữ báo" do ông chủ trì dứt khoát không hùa theo dư luận chế nhạo hay lên án "gái tân thời" (PNTĐ, 29.10.1933), không bài xích chuyện khiêu vũ (PNTĐ, 17.12.1933). Ở Phụ nữ thời đàm, tập mới, Phan Khôi tiếp tục công việc của ngòi bút bình luận thời sự với mục Dưới mắt chúng tôi; ông cũng không quên chọn dịch các sự tích nhân vật trong các truyện ký chữ Hán thời trước cho mục Chuyện cũ nước nhà. Nhưng điểm mới mẻ nổi bật ở ngòi bút ông thời kỳ này là các bài viết được gọi chung là "tiểu phê bình", từ "tiểu phê bình về nhân vật" đến "tiểu phê bình về phong tục", "tiểu phê bình về báo chí, sách vở". Đó là những trang viết sắc sảo mà hầu như chỉ cây bút từng trải, lọc lõi, đầy chủ kiến mới viết nổi, vì đó là nhận xét về những nhân vật hữu danh đang sống cùng thời như Huỳnh Thúc Kháng, Đạm Phương, Nguyễn Văn Vĩnh, Diệp Văn Kỳ, …, hoặc, đó là những nhận xét nghiêm khắc nhưng xác đáng về các phong tục đất Bắc (lễ lạt, đình đám quanh năm, đánh lộn nằm vạ, v.v…). Sau số 22 Phụ nữ thời đàm, tập mới (11.2.1934), Phan Khôi rời Hà Nội, có lẽ trở về Quảng Nam; tờ tuần báo chuyển cho Nguyễn Triệu Luật làm chủ bút, chỉ ra thêm được 4 kỳ nữa, đến số 26 (6.6.1934) thì ngừng hẳn; năm 1938 (từ tháng 8 đến tháng 12) xuất hiện Phụ nữ thời đàm tục bản, đó là một nhóm Đệ Tam dùng tờ báo này làm phương tiện tố cáo và đả kích nhóm Đệ Tứ của Huỳnh Văn Phương. Cuối năm 1934, lại thấy Phan Khôi trở lại cộng tác với Phụ nữ tân văn (Sài Gòn), góp mặt bằng mấy bài nghị luận rất đáng kể (Trên lịch sử nước ta không có chế độ phong kiến, s. 268, 29.11.1934; Câu chuyện lấy vợ đầm, s. 269, 6.12.1934; Thánh hiền ta đời xưa chưa hề có tư tưởng dân chủ, s. 270, 13.12.1934; Ý kiến tôi đối với sự bỏ kiểm duyệt báo quốc ngữ, s. 271, 20.12.1934). Nhưng đây cũng đã gần đến hồi kết của tờ báo từng gắn bó nhiều nhất với những thăng hoa trong đời làm báo của Phan Khôi. (PNTV. ngừng
- ở số 271; sang năm 1935 tục bản, chỉ được 2 kỳ: số 272, ngày 11.4 và số 273, ngày 20.4.1935).
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thuyết minh về phố cổ Hà Nội
11 p | 1189 | 148
-
Bài 8: Qua Đèo Ngang - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 927 | 57
-
Bài 10: Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnh (Tĩnh dạ tứ) - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 723 | 30
-
Giáo án tuần 15 bài Tập đọc: Bán chó - Tiếng việt 2 - GV. Hoàng Quân
3 p | 244 | 28
-
Bài 14: Chương trình địa phương ( phần văn) - Bài giảng Ngữ văn 8
31 p | 1046 | 19
-
Bài 17: Hai chữ nước nhà - Bài giảng Ngữ văn 8
20 p | 199 | 11
-
Giáo án mầm non chương trình đổi mới: MỘT SỐ LOÀI HOA
8 p | 152 | 10
-
Bài 7: Luyện tập làm văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 209 | 10
-
Bài 9: Từ đồng Nghĩa - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 345 | 9
-
Bài 7: Quan hệ từ - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
15 p | 368 | 9
-
Đẹp lạ với những khúc biến tấu từ tóc tết
18 p | 79 | 9
-
Tài liệu: Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi
8 p | 58 | 6
-
Bài 9: Cách lập ý của bài văn biểu cảm - Giáo án Ngữ văn 7 - GV: Lê Thị Hạnh
9 p | 282 | 6
-
Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi _3
6 p | 54 | 6
-
Vẻ đẹp bi tráng của ngươi lính trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng
5 p | 123 | 5
-
ĐÔI NÉT VỀ ĐỜI LÀM BÁO CỦA PHAN KHÔI
35 p | 72 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu, biên tập một số địa danh tại huyện Kỳ Sơn làm tư liệu phục vụ dạy - học địa lý địa phương
51 p | 35 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn