Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
VAI TRÒ CỦA KHÁNG SINH DỰ PHÒNG Ở BỆNH NHÂN XƠ GAN<br />
BỊ XUẤT HUYẾT TIÊU HOÁ DO VỠ GIÃN TĨNH MẠCH THỰC QUẢN<br />
Bùi Hữu Hoàng*, Đặng Minh Luân*<br />
<br />
TÓMTẮT<br />
Đặt vấn đề: Nhiễm trùng là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân(BN) xơ gan bị xuất huyết tiêu hóa<br />
(XHTH) do vỡ giãn tĩnh mạch thực quản (VGTMTQ). Việc sử dụng kháng sinh dự phòng (KSDP)có thể giúp<br />
làm giảm tỉ lệ nhiễm trùng, xuất huyết tái phát (XHTP) sớm và tử vong cho bệnh nhân.<br />
Mục tiêu: đánh giá vai trò của KSDP ở BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ.<br />
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và tiến cứu, được thực hiện trên 190 BN xơ gan<br />
bị XHTH do VGTMTQ, bao gồm 97 BN không dùng KSDP và 93 BN được dùng KSDP. Kháng sinh được sử<br />
dụng đường tĩnh mạch trong thời gian 7 ngày: ceftriaxone 1g/ngày hay ceftazidim 1g x 3 lần/ngày.<br />
Kết quả: KSDP giúp làm giảm có ý nghĩa thống kê tỉ lệ nhiễm trùng nói chung (18,28% so với 40,21%, p =<br />
0,001), tỉ lệ viêm phúc mạc nhiễm khuẩn nguyên phát (VPMNKNP) (6,45% so với 15,5%, p = 0,048) và tỉ lệ<br />
nhiễm trùng không rõ ổ nhiễm (NTKRON) (3,23% so với 11,34%, p = 0,032). Tỉ lệ XHTP sớm ở nhóm được<br />
dùng KSDPcũng thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không được dùng KSDP (19,35% so với 34,02%, p =<br />
0,023). Tỉ lệ tử vong khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm có dùng và không dùng KSDP (12,9% so<br />
với 17,53%, p = 0,376).<br />
Kết luận: Đối với các BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ, kháng sinh dự phòng giúp làm giảm tỉ lệ nhiễm<br />
trùng và XHTP sớm nhưng không giúp giảm tỉ lệ tử vong.<br />
Từ khóa: Xuất huyết tiêu hóa, vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tái phát, kháng sinh dự phòng, xơ gan<br />
<br />
ABSTRACT<br />
THE ROLE OF ANTIBIOTIC PROPHYLAXIS IN CIRRHOTIC PATIENTS WITH VARICEAL<br />
HEMORRHAGE<br />
Bui Huu Hoang, Dang Minh Luan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 1 - 2015: 108 - 113<br />
Background: Bacterial infection is a common complication in cirrhotic patients with variceal hemorrhage.<br />
Antibiotic prophylaxis can reduce the rates of infections, early rebleeding and death.<br />
Objectives: To assess the role of antibiotic prophylaxis in cirrhotic patients with variceal hemorrhage<br />
Patients and methods: A retrospective and prospective cohort study was done in 190 cirrhotic patients<br />
with variceal hemorrhage including 97 patients who were not received antibiotic prophylaxis and 93 patients who<br />
received antibiotic prophylaxis. Antibiotics were administered intravenously in 7 days: ceftriaxone 1g qd or<br />
ceftazidim 1g tid.<br />
Results: Antibiotic prophylaxis considerably reduced the incidences of bacterial infections (18.28% vs.<br />
40.21%, p = 0.001), spontaneous bacterial peritonitis (6.45% vs. 15.5%, p = 0.048), and unknown origin<br />
infections (3.23% vs. 11.34%, p = 0.032). The early rebleeding rate in the prophylactic group was considerably<br />
lower than that in the group who was not received antibiotics (19.35% vs. 34.02%, p = 0.023). Mortality was not<br />
* Bộ môn Nội, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh<br />
ĐT: 0906890906<br />
Tác giả liên lạc: BS Đặng Minh Luân<br />
<br />
108<br />
<br />
Email: binhanphar2005@yahoo.com<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
different between the two groups (12.9% vs. 17.53%, p = 0.376)<br />
