intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tài liệu: Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi

Chia sẻ: Lulu Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

59
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đầu năm 1935, Phan Khôi ra Huế, làm chủ bút nhật báo Tràng An. Tờ Tràng An (chữ Việt) ra 2 kỳ/tuần, là một trong hai tờ báo của chủ nhiệm Bùi Huy Tín mới ra ở Huế từ 1.3.1935, bên cạnh tờ La Gazette de Hue (chữ Pháp) ra hàng tuần

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tài liệu: Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi

  1. Đôi nét về đời làm báo của Phan Khôi
  2. Đầu năm 1935, Phan Khôi ra Huế, làm chủ bút nhật báo Tràng An. Tờ Tràng An (chữ Việt) ra 2 kỳ/tuần, là một trong hai tờ báo của chủ nhiệm Bùi Huy Tín mới ra ở Huế từ 1.3.1935, bên cạnh tờ La Gazette de Hue (chữ Pháp) ra hàng tuần. Ngoài các bài xã thuyết về thời sự xã hội ký tên Phan Khôi hoặc ký tên tòa soạn, ông còn mở nhiều mục cho các loại bài phiếm luận, tạp trở như “Có có không không”, “Nhớ đâu nói đó” , ông viết và ký Tuệ Tinh, C.D., Sao Đuôi…; mở mục “Chuyện rông” cho Hoài Thanh viết dưới bút danh Nhà Quê; rồì các mục mở cho ngòi bút của Tiêu Diêu Tử (tức Tiêu Viên Nguyễn Đức Bính), cho Hương Giang Lão Nhân, Hương Giang Thiếu Niên (chưa rõ bút danh của ai), cho các cây bút trẻ như Trần Thanh Mại, Phan Nhưng, v.v… Quan hệ tốt giữa ông với cây bút trẻ Hoài Thanh từ Nghệ An vào cũng bắt đầu ở tờ báo này; tờ báo trong thời gian Phan Khôi là chủ bút cũng là nơi đăng bài của Hoài Thanh trong cuộc tranh luận “vị nghệ thuật / vị nhân sinh”; chính báo này đã ra số đặc biệt về ngày thất thủ kinh đô 23 tháng Năm năm Ất Dậu với các bài chủ lực do Phan Khôi và Hoài Thanh viết (Tràng An, 21.6.1935)… Bước ngoặt khiến Phan Khôi rời Tràng An có lẽ là bài Nên bài xích lối văn không thành thực (T.A., 31.12.1935; 7.1.1936) một bài phê bình văn học, chỉ ra chất sáo rỗng ở một bài văn điếu phúng, nhưng đã đụng chạm đến việc nội cung triều Nguyễn nên tác giả của nó buộc phải rời vị trí chủ bút Tràng An. Nhưng Phan Khôi chưa rời thành phố Huế. Đầu tháng 8/1936, ông cho ra mắt tờ tuần báo Sông Hương, tờ báo duy nhất trong đời mình ông là người sáng lập, là chủ nhiệm kiêm chủ bút. Ông duy trì tờ báo qua 32 kỳ, tạm ngừng sau số ra ngày 27.3.1937; ít lâu sau ông bán lại tờ báo cho nhóm cộng sản Phan Đăng Lưu, vẫn dưới tên Sông Hương “do Phan Khôi sáng lập”, báo được tục bản và hoạt động trong 12 kỳ nữa (19.6.1937 – 14.10.1937). Trong 32 kỳ Sông Hương, Phan Khôi đã tập hợp được khá đông những cây bút khác nhau, nhiều nhất là những cây bút thiên về nghị luận, dù viết khảo cứu hay phê bình, văn học hay sử học: Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Trương Tửu, Thiếu Sơn, Trần Thanh Mại, Lê Tràng Kiều, Phan Thị Nga, Từ Ngọc, Phan Nhưng, v.v…, cạnh đó là một số cây
