VAI TRÒ CỦA NỘI SOI CẮT NỘI MẠC TỬ CUNG TRONG RỐI<br />
LOẠN KINH NGUYỆT ĐIỀU TRỊ NỘI KHÔNG KẾT QUẢ<br />
Lê Sỹ Phương*, Bạch Cẩm An*, Trần Thị Ngọc Hà*, Hồ Nguyên Tiến*, Phạm Đăng Khoa*,<br />
Nguyễn Anh Tuấn**<br />
*: Bệnh viện Trung Ương Huế, **: Đại học Y Huế.<br />
Tác giả liên lạc: Ths. Bs Hồ Nguyễn Tiến – 0982047075 - Email: tienhonguyen@gmail.com<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của nội soi cắt nội mạc tử cung trong ñiều trị rối loạn kinh<br />
nguyệt ñiều trị nội không kết quả. Phương pháp: Nghiên cứu gồm 30 bệnh nhân rối loạn kinh<br />
nguyệt ñiều trị nội khoa không ñáp ứng tại khoa Phụ Sản Trung ương Huế từ năm 2007 ñến<br />
2009. Kết quả: tuổi trung bình 45 ± 3,4, thời gian phẫu thuật trung bình 24 ± 5,7 phút, thời<br />
gian hậu phẫu 2,1 ± 0,6 ngày, phẫu thuật thành công là 96,6%. Tỷ lệ thành công của phương<br />
pháp sau 6 tháng theo dõi là 93,2% gồm vô kinh (55%), kinh it (21%), kinh nguyệt bình<br />
thường (17,2). Tỷ lệ tai biến của phẫu thuật là 6,6%. Kết luận: Nội soi cắt niêm mạc tử cung<br />
là phương pháp ñiều trị hiệu quả và an toàn ở bệnh nhân rong kinh ñiều trị nội không kết<br />
quả.<br />
Từ khóa:cắt ñốt nội mạc tử cung, rối loạn kinh nguyệt<br />
<br />
THE ROLE OF TRANSCERVICAL RESECTION OF<br />
ENDOMETRIUM IN WOMEN WITH ABNORMAL UTERINE<br />
BLEEDING PERSISTENCE AFTER UNSUCCESSFUL MEDICAL<br />
THERAPIES<br />
ABSTRACT<br />
Study aim: To evaluate the effectiveness of transcervical resection of endometrium in women<br />
with abnormal uterine bleeding persistence after unsuccessful medical therapies. Patients<br />
and methods: Thirty patients undergone transcervical resection of endometrium from 2007 to<br />
2009 at Hue Central Hospital. Results: The average age of women was 45 ± 3.4, the mean<br />
time of transcervical resection of endometrium was 24 ± 5.7minutes, the mean hospital stay<br />
was 2.1 ± 0.6 days, successful operation was 96,6%, The successful rate of transcervical<br />
resection of endometrium was 93.2% after follow-up six months with amenorrhea (55%),<br />
hypomenorrhea (21%) or normal menorrhea (17,2). The operative complications were 6,6%.<br />
Conclusion: Transcervical resection of endometrium appears to be sure, safe and effective<br />
technique in women with abnormal uterine bleeding persistence after unsuccessful medical<br />
therapies.<br />
Key words: transcervical resection of endometrium, abnormal uterine bleeding<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chảy máu bất thường từ tử cung là nguyên nhân chính khiến người phụ nữ than phiền với các<br />
nhà phụ khoa và chiếm ñến 2/3 trong các phẫu thuật cắt tử cung. Hằng năm có khoảng 2,5<br />
triệu phụ nữ ở Mỹ khám bệnh có liên quan ñến rối loạn kinh nguyệt. Năm 2002, ở nước Anh<br />
có ñến trên 13000 cuộc phẫu thuật có liên quan ñến rối loạn kinh nguyệt [9,6,4,11].<br />
Ở phụ nữ trước mãn kinh, chẩn ñoán rối loạn kinh nguyệt khi có thay ñổi thật sự về tần số, sự<br />