Conclusions: In cirrhotic patients with variceal hemorrhage, antibiotic prophylaxis can reducethe rates of<br />
infection and early rebleeding but does not decrease the rate of death<br />
Key works: gastrointestinal bleeding, esophageal variceal rupture, rebleeding, antibiotic prophylaxis,<br />
cirrhosis.<br />
<br />
ĐẶT VẤNĐỀ<br />
<br />
Tiêu chuẩn chọn bệnh<br />
<br />
XHTH do VGTMTQ là một biến chứng<br />
thường gặp ở BN xơ gan với tần suất hàng năm<br />
là 5% - 15% và tỉ lệ tử vong khoảng 5% - 8%<br />
trong tuần đầu và lên đến 20% trong 6 tuần tiếp<br />
theo(7,9). Nhiễm trùng (bao gồm VPMNKNP và<br />
các nhiễm trùng khác) là một vấn đề rất thường<br />
gặp ở các bệnh nhân này: tỉ lệ nhiễm trùng là<br />
22% trong vòng 48 giờ đầu sau nhập viện và lên<br />
đến 35% - 66% trong vòng 14 ngày sau xuất<br />
huyết(2). Ngoài ra, nhiễm trùng còn làm tăng<br />
nguy cơ XHTP sớm(43,5% so với 9,8%, p < 0,01)<br />
và tỉ lệ tử vong (40% so với 3%, p < 0,001) trong<br />
thời gian nằm viện(1,20). Do nhiễm trùng là một<br />
vấn đề rất quan trọng cho nên việc dùng KSDP<br />
ngắn hạn đã được đặt ra ở các BN xơ gan bị<br />
XHTH do VGTMTQ có kèm hay không kèm<br />
báng bụng. Các nghiên cứu ngoài nước đã<br />
chứng minh KSDP giúp làm giảm tỉ lệ nhiễm<br />
trùng, giảm tỉ lệ XHTP sớm và có thể giảm cả tỉ<br />
lệ tử vong cho các BN này(2,4,6). Tại Việt Nam, vấn<br />
đề sử dụng KSDP cho các đối tượng BN xơ gan<br />
bị XHTH trên do VGTMTQ vẫn chưa được chú ý<br />
đúng mức và chưa có nhiều nghiên cứu liên<br />
quan đến vấn đề này được thực hiện. Đó là lý do<br />
mà chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu này<br />
với mục tiêu đánh giá hiệu quả của kháng sinh<br />
trong dự phòng nhiễm trùng, XHTP sớm và tử<br />
vong ở BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ.<br />
<br />
BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ không<br />
có bằng chứng bị nhiễm trùng tại thời điểm<br />
nhập viện.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và tiến cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ nhập khoa<br />
Nội Tiêu hoá, bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng<br />
01/2008 đến tháng 04/2014.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Có dấu hiệu nhiễm trùng vào thời điểm<br />
nhập viện, XHTH do nguyên nhân khác không<br />
phải do VGTMTQ, không thể nội soi tiêu hóa<br />
trên do bệnh quá nặng, có nhiều bệnh nặng ở<br />
giai đoạn cuối của các cơ quan khác ngoài gan và<br />
BN không được điều trị theo đúng khuyến cáo<br />
hiện hành.<br />
<br />
Phương pháp tiến hành<br />
Đối với nhóm không sử dụng KSDP, vì lí do<br />
đạo đức trong nghiên cứu,chúng tôi chỉ nghiên<br />
cứu hồi cứu dựa trên hồ sơ các BN xơ gan bị<br />
XHTH do VGTMTQ nhập khoa Nội Tiêu hoá bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 01/2008 đến tháng<br />
09/2013 vì trong thời gian này hầu hết các BN<br />
XHTH do VGTMTQ đều không được sử dụng<br />
KSDP. Đây có thể được xem là nhóm chứng lịch<br />
sử. Đối với nhóm có sử dụng KSDP, chúng tôi<br />
nghiên cứu tiến cứu.Nhóm BN này được chọn<br />
liên tiếp từ các BN xơ gan bị XHTH do VGTMTQ<br />
nhập khoa Nội Tiêu hoá, bệnh viện Chợ Rẫy đã<br />
được dùng KSDP từ tháng 10/2013 đến tháng<br />
04/2014. Kháng sinh dự phòng được sử dụng<br />
cho BN là các kháng sinh thuộc nhóm<br />
cephalosporin thế hệ thứ 3 dùng đường tĩnh<br />
mạch trong thời gian 7 ngày (ceftriaxone 1g/ngày<br />