  3. bút sáng tác: Vũ Trọng Phụng, Lưu Trọng Lư, Nam Trân, Nguyễn Đình Miến, Xuân Tâm, Xuân Diệu, Lan Viên… Về phần mình, Phan Khôi viết nhiều loại bài mục, từ các bài nghị luận về thời sự xã hội đến các bài nhỏ. Ông tiếp tục các đề tài sử học, ngữ học quen thuộc; ông cũng tạo những mục mới: Sử liệu từng mảnh vụn, Lý luận của tôi, bên cạnh những mục ông từng viết ở các báo khác: Ngự sử đàn văn, Chương Dân thi thoại…(5). Ông cũng cho in lại tập bài giảng Hán văn độc tu từng in trên Phụ nữ tân văn năm 1932. Có thể, khổ báo rộng (49 x 33 cm) của Sông Hương là hơi trái với tính chất một tờ báo thiên về sự "học vấn và tri thức", song đó chưa hẳn là lý do khiến tờ báo khó tồn tại dài ngày, bởi sự tồn tại "ngắn hạn" là nét tiêu biểu của rất nhiều ấn phẩm định kỳ cùng thời đại với Sông Hương. Thời gian ở Huế, Phan Khôi đã tập hợp lại các bài viết trong mục Nam âm thi thoại của mình, cho xuất bản dưới tên mớiChương Dân thi thoại, quyển sách đầu tiên trong đời ông. Theo nguồn tư liệu gia đình, sau khi bán tờ Sông Hương, Phan Khôi vào lại Sài Gòn, chủ yếu dạy học tại trường tư thục Chấn Thanh mà chủ nhân là một người Quảng Nam; cuối năm 1941, trường này chuyển về Đà Nẵng, Phan Khôi cũng về sống ở làng Bảo An quê nhà. Suốt thời gian đó (1937-1941), Phan Khôi vẫn viết báo, thậm chí vẫn theo đuổi những tranh biện với đồng nghiệp ở các nơi; nhưng tìm cho hết những tờ báo mà ông cộng tác, tìm cho được những bài báo đã đăng của ông vào thời gian này, là việc rất khó cho người nghiên cứu sưu tầm. Dưới đây là một số kết quả tìm tòi đã biết: Trong năm 1936, khi đang chuẩn bị ra tờ Sông Hương, Phan Khôi cộng tác với Hà Nội báo (chủ nhiệm Lê Cường, chủ bút Lê Tràng Kiều), góp những bài về sử (Một me tây thuở Gia Long – Minh Mạng, s. 17, 29.4.1936), về ngôn ngữ (Về sự thay đổi mấy vần quốc ngữ, s. 19, 13.5.1936), về nghề làm báo (Cái ác ý bởi nghề nghiệp, s. 23, 10.6.1936), về thể loại (Thơ tình trong kinh điển, s. 20, 20.5.1936; Văn học tiểu thuyết là cái quái gì? s. 21, 27.5.1936) hoặc nhân vật (Cái chỗ buồn cười của ông Lương Khải Siêu, s. 26, 1.7.1936)...
  4. Trong năm 1937-38, Phan Khôi cộng tác với Đông Dương tạp chí (tục bản, Nguyễn Giang chủ nhiệm, Vũ Trọng Phụng là thư ký tòa soạn phần chữ Việt), có bài đăng liên tục từ số 24 (23.10.1937) đến những số cuối cùng, trong đó đáng kể nhất là những bài ông bàn về Nhà nho và dân chủ (s. 33, 25.12.1937), Nhà nho với quân chủ (s. 36, 20.1.1938), về các nhân vật Trung Hoa như Cô Hồng Minh (s. 24, 23.10.1937), Tôn Văn (s. 25, 30.10.1937), nữ tác gia Hoàng Lư Ẩn (s. 27, 13.11.1937), luận về địa vị văn học Trung Hoa trên đàn văn thế giới (s. 28, 20.11.1937), về các nhân vật Việt Nam (Hạng "lương dân" của Phan Châu Trinh hay là từ Nguyễn Thuật, Hồ Lệ đến Bùi Bằng Đoàn, s. 30, 4.12.1937; Nội các với ngự tiền văn phòng, s. 32, 18.12.1937; Cái tâm lý người tù chính trị được tha, s. 37, 27.1.1938), đáp