kéo dài hay số lượng máu mất trong hay giữa các chu kỳ. Đối với phụ nữ sau mãn kinh, bất<br />
kỳ tình trạng ra máu âm ñạo sau 1 năm ñều phải xem là chảy máu bất thường và cần ñược<br />
khảo sát.<br />
Chảy máu bất thường từ tử cung chiếm từ 10 - 30% phụ nữ trong tuổi sinh ñẻ và chiếm trên<br />
50% ở phụ nữ quanh mãn kinh. Và những lý do khiến người phụ nữ ñến khám bệnh thường là<br />
rong kinh, ra máu sau giao hợp, rong huyết và ra máu sau mãn kinh.<br />
Điều trị ñầu tiên chảy máu bất thường buồng tử cung là nội khoa như acid tranexamic, ức chế<br />
tổng hợp prostaglandin, thuốc tránh thai tổng hợp hay các progestogen. Tuy nhiên kết quả tốt<br />
nhất có thể chỉ làm giảm 50% lượng máu kinh mất, dụng cụ buồng tử cung chứa<br />
<br />
85<br />
<br />
levonorgestrel có hiệu quả hơn nhưng lại có các tác dụng phụ. Khi việc ñiều trị thuốc không<br />
hoặc cải thiện rất ít triệu chứng bệnh thì ñiều trị phẫu thuật sẽ ñược lựa chọn [2].<br />
Trước ñây phẫu thuật cắt tử cung là phương pháp ñiều trị hiệu quả và cuối cùng cho chảy máu<br />
bất thường từ tử cung. Tuy nhiên, một số lượng ñáng kể phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt vẫn<br />
mong muốn giữ lại tử cung. Từ năm 1981, một phương pháp phẫu thuật ít xâm nhập ñược<br />
giới thiệu ñó là nội soi cắt niêm mạc tử cung. Phương pháp này hiệu quả hơn ñiều trị nội, có<br />
thời gian phẫu thuật ngắn hơn, phục hồi nhanh hơn và ít biến chứng hơn phẫu thuật cắt tử<br />
cung. Phương pháp cắt nội mạc tử cung thế hệ ñầu tiên ñược thực hiện dưới nội soi buồng tử<br />
cung gồm vòng cắt, laser hoặc ñiện cực ñầu tròn. Thế hệ thứ hai không cần thực hiện dưới nội<br />
soi buồng phá hủy niêm mạc tử cung bằng nhiệt lạnh, áp suất nước nóng, vi sóng, ñiện, laser<br />
ngoại trừ phương pháp dùng nước nóng phá hủy niêm mạc [1,2,10].<br />
Từ những lợi ích nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài: “Vai trò của nội soi cắt<br />
niêm mạc tử cung trong rối loạn kinh nguyệt ñiều trị nội không kết quả”. Với mục tiêu:<br />
Đánh giá hiệu quả của nội soi cắt niêm mạc tử cung trong ñiều trị rối loạn kinh nguyệt<br />
không kết quả.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Nghiên cứu của chúng tôi từ năm 2007 ñến năm 2009 bao gồm 30 bệnh nhân rối loạn kinh<br />
nguyệt ñược chỉ ñịnh cắt nội mạc tử cung vào ñiều trị tại khoa Phụ Sản bệnh viện Trung ương<br />
Huế ñồng ý tham gia vào nghiên cứu.<br />
Tất cả bệnh nhân tham gia vào nghiên cứu ñược chẩn ñoán rối loạn kinh nguyệt và ñã ñiều trị<br />
nội khoa ít nhất 3 tháng nhưng không kết quả.<br />
Loại trừ là những trường hợp rối loạn kinh nguyệt do u xơ dưới niêm mạc, tổn thương niêm<br />
mạc tử cung ác tính ñược chẩn ñoán bằng nội soi buồng tử cung và sinh thiết niêm mạc hoặc<br />
kích thước buồng tử cung quá lớn (>10cm) dễ thất bại khi tiến hành phẫu thuật.<br />
Trước thủ thuật 12 giờ, bệnh nhân ñược dùng Misoprostol 200µg ñặt âm ñạo ñể làm mềm cổ<br />
tử cung.<br />
Chúng tôi thực hiện nội soi cắt nội mạc tử cung dưới gây tê tủy sống, bệnh nhân nằm ở tư thế<br />