hay ceftazidim 1g x 3 lần/ngày). Chúng tôi chỉ<br />
chọn các BN được dùng các thuốc vận mạch<br />
(somatostatin, octreotide hay terlipressin) và<br />
được nội soi tiêu hóa trên sớm (nếu tình trạng<br />
BN cho phép) để chẩn đoán và điều trị XHTH<br />
trên do vỡ giãn TMTQ (thắt thun hay chích xơ<br />
TMTQ) theo đúng khuyến cáo hiện hành. Các<br />
<br />
109<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 1 * 2015<br />
<br />
BN này sẽ được ghi nhận các triệu chứng gợi ý<br />
nhiễm trùng (sốt, lạnh run, ho, khạc đàm, tiểu<br />
gắt buốt, đau bụng, tiêu chảy, rối loại tri giác đột<br />
ngột, …) và XHTP (nôn ra máu, tiêu ra máu, tiêu<br />
phân đen, ống thông mũi dạ dày ra máu, tụt<br />
huyết áp, …ít nhất 24 giờ sau khi dấu hiệu xuất<br />
huyết đã ngưng và ổn định). Các xét nghiệm để<br />
chẩn đoán nhiễm trùng (công thức máu, CRP,<br />
procalcitonin, X quang ngực, tổng phân tích<br />
nước tiểu, phân tích dịch màng bụng, cấy máu,<br />
cấy đàm, cấy nước tiểu, cấy dịch màng bụng nếu<br />
có) và XHTP (công thức máu, nội soi tiêu hóa<br />
trên…) cũng được đánh giá để tìm xem BN có bị<br />
nhiễm trùng và XHTP hay không.<br />
<br />
Một số tiêu chuẩn chẩn đoán được áp<br />
dụng<br />
Xuất huyết tái phát được định nghĩa là tình<br />
trạng chảy máu trở lại sau khi tình trạng xuất<br />
huyết ban đầu đã được kiểm soát ít nhất 24 giờ.<br />
Xuất huyết xảy ra trong vòng 7 ngày sau khi<br />
kiểm soát được lần xuất huyết đầu tiên được<br />
định nghĩa là XHTP sớm(10).<br />
Chẩn đoán VPMNKNP dựa vào cấy dịch<br />
màng bụng dương tính hoặc bạch cầu đa nhân<br />
trung tính trong dịch màng bụng ≥ 250/mm3.<br />
Nhiễm trùng huyết được chẩn đoán dựa vào cấy<br />
máu dương tính và các triệu chứng lâm sàng của<br />
nhiễm trùng. Nhiễm trùng tiểu được chẩn đoán<br />
dựa vào kết quả cấy nước tiểu ≥ 105 khúm/mL và<br />
bạch cầu trong nước tiểu > 10/μL với bệnh cảnh<br />
lâm sàng phù hợp. Nhiễm trùng hô hấp được<br />
chẩn đoán bằng triệu chứng lâm sàng và bất<br />
thường trên X quang ngực hay CT scan ngực<br />
hoặc kết quả cấy đàm dương tính. Bệnh nhân<br />
không thấy ổ nhiễm trùng nhưng sốt ≥ 38oC kéo<br />
dài ít nhất 6 giờ và bạch cầu máu tăng ≥<br />
15.000/mm3 với bạch cầu đa nhân trung tính<br />
chiếm ưu thế, tăng CRP và procalcitonin được<br />
xem là nhiễm trùng không rõ ổ nhiễm(8).<br />
<br />
Phân tích và xử lý số liệu<br />
Các số liệu được xử lý và phân tích bằng<br />
phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows. Các<br />
<br />
110<br />
<br />
phép kiểm khác biệt có ý nghĩa thống kê khi trị<br />
số p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Từ tháng 1 năm 2008 đến tháng 9 năm 2013,<br />
chúng tôi chọn được 190 BN xơ gan bị XHTH do<br />
VGTMTQ nhập khoa Nội tiêu hóa, Bệnh Viện<br />
Chợ Rẫy bao gồm 97 BN không dùng KSDP<br />
(nhóm 1) và 93 BN được dùng KSDP (nhóm 2)<br />
<br />
Đặc điểm ban đầu của hai nhóm<br />
Bảng 1: Các đặc điểm ban đầu của giữa hai nhóm<br />
Nhóm 1<br />
Nhóm 2<br />
p<br />
Giới tính (nam/nữ)<br />
2,45/1<br />
3,35/1<br />
0,332<br />
Tuổi<br />
55,02 ± 13,84 55,23 ± 12,43 0,915<br />
Nguyên nhân xơ gan 46,39%/26,8 49,46%/30,11<br />
0,77<br />
(VGSV/Rượu/Khác) %/ 26,81%<br />
%/ 20,4%<br />
Ung thư biểu mô tế bào<br />
17,53%<br />
22,58%<br />
0,384<br />
gan<br />
Bệnh não gan<br />
14,43%<br />
19,35%<br />
0,365<br />
Báng bụng<br />
65,98%<br />
73,12%<br />
0,285<br />
Nồng độ albumin (g/dL) 3,09 ± 0,65 3,03 ± 0,63 0,503<br />
Thời gian prothrombin<br />
*<br />
18,46 ± 4,6 22,32 ± 7,88