lại nhà báo Phạm Mạnh Phan về chuyện nếu Phan Khôi là "học phiệt" (s. 31, 11.12.1937), v.v… Trong các tháng 7&8.1938, Phan Khôi cộng tác với báo Thời vụ (Hà Nội, chủ nhiệm Phạm Toàn, chủ bút Nguyễn Đức Bính) có đăng một số bài: Không có công dân giáo dục, sẽ không thể thi hành chính thể đại nghị (s. 42, 5.7.1938), Từ ngõ chợ Khâm Thiên đến Việt Nam tự trị (s. 44, 12.7.1938), Giữa chánh phủ và nhân dân…(s. 51, 5.8.1938), Sẽ làm gì, ngạch nông quan? (s. 54, 16.8.1938)… Trong các tháng 8&9.1938 ông c ộng tác với tuần báo Dư luận (Hà Nội, chủ nhiệm Đỗ Xuân Mai, chủ bút Phùng Bảo Thạch), có các bài đăng báo như Cụ Phan Sào Nam và Nhật Bản (1.8.1838), Ésope tức là Doãn Hỷ? (8.8, 15.8.1938), Học sinh với quốc sự (29.8.1938), Một bài phú giá hai ngàn lượng bạc (5.9.1938), Thanh niên với hòa bình (12.9.1938)… Trong năm 1939, ông có bài đăng khá đều đặn trên tạp chí Tao đàn của Nhà xuất bản Tân dân (chủ nhiệm Vũ Đình Long, chủ bút Lan Khai): Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta (s. 1, 1.3; s. 2, 16.3.1939), Người Việt Nam và óc khoa học(s. 3, 1.4.1939), Tục ngữ phong dao và địa vị của nó trong văn học (s. 9&10, 16.7; s. 11, 16.8.1939), Tôi với thi sĩ Tản Đà (s. 9&10), Khổng Tử chẳng duy vật mà cũng chẳng duy tâm (s.12, 16.9.1939), Vận ngữ với thơ (s.13, 16.10.1939). Cũng trong năm 1939, ông cho in tiểu thuyết Trở vỏ lửa ra trên Phổ thông bán nguyệt san (s. 41, 16.8.1939) của nhà xuất bản Tân dân.
  5. Trên đây ta chỉ thấy các báo ở Hà Nội mà Phan Khôi cộng tác từ sau khi rời thành phố Huế. Nhưng ta biết là thời gian từ cuối 1937 trở đi, Phan Khôi sống chủ yếu ở Sài Gòn. Vậy ông có viết cho tờ báo nào tại đây? Sơ bộ tìm hiển thì tôi thấy, ông thường viết cho những tờ đang do Bùi Thế Mỹ (1904-43) chủ trì. Đây là một người bà con với ông, từng gắn bó khá sớm với ông trong nghề báo. Suốt thời gian tờ Điện tín do Bùi Thế Mỹ làm chủ bút (1935-39), Phan Khôi chỉ gửi đăng một "thi thoại" cho số Tết 1936. Nhưng khi họ Bùi chuyển sang làm chủ bút Dân báo (Sài Gòn), Phan Khôi đã cộng tác tích cực hơn nhiều. Ông ký họ tên thật trong những bài tranh luận của Dân báo với báo Điện tín ở Sài Gòn, với tác giả Trúc Khê và báo Nước Nam ở Hà Nội, với báo Tiếng dân ở Huế. Ông cũng tiếp tục sử dụng lại bút danh Thông Reo cho chuyên mục Chuyện hàng ngày, và chỉ khi báoTiếng dân ở Huế một lần nữa lộ cho độc giả biết bút danh này là của Phan Khôi, ông mới đổi sang bút danh mới Hy Tô. MụcChuyện hàng ngày được ông duy trì đến cuối tháng 9.1942. Đây có lẽ cũng là dấu mốc cuối cùng về bài đăng báo của ông thời kỳ trước tháng Tám 1945. Tháng 10.1945, Phan Khôi được mời từ Quảng Nam ra Hà Nội; chưa rõ từ đó đến khi đi ra vùng kháng chiến ở Việt Bắc, tháng 12.1946, ông có viết cho báo chí nào ở Hà Nội hay không. Thời gian ở Việt Bắc (1947-54), ông tập trung vào hai loại công việc: nghiên cứu tiếng Việt và dịch thuật. Trong số