phụ khoa. Quá trình cắt nội mạc bằng vòng cắt ñiện theo chiều kim ñồng hồ bắt ñầu ở mặt sau<br />
tử cung ñến góc trái rồi mặt trước và cuối cùng ở góc phải, từ ñáy ñến eo tử cung. Sau ñó<br />
dùng một ñiện cực ñầu tròn lăn cầm máu ñể kết thúc thủ thuật.<br />
Chúng tôi ngưng tiến hành phẫu thuật khi xuất hiện các biến chứng như thủng tử cung,<br />
choáng, chảy máu nhiều không thể quan sát ñược buồng tử cung, biến chứng của gây mê, dịch<br />
bơm buồng tử cung ( > 6 lít) hay thời gian phẫu thuật kéo dài > 60 phút.<br />
Sau phẫu thuật hai ngày bệnh nhân xuất viện và ñược tái khám sau 1 tháng, 3 tháng và 6<br />
tháng ñể ñánh giá lại tình trạng kinh nguyệt, triệu chứng ñau bụng.<br />
Về triệu chứng kinh nguyệt:<br />
Rong kinh: khi hành kinh kéo dài trên 7 ngày.<br />
Cường kinh: khi lượng máu kinh ra nhiều hơn so với chu kỳ bình thường ( > 80ml/chu kỳ ).<br />
Rong huyết: ra máu bất thường trên 7 ngày, không có chu kỳ kinh.<br />
Về triệu chứng ñau vùng chậu sau phẫu thuật: chúng tôi chia làm 4 mức ñộ: 0: không ñau, 1:<br />
nhẹ, 2: trung bình, 3: nặng.<br />
KẾT QUẢ<br />
Bảng 1. Đặc ñiểm chung của mẫu nghiên cứu<br />
Đặc ñiểm<br />
Giá trị<br />
Tuổi<br />
45 ± 3,4 (40-55)<br />
Số con<br />
1,52 ± 0,8 (0-3)<br />
Số ngày hành kinh<br />
8 ± 1,3 (3-26)<br />
Triệu chứng kinh nguyệt<br />
Cường kinh<br />
27 (90%)<br />
Rong kinh<br />
13 (43,3%)<br />
Rong huyết<br />
6 (20%)<br />
Tử cung<br />
<br />
86<br />
<br />
Kích thước (cm)<br />
7,9 ± 0,7 (4-10)<br />
Niêm mạc (mm)<br />
7,4 ± 1,2 (5-14)<br />
Thời gian ñiều trị nội (tháng) 4,2 ± 2,7 (3-6)<br />
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt khiến bệnh nhân vào viện hay gặp nhất là cường kinh (90%)<br />
và rong kinh (43,3%).<br />
Bảng 2. Đặc ñiểm nội soi buồng tử cung cắt niêm mạc<br />
Đặc ñiểm<br />
Giá trị<br />
Kích thước buồng tử cung 7,8 ± 0,8 (6-10)<br />
(cm)<br />
Thời gian thực hiện (phút) 24 ± 5,7 (20-60)<br />
Lượng máu mất (ml)<br />
195 ± 78 (150-550)<br />
Lượng dịch bơm buồng (lít) 3,5 ± 1,3 (1.5-5.5)<br />
Thời gian hậu phẫu (ngày) 2,1 ± 0.6 (1-3)<br />
Đặc ñiểm nội mạc<br />
Bình thường<br />
18 (60%)<br />
Quá sản<br />
7 (22%)<br />
Polyp<br />
5 (18%)<br />
Tỷ lệ thành công<br />
29 (96,6%)<br />
Tỷ lệ biến chứng<br />
Chảy máu<br />
1 (3.3%)<br />
Rách CTC<br />
1 (3.3%)<br />
Polyp niêm mạc 5 trường hợp chiếm 18%. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật là 96.6%, chỉ có<br />
một trường hợp phải chuyển sang cắt tử cung toàn phần do tử cung xơ hóa toàn bộ chảy máu<br />
nhiều không thể tiếp tục thực hiện khi tiến hành cắt dưới nội soi buồng.<br />
Tỷ lệ biến chứng của phẫu thuật thấp 6.6 % (2/30) trong ñó có một trường hợp chảy máu<br />
nhiều phải chuyển sang cắt tử cung toàn phần, và một trường hợp rách cổ tử cung.<br />
Bảng 3. Kết quả giải phẫu bệnh<br />
Kết quả<br />
Giá trị<br />
Bình thường<br />
17 (56,6%)<br />
Quá sản<br />
7 (23,4%)<br />
Polyp niêm mạc<br />
6 (20%)<br />