các bài viết về tiếng Việt, bài Một phương pháp dạy văn pháp tiếng ta từng được trình bày tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần II (tháng 7.1948) và in trong kỷ yếu của hội nghị này; ba bài khác (Phân tích vần quốc ngữ, Một vài nhận xét trong tiếng ta theo chữ Nôm, Tiếng đệm) được Hội văn hóa Việt Nam cho in li-tô năm 1949; tám bài viết khác, vào năm 1950 được Hội văn hóa Việt Nam cho in thành sách. Ông chủ yếu cộng tác với tạp chí Văn nghệ của Hội Văn nghệ Việt Nam, mỗi năm đăng một vài bài, ví dụ năm 1948 đăngThơ tặng một vệ quốc quân (s. 7, tháng 12), Vì sao tôi viết tiểu thuyết (dịch của Lỗ Tấn, s. 3, tháng 6&7); năm 1949: Chúc phước (dịch của Lỗ Tấn, s. 8&9, tháng 1&2), Tìm tòi trong tiếng Việt I (s. 15&16, tháng 9&10); năm 1950: Tìm tòi trong tiếng Việt II (s.19, tháng Giêng) giới thiệu tiểu thuyết Thời gian, tiến lên của V. Katayev (s. 22, tháng 4), Giới thiệu thơ Trung Hoa hiện đại (s. 24, tháng 6),
  6. Đọc cuốn Sử cách mạng cận đại Việt Nam của Trần Huy Liệu (s. 25, tháng 8), Phát biểu tranh luận sân khấu (s. 26, tháng 9); năm 1953: Một vị học giả mác-xít thiên tài (viết về Stalin, s. 40, tháng 3); năm 1954: Phấn đấu để sáng tạo những tác phẩm văn học ngày càng hay hơn… (dịch của Chu Dương, s. 44, tháng 2). Trong giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam 1951-1952, Phan Khôi được trao giải về tất cả các bản dịch thực hiện trong thời gian này. Tại Việt Bắc thời kháng chiến, Phan Khôi xuất bản được 3 cuốn sách mỏng: Tìm tòi trong tiếng Việt (1950), Chủ nghĩa Mác và ngôn ngữ học (dịch của Stalin, 1951), Thù làng (truyện, dịch của Mã Phong, 1952). Trở về Hà Nội sau hòa bình lập lại, Phan Khôi cũng tập trung vào dịch thuật, trước hết là các tác phẩm của Lỗ Tấn. Ông cho xuất bản một loạt cuốn sách: Ánh lửa đằng trước (dịch truyện của Lưu Bạch Vũ, 1954), Việt ngữ nghiên cứu (1955),Tuyển tập tiểu thuyết Lỗ Tấn (dịch, 1955), Tuyển tập tạp văn Lỗ Tấn (dịch, 1956), Tuyển tập tiểu thuyết Lỗ Tấn, tập II (dịch, 1957). Trong dịp kỷ niệm 20 năm mất văn hào Trung Quốc Lỗ Tấn (1881-1936), Phan Khôi có một loạt bài nói và viết: Lỗ Tấn, một đại văn hào của Trung Quốc và thế giới (Nhân dân, 28.8.1955), Sự đấu tranh về văn học của Lỗ Tấn (Văn nghệ, s. 92, 27.10.1955), Đời sống và sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn (bài nói tại lễ kỷ niệm Lỗ Tấn tại Hà Nội, 30.10.1955), Phát biểu tại lễ kỷ niệm 20 năm mất Lỗ Tấn tổ chức tại Bắc Kinh (đăng báo Văn nghệ, s. 145, 2.11.1956). Trên các đề tài khác, Phan Khôi có bài giới thiệu Lý Cơ Vĩnh, người được xem là sáng lập văn học hiện đại Triều Tiên, nhân 60 năm sinh nhà văn này (Văn nghệ, s. 74, 10.6.1955); ông hưởng ứng đề tài đấu tranh thống nhất bằng những bài vềNguyễn Đình Chiểu, một nhà nho chân chính miền Nam (Văn nghệ, s. 132, 2.8. và s. 133, 9.8.1956), bằng các bài tạp văn trong chuyên mục trào phúng Mũi nhọn ký bút danh Tơ-hông-re-o (Văn nghệ, s. 132, 2.8; s.135, 23.8; s. 136, 30.8.1956). Thời kỳ 1954-58, ngoài các báo của nhà nước và các đoàn thể từ vùng kháng chiến chuyển về, ở Hà Nội còn có khá nhiều báo chí tư nhân và nhà xuất bản tư nhân. Sau lớp nghiên cứu lý luận văn nghệ do Hội Văn nghệ Việt Nam mở (từ 1 đến 18.8.1956), Phan Khôi cũng như không ít văn nghệ sĩ khác đã mạnh dạn lên tiếng góp ý với lãnh đạo
  7. (thường mới chỉ là lãnh đạo các ngành, trước hết là ngành văn nghệ) về một số khuyết điểm trong công tác quản lý; không chỉ viết trên các báo nhà nước và đoàn thể, họ còn viết và đăng trên các ấn phẩm tư nhân. Bài báo Phê bình lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi (Giai phẩm mùa thu tập I, Minh Đức xuất bản, Hà Nội, 29.8.1956, tr.3-16) nói về những bất cập trong việc xét giải thưởng văn học 1954-55 của Hội Văn nghệ Việt Nam, đã gây ra những thảo luận trong giới văn nghệ. Ông cũng góp một bài Không đề cao Vũ Trọng Phụng, chỉ đánh giá đúng cho tập sách Vũ Trọng Phụng với chúng ta (1956) của nhà xuất bản Minh Đức. Ông có các bài ngắn trên các tập giai phẩm của Minh Đức: Ông bình vôi (Giai phẩm mùa thu, tập II, 30.9.1956), ba bài thơ Hồng gai, Hớt tóc trong bệnh viện quân y, Nắng chiều (Giai phẩm mùa thu tập III, 30.10.1956), dịch thơ Lý Bạch (Sách Tết 1957). Tháng 9.1956, Phan Khôi nhận lời đứng làm chủ nhiệm tờ tuần báo Nhân văn của một nhóm văn nghệ sĩ; ông chỉ đăng một bài Trả lời một nhà báo ở Sài Gòn (s. 1, 20.9.1956) trên báo này và hầu như không làm công việc tòa soạn, một phần vì bận với chuyến đi Trung Quốc dự kỷ niệm Lỗ Tấn, nhưng Phan Khôi không hề chối bỏ trách nhiệm của mình trước sự lên án của dư luận chính thống suốt thời gian tờ báo còn hoạt động và ngay cả sau khi tờ báo bị cấm (từ 15.12.1956). Đầu năm 1957, Phan Khôi tham dự Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ hai (từ 20 đến 28.2.1957). Ông trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (thành lập tháng 4.1957), tham gia các cuộc thảo luận về thơ do tuần báo Văn (Hội Nhà văn Việt Nam) tổ chức. Ông cũng cộng tác với Tạp chí Văn nghệ (từ đây thuộc Hội Liên hiệp văn học và nghệ thuật Việt Nam) mà bài đăng sau cùng của ông là bản dịch tạp văn Lỗ Tấn nhan đề Chúng ta không bị lừa lần nữa đâu (Tạp chí Văn nghệ, s. 6, tháng 11.1957). Tác phẩm ông đăng báo cuối cùng trong sinh thời có lẽ là truyện ngắn Ông Năm Chuột (Văn, s. 36, 10.1.1958). Sau các đợt học tập đấu tranh chống Nhân văn – Giai phẩm do ban tuyên huấn trung ương Đảng LĐVN mở cho văn nghệ sĩ (đầu năm 1958), các hội văn học nghệ thuật được chấn chỉnh lại; theo tinh thần ấy, BCH Hội Nhà văn Việt Nam tại hội nghị lần thứ tư, ngày 2&3.7.1958, đã quyết định khai trừ vĩnh viễn Phan Khôi (và Thụy An, Trương Tửu) ra khỏi Hội.
  8. Sáu tháng sau, ngày 16.1.1959, Phan Khôi qua đời tại nhà riêng ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2