Kết quả giải phẫu bệnh sau cắt niêm mạc tử cung cho thấy tỷ lệ quá sản và polyp niêm mạc là<br />
13 trường hợp ( 43,4% ).<br />
Bảng 4. Đặc ñiểm bệnh nhân sau 6 tháng theo dõi<br />
Sau 1 tháng Sau<br />
3 Sau 6 tháng<br />
tháng<br />
n=29<br />
Triệu chứng n=30<br />
n=28<br />
Triệu chứng<br />
kinh nguyệt<br />
Vô kinh<br />
16 (53,3%) 14 (50%) 16 (55%)<br />
Kinh ít<br />
8 (26,7%) 7 (25%)<br />
6 (21%)<br />
Kinh nguyệt 2 (6,7%)<br />
5 ( 18%) 5 (17,2%)<br />
bình thường<br />
Rong kinh 3 (10%)<br />
1 (3,5%) 1 (3,4%)<br />
Rong huyết 1 (3,3%)<br />
1 ( 3,5%) 1 (3,4%)<br />
Đau<br />
vùng 33,3 %<br />
14,5%<br />
3,4%<br />
chậu<br />
Tình trạng rối loạn kinh nguyệt cải thiện ñáng kể với tỷ lệ thành công sau 1 tháng là 86,7%,<br />
sau 3 tháng và sau 6 tháng là 93,2%.<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
87<br />
<br />
Chúng tôi có 30 bệnh nhân trong nghiên cứu theo dõi tình trạng kinh nguyệt sau phẫu thuật tại<br />
các thời ñiểm 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng. Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 45 ± 3.4.<br />
Độ tuổi này cũng tương tự như trong những nghiên cứu của O’Connor, Duggal và Boujida.<br />
Trong ñó rong kinh là triệu chứng hay gặp ở phụ nữ ở ñộ tuổi trên 30 [3,9,12].<br />
Thời gian phẫu thuật trung bình của chúng tôi là 24 phút. Thời gian này khác biệt không ñáng<br />
kể so với các nghiên cứu khác là 10 ñến 28 phút. Sự khác biệt về mặt thời gian phẫu thuật<br />
cũng như tỷ lệ biến chứng trong các nghiên cứu tùy thuộc vào kinh nghiệm của người phẫu<br />
thuật viên [612].<br />
Sau phẫu thuật chúng tôi chỉ theo dõi ñược 29/30 trường hợp nghiên cứu. Tỷ lệ thành công<br />
của phương pháp cắt niêm mạc tử cung sau 6 tháng theo dõi là 93,2%. Đây là tỷ lệ thành công<br />
tương tự với các tác giả O’Connor, Duggal… ( trên 90% cải thiện tình trạng rong kinh)<br />
[2,3,9,10].<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi ngoại trừ một trường hợp dừng thủ thuật do tử cung xơ hóa<br />
chảy máu nhiều phải chuyển sang cắt tử cung qua ñường âm ñạo, các trường hợp còn lại dung<br />
nạp tốt. Không có trường hợp nào dừng thủ thuật vì vượt quá lượng dịch căng buồng tử cung<br />
cho phép ( >6 lít) hay thời gian thủ thuật quá dài ( >60 phút).<br />
Tác giả Istre ñã nhận xét rằng tỷ lệ thành công không bị ảnh hưởng bởi tuổi, nội tiết dùng<br />
trước mổ, sự hiện diện của lạc nội mạc trong cơ tử cung, ñường kính trước sau tử cung và bề<br />
dày niêm mạc tử cung [5].<br />
Tỷ lệ thất bại của phương pháp là 2/29 trường hợp (6.8%) do tình trạng rong kinh rong huyết<br />
không cải thiện. Theo O’Connor và cộng sự, rong kinh tái phát và thống kinh hay ñau vùng<br />
chậu là lý do chính của phẫu thuật sau này. Bệnh nhân rong kinh và thống kinh ñáp ứng tốt<br />
với phẫu thuật, nhưng bệnh nhân kinh ít hay vô kinh phối hợp với thống kinh rất khó ñiều trị.<br />
Khi tử cung ứ máu có thể ñiều trị bằng nong và hút dịch hay có thể cắt lại niêm mạc tử cung<br />
lần hai. Đau vùng chậu sau cắt niêm mạc mà không có ñọng dịch buồng tử cung thường khó<br />
giải thích và ñiều trị. Ở một số phụ nữ, ñau vùng chậu có thể do ứ máu tử cung, thoái hóa u xơ<br />
tử cung, lạc nội mạc tử cung hay lạc nội mạc trong cơ tử cung hay thay ñổi hoặc tắc nghẽn<br />
huyết ñộng vùng chậu [9].<br />
Tai biến trong nội soi buồng tử cung cắt niêm mạc ñược ghi nhận khoảng từ 4-7% [7]. Trong<br />
ñó biến chứng hay gặp nhất là thủng tử cung chiếm 10%, và rách cổ tử cung từ 1-9%. Tình<br />
trạng ñau bụng sau phẫu thuật giảm dần chỉ còn 1 trường hợp (3,4%) sau 6 tháng theo dõi.<br />
KẾT LUẬN<br />
Cắt niêm mạc tử cung là một phẫu thuật hiệu quả an toàn ñối với các trường hợp rối loạn kinh<br />
nguyệt không ñáp ứng với ñiều trị nội, ñặc biệt hữu ích ở các phụ nữ mong muốn giữ lại tử<br />
cung hay có chống chỉ ñịnh với phương pháp cắt tử cung.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
American Scociety for Reproduction Medicine (2008). Indication and options for endometrial alation. Feritility and<br />
Sterility, 90:S236-40.<br />
2. Apgar BS., Kaufman AH., Nwogu UG, Kittendorf A (2007). Treatment of Menorrhagia. Am Fam Physician,<br />
75:1815-17.<br />
3. Duggal, Wadhwa, Sunder Narayan, Tarneja, Chattopadhya (2003). Transcervical Resection of Endometrium – Will it<br />
edge out Hysterotomy. MJAFI, 59: 202-204.<br />
4. Glasser MH, Zimmerman JD. (2003). The HydroThermAblation System for Managemant of Menorrhagia in Women<br />
with Submucous myomas: 12 to 24 month Follow-up. J Am Asscoc Gynecol Laparosc, 10(4):521-27.<br />
5. Istre O., Forman A. & Bourne T.H. (1996). The relationship between preoperative endometrial thickness, the<br />
anteroposterior diameter of the uterus and clinical outcome following transcervical resection of the endometrium.<br />
Ultrasound Obste Gynecol Laparosc, 3(4):S35.<br />
6. Lethaby A., Hidkey M., Garry R. (2005). Endometrial Restruction techniques for Heavy menstrual bleeding.<br />
Cochrane Database Syst Re, 4:CD001501.<br />
7. Lucot J.P., Coulon C., Collinet P., Cosson M., Vinatier D. (2008). Thérapetique chirurgicale des pathologies<br />
fonctionnelles. Jourrnal de Gynescologie Obstétrique et Biliologie de la Reproduction, 37: 398-404.<br />
8. Magos AL, Baumann R, Turnbull AC (1989). Transcervical resection of Endometrium in Women with Menorrhagia.<br />
Br MedJ, Vol.335, No.3:1209-21.<br />
9. O’Connor H, Magos A (1989). Endometrial Resection for treatment of Menorrhgia. The England Journal of<br />
Medicine, V.335, N.3:151-56.<br />
10. Parkin D.E. (2000). Surgical interventions: hysterotomy/endometrial destruction for excessive menstrual bleeding.<br />
The Abnormal Menstrual Cycle, 140-151.<br />
11. The ESHRE Capri Workshop Group (2007). Endometrial Bleeding. Human Reproduction Update,.13(5):421-31.<br />
12. Vibeke Hartvig Boujida, Torden Philipsen, Jan Pell, Joergen C.Joergensen (2002). Five-year Follow-up of<br />
Endometrial Ablation: Endometrial Coagulation versus Endometrial Resection, 99 (6) :988-92.<br />
<br />
88<br />
<br />